Đề tài mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

99 1.2K 15
Đề tài  mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, khái niệm hội nhập và mở cửa đã trở thành một khái niệm quen thuộc, phổ biến trong mọi ngành nghề cũng như mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng bài toán hội nhập và mở cửa như thế nào, ở mức độ ra sao vẫn chưa bao giờ có một lời giải xác đáng. Khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để kết thúc quá trình gia nhập WTO thì cũng là lúc chúng ta phải tính đến một kịch bản mới cho nền kinh tế – kịch bản hậu WTO.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Đặng Thanh Phong Lớp : Anh 13 Khóa : 41D - KTNT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Xuân Nữ Hà Nội, 11/2006 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Thương mại và trường ĐH Ngoại thương (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ tài chính (2005), Nhìn lại một năm thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. 3. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Hoàng Văn Châu (2006), Giáo trình bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. Tập đoàn tài chính Bảo Việt (2005 – 2006), Tạp chí Bảo hiểm, Hà Nội. 8. Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (2006), Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Hà Nội. 9. Trường ĐH Ngoại thương (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thương mại quốc tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 10. Viện khoa học xã hội Việt Nam (06/2006), Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội. 11. Viện khoa học xã hội Việt Nam (08/2006), Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội. 12. Viện khoa học tài chính (04/2005), Đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Asian Insurance Review (06/2005), Bancassurance – Making it work. But for whom? 2. Jerome Yeatman (1999), International textbook on insurance, Paris National Insurance University, France. 3. Sivam Subamaniam (2004), Challenges facing regulators, insurers and banks in the bancassurance arena, Hongkong. 4. Jorn F. Kristensen and Ang Yew-Lee (2006), The Singapore insurance market, Singapore. III. CÁC TRANG WEB 1. HTTP://WWW.AAR.COM.AU/ 2. http://baohiem.pro.vn 3. www.celent.com/ /20030731/ITSpendingIns.htm 4. http://ec.europa.eu/internal_market/insurance/ecommerce_en.htm 5. http://www.internationalinsurance.org/international/overview/ 6. http://pjico.com.vn 7. http://www.irmi.com/ 8. http://www.mas.gov.sg/masmcm/bin/pt1Insurance 9. www.taiwanratings.com/ /sld013.htm 10. http://vnn.vn Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, khái niệm hội nhập và mở cửa đã trở thành một khái niệm quen thuộc, phổ biến trong mọi ngành nghề cũng như mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng bài toán hội nhập và mở cửa như thế nào, ở mức độ ra sao vẫn chưa bao giờ có một lời giải xác đáng. Khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để kết thúc quá trình gia nhập WTO thì cũng là lúc chúng ta phải tính đến một kịch bản mới cho nền kinh tế – kịch bản hậu WTO. Giờ đây, thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới đã được xác định, hiện thực hoá quá trình hội nhập không còn là điều trong tưởng tượng nữa. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải tiến hành mở cửa sâu sắc hơn nền kinh tế của mình. Lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế. Bảo hiểm không chỉ có tác dụng hạn chế hậu quả gây ra bởi rủi ro đối với cá nhân hay tổ chức, nó còn đóng vai trò đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cả một ngành nghề, một lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Với chính sách mở cửa được đánh giá là thông thoáng hơn các nước láng giềng, trong gần 10 năm qua thị trường bảo hiểm Việt Nam đã chứng kiến sự tham gia của rất nhiều các nhà bảo hiểm tên tuổi trên thế giới như Prudential, Manulife, Great Eastern, ACE, Préveire…; phí bảo hiểm liên tục tăng cùng với con số hợp đồng được ký mới cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được từ quá trình mở cửa, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập: bất cập về quy mô thị trường, về năng lực hoạt động, khả năng tài chính… Tham gia vào một sân chơi lớn, bình đẳng hơn nhưng cũng khó khăn hơn, điều thiết yếu đặt ra đối với chúng ta là phải trang bị cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu đồng thời xây dựng những định hướng rõ ràng để có thể hội nhập và mở cửa một cách thành công. Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 2 Việc tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm, chính sách cũng như đường lối của các nước trong khu vực, những nước có những đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng với chúng ta là một việc làm vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là việc làm nhằm tìm hiểu rõ hơn về thị trường bảo hiểm các nước đồng thời cũng là quá trình đi tìm lời giải cho bài toán hội nhập của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Từ những yêu cầu thiết thực đó em đã lựa chọn đề tài “Mở cửa thị trường bảo hiểm ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Đề tài nêu lên những kinh nghiệm và bài học quý báu của các nước có thể áp dụng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và trong những năm tới khi thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hội nhập đầy đủ. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận đi sâu nghiên cứu các kinh nghiệm và chính sách mở cửa thị trường bảo hiểm của các nước trong khu vực bao gồm những nước điển hình như Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. Từ đó, dựa trên những chính sách và chủ trương của Nhà nước xuất phát từ nội tại nền kinh tế, khoá luận đưa ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Với mục đích như vậy, khoá luận tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm tại các nước, thực trạng thị trường bảo hiểm hiện nay và chính sách mở cửa của những nước này trên cơ sở nghiên cứu và chọn lọc những đặc điểm sáng tạo nổi bật của các nước có thể áp dụng với tình hình cụ thể của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là bảo hiểm và thị trường bảo hiểm. Đi vào chi tiết, khoá luận tìm hiểu những đặc điểm và hội nhập Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 3 của thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. - Về phạm vi nghiên cứu: Khoá luận giới hạn trong phạm vi thị trường bảo hiểm một số nước trong khu vực, những kinh nghiệm và bài học trong quá trình mở cửa của những nước này. Tuy nhiên để có được cái nhìn toàn cảnh và nhằm đưa ra những bài học có ý nghĩa thực tiễn đối với thị trường bảo hiểm trong nước, khoá luận cũng xem xét vấn đề trên bình diện thị trường bảo hiểm thế giới và thực trạng của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp chuyên gia, - Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm tập hợp số liệu và phân tích, thu thập tài liệu, quan sát và đánh giá. - Phương pháp tư duy lô-gic Trong quá trình nghiên cứu, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 4 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1. Định nghĩa bảo hiểm Bảo hiểm là một lĩnh vực ra đời sau của thị trường tài chính nhưng nó đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu về bảo hiểm và do đó các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa dạng, tập trung xem xét trên những khía cạnh khác nhau. Có một số định nghĩa về bảo hiểm như: “Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”. Định nghĩa này mới chỉ đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương thức sử dụng nó. Một định nghĩa khác đơn giản hơn xét trên khía cạnh tổn thất và bồi thường tổn thất: “Bảo hiểm là việc cam kết hoàn trả tiền trong trường hợp tổn thất xảy ra cho một cá nhân hay tổ chức đã dự phòng thảm hoạ xảy ra và trả tiền trước đó cho công ty bảo hiểm” Theo khía cạnh luật pháp và kinh tế học, bảo hiểm là một dạng kiểm soát rủi ro trước hết được dùng để bảo đảm đối với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại về tài chính. Một cách chính xác, bảo hiểm được định nghĩa là việc chuyển nguy cơ rủi ro từ một chủ thể sang một chủ thể khác tương ứng theo mức phí xác định hợp lý. Và, một cách chung nhất và mang tính bản chất nhất, có thể định nghĩa bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 5 nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm. 2. Những nguyên tắc của bảo hiểm 2.1 Nguyên tắc số đông bù số ít Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một sản phẩm bảo hiểm chỉ có thể được triển khai khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm nào đó. 2.2 Rủi ro có thể được bảo hiểm Nguyên tắc này đảm bảo cho các công ty bảo hiểm những điều kiện cần thiết để không bị bồi thường những rủi ro không phải do hành động bất ngờ không lường trước được xảy ra. Chẳng hạn, những rủi ro do cố ý của người được bảo hiểm hoặc những rủi ro gần như chắc chắn xảy ra, ví dụ như một chiếc thuyền đi biển đã cũ, tuổi tàu già và không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết. Như vậy, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được bảo hiểm phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các rủi ro loại trừ tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 6 nhận bảo hiểm lại có thể xem xét để phân loại, sắp xếp theo từng mức độ khác nhau nếu cần thiết và áp dụng mức phí thích hợp. 2.3 Phân tán rủi ro Khi nhận bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là công ty bảo hiểm đã tự mình ràng buộc trách nhiệm đối với những tổn thất và hư hại xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các công ty bảo hiểm với tiềm lực tài chính chưa mạnh, quỹ bảo hiểm chưa nhiều trong khi giá trị bảo hiểm lại lớn mà trong điều kiện kinh tế thị trường, các công ty không thể từ chối khách hàng của mình. Điều này dẫn đến việc họ phải phân tán rủi ro để tự bảo hiểm cho hoạt động của chính mình. Phân tán rủi ro có thể thực hiện qua hai hình thức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Về mục đích, hai phương thức này đều giống nhau song về hình thức lại khác nhau. Đồng bảo hiểm là hình thức nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảo hiểm cho một rủi ro có giá trị lớn. Trong khi đó, tái bảo hiểm là hình thức một công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một loại rủi ro nhất định sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác. 2.4 Trung thực tuyệt đối Nguyên tắc trung thực tuyệt đối áp dụng cho cả hai bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm, đó là người mua – bên tham gia bảo hiểm và người bán – công ty nhận bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm, họ phải đảm bảo đưa ra những điều kiện hợp đồng phù hợp, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên. Khi xảy ra tổn thất, quyền lợi của người được bảo hiểm, việc thanh toán số tiền bảo hiểm, các thủ tục giải quyết có nhanh chóng và thuận lợi hay không là tuỳ thuộc vào tính “trung thực tuyệt đối” của người bán sản phẩm bảo hiểm. Ngược lại, đối với người tham gia bảo hiểm, anh ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong việc xác minh đối tượng bảo hiểm để Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 7 làm điều kiện cần thiết cho việc xây dựng hợp đồng bảo hiểm. Trung thực tuyệt đối trong khai báo và giám định khi tổn thất xảy ra. Nói tóm lại, trung thực tuyệt đối là điều kiện bắt buộc của cả người bán và người mua trong hợp đồng bảo hiểm, không những thế nó còn thể hiện thiện chí của các bên tham gia – một điều hết sức cần thiết trong kinh doanh. 2.5 Quyền lợi có thể được bảo hiểm Nhằm tránh việc trục lợi từ các hợp đồng bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, trong bất kỳ mọi trường hợp người tham gia bảo hiểm phải có mối quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Mối quan hệ này có thể thể hiện bằng quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền tài sản hay nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. 3. Tác dụng của bảo hiểm Là đứa con sinh sau đẻ muộn trong thị trường tài chính nhưng thị trường bảo hiểm đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những thập niên qua. Trên thế giới, doanh thu từ bảo hiểm ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong GDP của các nước. Không phải ngẫu nhiên bảo hiểm lại có thể được ưu ái như vậy, nó có một chỗ đứng thiết thực không chỉ trong nền kinh tế mà cả trong đời sống chính trị, xã hội của một quốc gia. - Trước hết, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước những tổn thất xảy ra. Rủi ro do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập, sản xuất kinh doanh của các cá nhân và đơn vị. Tổn thất đó được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác dụng này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông tham gia. - Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho các cá nhân, doanh nghiệp. [...]... một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trong khu n khổ của khóa luận này, chỉ xin tập trung nghiên cứu thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương mại – hai loại hình sản phẩm có ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhất tới nền kinh tế và có liên quan chặt chẽ với khái niệm thị trường và mở cửa thị trường như được đề cập trong tên đề tài 3.2 Phân loại theo nhân khẩu học Phân chia thị. .. nguyện Chỉ có ở thị trường bảo hiểm, người mua mới bị bắt buộc mua – tham gia bảo hiểm Cũng chính vì lẽ này, các nước thường rất thận trọng và tính toán kỹ trong quá trình hội nhập thị trường bảo hiểm của mình 3 Phân loại thị trƣờng bảo hiểm Đặng Thanh Phong 14 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Cách thức và tiêu chí... KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam chức trung gian gồm các công ty môi giới hoặc các đại lý bảo hiểm Hình thức tổ chức và đặc trưng của các công ty này có thể khác nhau 2 Những đặc trƣng cơ bản của thị trƣờng bảo hiểm 2.1 Những đặc trưng chung Cũng giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm có những đặc trưng chung của các thị trường. .. gắn liền với mục đích nghiên cứu; phân loại thị trường bảo hiểm cũng vậy Trong mỗi một thị trường chung lại có những thị trường riêng Chẳng hạn, khi chúng ta nói đến thị trường bảo hiểm Bắc Mỹ, thì Bắc Mỹ là một thị trường bảo hiểm so với thị trường bảo hiểm Tây Âu, Đông Bắc Á… Tuy nhiên, trong thị trường bảo hiểm Bắc Mỹ lại bao gồm nhiều thị trường nhỏ như thị trường bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương... KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Trong thị trường diễn ra hành vi cơ bản là mua và bán Thông qua mua và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, người mua tìm được cái mình cần và người bán bán được cái mình có với giá cả được thoả thuận một cách tự do Như vậy, thị trường bảo hiểm có thể hiểu đơn giản là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. .. bỉ của giới lãnh đạo liên minh châu Âu (EU) Thậm chí những nước không nằm trong số 25 nước thành viên EU cũng hầu như thông qua luật bảo hiểm được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc của Chỉ thị châu Âu liên quan đến thị trường bảo hiểm Lý do là một số trong những nước này Đặng Thanh Phong 25 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với. .. tới ngành bảo hiểm thế giới Để chuẩn bị cho quá trình mở cửa hội nhập ngành bảo hiểm sâu sắc hơn, EU đã ban hành một loạt các văn bản điều chỉnh Đặng Thanh Phong 26 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Một trong số những văn bản đó là Bản chỉ thị về trung gian bảo hiểm được ban hành mới đây Bản chỉ thị này là một sáng... này không được tính trong tổng doanh thu hoạt động của các công ty bảo hiểm Đặng Thanh Phong 29 Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Sự bành trướng quốc tế của nền kinh tế Hoa Kỳ và của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn của Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho việc thành lập một số tập đoàn bảo hiểm lớn của Hoa Kỳ và các công ty môi... hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam bị đe doạ Vấn đề đặt ra không chỉ là thách thức đối với một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia riêng lẻ mà là vấn đề của toàn nhân loại Đối phó với rủi ro nhằm đảm bảo ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay Mở cửa và hội nhập ngành bảo hiểm toàn cầu sẽ giúp các nước có một sức... 13 – K41D - KTNT Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam của nghề môi giới trong hoạt động phân phối, các phương thức ký kết hợp đồng của thị trường London) Tỷ trọng các công ty nước ngoài xấp xỉ 60% trong ngành bảo hiểm thiệt hại, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Pháp và Thuỵ Sỹ, nhưng trong ngành bảo hiểm nhân thọ tỷ trọng vốn nước ngoài bị hạn . bài toán hội nhập của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Từ những yêu cầu thiết thực đó em đã lựa chọn đề tài Mở cửa thị trường bảo hiểm ở một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm. bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong Lớp: Anh 13 – K41D - KTNT 4 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM. loại trừ tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được Mở cửa thị trường bảo hiểm của một số nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Đặng Thanh Phong

Ngày đăng: 29/08/2014, 06:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

    • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM

      • 1. Định nghĩa bảo hiểm

      • 2. Những nguyên tắc của bảo hiểm

      • 3. Tác dụng của bảo hiểm

      • II. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

        • 1. Khái niệm thị trường bảo hiểm

        • 2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm

        • 3. Phân loại thị trường bảo hiểm

        • III. XU HƯỚNG HỘI NHẬP CỦA NGÀNH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU HOÁ CỦA THẾ GIỚI

          • 1. Tính tất yếu của hội nhập ngành bảo hiểm

          • 2. Bức tranh hội nhập ngành bảo hiểm trên toàn thế giới

          • CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC TRONG VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

            • I. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC

              • 1. Sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Trung Quốc

              • 2. Kinh nghiệm mở cửa thị tr ường bảo hiểm của Trung Quốc

              • II. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN

                • 1. Vài nét về thị trường bảo hiểm Thái Lan

                • 2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong mở cửa thị trƣờng bảo hiểm

                • III. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE

                  • 1. Vài nét về ngành bảo hiểm Singapore

                  • 2. Kinh nghiệm mở cửa thị trường bảo hiểm của Singapore

                  • CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

                    • I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.

                      • 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước nghị định 100/CP

                      • 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau khi có nghị định 100/CP của chính phủ.

                      • 3. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới

                      • II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH MỞ CỬA NGÀNH BẢO HIỂM HIỆN NAY

                        • 1. Kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan