Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ

26 727 3
Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Page | 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K35 BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT THANH TRA VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Đề tài: Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Page | 2  DANH SÁCH NHÓM Nguyễn Hoàng Mỹ Kim 1055060071 Đỗ Trần Thái Bảo 1055060016 Phạm Trần Hải Châu 1055060021 Phạm Thành Công 1055060023 Nguyễn Đình Thế 1055060141 Lê Thị Bích Trâm 1055060153 Nguyễn Hồ Phương Uyên 1055060172 Lê Nguyễn Kim Hằng 1055060196 Ngày 16/04/2014 Page | 3 I. Khái quát về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và cơ quan ngang Bộ 1. Một số khái niệm chung Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định rõ về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó 1 . Hoạt động của thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Thanh tra sở, hoặc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành, cụ thể là do Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện 2 . Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm, Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Việc giao các chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của tổng Thanh tra chính phủ sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng thuộc chuyên ngành đó 3 . 2. Tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ 1 K3, Đ3 Luật Thanh Tra 2010 2 K1, Đ3 NĐ 07/2012/NĐ-CP 3 Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 7/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Page | 4 2.1 Tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và cơ quan ngang Bộ đó là các Tổng cục hoặc tương đương, các Cục thuộc Bộ được quy định chi tiết tại Điều 6 Nghị định số 07/2012/ NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Cụ thể như sau:  Bộ Công Thương bao gồm: Cục quản lý thị trường, Cục hóa chất, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.  Bộ Giao Thông vận tải bao gồm Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa, Cục Hàng hải và Cục Hàng không.  Bộ kế hoạch và đầu tư bao gồm: Tổng cục thống kê.  Bộ khoa học và công nghệ bao gồm: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục an toàn bức xạ và Hạt nhân.  Bộ lao động – thương binh và xã hội bao gồm: Tổng cục dạy nghề, Cục quản lý Lao động nước ngoài.  Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổng cục thủy lợi; Tổng cục lâm nghiệp; Tổng cục thủy sản; Cục thú y; Cục bảo vệ thực vật; Cục trồng trọt; Cục chăn nuôi; Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.  Bộ ngoại giao: Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.  Bộ nội vụ: Ban thi đua – khen thưởng trung ương, Ban tôn giáo chính phủ.  Bộ Tài nguyên và môi trường: Tổng cục địa chất và khoáng sản, Tổng cục môi trường, Tổng cục quản lý đất đai. Page | 5  Bộ tài chính: Tổng cục thuế; Tổng cục hải quan; Kho bạc nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Tổng cục dự trữ nhà nước, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm.  Bộ thông tin và truyền thông: Cục tần số vô tuyến điện; Cục Viễn thông; Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục báo chí; Cục xuất bản.  Bộ y tế: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục quản lý dược; Cục quản lý khám, chữa bệnh; Cục quản lý môi trường y tế; Cục y tế dự phòng; Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.  Ngoài ra, còn có các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định thành lập người có thẩm quyền được gọi là bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương (Gọi chung là Tổng cục), Cục thuộc Bộ, đó là xây dựng các kế hoạch thanh tra để gửi Thanh tra bộ, tổng hợp đệ trình lên Bộ trưởng theo chuyên ngành đó để Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên môn – kỹ thuật, các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được chánh thanh tra Bộ giao; Đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, các kiến nghị, các quyết định xử lý về thanh tra của mình. Tổng cục và Các cục thuộc Bộ còn phải tổng hợp, báo cáo chi tiết các kết quả thanh tra chuyên ngành của mình với thanh tra Bộ. Ngoài ra, Tổng cục và các cơ quan thuộc bộ còn thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao nhiệm vụ.  Dưới đây là sơ đồ chi tiết về các cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành ở Bộ và Cơ quan ngang Bộ Page | 6 C H Í N H P H Ủ Bộ Công Thương ng Bộ Giao Thông Vận Tải Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bộ Khoa Học và Công Nghệ Bộ Lao Động- Thương Binh & Xã Hội Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bộ ngoại giao Bộ Nội vụ Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Bộ Tài Chính Bộ Thông tin và truyền Thông Bộ Y Tế Tổng cục đường bộ Cục đường sắt Cục đường thủy nội địa Cục hàng không Cục hàng hải Cục quản lý thị trường Cục hóa chất Cục KT an toàn & môitrường CN Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cục an toàn bức xạ & Hạt nhân Tổng cục dạy nghề Cục quản lý lao động nướcngoài Tổng cục hải quan Kho bạc nhà nước Ủy ban chứng khoán nhà nước Tổng cục dự trữ nhà nước Cục quản lý, giảm sát bảo hiểm Tổng cục thuế Tổng cục thống kê Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở NN Ban tôn giáo chính phủ Cục tần số vô tuyến điện Cục Viễn thông Ban thi đua-khen thưởng TW Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Cục báo chí Cục xuất bản Tổng cục địa chất và khoáng sản Tổng cục môi trường Tổng cục quản lý đất đai Cục quản lý môi trường y tế Cục y tế dự phòng Cục an toàn vệ sinh thựcphẩm Cục trồng trọt Cục chăn nuôi Cục chế biến, TM N-L-Thủy sản và nghề muối Cục quản lý dược Cục quản lý khám, chữa bệnh Tổng cục D/số-KHH gia đình Cục QL chất lượng N-L-TS Tổng cục lâm nghiệp Tổng cục thủy sản Cục thú y Cục bảo vệ thực vật Cục KT hợp tác và Phát triển NT Tổng cục thủy lợi Page | 7 2.2 Hoạt động của cơ quan thanh tra được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Bộ và cơ quan ngang Bộ 2.2.1 Quy định chung về việc hoạt động của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Các Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không được phép thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan 4 . Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật và có nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đó.  Hoạt động của thanh tra chuyên ngành Chánh Thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện các quyết định thanh tra. Khi nhận thấy là cần thiết, Bộ trưởng có quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đồng thời chánh thanh tra bộ phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra. Khi tiến hành thanh tra độc lập thì Thanh tra viên phải xuất trình thẻ thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải xuất trình thẻ công chức. Về hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất tuân theo quy định của Luật thanh tra 2010. Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa 4 Khoản 1 điều 30 Luật Thanh Tra 2010 Page | 8 Tổng cục, Cục thuộc Bộ. Nếu không thống nhất được cách xử lý thì phải báo cáo lên Bộ trưởng xem xét và đưa ra quyết định. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, Tổng cục, Cục thuộc Bộ phải báo cáo lên Thanh tra Bộ về công tác thanh tra. Và sau đó, định kỳ 6 tháng, 1 năm Thanh tra Bộ phải báo cáo lên Bộ trưởng về công tác thanh tra. Ngoài ra, khi có yêu cầu báo cáo đột xuất về công tác thanh tra từ cấp trên thì các cơ quan cấp dưới vẫn phải thực hiện và báo cáo kết quả vào thời điểm đó. Hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra được quy định trong Luật thanh tra 2010 và đặc biệt là trong Nghị định 07/2012/ NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành từ Điều 6 đến Điều 28 của Nghị định này. Về hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra bao gồm: Thanh tra kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch do chánh thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra Bộ. Chánh Thanh tra Bộ có quyền ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra đồng thời phải gửi các quyết định thanh tra đột xuất báo cáo lên cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ thì quyết định thanh tra đột xuất phải được gửi để báo cáo Chánh thanh tra Bộ. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì thủ trưởng cơ quan nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra. Page | 9 Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra chuyên ngành bao gồm các thành phần: Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành, trong trường hợp thật cần thiết thì phải có Phó trưởng đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định theo Luật thanh tra 2010, được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thanh tra đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thành viên đoàn thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra 2010 và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao. Về thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra chuyên ngành đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành thì không được phép quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không được phép quá 70 ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Về việc kéo dài thời hạn thanh tra trong trường hợp phức tạp thì do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định 5 . Hoạt động thanh tra của thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ và Cơ quan ngang Bộ được quy định theo Luật thanh tra 2010 và trong Nghị định 07/2012/NĐ-CP từ Điều 29 đến Điều 32. Việc phân công thanh tra viên thanh tra độc lập của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ và Cơ quan ngang Bộ do Chánh thanh tra Bộ căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Trong quyết định phân công phải nêu rõ phạm vi, nội dung, nhiệm 5 Khoản 1, 2, 3 Điều 16 NĐ 07/2012/NĐ-CP. Page | 10 vụ thanh tra, thời gian tiến hành thanh tra đồng thời phải ghi rõ họ tên người nhận nhiệm vụ thanh tra, cung cấp số hiệu thẻ của thanh tra viên. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập là 05 ngày làm việc đối với mỗi đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ có quyền gia hạn thời gian thanh tra nhưng không được vượt quá 05 ngày làm việc. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên chuyên ngành độc lập trực thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ phải thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công được giao. Phải xuất trình văn bản phân công nhiệm vụ, thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức khi tiến hành thanh tra. Được phép yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin tài liệu giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. Nếu xét thấy vi phạm thì có quyền lập biên bản và có quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp nếu vượt quá thẩm quyền thì có quyền báo cáo lên người phân công thực hiện nhiệm vụ để xem xét, xử lý. Sau khi kết thúc thanh tra người được phân công nhiệm vụ thanh tra phải lập biên bản làm việc với đối tượng thanh tra và có nhiệm vụ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập, báo cáo này phải được lập bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả, thanh tra, các biện pháp xử phạt, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu thành hồ sơ thanh tra. Những biên bản và báo cáo này phải nộp lên cho người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Đồng thời, thanh tra viên trực thuộc Bộ và Cơ quan ngang Bộ phải chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ về hành vi và quyết định của mình. 2.2.2 Hoạt động thanh tra lại Khi được Bộ trưởng giao, Chánh thanh tra bộ có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại đối với những kết luận của Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ kết luận. Dấu hiệu để ra quyết định thanh tra lại khi có các căn cứ được quy định tại điều 48 NĐ 86/2011/NĐ-CP, đó là: [...]... ngang Bộ và các cơ quan thanh tra Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cũng tương tự như các quyết định thanh tra của các cơ quan thanh tra khác Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành được quy định tại điều 51 Luật Thanh Tra 2010: “1 Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành... hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực đó thực hiện mà không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành Như vậy, hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hiện nay được tổ chức rất phức tạp, không thống nhất giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ Cũng như trước kia, mong muốn mọi hoạt động thanh tra được thực hiện bởi các tổ chức thanh tra chuyên nghiệp (tức là chỉ các tổ chức trong... trình thanh tra để áp dụng chung cho hoạt động thanh tra chuyên ngành trên tất cả các lĩnh vực quản lý.Trên thực tế đã có một số ngành, lĩnh vực đã xây dựng quy định riêng về quy trình tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành cho ngành, lĩnh vực của mình 4 Hoạt động thanh tra hay hoạt động kiểm tra! ?” Nhìn chung, về quyết định thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra ở các cơ quan thanh tra ngang. .. thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra 2 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Trong... sử để lại”13, và lịch sử được đề cập ở đây là việc thực thi Luật Thanh tra 2004 Theo quy định của Luật Thanh tra 2004 thì ở mỗi Bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (Thanh tra bộ) thực hiện cả nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều Bộ, bên cạnh Thanh tra Bộ còn thành lập Thanh tra chuyên ngành, ở một số tổng cục, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục, chi... các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn duy trì tổ chức thanh tra độc lập Ví dụ Nghị định 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành tài chính đã ghi nhận cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được phép duy trì tổ chức thanh tra độc lập là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.16 B Thực trạng về hoạt. .. tra bộ) thực hiện cả nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều Bộ, bên cạnh Thanh tra bộ còn thành lập Thanh tra chuyên ngành, ở một số tổng cục, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục, chi cục thuộc sở (23 tổng cục, cục thuộc bộ đã thành lập tổ chức thanh tra) ; có trường hợp giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho chính cơ quan thực hiện. .. thuộc sở (23 tổng cục, cục thuộc bộ đã thành lập tổ chức thanh tra) ; có trường hợp giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho chính cơ quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực đó thực hiện mà không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành. 14 Có thể thấy rằng, trong quá trình thực thi Luật thanh tra 2004 các cơ quan nhà nước đã nhận thêm rất nhiều cán bộ, nhân viên để tổ chức hoạt động thanh tra. .. Hình thức thanh tra 1 Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất 2 Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt 3 Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 4 Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân... hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định: "Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập" Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 07 lại có quy định khác, "Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người có thẩm quyền" Vậy "Bộ phận . để. 11 11 Tham khảo trực tuyến tại: “http://www.giri.ac.vn/to-chuc-va-hoat-dong-thanh-tra-chuyen-nganh-truoc-yeu-cau-cua-phan-cap-quan-ly-va- chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2 714 n1625tn.aspx”. “http://www.giri.ac.vn/to-chuc-va-hoat-dong-thanh-tra-chuyen-nganh-truoc-yeu-cau- cua-phan-cap-quan-ly-va-chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2 714 n1625tn.aspx” Page | 15 “Điều 37. Hình thức thanh tra 1. . “http://www.giri.ac.vn/to-chuc-va-hoat-dong-thanh-tra-chuyen-nganh-truoc-yeu-cau- cua-phan-cap-quan-ly-va-chuyen-nghiep-hoa-doi-ngu-cong-chuc_t104c2 714 n1625tn.aspx” Page | 14 Công an nhân dân

Ngày đăng: 31/08/2014, 05:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan