Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus kháng vibrio gây bệnh trên tôm sú (penaeus monodon)

45 1.3K 4
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus kháng vibrio gây bệnh trên tôm sú (penaeus monodon)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường đại học Nha Trang đã tạo một môi trường học tập và cơ hội quý báu cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo của Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện (Công nghệ sinh học và môi trường) đã tận tình dìu dắt, dạy bảo tôi trong suốt khóa học 2006 – 2010. Đặc biệt, để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của:  TS. Nguyễn Văn Duy, người thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn chính cho tôi.  Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ sinh học và môi trường, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa luận tại trường.  Chị Nguyễn Minh Nhật – Cán bộ phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tại phòng thí nghiệm.  Các bạn trong nhóm sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học của khóa 48, 49, 50 Viện Công nghệ sinh học và môi trường, đã giúp đỡ nhiều cho tôi. Các bạn lớp 48 CNSH, phòng 304.K5 – những người bạn đồng hành luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập và sống tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó! Cuối cùng, gia đình và người thân luôn là những người tôi khắc ghi sự biết ơn vô hạn vì công lao sinh thành, nuôi dưỡng, và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi. Nha Trang, 25/6/2010 Sinh viên Dư Thị Lưu Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii BẢNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1. Tổng quan về Vibrio 2 1.1.1. Đặc điểm sinh học của Vibrio 2 1.1.2. Vibrio – nhóm vi khuẩn gây bệnh điển hình ở động vật thủy sản 3 1.2. Tổng quan về Bacillus 9 1.2.1. Đặc điểm chung của vi khuẩn Bacillus 9 1.2.2. Bacillus – nhóm vi khuẩn đối kháng Vibrio 10 1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Bacillus kháng Vibrio trên tôm nuôi 13 1.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 13 1.3.2. Những nghiên cứu ở trong nước 14 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Vật liệu 16 2.1.1. Mẫu tôm sú 16 2.1.2. Môi trường 16 2.1.3. Thiết bị chuyên dụng: 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phân lập Bacillus 17 2.2.2. Nuôi cấy và bảo quản các chủng Bacillus 17 2.2.3. Phân lập Vibrio 18 2.2.4. Nuôi cấy và bảo quản các chủng Vibrio 18 2.2.5. Tuyển chọn các chủng Bacillus kháng Vibrio 18 2.2.6. Nhuộm Gram 19 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. iii 2.2.7. Quan sát tế bào vi khuẩn bằng kính hiển vi 19 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20 3.1. Phân lập Bacillus từ mẫu tôm sú 20 3.2. Phân lập Vibrio từ mẫu tôm sú 21 3.3. Tuyển chọn các chủng Bacillus có hoạt tính kháng Vibrio 22 3.3.1. Tuyển chọn vòng 1 - khả năng đối kháng 2 chủng Vibrio 22 3.3.2. Tuyển chọn vòng 2 – khả năng đối kháng 6 chủng Vibrio 24 3.3.3. Khả năng kháng Vibrio của 4 chủng Bacillus theo thời gian nuôi cấy 25 3.4. Đặc điểm sinh học của 4 chủng Bacillus được tuyển chọn 28 3.4.1. Đặc điểm nuôi cấy 28 3.3.2. Đặc điểm hình thái 29 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. iv BẢNG KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Chữ viết tắt 1 APW Nước peptone kiềm 2 BOD Biochemical oxygen demand 3 CFU Colony forming unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc) 4 LB Luria Bertani 5 OD Optical Density (Mật độ quang) 6 TCBS Thiosulphate Citrate Bile Sucrose Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số lượng các chủng Bacillus trên tôm sú 20 Bảng 2. Số lượng các chủng Vibrio trên tôm sú 21 Bảng 3. Hoạt tính kháng 2 chủng Vibrio (V 3.1 và V 3.3) của 10 chủng Bacillus trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 23 Bảng 4. Hoạt tính kháng 6 chủng Vibrio của 4 chủng Bacillus trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 25 Bảng 5. Hoạt tính kháng Vibrio của 4 chủng Bacillus trên môi trường LB sau 24h nuôi cấy, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 37 o C 26 Bảng 6. Đặc điểm hình thái của 4 chủng Bacillus (B 1.1, B 2.2, B 3.7, B 3.10) sau 48h nuôi cấy trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 31 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khả năng đối kháng 2 chủng Vibrio (V 3.1 và V 3.3) của 10 chủng Bacillus trên môi trường LB, được xác định bằng đường kính vòng kháng khuẩn (D-d) sau 1-2 ngày nuôi ở 37 o C 23 Hình 2. Khả năng đối kháng 6 chủng Vibrio (V 1.1, V 1.3, V 2.1, V 2.4, V 3.1 và V 3.3) của 4 chủng Bacillus trên môi trường LB, được xác định bằng đường kính vòng kháng khuẩn (D-d) sau 1-2 ngày nuôi ở 37 o C 25 Hình 3. Hoạt tính kháng Vibrio V 1.3 của 4 chủng Bacillus (B 1.1, B 2.2, B 3.7 và B 3.10) theo thời gian nuôi cấy trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 27 Hình 4. Vòng kháng Vibrio V 1.1 của 4 chủng Bacillus lựa chọn sau 24h nuôi cấy trên môi trường LB, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 28 - 30 o C 27 Hình 5. Vòng kháng Vibrio V 1.1 của chủng Bacillus B 1.1 sau 24h nuôi cấy trên môi trường LB, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 28 - 30 o C 28 Hình 6. Khả năng sinh trưởng của 4 chủng Bacillus (B 1.1, B 2.2, B 3.7 và B 3.10) theo thời gian nuôi cấy trên môi trường LB, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 28 – 30 o C 29 Hình 7. Tế bào nhuộm Gram của chủng B 2.2 sau 24h nuôi cấy trên môi trường LB, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 37 o C 30 Hình 8. Tế bào nhuộm Gram của chủng B 1.1 sau 24h nuôi cấy trên môi trường LB, lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 37 o C 30 Hình 9. Khuẩn lạc chủng B 3.7 sau 48h nuôi cấy trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 31 Hình 10. Khuẩn lạc chủng B 3.10 sau 48h nuôi cấy trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37 o C 31 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 1 MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản được phát triển rất mạnh ở các nước châu Á, Mỹ La tinh và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, năm 2002 chính phủ quyết định thủy sản là ngành kinh tế ưu tiên, trong đó ngành nuôi tôm là ngành mũi nhọn, nhằm mục đích: tăng kim ngạch xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 tỷ USD từ sản phẩm thủy sản, trong đó tôm chiếm 50%, đứng hàng thứ 5 trên thế giới, và đang phấn đấu đạt 4,5 – 5 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2004 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức 1,4 triệu tấn/năm, chiếm 68% tổng sản lượng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản mỗi năm một tăng, tính đến năm 2005 đạt 750 nghìn ha (Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành, 2007). Tôm sú (tên khoa học: Penaeus monodon) là một loài động vật giáp xác được nuôi để lấy thực phẩm. P. monodon là loài tôm được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới. Hàng năm hơn 900.000 tấn tôm sú được tiêu thụ, hai phần ba số đó đến từ các trại tôm ở Đông Nam Á. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2009 tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu duy nhất tăng cả về lượng và giá trị so với năm 2008 và đưa ra dự báo: năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, kim ngạch dự kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản đang gặp khó khăn lớn dẫn đến thất bại ở nhiều cơ sở nuôi trồng. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường nước ao nuôi, dịch bệnh và hệ thống sinh thái bị phá hủy. Vấn đề ô nhiễm nước ao nuôi là do lượng thức ăn thừa tôm không sử dụng được lớn, tôm bài tiết, lột xác nhiều và xác của những động vật thủy sinh phù du trong môi trường nhiều. Khi ao nuôi bị ô nhiễm là cơ hội cho những nhóm vi sinh vật có hại phát triển mạnh mẽ, không kiểm soát được và hậu quả là vật nuôi bị bệnh. Vì vậy, việc xử lý môi trường trong quá trình nuôi nhằm cải thiện môi trường nước và phòng bệnh là cấp thiết. Trong nghề nuôi tôm hiện nay, vấn đề nổi bật nhất là bệnh tôm do vi khuẩn gây ra, nhất là ở tôm sú. Các bệnh vi khuẩn đó là bệnh đầu vàng, thân đỏ, đốm trắng và phát sáng. Các bệnh này càng trở nên nghiêm trọng do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm tăng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 2 nhiệt độ môi trường, trong đó bệnh phát sáng hiện đang gây hậu quả rất nặng nề. Bệnh này do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra ở tôm sú và một số loài tôm khác. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn ấu trùng, tôm bột đến tôm trưởng thành ở trong cả bể ương và ao nuôi. Trước đây, người nuôi thường sử dụng hóa chất, kháng sinh để xử lý môi trường ao nuôi và phòng bệnh. Nhưng dùng nhiều hóa chất và kháng sinh gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và con người. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh còn gây ra vấn đề về dư lượng kháng sinh trong vật nuôi, vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, cần chọn một giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này là rất quan trọng. Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học có chứa những vi sinh vật mang những đặc tính: phân hủy các chất hữu cơ thừa, đối kháng với vi khuẩn gây bệnh…đã được áp dụng. Một trong những nhóm vi khuẩn có những đặc tính này là vi khuẩn Bacillus. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus kháng Vibrio gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon)”. Mục tiêu chung của đề tài là: lựa chọn được những chủng Bacillus kháng Vibrio gây bệnh trên tôm sú để đưa vào chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất và phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, nghề nuôi tôm sú nói riêng. Mục tiêu cụ thể của đề tài là:  Phân lập các chủng Bacillus và Vibrio trong ruột tôm sú  Tuyển chọn các chủng Bacillus đối kháng Vibrio gây bệnh trên tôm sú  Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng Bacillus lựa chọn Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về Vibrio 1.1.1. Đặc điểm sinh học của Vibrio Chi Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, là nhóm vi khuẩn có dạng hình que hay hình dấu phẩy, kích thước tế bào 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 µm. Vibrio không hình thành bào tử và có khả năng chuyển động nhờ một tiên mao hay nhiều tiên mao mảnh (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004). Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 3 Là các vi khuẩn bắt màu Gram âm, sống kỵ khí tùy ý, có phản ứng catalase và oxidase dương tính, lên men glucose nhưng không sinh hơi, không sinh H 2 S (Trần Linh Thước, 2008). Hầu hết các loài của chi Vibrio đều phân bố trong môi trường nước mặn, thích hợp ở 20 – 40‰, có loài còn có thể phát triển ở độ mặn 70‰, nên Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy sản biển, đặc biệt giáp xác nuôi ven biển và trên biển. Môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bile Sucrose) là môi trường chọn lọc của Vibrio spp Dựa vào màu sắc khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc này, Vibrio được chia làm 2 nhóm: nhóm có khả năng lên men đường sucrose và có khuẩn lạc màu vàng; nhóm không có khả năng lên men đường sucrose và có khuẩn lạc màu xanh lá cây. Vibrio là vi khuẩn đặc trưng cho vùng nước biển ấm, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 30 o C (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004). Các loài Vibrio có mật độ cao trong môi trường nước, bao gồm cả cửa sông, vùng nước ven biển và trầm tích biển và khắp nơi trong nuôi trồng thủy sản. Một số nghiên cứu cho thấy Vibrio xuất hiện với mật độ dày đặc trong sinh vật biển, như san hô, cá, động vật thân mềm, tôm, cỏ biển, bọt biển và động vật nổi (Thompson và cs, 2004). Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, vi khuẩn Vibrio tồn tại rất phổ biến ở nước biển ven bờ, mật độ Vibrio trong nước biển ven bờ có thể tăng lên nhiều lần vào các ngày biển động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới (Đỗ Thị Hòa, 1997). . 1.1.2. Vibrio – nhóm vi khuẩn gây bệnh điển hình ở động vật thủy sản Bệnh vibriosis là tên gọi chung cho các bệnh khác nhau ở động vật thủy sản do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Trong bệnh vibriosis, vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ cấp hoặc tác nhân thứ cấp (tác nhân cơ hội, ký sinh trùng ký sinh hay các tác động môi trường như cơ học, hóa học) có thể đóng các vai trò quan trọng trong các dịch bệnh vibriosis ở động vật thủy sản (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004). Vibrio là tác nhân gây bệnh quan trọng đối với động vật nuôi thủy sản. V. anguillarum, V. salmonicida, và V. vulnificus là ba trong số những tác nhân gây bệnh chính cho vài loài cá, và V. harveyi là tác nhân gây bệnh chủ yếu cho tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei và tôm sú Penaeus monodon. Số lượng chết gây ra bởi Vibrio trên cá và các loài sò hến là rất phổ biến trong giai đoạn ấu trùng sớm và có thể xuất hiện đột ngột, đôi khi dẫn đến chết toàn bộ (Thompson và cs, 2004). Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 4 Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá và động vật thân mềm nước mặn phát triển, bệnh vibiosis đã trở thành các bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại cho nghề nuôi thủy sản (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004). a) Tình hình dịch bệnh ở tôm sú nuôi trên thế giới và tại Việt Nam Trong hơn một thập niên qua, sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trồng tăng đáng kể đạt 120,7 triệu tấn năm 1995. Nếu tính từ năm 1989 sản lượng gia tăng hàng năm khoảng 15,6 triệu tấn. Hầu hết sản lượng gia tăng đến từ nuôi trồng thủy sản (FAO, 1997). Riêng đối với nghề nuôi tôm, từ năm 1984 đến năm 1995 sản lượng tăng hàng năm khoảng 16,8%, trong đó chủ yếu là nghề nuôi tôm sú (sản lượng tôm sú nuôi trong năm 1995 chiếm khoảng 96,3% tổng sản lượng tôm nuôi). Tuy nhiên từ năm 1990 - 1995 sản lượng tôm nuôi có xu hướng giảm sút do các nguyên nhân từ sự suy thoái môi trường, quản lý ao nuôi không hợp lý và sự thất thu do dịch bệnh (FAO, 1997). Các số liệu thống kê cho thấy sản lượng tôm nuôi trên thế giới giảm dần từ 733.000 tấn năm 1994 còn 712.000 tấn năm 1995, rồi 693.000 tấn năm 1996 và đến năm 1997 chỉ còn 660.000 tấn (World Shrimp Farming, 1997). Tại Việt Nam trong hai năm 1994 - 1995 hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ven biển phía Nam đã gây thiệt hại trên dưới 250 tỉ đồng (Phan Lương Tâm, 1994). Các chương trình nghiên cứu trên tôm nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy các tác nhân gây bệnh chính bao gồm nhóm vi khuẩn vibrios và các virus quan trọng như MBV (Monodon Baculovirus) và WSSV (White Spot Syndrom Virus) (Nguyễn Văn Hảo và cs, 1997). Sự giảm sút sản lượng tôm nuôi liên quan đến bệnh vi khuẩn thường do chính nhóm vi khuẩn phát sáng gây ra (Ruangpan, 1987). Vấn đề này dường như khá phổ biến ở các nước châu Á, nơi mà việc nuôi tôm được xem là hoạt động chính yếu. Dựa vào khoảng 49 đặc tính kiểu hình và khoảng 210 mẫu phân lập đại diện đã xác định vi khuẩn gây bệnh là Vibrio harveyi, Vibrio cholerae dòng Albensis và Photobacterium leiognathi. Kết quả từ việc điều tra vi khuẩn phát sáng vùng duyên hải ở Thái Lan cho thấy vi khuẩn phát sáng là một trong những thành phần loài trong khu hệ vi khuẩn ở vùng cửa sông và vùng nước lợ (Sodthongkong, 1996). Điều này được chứng minh từ kết quả phân lập vi khuẩn từ các mẫu nước cấp vào và thải ra cũng như các mẫu bùn trong hệ thống ao nuôi tôm có nguồn nước cấp từ vùng duyên hải (Sae-Oui và cs, 1987; Songsrem và cs, 1990; Ruangpan và cs, 1997). Chất thải từ hệ thống tiêu hóa, trứng của tôm mẹ được nghi Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. [...]... sú Kí hiệu mẫu Số chủng phân lập được M1 4 M2 8 M3 6 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only 21 3.2 Phân lập Vibrio từ mẫu tôm sú Chúng tôi tiến hành phân lập các chủng Vibrio song song với phân lập các chủng Bacillus trên cùng các mẫu tôm sú giống nhau Bằng cách sử dụng môi trường chọn lọc TCBS, 6 chủng Vibrio đã được phân lập và thuần khiết Số... Số lượng các chủng Vibrio trên tôm sú Kí hiệu mẫu Số chủng phân lập được M1 2 M2 2 M3 2 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only 22 3.3 Tuyển chọn các chủng Bacillus có hoạt tính kháng Vibrio 3.3.1 Tuyển chọn vòng 1 - khả năng đối kháng 2 chủng Vibrio Trong lần tuyển chọn này, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 18 chủng Bacillus đã phân lập về hoạt... Bacillus cereus và chủng M là Paenibacillus polymyxa Hai chủng Paenibacillus spp và B cereus đã được thử nghiệm trên ấu trùng tôm sú và cho kết quả là có hoạt động probiotic kháng lại các loài Vibrio gây bệnh (Vibrio harveyi và Vibrio spp) Balcázar và Rojas-Luna (2007) đã nghiên cứu hoạt động kìm hãm của chủng probiotic Bacillus subtilis UTM 126 chống lại các loài Vibrio gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng... với 2 chủng Vibrio (V 3.1 và V 3.3), nhưng lại không có hoạt tính kháng với cả 6 chủng Vibrio ở vòng tuyển chọn lần 2 Nó không có khả năng kháng 2 chủng Vibrio V 2.1 và V 2.4 Điều này cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của mỗi chủng Bacillus với các chủng Vibrio khác nhau là khác nhau Ở vòng tuyển chọn lần 2 này, qua hình 2 và bảng 4 cho thấy chủng B 3.10 là chủng Bacillus có khả năng kháng Vibrio. .. các chủng Vibrio nên việc thử hoạt tính với 2 chủng Vibrio là chưa đủ độ tin cậy Vì vậy chúng tôi tiếp tục tiến hành thử hoạt tính kháng của 10 chủng Bacillus được tuyển chọn ở vòng 1 với 6 chủng Vibrio phân lập được từ tôm sú Phương pháp tiến hành tương tự như ở phần tuyển chọn lần 1 Ở vòng 2 này sẽ tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của 10 chủng Bacillus được tuyển chọn ở vòng 1 với 6 chủng Vibrio. .. chúng tôi đã phân lập và thuần khiết được 18 chủng Bacillus Phân lập và thuần khiết Bacillus đã được tiến hành trên môi trường LB, ở nhiệt độ 37oC, trong đó có trải qua giai đoạn gia nhiệt ở 80 - 85 oC trong 15 phút để tiêu diệt các tế bào sinh dưỡng, chỉ còn lại bào tử Bacillus chịu nhiệt Số lượng các chủng Bacillus phân lập được trình bày ở bảng 1 Bảng 1 Số lượng các chủng Bacillus trên tôm sú Kí hiệu... tăng sức kháng bệnh của tôm sú ở điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ tôm sống tăng khoảng 15%, trọng lượng tôm 120 ngày tuổi tăng khoảng 13% so với đối chứng Với mục tiêu chọn ra các chủng vi khuẩn probiotic có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh cho tôm để tạo chế phẩm sinh học trong nước nhằm xử lý nước nuôi tôm công nghiệp, Đặng Phương Nga và cs (2006) đã phân lập và tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn Bacillus. .. 2.4, V 3.1 và V 3.3) Kết quả từ bảng 4 và hình 2 cho thấy có 4/10 chủng Bacillus có hoạt tính kháng lại cả 6 chủng Vibrio, chiếm 40% Cả 4 chủng Bacillus đều có hoạt tính kháng với tất cả các chủng Vibrio đã phân lập được nên chúng tôi sẽ chọn 4 chủng này để nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của chúng Kết quả của 2 vòng tuyển chọn cho thấy, ở vòng 1 thì chủng Bacillus B 3.8 là có hoat tính kháng mạnh... đối kháng với 2 chủng Vibrio (V 3.1 và V 3.3) Các chủng Bacillus được nuôi trên môi trường lỏng LB, lắc với tốc độ 200 vòng/phút, ở nhiệt độ phòng (2830oC) Các chủng Vibrio được tiến hành đồng thời, nuôi trên môi trường APW, lắc 150 vòng/phút, ở nhiệt độ phòng (28-30 oC) Tiến hành thử hoạt tính kháng Vibrio của Bacillus khi các chủng Bacillus có giá trị OD540 đạt khoảng 0,8 – 1,0, và các chủng Vibrio. .. đối kháng 2 chủng Vibrio (V 3.1 và V 3.3) của 10 chủng Bacillus trên môi trường LB, được xác định bằng đường kính vòng kháng khuẩn (D-d) sau 1-2 ngày nuôi ở 37oC Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only 24 3.3.2 Tuyển chọn vòng 2 – khả năng đối kháng 6 chủng Vibrio Với mục đích tuyển chọn được các chủng Bacillus có khả năng đối kháng với các chủng . tài Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus kháng Vibrio gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) . Mục tiêu chung của đề tài là: lựa chọn được những chủng Bacillus kháng Vibrio gây bệnh trên.  Phân lập các chủng Bacillus và Vibrio trong ruột tôm sú  Tuyển chọn các chủng Bacillus đối kháng Vibrio gây bệnh trên tôm sú  Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng Bacillus lựa chọn. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20 3.1. Phân lập Bacillus từ mẫu tôm sú 20 3.2. Phân lập Vibrio từ mẫu tôm sú 21 3.3. Tuyển chọn các chủng Bacillus có hoạt tính kháng Vibrio 22 3.3.1. Tuyển chọn vòng

Ngày đăng: 31/08/2014, 08:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan