Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân tại hợp tác xã Kim Long, thành phố Huế

49 857 0
Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân tại hợp tác xã Kim Long, thành phố Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, các nguồn lương thực cho loài người chủ yếu lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dân số ngày càng gia tăng, loài người đứng trước vấn đề nan giải diện tích canh tác ngày càng giảm, và nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực thực phẩm là rất lớn. Trước thực trạng đó, con đường duy nhất là tiến hành thâm canh cao để có thể thu lại được nhiều sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà môi trường sinh thái vẫn ổn định. Ngoài việc cung cấp đủ nước thì việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều ứng dụng các công nghệ vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, một trong những ứng dụng đó là sử dụng phân bón lá cho cây trồng đã mang lại năng suất, hiệu quả cao, đồng thời tạo ra nền nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khoẻ con người. Việc sử dụng phân bón qua lá có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó giúp cây trồng sinh trưởng ổn định, chống lại được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và cho năng suất cao, đáp ứng nhanh các nhu cầu của cây trồng. Với những ưu điểm đó, việc sử dụng phân bón lá đang được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản Đậu xanh (Vigra Radiata) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao với sản phẩm chính là hạt. Hạt đậu xanh chứa nhiều protein và khoáng chất nên nó được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến dược phẩm, đồng thời cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị sang nhiều thị trường, nhất là Châu Âu. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng cải tạo đất tốt và có vai trò quan trọng trong hệ thống luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, để tận dụng tối đa những giá trị nhiều mặt của đậu xanh.

Phần 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, các nguồn lương thực cho loài người chủ yếu lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dân số ngày càng gia tăng, loài người đứng trước vấn đề nan giải diện tích canh tác ngày càng giảm, và nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực thực phẩm là rất lớn. Trước thực trạng đó, con đường duy nhất là tiến hành thâm canh cao để có thể thu lại được nhiều sản phẩm trên cùng một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà môi trường sinh thái vẫn ổn định. Ngoài việc cung cấp đủ nước thì việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều ứng dụng các công nghệ vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, một trong những ứng dụng đó là sử dụng phân bón lá cho cây trồng đã mang lại năng suất, hiệu quả cao, đồng thời tạo ra nền nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khoẻ con người. Việc sử dụng phân bón qua lá có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó giúp cây trồng sinh trưởng ổn định, chống lại được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và cho năng suất cao, đáp ứng nhanh các nhu cầu của cây trồng. Với những ưu điểm đó, việc sử dụng phân bón lá đang được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản Đậu xanh (Vigra Radiata) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao với sản phẩm chính là hạt. Hạt đậu xanh chứa nhiều protein và khoáng chất nên nó được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến dược phẩm, đồng thời cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị sang nhiều thị trường, nhất là Châu Âu. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng cải tạo đất tốt và có vai trò quan trọng trong hệ thống luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, để tận dụng tối đa những giá trị nhiều mặt của đậu xanh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá cho cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng nhằm làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm do các Viện, các trung tâm, các cơ sở, các trường đại học, các công ty, trong và ngoài nước sản xuất. Đứng trước nhu cầu và thực tế đó, vấn đề 1 là phải lựa chọn được loại phân bón lá nào thật sự thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cho cây đậu xanh nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân 2009 tại Hợp tác xã Kim Long, Thành Phố Huế”. Mục đích, yêu cầu của đề tài: Nhằm nghiên cứu, xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất đậu xanh. Từ đó để sử dụng rộng rãi phân bón lá trong sản xuất đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Bón phân cân đối và hợp lý - Yếu tố quyết định cho nền nông nghiệp bền vững và đạt năng suất cao 2.1.1. Khái niệm về phân bón Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hoà nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con. Cây lấy các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển từ đất. Nhiều nguyên tố cần thiết cho cây mà đất không cung cấp đủ cần phải bổ sung thêm. Ban đầu chỉ có 3 nguyên tố Nitơ, Phốt pho, Kali được xem là các nguyên tố cần thiết cho cây trồng vì thiếu chúng năng suất sẽ thấp. Trước đây, khi trồng một vụ trong năm, các chất có sẵn trong đất đủ để cung cấp cho cây trồng, không cần phải bón thêm, chỉ có các nguyên tố N, P, K là thiếu. Khi sản xuất đi vào thâm canh tăng vụ, đất không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, người ta phải bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng phân bón. Có nhà khoa học cho là 5 nguyên tố N, P, K, Mg, S vì rằng khi bón vôi vào đất chua với lượng thích hợp thì cây trồng được cung cấp đủ canxi; có nhà khoa học cho là 6 nguyên tố N, P, K, Mg, S, Ca vì cho rằng có những loại cây trồng có thể sống trên đất chua. Còn các loại cây khác khi sống trên đất chua mà không được cung cấp đủ canxi thì ta phải bón thêm canxi. Những nguyên tố có hàm lượng trong cây rất ít, trong đất lại chứa nhiều so với nhu cầu của cây, nhưng trong một số điều kiện như độ chua của đất, sự yếm khí, hoặc quá nhiều chất hữu cơ mà nguyên tố đó ở dạng ít hoà tan, không cung cấp đủ cho cây, cũng vẫn phải cung cấp bằng phân bón với lượng ít. Các nguyên tố này gọi là nguyên tố vi lượng. 2.1.2. Khái niệm về phân bón cân đối hợp lý Bón phân cân đối và hợp lý là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, từng loại đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường sinh thái. 3 Bón phân cân đối hợp lý không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng bằng nhau về khối lượng. Mỗi nguyên tố khoáng có tác dụng riêng biệt, nhất định trong đời sống cây trồng. Chính vì vậy, cơ sở cho việc bón phân cân đối là phải biết được khả năng cung cấp dinh dưỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi loại yếu tố vào từng điều kiện thời tiết cũng như chế độ canh tác cụ thể. Bón phân cân đối đáp ứng tối thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về các yếu tố dinh dưỡng cây trồng cần, bón đủ liều lượng và bón phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố. Vấn đề quan trọng nhất của bón phân cân đối là hiệu quả đầu tư phân bón. Bón phân cân đối, đủ lượng, đúng tỷ lệ bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả được hiểu theo 2 cách: tổng số lãi thu được trên một đơn vị diện tích và hệ số lãi. Hai chỉ số kinh tế này không bao giờ đồng nhất với nhau vì bón ít phân bao giờ hệ số lãi cũng cao hơn, song tổng lợi nhuận thấp. Vì vậy, bón phân cân đối là giải pháp để hài hoà giữa hiệu quả đầu tư phân bón và hệ số lãi. Theo tổng kết của FAO thì có mười nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón phân cân đối giữ vai trò quan trọng nhất. Bởi vì bón phân không cân đối làm giảm năng suất từ 20 - 50% [1, 13]. 2.1.3 Tác dụng của việc bón phân cân đối và hợp lý Hiện nay có quan niệm cho rằng, phân bón là “hoá chất” và đã là “ hoá chất” thì nhất định có ảnh hưởng xấu khi sử dụng cho cây trồng. Tất nhiên việc sử dụng phân không đúng có tác động tiêu cực đến môi trường và chúng ta cần tránh. Nếu biết sử dụng phân bón hợp lý thì không những chúng ta không huỷ hoại môi trường mà còn làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm. Bón phân cân đối có tác dụng: ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải khai thác triệt để các chất dinh dưỡng mà ta không cung cấp hoặc cung cấp không đủ cho nó. Ngoài ra bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch tăng lên. Do đó làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng phẩm chất nông sản, bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường. 4 2.2. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng hiện nay 2.2.1. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng trên thế giới Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất cây trồng là phân bón. Theo thống kê của các nhà khoa học cho thấy phân bón đóng góp trên 50% việc tăng năng suất cây trồng ( FAO - Roma, 1984 ). Trên thế giới, việc sử dụng phân bón cho cây trồng ngày càng tăng. Nếu năm 1905 - 1906 tiêu thụ phân bón trên thế giới là 1,9 triệu tấn (tính theo nguyên chất) thì đến năm 1998 - 1999 đạt 138,22 triệu tấn so với 31 triệu tấn năm 1961 - 1962 tăng 4,5 lần [13, 6]. Theo FAO/UNDP dự đoán nhu cầu phân bón tính theo NPK cho toàn thế giới là khoảng 150 triệu tấn/ năm. Châu Á là nơi có nhịp điệu sử dụng phân hóa học lớn nhất, từ 3,12 triệu tấn chất dinh dưỡng năm 1961 tăng lên 17 triệu tấn năm 1973. Năm 1989 là 59 triệu tấn đến năm 1993 là 60,91 triệu tấn. Đông Nam Á, nơi có sản lượng lương thực theo đầu người tăng nhanh nhất nên phân bón cũng tăng mạnh nhất (tăng 5 lần trong 20 năm qua). Châu Phi là khu vực có mức tiêu thụ phân bón thấp nhất thế giới. Trong những năm 90 mức tiêu thụ phân bón của châu Phi tiếp tục giảm. Năm 1994 - 1995, tính chung toàn Châu Phi mức tiêu thụ phân bón giảm 14,3% so với năm trước do đó năng suất các loại cây trồng ở châu Phi mà trước hết là cây ngũ cốc có năng suất thấp nhất thế giới [3]. Gần đây, nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển, các nhà xã hội học và các nhà môi trường đang kêu gọi áp dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu, vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vừa an toàn môi trường sinh thái. Tuy nhiên thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là loại phân bón bổ sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất đất chứ không thể là phân bón thay thế cho phân vô cơ [1, 25]. Nếu tận thu hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để trả lại cho đồng ruộng, không sử dụng phân hóa học, năng suất cây trồng giảm 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ và đất sẽ bị bạc màu. Về mặt lý thuyết cần 23,6 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng đạm ngang với 100 kg ure; 24,2 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng P 2 O 5 ngang 100 kg trisupe (TSP) và 12,3 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng K 2 O ngang với 100 kg KCl. Khoảng 20 - 35 tấn tàn dư/ha mới 5 có thể cung cấp được 150 kg NPK tương đương với 300 kg phân khoáng. Nếu dựa vào tàn dư thực vật để bón trả lại cho cây trồng thì phải dùng tàn dư của 6-10 ha mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho 1 ha thâm canh (A.L Anger; 1993) Nếu không sử dụng phân hóa học nạn đói lại đe dọa và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Theo tính toán của FAO năng suất lúa của châu Á phải đạt bình quân 3,2 tấn/ha năm 2010 và 4,75 tấn/ha năm 2030 mới đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu. Với khả năng sử dụng phân bón như hiện nay của các nước đang phát triển ở châu Á, số lượng phân cần bón để đạt năng suất 3,5 tấn/ha ngũ cốc vào năm 2010 là 230 kg (N + P 2 O 5 + K 2 O)/ha và 475 kg (N + P 2 O 5 + K 2 O)/ha để đạt năng suất 3,5 tấn/ha vào năm 2030. Nếu mức độ đầu tư phân bón đạt được như các nước phát triển trong vùng số lượng NPK cần thiết sẽ ít hơn; 160 kg/ha để đạt năng suất 3,5 tấn/ha và 380 kg/ha để đạt năng suất 5,5 tấn/ha. Nếu trình độ kỹ thuật sử dụng phân bón đạt được như các nước Tây Âu và Mỹ thì mục tiêu muốn đạt được vào năm 2030 là 5,5 tấn/ha có thể thực hiện với mức bón 300 kg (N + P 2 O 5 + K 2 O)/ha [4]. Như vậy tăng nhanh sử dụng phân hóa học là con đường tất yếu phải đi của nông nghiệp nước ta và các nước đang phát triển, sử dụng phân hóa học hợp lý để giảm bớt nhu cầu mà công nghiệp hóa học khó lòng đáp ứng nổi, nông dân khó đủ tiền mua và tránh ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết. 2.2.2. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng ở Việt Nam Việt Nam là nước nhập khẩu phân bón với lượng lớn. Hằng năm nước ta đã nhập khẩu 90-93% lượng phân đạm; 30 - 35% lượng phân lân; 100% lượng phân kali. Tuy nhiên trong sản xuất tình trạng sử dụng lãng phí phân bón còn rất phổ biến đối với nông dân. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là trình độ của nông dân còn rất nhiều hạn chế, do quan niệm, do tập quán canh tác, hơn nữa là do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của việc bón phân cân đối và hợp lý. Chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng phân đạm hiện nay chỉ đạt ở mức 35 - 40%; phân lân và kali đạt khoảng 50%. Như vậy chỉ tính riêng phân ure, hằng năm chúng ta bón khoảng 2 triệu tấn thì hao tốn khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Do vậy chỉ cần tăng hệ số sử dụng thêm 5% thì hằng năm chúng ta tiết kiệm được ít nhất là 100 nghìn tấn ure [2]. 6 Sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn: - Từ năm 1961 - 1970: Giai đoạn này việc sử dụng phân hóa học còn thấp, tổng số NPK bón cho một ha canh tác là 30 kg nguyên chất. Hiệu suất phân đạm cũng như phân lân chưa cao. Hiệu suất 1 kg P 2 O 5 chỉ đạt 0,6 - 1 kg thóc. - Từ năm 1971 - 1975: Giai đoạn này sử dụng phân hóa học có tăng lên. Tổng số NPK bón cho 1 ha canh tác là 50 kg nguyên chất. Trong đó đạm bình quân bón đến 38 kg. Hiệu suất phân bón trong thời kỳ này khá cao, nhất là đạm. Hiệu suất 1 kg phân đạm từ 10 - 15 kg thóc. - Từ năm 1976 - 1980: Là giai đoạn chuyển tiếp, số lượng phân khoáng tuy có giảm, song phải phục vụ cho toàn quốc nên lượng bón bị giảm khác nhiều. Tổng lượng NPK bón chỉ đạt 34 kg nguyên chất cho 1 ha canh tác. - Từ năm 1981 đến nay: Sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp tăng lên đáng kể, nhất là đạm, nhưng một thiếu sót nghiêm trọng là tỉ lệ N:P:K không cân đối, số lượng phân lân và kali bón quá thấp. Ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta đến năm 2010 vào khoảng 12.285.00ha, trong đó cây hằng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm vào khoảng 2.431.000 ha. Để thảo mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân ure; 300.000 tấn phân DAP; 3 triệu tấn phân NPK các loại; 1 triệu 400 nghìn tấn phân lân dạng super và nung chảy 400.000 tấn phân kali [5]: Bảng 1: Nhu cầu phân bón ở Việt Nam Năm Chỉ tiêu N P 2 O 5 K 2 O Tổng (10 3 tấn) 2000 Nhu cầu (10 3 tấn) 1371,0 728,6 534,0 2633,8 Tỷ lệ N:P:K 1 0,516 0,378 2005 Nhu cầu (10 3 tấn) 1504,0 813,0 598,0 2915,0 Tỷ lệ N:P:K 1 0,541 0,389 2010 Nhu cầu (10 3 tấn) 1627,0 892,0 669,0 3118,0 Tỷ lệ N:P:K 1 0,548 0,411 7 Hiện nay việc sử dụng phân bón còn rất nhiều bất cập, sử dụng phân bón quá nhiều và không hợp lý đã làm giảm độ phì nhiêu tiềm tàng cũng như độ phì nhiêu tự nhiên của đất làm cho đất bị chai và thoái hóa nghiêm trọng, ngoài ra còn gây ô nhiễm đến môi sinh môi trường. Xu hướng sản xuất hiện nay là phải sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Sử dụng phân bón hợp lý là một trong những biện pháp tích cực cũng góp phần hạn chế thoái hóa đất, bảo vệ môi trường. 2.3. Cở sở lý luận của đề tài 2.3.1. Vai trò của đậu xanh với dinh dưỡng của con người Đậu xanh là cây trồng quen thuộc ở Việt Nam và ở Châu Á, nó có giá trị kinh tế cao, nhiều giá trị dinh dưỡng và được sử dụng rỗng rãi trong đời sống, thích hợp với việc tiêu dùng và xuất khẩu do sản phẩm dễ tiêu thụ và ít biến động về giá cả. Thành phần sinh hoá của đậu xanh ở 100g như sau: Prôtêin: 23,9%, Lipit: 53% và cung cấp 340kcal [8]. Trong 100g prôtêin có chứa: lizin 4,3g, metionnin 1,3g, triptophan ,3g, phenylalanin ,9g, threonin 4,0,lơxin 5,5 zolơxin 4,5g,acginin 6,3g, histidin 1,2g, nhưng lại thiếu một số axit amin cần thiết, nhất là các axit amin có chứa lưu huỳnh như cystein. Giá trị sinh học (phần đạm được hấp thu và cơ thể giữ lại được) theo Bressanni (1973) của đậu xanh là 40,66%. Ngoài Prôtêin, Lipit, Gluxit trong đậu xanh còn chứa một số muối khoáng và vitamin: Ca 64mg%, P 377mg%, Fe 4,8mg%, caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,72mg%, vitamin B2 0,15mg%, vitamin PP 2,4mg%, vitamin C 4mg%. Do vậy, prôtêin đậu xanh là một loại prôtêin thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, cho nên hạt đậu xanh được chế biến ra nhiều sản phẩm ngon bổ, hấp dẫn: các loại bột, các loại bánh, nấu chè, thổi xôi, làm dược phẩm, đồ uống, [9, 5] Nếu trộn prôtêin của đậu xanh với một số prôtêin thực vật khác như đậu tương, lạc, thì có thể chế biến thành những loại bột dinh dưỡng chất lượng cao làm thức ăn cho trẻ em, người già, người đau ốm mới dậy là rất tốt. Hơn nữa, dùng đậu xanh để chế biến miến, ngọn và lá non có thể dùng làm rau, nấu canh hoặc muối dưa. Thân lá đậu xanh còn được tận dụng làm thức ăn gia súc vì chúng chứa một lượng chất dinh dưỡng khá lớn. 8 2.3.2. Vai trò của đậu xanh trong hệ thống luân canh cây trồng Đậu xanh là cây trồng họ đậu, trong thân lá có hàm lượng các chất khoáng không thua kém gì phân chuồng nên sau khi thu hoạch đậu xanh để lại cho đất một lượng đạm khá lớn do thân lá và vi khuẩn nốt sần để lại. Theo Hulman lượng đạm cây đậu xanh có thể cố định được từ 30 - 70 kg N/ha và có thể trên 100kg N/ha (theo Prenco, 1977). Cây đậu xanh có ưu thế là chu kỳ sinh trưởng ngắn, kỹ thuật canh tác đơn giản, không yêu cầu đầu tư vốn, kỹ thuật nhiều nên có thể thu hồi vốn, tăng diện tích nhanh mà không ảnh hưởng đến diện tích trồng cây lương thực và các cây trồng khác. Cây đậu xanh còn thích hợp trong việc trồng xen gối, luân canh với nhiều loại cây trồng khác; hơn nữa đậu xanh có thể gieo trồng 3 vụ trong năm (nếu đất đủ độ ẩm và không ngập úng) nên có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng đất tăng hệ số sử dụng đất canh tác và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích 2.3.3. Cơ sở của việc bón phân qua lá. Cây trồng có một bộ phận hút chất dinh dưỡng chủ yếu là hệ thống rễ. Thông qua hệ thống rễ, cây được cung cấp chất dinh dưỡng, nước và các khoáng chất để giúp cây sinh trưởng và phát triển. Có thể nói rằng rễ đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của cây, đó là con đường để đưa các chất dinh dưỡng và nước vào cây. Tuy nhiên ngoài con đường dinh dưỡng qua rễ, cây còn có thể lấy nguồn dinh dưỡng qua lá. Lá là một bộ phận của cây trồng, chúng làm nhiệm vụ quang hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng qua lá, tất cả các quá trình này đều được tiến hành trên một cơ quan ở bề mặt lá là lỗ khí khổng. Lỗ khí khổng có kích thước trung bình là 100μm 2 (dài 7 - 10μm, rộng 3 - 12μm). Số lượng khí khổng khá lớn và có thể chiếm 1% diện tích lá.[16]. Khí khổng phân bố đều trên cả hai bề mặt lá. Khí khổng có thể đóng mở, cơ chế đóng mở của khí khổng rất phức tạp có liên quan đến ánh sáng, ẩm độ không khí, ẩm độ đất, nhiệt độ và các chất dinh dưỡng, vì chất dinh dưỡng vào cây chỉ có thể vào mô lá qua các khí khổng. Bằng thực nghiệm các nhà sinh lý học thực vật đã chứng minh và đưa ra kết luận: để nâng cao hiệu quả phân bón thì phải phun phân trong điều kiện nhiệt độ không khí <30 0 C, trời nắng nhẹ không mưa, không có gió khô và cung cấp đầy đủ nước qua rễ cây. 9 2.3.4. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng Các loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và phân bón lá cũng được sử dụng không ngoài mục đích đó.Nhưng khi sử dụng phân bón lá thì có các ưu điểm sau mà các loại phân bón khác không có được: - Phân bón lá giúp cây sinh trưởng ổn định, chắc khoẻ, ít sâu bệnh, chống chịu được các điều kiện bất lợi và cho năng suất cao. - Phân bón lá có thể đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây nhanh chóng phục hồi sau các thời kỳ khủng hoảng. - Phân bón lá ít bị mất đi như phân bón qua rễ khi được sử dụng nên hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn. - Phân bón lá làm tăng chất lượng nông sản, tăng giá trị thương phẩm. * Sự giống và khác nhau giữa phân bón lá và phân bón vào đất: - Giống nhau: + Cả hai loại phân cùng nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây. + Tất cả các loại phân bón lá đều có thể dùng bón vào đất. +Tất cả các loại phân bón vào đất dạng muối khoáng đều có dùng bón lên lá. - Khác nhau: + Một số phân bón vào đất không phải ở dạng muối khoáng thì không thể dùng làm phân bón lá. + Lượng phân dùng để bón qua lá ít hơn rất nhiều so với lượng phân bón vào đất trên cùng một đơn vị diện tích. 2.3.5. Phân loại các loại phân bón lá . Hiện nay trên thị trường các chế phẩm phân bón qua lá rất phong phú chúng có những đặc điểm và nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên có thể chia chúng thành các nhóm sau: - Phân bón lá loại khoáng đa lượng: Thực tế hiện nay trên thị trường còn bán rất ít loại phân bón lá chỉ đơn thuần có khoáng đa lượng. - Phân bón loại khoáng vi lượng: Loại này trong những năm trước đây thường được rất nhiều cơ sở nghiên cứu và tư nhân sản xuất, bán ra thị trường dưới dạng gói nhỏ từ 5 - 30g, khi phun chúng thường được pha loãng ở mức phần nghìn. Hiện nay loại này ít thấy trên thị trường. 10 [...]... thời kỳ và số lá xanh còn lại trên cây khi cuối thời kỳ sinh trưởng nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển và có thể phần nào dự đoán được năng suất của đậu xanh Số lượng lá và tốc độ ra lá của cây đậu xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thời vụ, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, trong đó dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến số lá và tốc... nhau và có ảnh hưởng, quyết định đến năng suất sau cùng Đó là quá trình tăng về chiều cao cây, số lượng lá, số lượng cành, số quả và từng giai đoạn khác nhau mà quá trình sinh trưởng dinh dưỡng hay quá trình sinh trưởng sinh thực chiếm ưu thế hơn Mặt khác nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng hơn ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất. .. (7,33 lá) , công thức II (7,27 lá) , thấp nhất là công thức đối chứng (6,67 lá) Số lá xanh còn lại khi thu hoạch: Đây là chỉ tiêu đánh giá tuổi thọ của lá, khả năng sinh trưởng, phát triển của đậu xanh và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cùng với khả năng cung cấp dinh dưỡng cho đậu xanh Và đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng quang hợp sau ra hoa và có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng. .. tiêu sinh trưởng khác để cùng tác động các biện pháp kỹ thuật cho hợp lý Để thấy rõ sự ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao thân chính, chúng tôi minh hoạ bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ 4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá thân chính của đậu xanh Lá là bộ phận quan trọng đối với đời sống cây trồng nói chung và cây đậu xanh nói riêng, đời sống của. .. 4: Đây là thời gian cây đậu xanh bước vào thời kỳ chín Lúc này, nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chín của quả Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 33 oC, cây đậu xanh phát triển tốt rễ, thân, lá, hoa và cho năng suất cao [9, 24] Trong tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng 4 là 24oC, cao nhất trong 3 tháng và phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu xanh giai đoạn này Có hai... tác dụng duy trì số lá xanh trên thân chính, cung cấp dinh dưỡng cho đậu xanh trong quá trình hoạt động sinh lý mạnh nhằm bù đắp cho quá trình tiêu hao dinh dưỡng 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đặc sự ra hoa của đậu xanh Đậu xanh là cây hình thành các bộ phận sinh thực rất sớm, chúng bắt đầu phân hóa mầm hoa từ khi cây chỉ có 2 - 3 lá thật Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm to,... thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng cung cấp cho đậu xanh Tỷ lệ hoa hữu hiệu là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và phụ thuộc vào sự ra hoa của đậu xanh Trong quá trình ra hoa của đậu xanh thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định đến tỷ lệ hoa hữu hiệu, và đây là cơ sở để tăng năng suất. .. ngoại cảnh và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, đây chính là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng thời kỳ nhằm tạo điều kiện cho đậu xanh sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao Thời gian sinh trưởng của đậu xanh phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống Tuy nhiên, các yếu tố của điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian sinh trưởng của. ..- Phân bón lá loại đa, vi lượng hỗn hợp: Đây là loại chủ yếu hiện nay của phân bón lá Hiện nay loại phân này được sản xuất dưới cả hai dạng: dạng đóng chai và dạng đóng gói - Phân bón lá loại hỗn hợp: Đây là loại mới xuất hiện trên thị trường Thành phần của nó là một hỗn hợp gồm 17 axit amin Phân được điều chế dưới dạng lỏng, đóng chai Tên thương phẩm của loại này là: SriDiamin30AA... hậu, dinh dưỡng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại và phát triển của chúng Thế nên, chừng nào con người nắm chắc những điều kiện cơ bản của mối liên hệ hữu cơ giữa cây trồng và môi trường sống thì mới có thể tác động một cách có hiệu quả đến sự sinh trưởng và phát triển của cây để tạo ra năng suất cao Các chỉ tiêu về sinh lý phản ánh mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường sống của nó một cách khoa . cây đậu xanh nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân 2009 tại Hợp tác xã Kim Long,. Long, Thành Phố Huế . Mục đích, yêu cầu của đề tài: Nhằm nghiên cứu, xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất đậu xanh. Từ đó để sử dụng rộng rãi phân. Hà. Số 7 - A28 - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến: + Khả năng sinh trưởng, phát triển của đậu xanh. + Các yếu tố cấu thành

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • Phần 2

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Bón phân cân đối và hợp lý - Yếu tố quyết định cho nền nông nghiệp bền vững và đạt năng suất cao

    • Phần 3

    • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • Phần 5

    • KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan