Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

57 939 7
Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP .......................... 2 I. Khái niệm về động lực và nâng cao động lực làm việc của người lao động ....................................................................................................................... 2 1.1. Khái niệm động cơ, động lực và nâng cao động lực làm việc .................... 2 1.2. Sự cần thiết nâng cao động lực làm việc cho người lao động ..................... 4 II. Lý thuyết về mô hình nghiên cứu động cơ, động lực theo tính chất động cơ, động lực được sử dụng để nâng cao động lực cho người lao động. ........... 5 2.1. Các công cụ kinh tế ..................................................................................... 6 2.2. Các công cụ hành chính tổ chức ................................................................ 11 2.3. Các công cụ giáo dục tâm lý ................................................................... 13 III. Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao động lực lao động. ........................... 15 3.1. Môi trường của tổ chức ............................................................................. 15 3.2. Bản thân công việc .................................................................................... 16 3.3. Bản thân người lao động ........................................................................... 17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2 I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 2 1.1. Khái niệm động cơ, động lực và nâng cao động lực làm việc 2 1.2. Sự cần thiết nâng cao động lực làm việc cho người lao động 4 II. LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ, ĐỘNG LỰC THEO TÍNH CHẤT ĐỘNG CƠ, ĐỘNG LỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 5 2.1. Các công cụ kinh tế 6 2.2. Các công cụ hành chính tổ chức 11 2.3. Các công cụ giáo dục - tâm lý 12 III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG. 15 3.1. Môi trường của tổ chức 15 3.2. Bản thân công việc 16 3.3. Bản thân người lao động 17 3.4. Các yếu tố khác 18 CHƯƠNG II 20 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 20 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 20 1.1. tổng qua về công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt 20 1.2. Đặc điểm ngành nghề của Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt. 27 1.3. Cơ cấu nhân sự 27 II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 28 2.1. QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CÔNG TY VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN. 28 2.2. Hệ thống trả công 29 2.3. Môi trường làm việc 29 2.4. Tính hấp dẫn của công việc 29 III. THỰC TRẠNG NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 30 3.1. Sử dụng công cụ kinh tế 30 3.2. Sử dụng công cụ hành chính tổ chức 35 3.3. Sử dụng công cụ giáo dục - tâm lý 37 IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 39 4.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân 39 4.2. Những điểm yếu và nguyên nhân 41 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 45 Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp I.PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN 45 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY 46 2.1.Giải pháp hoàn thiện công cụ kinh tế 46 2.2. Giải pháp hoàn thiện các công cụ hành chính, tổ chức 49 2.3. Giải pháp hoàn thiện công cụ giáo dục - tâm lý 51 2.4. Giải pháp về phía nhân viên 52 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 52 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh của thời kỳ bão giá khiến cho môi trường cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược cho riêng mình để tồn tại và phát triển trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao động lực đối với bản thân người lao động trong các tổ chức và qua thời gian thực tập tại Công trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại Đất Việt, em xin chọn đề tài: “Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài của em tập trung phân tích hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động tại công ty và từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng các công cụ tạo động lực nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong toàn công ty. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề thực tập gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về động lực và nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt. Chương III: Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn Quang Huy và các cô chú, anh chị làm việc tại tại Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu tư xây dựng và thương mại đất việt. Vì khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn nữa. Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP I. Khái niệm về động lực và nâng cao động lực làm việc của người lao động 1.1. Khái niệm động cơ, động lực và nâng cao động lực làm việc Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nắm được nguyên tắc cơ bản mà rất quan trọng “quản lý suy cho cùng chính là quản lý con người”. Chính vì thế, để tận dụng và khai thác tối đa khả năng làm việc, trình độ, sự sáng tạo của người lao động, nhà quản lý phải biết cách nâng cao động lực làm việc cho nhân viên trong doanh nghiệp mình. Một tổ chức xây dựng và duy trì được đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình, hăng say, thực hiện công việc có hiệu quả sẽ đạt được những mục tiêu và hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra. 1.1.1. Động cơ làm việc Động cơ là mục đích chủ quan của hoạt động con người, là động lực thúc đẩy con người hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu đề ra. Nếu mục đích đặt ra không phương hại đến mục đích của người khác và của xã hội thì hành động để thực hiện mục đích sẽ được xã hội chấp nhận. Động cơ làm việc có 2 đặc trưng cơ bản sau: - Động cơ rất trừu tượng, khó xác định - Động cơ rất đa dạng, phong phúvà thường mâu thuẫn với nhau Bởi vậy, việc nắm bắt và xác định động cơ của con người là rất khó Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khăn. Trong cùng một tổ chức, một môi trường, một hoàn cảnh, mỗi người lại có những động cơ riêng, chính vì thế các nhà lãnh đạo cần phân tích, xác định chính xác động cơ của từng cá nhân nhân viên và cải biến những động cơ đó sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, mục tiêu và khả năng đáp ứng của tổ chức. 1.1.2. Động lực làm việc - Khái niệm: Động lực là động cơ mạnh thúc đẩy con người đi đến hoạt động một cách tích cực có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng thích nghi cao, có sáng tạo cao nhất đối với tiềm năng của họ trong điều kiện có thể Theo giáo trình Quản trị nhân lực: “ Động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực làm việc sẽ dẫn tới năng suất lao động và hiệu quả công việc cao hơn. Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, nếu người lao động mất động lực hoặc suy giảm động lực thì sẽ mất khả năng thực hiện công việc và có xu hướng ra khỏi tổ chức. Và có thêm động lực lao động thì kết quả công việc của người lao động mang lại sẽ đem đến nhiều bất ngờ cho nhà lãnh đạo, tạo hiệu ứng mạnh hơn. Động lực không là một hằng số mà nó là một biến số phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố trực tiếp là bản thân người lao động, yếu tố gián tiếp là những yếu tố nằm ngoài bản thân người lao động như: môi trường làm việc, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, đặc điểm công việc, văn hóa tổ chức…Tuy không thể trực tiếp điều khiển động lực biến đổi nhưng nhà quản lý có thể sử dụng những thay đổi của yếu tố gián tiếp tác động lên người lao động. 1.1.3.Nâng cao động lực làm việc Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nâng cao động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật của nhà quản lý tác động đến người lao động nhằm giúp cho người lao động nâng cao được động lực trong công việc. Nâng cao động lực cho người lao động là trách nhiệm của quản lý nhằm dẫn dắt người lao động đạt được những mục tiêu đề ra với sự nỗ lực lớn nhất. Một người lao động có động lực làm việc cao sẽ phát huy hết khả năng tiềm ẩn, nâng cao khả năng hiện có của mình, đó chính là quá trình tự hoàn thiện trong công việc. 1.2. Sự cần thiết nâng cao động lực làm việc cho người lao động Nâng cao động lực cho người lao động là hoạt động đóng vai trò chính yếu trong quản lý hiệu suất làm việc và là điều mà các nhà quản lý phải luôn quan tâm. Để nhân viên hiểu được mục tiêu và tầm quan trọng của hiệu suất công việc và cũng phải có động lực để theo đuổi mục tiêu ấy. Nhà lãnh đạo có thể huấn luyện nhân viên khắc phục thiếu sót và cải thiện hiệu suất làm việc, nhưng nhân viên ấy sẽ không chú tâm vào việc huấn luyện nếu chính người đó không muốn hay không có động lực thúc đẩy. Chính vì thế nhà quản lý rất có thể phai bỏ khá nhiều thời gian cho việc đánh giá hiệu suất hoạt động hàng năm của nhân viên. Động lực có vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi người lao động. Nâng cao động lực bằng cách làm thỏa mãn những nhu cầu về vật chấtvà nhu cầu về tinh thần cho người lao động khiến họ sẽ cố gắng, nỗ lực tạo ra hiệu quả cao trong công việc, nâng cao năng suất lao động cá nhân, đồng thời sẽ phát huy tối đa khả năng tay nghề, tính sáng tạo và trình độ chuyên môn trong quá trình làm việc. Khi nhân viên có động lực cao, tinh thần làm việc thoải mái sẽ tìm được niềm say mê trong công việc và có thái độ làm việc tích cực, hăng hái, thậm chí họ coi đó là tự hoàn thiện bản thân. Động lực thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽ tạo ra được một tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời cũng góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn. Nâng cao động lực luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi nhà quản lý. Chính sách tiền lương, tiền thưởng có phù hợp hay không? Bố trí công việc có hợp lý hay không? Công việc có làm thoả mãn được nhu cầu của người lao động hay không?… Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thái độ làm việc hăng hái, nhiệt tình hay trì trệ bất mãn đối với doanh nghiệp của người lao động trong tổ chức. Những quyết định đúng đắn trong các chính sách nhằm nâng cao động lực làm việc sẽ giúp cho tổ chức có nhiều thuận lợi trong việc: - Giúp người lao động gắn bó với tổ chức hơn. - Thu hút lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao vào làm việc - Khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất và phát huy được những tiềm năng của người lao động trong tổ chức. II. Lý thuyết về mô hình nghiên cứu động cơ, động lực theo tính chất động cơ, động lực được sử dụng để nâng cao động lực cho người lao động. Vấn đề nâng cao động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức được các nhà lãnh đạo nhận thấy là rất cần thiết và quan trọng trong nhiệm vụ quản lý, chính vì thế nên tồn tại rất nhiều học thuyết, mô hình nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi học thuyết là một cách tiếp cận khác nhau về nâng cao động lực và đều có tác dụng nâng cao động lực đối với người lao động. Ở đề tài của mình em đã lựa chọn mô hình nghiên cứu động cơ, động lực theo tính chất động cơ, động lực để tìm hiểu về các công cụ được sử dụng để nâng cao động lực làm việc cho người lao động. Mô hình chia làm 3 nhóm: Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhóm 1: Động cơ kinh tế Nhóm 2: Động cơ tinh thần Nhóm 3: Động cơ cưỡng bức quyền lực Từ đó, xây dựng được một hệ thống các công cụ để nâng cao động lực cho người lao động tương ứng với 3 nhóm trên là: • Các công cụ kinh tế • Các công cụ hành chính tổ chức • Các công cụ giáo dục - tâm lý 2.1. Các công cụ kinh tế Con người luôn lấy lợi ích cá nhân làm trọng tâm trong mọi suy nghĩ và hành động. Với cùng một công sức, một chi phí họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích. Vì vậy tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc. Mặt khác tiền lương, tiền thưởng là điều dễ nhận thấy nhất, dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân viên nhất. Vì vậy, tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là phương thức nâng cao động lực quan trọng nhất, là yếu tố ảnh hưởng nhất để thúc đẩy con người tích cực làm việc hơn. Công cụ kinh tế bao gồm 2 loại: 2.1.1. Công cụ kinh tế trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, tiền thưởng, chế độ phân chia lợi ích, chế độ phân chia lợi nhuận, cổ phần a, Tiền lương: - Khái niệm: là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ. Tiền lương cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động. Tiền lương là biểu hiện rõ nhất của lợi ích kinh tế nó là công cụ kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích lao động. Nhờ có tiền lương mà người lao động có thể trang trải cho cuộc sống của họ. Tiền lương ảnh hưởng đến địa vị của người lao động ngoài xã hội và trong gia đình. Mức tiền công cao hơn sẽ tạo Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức. Còn với tổ chức thì tiền lương là công cụ để duy trì, thu hút người lao động giỏi. Như vậy đối với người quản lý lao động thì tiền lương là khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả khoản chi phí này. Đối với người lao động tiền lương dùng để tái sản xuất sức lao động, vì thế nó trở thành khoản chi phí đặc biệt. Và doanh nghiệp cần sử dụng khoán phí này một cách hiệu quả chứ không phải tiết kiệm; để là đòn bẩy tăng năng suất lao động. Khi năng suất cao tạo điều kiện để hạ giá thành sản xuất. Vì vậy, muốn tiền lương trở thành công cụ nâng cao động lực cho người lao động thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Tiền lương đảm bảo tái sản xuất sức lao động + Trả lương phải được thoả thuận trước giữa doanh nghiệp và người lao động. + Tiền lương cần đảm bảo nguyên tắc công bằng. + Tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả công việc của người lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Tiền lương phải có tác dụng kích thích người lao động. Cần từ bỏ quan niệm sai lầm rằng cứ ở chức vụ cao hơn, quan trọng hơn là có thể có mức lương cao hơn. Một nhân viên phục vụ xuất sắc luôn có giá trị hơn một người quản lý tầm thường. Mức lương cao nhất của một vị trí công việc thấp hơn nên cao hơn mức lương thấp nhất của vị trí công việc cao hơn. Như vậy sẽ giúp nhân viên suy nghĩ chín chắn khi bước vào vị trí quản lý, bởi bất cứ vị trí nào họ cũng phải là người giỏi. b, Tiền thưởng: - Khái niệm: là dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần vào Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cuối tháng hoặc cuối năm để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn. Tiền thưởng ngày càng được các công ty coi trọng, coi đó là một phần quan trọng của chính sách phúc lợi. Nó trực tiếp làm tăng thu nhập của người lao động, tác động mãnh mẽ đến động cơ kinh tế của họ. Nguyên tắc khi xem xét khen thưởng: + Tiền thưởng phải gắn với những mục tiêu cụ thể, kế hoạch rõ ràng gắn liền với sự phát triển kinh doanh, lợi nhuận của công ty. + Tiền thưởng phải căn cứ vào thành tích của nhân viên, chi trả công bằng dựa trên sự đánh giá công việc và phải được công khai, minh bạch tới tất cả nhân viên. + Khoảng cách giữa các lần thưởng phải hợp lý và các hình thức thưởng cần căn cứ vào đặc điểm của người lao động. c, Các biện pháp khuyến khích liên quan đến cổ phiếu. Khi nhân viên được sở hữu cổ phần lợi ích kích thích không chỉ ở mức vật chất, họ làm việc hăng say hơn và phải quan tâm nhiều hơn tới sự suy thịnh của doanh nghiệp. Khi người lao động trở thành một phần của tổ chức, là người chủ sở hữu cảu doanh nghiệp thì tự khắc họ sẽ cso trách nhiệm cao hơn trong công việc, tin h thần tự giác cao hơn, và công sức bỏ ra họp cảm thấy có ý nghĩa hơn. Có 2 loại cổ phiếu: Loại thứ nhất: Chỉ bán hoặc thưởng cho nhân viên quản lý doanh nghiệp. Họ có quyền có kế hoạch với giá trị của cổ phiếu, được quyền tăng giá trị cổ phiếu nhưng không có quyền mua bán và bị thu hồi khi rời khỏi doanh nghiệp. Loại thứ hai: Áp dụng cho toàn thể nhân viên áp dụng vào mức thu nhập Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 8 [...]... THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT I Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt 1.1 tổng qua về công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt Các thông tin về công ty - Công ty thành lập vào 20 tháng 07 năm 2006 Tên gọi đầy đủ: trách nhiệm hữu hạn dầu tư xây dựng và thương mại đất việt - Tên giao dịch quốc tế: Đất việt investment construction and tradinhcompany... lượng nhân lực của toàn công ty II Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt 2.1 Quan điểm và những quy định chung của công ty với hoạt động tạo động lực cho nhân viên 2.1.1 Quan điểm của lãnh đạo công ty Trước tiên ban lãnh đạo Công ty đã xác định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và. .. lý công trình Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động 1.2 Đặc điểm ngành nghề của Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh nhận thầu thi công xây dựng và đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông thủy lợi, xây dựng các công trình văn hóa, xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35K, xây dựng cơ sở hạn. .. trường làm việc Làm việc trong môi trường bao gồm tất cả các yếu tố về tinh thần (phi vật thể) và các yếu tố vật chất nhằm tạo điều kiện làm việc cho nhân viên một cách tốt nhất với mục tiêu giúp họ có tâm lý yên tâm, thoải mái; nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt là một công ty trẻ nên không khí làm việc mang tính cởi mở và. .. độ làm việc của họ - Các chính sách của nhà nước: Các quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm bắt buộc, tiền lương tối thiểu và một số chính sách khác Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 19 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT I Tổng quan về Công ty trách. .. việc, một cách thực hiện dễ dẫn đến sự nhằm chán cho nhân viên trong công việc, khả năng sáng tạo trong công việc giảm, nếu không có sự điều chỉnh dẫn sức ì ngày càng gia Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt là 1 trong những công ty cọ xát, kinh nghiệm Với nền tảng chuyên nghiệp và đội ngũ nhân sự trẻ trung, dám nghĩ-dám làm- dám hành động III Thực trạng nâng cao động lực. .. động lực cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại Đất Việt 3.1 Sử dụng công cụ kinh tế 3.1.1 Công cụ kinh tế trực tiếp a, Tiền lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian, gắn với năng suất lao động, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố về thâm niên công tác, tính chất và vị trí công việc đảm nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và mức độ hoàn thành công việc của... lực tại công ty Căn cứ vào đặc điểm đội ngũ nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 28 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đầu tư xây dựng và thương mại đất việt cùng với những đặc trưng trong lĩnh vực hoạt động của công việc để đưa ra các chính sách tạo động lực phù hợp Các chính sách tạo động lực phải thực sự hướng về con người Giá trị của từng thành viên làm. .. nghiệp cao Ngoài ra, công ty có nhà ăn cho nhân viên làm việc Điều này là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất cao đến tạo động lực cho nhân viên công ty 2.4 Tính hấp dẫn của công việc Nguyễn Đình Phóng – Lớp: Quản lý Kinh tế K40 29 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Các công việc tại công ty đều được thực hiện tại Văn phòng và nhiều vị trí làm việc công việc không có nhiều thay đổi Việc lặp đi lặp lại một công. .. sức lao động, do đó hiệu quả làm việc được nâng cao Tổ chức ăn ca tập thể còn tạo ra sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên, làm giảm khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên Công ty, giúp cho nhân viên có tư tưởng thoải mái khi làm việc, làm tăng năng suất lao động chung của Công ty Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức các hội diễn văn nghệ, các chương trình thi đấu thể thao,… giúp cho nhân viên hòa . ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT 20 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT . trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại Đất Việt, em xin chọn đề tài: Nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt làm chuyên. qua về công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt 20 1.2. Đặc điểm ngành nghề của Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt. 27 1.3. Cơ cấu nhân

Ngày đăng: 28/08/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

    • I. Khái niệm về động lực và nâng cao động lực làm việc của người lao động

      • 1.1. Khái niệm động cơ, động lực và nâng cao động lực làm việc

      • 1.2. Sự cần thiết nâng cao động lực làm việc cho người lao động

      • II. Lý thuyết về mô hình nghiên cứu động cơ, động lực theo tính chất động cơ, động lực được sử dụng để nâng cao động lực cho người lao động.

        • 2.1. Các công cụ kinh tế

        • 2.2. Các công cụ hành chính tổ chức

          • 2.2.1. Cơ cấu tổ chức.

          • 2.2.2. Các phương pháp hành chính:

          • 2.3. Các công cụ giáo dục - tâm lý

          • III. Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao động lực lao động.

            • 3.1. Môi trường của tổ chức

            • 3.2. Bản thân công việc

            • 3.3. Bản thân người lao động

            • 3.4. Các yếu tố khác.

            • CHƯƠNG II

            • THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐẤT VIỆT

              • I. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

                • 1.1. tổng qua về công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

                  • Trình độ ban giám đốc

                  • 1.2. Đặc điểm ngành nghề của Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

                  • 1.3. Cơ cấu nhân sự

                  • II. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng và thương mại đất việt

                  • 2.1. Quan điểm và những quy định chung của công ty với hoạt động tạo động lực cho nhân viên.

                    • 2.2. Hệ thống trả công

                    • 2.3. Môi trường làm việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan