Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế

59 460 2
Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao hay còn gọi là bệnh cúm gà, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút. Các loài chim cảnh và chim hoang dã nhất là vịt trời, diệc, ngỗng trời và đặc biệt là các loài thuỷ cầm nuôi (vịt, ngan, ngỗng) trước đây được coi là những vật mang trùng khoẻ mạnh. Người, một số loài động vật có vú như chó, mèo... cũng có thể bị bệnh cúm gia cầm. Bệnh do virus cúm gia cầm độc lực cao thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc điểm lây lan rất nhanh và tỉ lệ chết rất cao trong quần thể gia cầm bị bệnh trong vòng 24 – 48 giờ sau khi nhiễm virus, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế do phải tiêu huỷ gia cầm, cản trở sinh hoạt văn hoá, du lịch xã hội và là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm ở người. Bệnh cúm gia cầm đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và có nguy cơ bùng phát đại dịch trong những năm tới do khả năng biến chủng và lây lan nhanh của virus cúm gia cầm. Ở Châu Á, cuối năm 2003 bệnh cúm gia cầm đã xảy ra trên diện rộng ở một số nước, bệnh xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc từ đầu tháng 12/2003 sau đó xảy ra ở nhiều nước với tình hình diễn biến phức tạp. Đến cuối tháng 2/2004, đã có 11 nước và vùng lãnh thổ thông báo dịch là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Pakistan với hơn 200 triệu gia cầm chủ yếu là gà bị chết và tiêu huỷ.

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Đặt vấn đề Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao hay còn gọi là bệnh cúm gà, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, chim cút. Các loài chim cảnh và chim hoang dã nhất là vịt trời, diệc, ngỗng trời và đặc biệt là các loài thuỷ cầm nuôi (vịt, ngan, ngỗng) trước đây được coi là những vật mang trùng khoẻ mạnh. Người, một số loài động vật có vú như chó, mèo cũng có thể bị bệnh cúm gia cầm. Bệnh do virus cúm gia cầm độc lực cao thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc điểm lây lan rất nhanh và tỉ lệ chết rất cao trong quần thể gia cầm bị bệnh trong vòng 24 – 48 giờ sau khi nhiễm virus, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế do phải tiêu huỷ gia cầm, cản trở sinh hoạt văn hoá, du lịch xã hội và là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm ở người. Bệnh cúm gia cầm đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và có nguy cơ bùng phát đại dịch trong những năm tới do khả năng biến chủng và lây lan nhanh của virus cúm gia cầm. Ở Châu Á, cuối năm 2003 bệnh cúm gia cầm đã xảy ra trên diện rộng ở một số nước, bệnh xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc từ đầu tháng 12/2003 sau đó xảy ra ở nhiều nước với tình hình diễn biến phức tạp. Đến cuối tháng 2/2004, đã có 11 nước và vùng lãnh thổ thông báo dịch là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Pakistan với hơn 200 triệu gia cầm chủ yếu là gà bị chết và tiêu huỷ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, dịch cúm gia cầm xuất hiện vào cuối tháng 12/2003, bắt đầu từ các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang sau lây lan sang cả nước. Trong vòng hai tháng đã xuất hiện tại 2574 xã, phường thuộc 381 quận, huyện, thị xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu con chiếm 16,9% tổng đàn trong đó gà có 30,4 triệu con và thuỷ cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loài chim khác bị chết và tiêu huỷ. 1 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần và nhiều khả năng là do một biến chủng mới của virus cúm gia cầm. Để chuẩn bị kịp đối phó, các quốc gia đã vạch ra kế hoạch chi tiết khi đại dịch xảy ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm phòng vacxin đối với gia cầm. Để việc phòng dịch có hiệu quả thì việc theo dõi tình hình diễn biến của virus cúm gia cầm là rất quan trọng. Từ yêu cầu đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế”. 1.2. Cơ sơ và ý nghĩa khoa học của đề tài 1.2.1. Cơ sở khoa học Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không những đối với động vật mà còn đối với cả con người. Bệnh tiến triển dưới nhiều thể khác nhau: quá cấp tính, cấp tính, mãn tính, thể tiềm ẩn không điển hình. Virus cúm hiện có 16 subtype H (H1 – H16) và 9 subtype N (N1 – N9). Trong mỗi subtype lại có nhiều chủng virus khác nhau. Virus cúm gà có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của gà bị bệnh kể cả máu, tuỷ xương, nước dãi, phân, lông (Cẩm nang phòng bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao, 2007). Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp được sử dụng trong chẩn đoán bệnh virus như bệnh dịch tả lợn, là biến tướng của phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp do Scott và cộng sự mô tả lần đầu vào năm 1957 và phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu do Sabin và Buescher mô tả lần đầu tiên 1950. Tuy nhiên phối hợp mới chỉ được áp dụng với bệnh cúm gia cầm trong thời gian gần đây (Phạm Hồng Sơn, 2004a). 1.2.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài  Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được tình hình nhiễm bệnh cúm gia cầm trong đàn gia cầm nuôi hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó giúp nâng cao ý thức cho người chăn nuôi trong việc lựa chọn biện pháp phòng bệnh có hiệu quả đồng thời cảnh báo cho các cấp chính quyền và các cơ quan 2 chuyên môn thực hiện tốt công tác chăn nuôi thú y để bảo vệ sức khoẻ đàn gia cầm và sức khỏe con người.  Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch niêm mạc chống virus cúm A trên địa bàn huyện, thông qua đó đưa ra cơ sở để cơ quan thú y các cấp có kế hoạch tiêm phòng thích hợp nhằm duy trì tình trạng miễn dịch bảo hộ tốt cho đàn gia cầm trên địa bàn. 1.3. Mục tiêu và tính thực tiễn của đề tài 1.3.1. Mục tiêu của đề tài  Nắm được tỉ lệ nhiễm virus H5N1 ở gà và vịt.  Đánh giá tình hình đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Mẫu dịch họng là loại bệnh phẩm có độ nhạy cao, cho kết quả đáng tin cậy nhất khi xét nghiệm bằng phản ứng IHI (Hồ Quang Trung, 2006). 1.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu  Thời gian nghiên cứu: Từ 5/1/2009 đến 9/5/2009.  Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm vi sinh vật học, bộ môn ký sinh truyền nhiễm, khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông lâm Huế. Huyện Hương Thuỷ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3.4. Tính thực tiễn của đề tài Đề tài có tính thực tiễn cao vì vậy đáp ứng nhu cầu có phương pháp khả thi, rẻ tiền, nguyên liệu sẵn có và tính chủ động cao để chẩn đoán bệnh cúm gia cầm. 3 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm 2.1.1. Lịch sử tên bệnh Dịch cúm gia cầm, tiếng Anh gọi là “Bird flu” hay “Avian ifluenza”, tên gọi ám chỉ là dịch bệnh được phát hiện trong gia cầm như gà, vịt, chim tuy gần đây người ta còn phát hiện ở beo, hổ, cầy hương. Theo tổ chức thú y thế giới (OIE), những virus có khả năng gây bệnh cúm gia cầm được chia làm hai loại là thể độc lực cao (HPAI) và thể độc lực thấp (LPAI). Từ cuối năm 1870 đến 1981, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) được biết với nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm dịch tả gà (fowl plague) hay fowl pest, peste aviaire geflugepest, typhus exudatious gallinarium, Brunswick bird plague, Brunswick disease, fowl disease và fowl grippe hoặc bird grippe. Năm 1981, trong hội nghị chuyên đề về bệnh cúm gia cầm, thuật ngữ cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) đã được chính thức chấp nhận để đặt tên cho bệnh do virus cúm A gây ra trên gia cầm có tỉ lệ chết cao (Swayne và Halverson, 2003). 2.1.2. Bệnh cúm gia cầm trên thế giới và châu Á Bệnh đầu tiên phát hiện ở Ý vào năm 1878 và virus bệnh nguyên được xác định vào năm 1955. Trong lịch sử bệnh giống như cúm lần đầu tiên được Hippocrates mô tả rất kỹ vào năm 412 trước công nguyên và các ổ dịch giống như dịch cúm từ năm 1173 đã được tác giả Hirsch tổng hợp một cách chi tiết (Cẩm nang phòng bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao, 2007). Năm 1894, một vụ dịch cúm gia cầm thể độc lực cao xảy ra ở miền Bắc Italia rồi lây lan sang cả Áo, Đức, Bỉ và Pháp. Đầu thế kỷ 20, dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã được thông báo ở Thụy Sỹ, Romani, Nga, Hà Lan, Hungary, Anh, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil và Argentina. Vào giữa thế kỷ 20, bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các nước Châu Âu, Nga, Bắc Phi, Trung Đông Châu Á, Nam và Bắc Mỹ. Virus cúm gia cầm subtype H5 đã được tìm thấy ở Canada vào năm 1966 và vùng Wisconsin thuộc nước Mỹ năm 1968. Từ năm 1977, nhiều subtype thuộc virus cúm A như H5 và H7 đã 4 được phân lập và mô tả. Trong năm 1972, virus cúm gia cầm đã được phát hiện từ vịt chạy đồng qua chương trình giám sát virus bệnh Newcastle và theo dõi chim hải âu ở Australia. Đầu năm 1996, bệnh cúm gia cầm được thông báo ở trên ngỗng. Năm 1997, dịch xảy ra ở Hồng Kông được xác định là do virus H5N1 gây ra đã phải tiêu huỷ khoảng 1,5 triệu con gà. Đầu năm 2003, bệnh xảy ra ở Hà Lan rồi lây lan sang Đức và Bỉ làm hàng chục triệu gia cầm bị chết và tiêu huỷ. Ở châu Á, cuối năm 2003, bệnh xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc sau đó xảy ra ở nhiều nước. Đến cuối tháng 2/2004, đã có 11 nước và vùng lãnh thổ công bố có dịch làm hơn 200 triệu gia cầm bị chết và tiêu huỷ. Đầu tháng 2/2004, dịch cúm gia cầm xảy ra ở Mỹ và Canada. Tháng 7/2004, dịch bệnh lại bùng phát ở 2 tỉnh Thái Lan và một số thành phố ở Trung Quốc. Tháng 8/2004, người ta lại xác nhận sự xuất hiện dịch ở Malaysia. Tại Nam Mỹ, vào cuối tháng 2/2004, virus chủng H7N3 đã được phân lập tại nông trại British Colombia. Từ đầu tháng 1/2007 đến tháng 7/2007, theo thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO) dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã xảy ra tại 28 nước và vùng lãnh thổ thế giới trong đó có Việt Nam. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ là hơn 15 triệu con (Nguyễn Ngọc Tiến, 2007). Năm 2008, dịch cúm gia cầm trên gia cầm phát ra ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Đầu năm 2009, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có dịch cúm gia cầm như: Canada, Đức, Ba Lan, Nepal, Ấn Độ, Ai cập, Bangladesh, Indonesia, Trung Quốc. Riêng tại Trung Quốc đã có 7 ca nhiễm virus cúm trên người (Cục thú y, 2009). 2.1.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay có thể chia làm nhiều giai đoạn:  Từ cuối tháng 12/2003 đến hết tháng 1/2004: Dịch cúm gia cầm xuất hiện từ cuối tháng 12/2003 tại trại gà giống của công ty CP ở Hà Tây. Cùng thời gian này, dịch xảy ra ở 2 tỉnh Tiền Giang và Long An. Ngay sau đó, dịch đã lây lan ra tất cả các huyện của hai tỉnh này, đồng thời dịch lây lan nhanh sang các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang. 5 Giữa tháng 1/2004 dịch xảy ra ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai; đồng thời ở miền Bắc dịch cũng xuất hiện ở các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Phú Thọ; tiếp đó là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.  Đợt cao điểm từ 1/2 đến 10/2/2004: Trong những ngày đầu tháng 2 dịch bùng phát rất nhanh, xảy ra trên qui mô lớn và diễn biến rất phức tạp. Bình quân mỗi ngày có khoảng 150 – 230 xã, 15 – 20 huyện phát sinh ổ dịch mới trên phạm vi cả nước; ngày cao điểm nhất có 267 xã, 20 huyện thị xã mới phát sinh dịch. Số gia cầm tiêu huỷ hàng ngày từ 2 – 3 triệu con, ngày cao điểm nhất phải tiêu huỷ 4 triệu con (Văn Đăng Kỳ, 2008).  Từ 11/2 đến 27/2/2004: Từ 11/2 đến 20/2, dịch có chiều hướng giảm dần, không có huyện, tỉnh phát sinh ổ dịch. Từ 21/2 dịch cơ bản đã được khống chế, chỉ phát sinh thêm một vài thôn ấp của một số xã đã phát dịch trước đây, số gia cầm tiêu huỷ giảm rỏ rệt. Tính đến ngày 27/2, dịch bệnh đã xảy ra ở 2574 xã, phường; 381 huyện, thị thuộc 57 tỉnh, thành phố, trong đó: toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng đã xảy ra dịch (Văn Đăng Kỳ, 2008).  Tình hình dịch cúm gia cầm trong năm 2005 và 2006:  Đợt dịch thứ 1: từ ngày 1/1đến 29/4 dịch đã xảy ra ở 670 xã, tại 182 huyện thuộc 35 tỉnh phía Bắc, 20 tỉnh phía Nam. Số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 1847213 con trong đó 470495 gà; 825689 vịt ngan và 551029 chim cút.  Đợt dịch thứ 2: từ ngày 29/6 đến 23/8 dịch xảy ra ở 14 xã, 12 huyện thuộc 8 tỉnh, thành phố. Số gia cầm tiêu huỷ là 12164 con trong đó gà là 5249 con, vịt và ngan là 6870 con.  Đợt thứ 3: từ ngày 1/10 đến 15/12, dịch đã tái phát và xuất hiện ở 305 xã, phường, thị trấn của 108 quận, huyện, thị xã của 24 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm ốm chết, tiêu huỷ là 3972943 con, trong đó có 1338523 gà, 2135166 vịt, ngan và 499304 chim cút, bồ câu, chim cảnh. 6  Đợt dịch cuối năm 2005: do chúng ta mới bắt đầu triển khai tiêm phòng vacxin, dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng hoặc chỉ mới tiêm được một mũi nên chưa có miễn dịch bảo hộ.  Năm 2006 ở cả 3 miền không xảy ra dịch, do sự chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và hiệu quả chiến dịch tiêm phòng năm 2005 và đợt 1 năm 2006 (Văn Đăng Kỳ, 2008).  Tình hình dịch cuối năm 2006 đầu năm 2007: Các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên đàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, dưới 3 tháng tuổi, ấp nở trái phép và chưa được tiêm phòng vacxin. Trừ Cà Mau, Bạc Liêu, ở các địa phương khác dịch lây lan chậm, qui mô dịch nhỏ, được bao vây dập tắt do địa phương chủ động phát hiện dịch và tiêm phòng tốt.  Đợt 1: từ ngày 6/12/2006 đến 7/3/2007 dịch đã xảy ra trên 83 xã, phường của 33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 103094 con, trong đó gà 13622 con, vịt, ngan là 89472 con, hai tỉnh bị nặng là Cà Mau và Bạc Liêu, còn ở các tỉnh khác dịch xảy ra ở 1 hoặc 2 hộ chăn nuôi được phát hiện sớm và dập tắt nhanh chóng.  Đợt 2: từ 1/5 đến 23/8/2007 dịch xảy ra ở 167 xã, phường của 70 huyện, thị thuộc 23 tỉnh, thành phố. Tổng gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 294894 con. Dịch xảy ra nặng ở Nghệ An, Nam Định và Điện Biên (Văn Đăng Kỳ, 2008).  Tình hình dịch từ trong năm 2008: Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và tiêu huỷ là 106508 con. Dịch chỉ xuất hiện tại các điểm dịch ở những đàn gia cầm có quy mô từ 100 – 2000 con không được tiêm vacxin (44,59%) hoặc đàn gia cầm mới tiêm phòng một mũi (16,21%) và ổ dịch trên thuỷ cầm chiếm 52,71% (Cục thú y, 2009).  Tình hình dịch từ đầu năm 2009: Từ đầu năm đến ngày 15/02/2009, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 31 xã thuộc 16 huyện thuộc 9 tỉnh: Thanh Hoá, Thái Nguyên, Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Quảng Trị. Tổng số 7 gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 31815 con trong đó gà là 11499 con, vịt là 21018 con và ngan là 298 con. Cụ thể: Thái Nguyên: từ ngày 28/12/2008 đến 4/1/2009, dịch xảy ra ở 3 hộ chăn nuôi ở xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên với 2084 con gà, vịt, ngan mắc bệnh và tiêu huỷ. Thanh Hoá: dịch cúm gia cầm được phát hiện vào ngày 2/1/2009 ở xã Điền Trung huyện Bá Thước, số gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ là 8835 con. Cà Mau: dịch cúm gia cầm được phát hiện vào ngày 15/1/2009 ở xã Khánh Bình huyện Trần Văn Thời. Tính đến ngày 15/02/2009, dịch đã xảy ra ở 19 ấp của 11 xã thuộc 6 huyện và thành phố. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 7677 con. Nghệ An: ngày 3/2/2009 dịch cúm xảy ra trên một đàn vịt 500 con ở xã Minh Sơn huyện Đô Lương. Toàn bộ đàn được tiêu huỷ. Sóc Trăng: dịch cúm được phát hiện vào ngày 3/2/2009 tại ấp Viên Bình thuộc huyện Mỹ Xuyên. Tính đến 15/2/2009, dịch đã xảy ra ở 8 ấp của 4 xã thuộc 2 huyện Mỹ Xuyên và Ngã Năm. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 5971 con trong đó có 5868 con vịt và 103 gà. Hậu Giang: dịch cúm được phát hiện vào ngày 9/2/2009 ở 3 xã và thị trấn. Tính đến ngày 15/2/2009, dịch cúm đã xảy ra ở 9 xã thuộc 2 huyện Vị Thuỷ và Long Mỹ, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 4490 con (180 gà và 4310 vịt). Quảng Ninh: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 9 hộ gia đình tại thôn Nà Cáng của xã Quảng An, huyện Đầm Hà làm chết 155 con trên tổng số 230 con gia cầm. Bắc Ninh: ngày 8/2/2009 dịch cúm đã xảy ra trên đàn gia cầm thuộc 2 hộ ở thôn An Đông xã Lạc Vệ của huyện Tiên Du. Số gia cầm mắc bệnh là 387 con vịt trong tổng số 1820 con vịt. Toàn bộ số gia cầm trên đã bị tiêu huỷ. Quảng Trị: dịch cúm được phát hiện vào ngày 9/2/2009 tại thôn Tường Vân xã Triệu An huyện Triệu Phong. Tính đến ngày 15/2/2009, dịch đã xảy 8 ra ở 2 xã thuộc huyện Triệu Phong. Tổng số gia cầm ốm, chết và tiêu huỷ là 1200 con vịt. Tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2009 đến nay có 2 ca nhiễm cúm tại Thanh Hoá và Quảng Ninh (Cục thú y, 2009). 2.2. Đặc điểm virus học mầm bệnh cúm gia cầm 2.2.1. Cấu trúc chung của virus Virus cúm gia cầm là một thành viên thuộc họ Orthomyxoviridae. Họ này gồm có 5 chi: A, B, C, Thogotovirus và Isavirus. Trong đó, Influenza virus A, B, C gây nhiễm cho bệnh cúm; Thogotovirus do virus truyền qua ve thường gây nhiễm cho các loài có vú; Isavirus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm cho cá hồi. Virus thuộc họ Orthomyxoviridae có đặc tính cấu trúc chung là hệ gen chứa axit ribonucleic (ARN) một sợi, có cấu trúc là sợi âm được kí hiệu là ss(-)RNA (negative single stranded ARN). Sợi âm ARN của hệ gen có độ dài từ 10000 – 15000 nucleotid, mặc dù nối với nhau thành một sợi ARN liên tục, nhưng hệ gen lại chia thành 6 – 8 phân đoạn (segment), mỗi phân đoạn là một gen chịu trách nhiệm mã hoá cho mỗi loại proteine của virus (Lê Thanh Hoà, 2004). Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối, đôi khi có dạng hình khối kéo dài, đường kính khoảng 80 – 120 nm. Vỏ virus có bản chất là proteine, có nguồn gốc từ tế bào mà virus đã gây nhiễm, bao gồm một số proteine được glycosyl hoá (glycoproteine) và một số proteine dạng trần không được glycosyl hoá. Proteine bề mặt có cấu trúc từ các loại glycoproteine, trong đó là những gai, mấu có độ dài 10 – 14 nm, đường kính 4 – 6 nm. Nuclecapsid bao bọc lấy lõi virus là tập hợp của nhiều proteine phân đoạn, cấu trúc đối xứng xoắn, kích thước 130 – 150 nm, tạo vòm (loop) ở giới hạn của mỗi phân đoạn và liên kết với nhau qua cầu nối các peptid. 9 2.2.1.1. Hình thái và cấu trúc Vỏ bọc virus là glycoproteine có các kháng nguyên bề mặt như: loại proteine gây ngưng kết hồng cầu có tên gọi là Haemagglutinin (HA) và loại proteine có chức năng là một loại enzym phá huỷ thụ thể của virus có tên gọi là Neuraminidae (NA). Chúng là glycoproteine riêng biệt. Hình 1: Virus cúm gia cầm dưới kính hiển vi điện tử 10 Hình 2: Cấu trúc virus cúm A [...]... NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu  Sử dụng kit IHI phát hiện kháng nguyên virus cúm gia cầm H5N1trên mẫu dịch họng c a gà, vịt  Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus H5N1 ở gà và vịt  So sánh tỉ lệ nhiễm virus cúm H5N1 gi a gà và vịt  Đánh giá tình hình đáp ứng miễn dịch sau đợt tiêm phòng tháng 8/2008  Đánh giá tình hình đáp ứng miễn dịch chống virus cúm trên vịt... Alsever: Hoà tan 2,5 gam glucoza, 8 gam Citrat trinatri, 0,55 gam axit citric và 4,2 gam NaCl trong 1000 ml nước cất Dung dịch tanin: hoà tan 0,1 gam axit tanic vào trong 100ml nước cất ta có dung dịch tanin 0,1% Lấy 1 ml dung dịch tanin 0,1% này pha với 19ml nước cất ta có dung dịch tanin 1/20000 Dung dịch gelatin: hoà tan 3 gam gelatin vào 100 ml nước cất Các dung dịch sau khi pha xong mang hấp cao áp khử... Người ta có thể sử dụng các chất này để tổng tẩy uế chồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các thiết bị chăn nuôi khi cơ sở bị đe d a (Cẩm nang phòng bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao, 2007) 2.2.5 Độc lực c a virus Virus cúm gia cầm trong thời gian lưu hành có thể chia làm hai nhóm: thể độc lực cao (HPAI – highly pathogenic avian influenza) và thể độc lực thấp (LPAI – low pathogenic avian influenza) Các loài... tra và xét nghiệm Từ yêu cầu thực tế c a đ a phương về việc khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A, chúng tôi tiến hành sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHI) để phát hiện kháng nguyên virus cúm gia cầm Đây là một 33 phương pháp tận dụng được những vật dụng sẵn có, có độ nhạy cao lại dễ thực hiện nên phù hợp với điều kiện hiện nay ở tỉnh Th a Thiên Huế và c a nước ta hiện nay... chứng minh là ch a nhiều h a hẹn và nhạy cảm hơn với virus cúm (Cẩm nang phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao, 2007) 2.3 Miễn dịch học chống bệnh cúm gia cầm Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh ở gia súc, gia cầm, giúp cơ thể động vật có khả năng chống lại sự xâm nhập c a mầm bệnh ở một mức độ nhất định Miễn dịch (immunity) là khả năng c a cơ thể không cảm thụ đối với... bề mặt là kháng nguyên H (Haemagglutinin) và kháng nguyên N (Neuraminidae) Hiện nay có 16 subtype H (từ H1 đến H16) và 9 subtype N (từ N1 đến N9), như 14 vậy tổ hợp lại hai loại kháng nguyên này có thể tạo ra 256 phân nhóm virus cúm gia cầm khác nhau Ở gia cầm, chỉ có subtype H5 và H7 c a virus AI là gây bệnh ở thể độc lực cao Người ta lo ngại rằng các loại virus cúm gia cầm có thể chuyển đổi tính... c a virus gây bệnh cúm thể độc lực cao ở gia cầm (HPAI) qua đường thương mại và thực hiện việc tiêu huỷ hàng loạt ở cấp quốc gia khi có dịch bệnh xảy ra Các bệnh pháp thường được áp dụng trong chính sách kiểm soát dịch bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) bao gồm:  Chẩn đoán khi có gà bệnh nghi nhiễm virus cúm để phát hiện sớm và xử lý kịp thời với các biện pháp mạnh, ngăn không cho dịch lây lan... khả quan Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có vacxin phòng bệnh cúm cho người và gia cầm do chính Việt Nam sản xuất 2.9 Nhận xét Cúm gia cầm là một căn bệnh nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi nói riêng và động vật máu nóng nói chung Tỉ lệ gia cầm chết có thể lên đến 100% khi dịch cúm gia cầm nổ ra và toàn bộ gia cầm trong ổ dịch đều bị tiêu huỷ Điều này gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. .. gà và gà tây Tuy nhiên, năm 1961 ở Nam Phi người ta đã phân lập được virus cúm type A (H5N1) gây bệnh cho cả gà và vịt Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm Trong một ổ dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển, đã phân lập được virus cúm type A (H4N1) Phân type này cũng đang lưu hành trong quần thể gia cầm (Bùi Quang Anh, 2004) 2.4.2 Động vật mang virus Hầu hết các loài chim hoang dã như: vịt trời, thiên. .. 1979), Australia (1976, 1985) và tại Ireland (1983, 1984) Tại Ireland đã tiêu huỷ 270000 con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm gia cầm Tại Mỹ (1983 – 1984) bệnh cúm gia cầm chỉ được khống chế khi nước này tiêu huỷ 17000000 gia cầm thuộc 448 đàn trong bang Pensylvania Các cố gắng để kiểm soát dịch bệnh, cụ thể là việc tiêu huỷ hơn 100 triệu gia cầm đã hạn chế và giảm . tài: Khảo sát tình hình cảm nhiễm virus cúm A và đánh giá đáp ứng miễn dịch niêm mạc ở gia cầm nuôi và giết mổ tại huyện Hương Thuỷ tỉnh Th a Thiên Huế . 1.2. Cơ sơ và ý ngh a khoa học c a đề. 2008, dịch cúm gia cầm trên gia cầm phát ra ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Đầu năm 2009, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có dịch cúm gia cầm như: Canada, Đức, Ba Lan,. giống c a công ty CP ở Hà Tây. Cùng thời gian này, dịch xảy ra ở 2 tỉnh Tiền Giang và Long An. Ngay sau đó, dịch đã lây lan ra tất cả các huyện c a hai tỉnh này, đồng thời dịch lây lan nhanh sang

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

  • 3.3.1. Phương pháp pha một số hoá chất

  • 4.4.1. Tình hình đáp ứng miễn dịch niêm mạc chống virus cúm A trên đàn gà

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan