Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán việt nam

31 352 3
Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Do đó, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính.

MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG 4 CHỨNG KHOÁN 4 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG 13 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 13 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam Lời mở đầu Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Do đó, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu năm 2000. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” còn khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới thị trường chứng khoán đã phát triển rất sôi động. Đầu tư vào chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với mọi người. Để tham gia vào thị trường chứng khoán, mọi người đều phải có những kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có đầy đủ kiến thức về thị trường chứng khoán. Do đó, kiến thức của mọi người dân về thị trường chứng khoán ở Việt Nam cần được nâng cao. Thị trường chứng khoán có sự hấp dẫn vốn có của nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà còn quan trọng đối với mỗi người bởi khả năng sinh lợi của nó. Vì vậy, mỗi người tùy theo điều kiện, khả năng GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 2 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam của mình mà cần phải tiếp cận thật nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả vào thị trường chứng khoán. Với tư cách là một sinh viên kinh tế chuyên ngành tài chính-một nhà đầu tư tương lai, em rất quan tâm đến vấn đề này. Để giúp bản thân và mọi người nắm rõ hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam, em đã chọn đề tài “ Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam” cho đề án của mình. Nội dung chính của đề án gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đến Do hạn chế về lý luận, điều kiện nghiên cứu, nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 3 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK) 1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Vào khoảng giữa thế kỉ XV, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán café để bàn bạc về việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (chủ yếu là nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản…). Những cuộc bàn bạc này lúc đầu chỉ là những nhóm nhỏ, dần dần số người gia tăng, rồi hình thành một “khu chợ riêng”. Tại những cuộc bàn bạc này, họ trao đổi, thương lượng, nhưng chỉ là những lời nói miệng với nhau, không có hàng hóa, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ, hàng mẫu nào trong tay cả. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng mua bán, trao đổi thực hiện ngay, và những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau mới thực hiện. Cuối thế kỉ 15, “khu chợ riêng” trở thành một “thị trường”, ở đó họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung. Giao lưu kinh tế ngày càng phát triển, những phiên chợ cách nhau cả tháng không còn phù hợp nên họ đã rút ngắn xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Phiên chợ đầu tiên diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). Sau đó xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy Sỹ 1876, ở Nhật Bản 1878, ở Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái Lan 1962, ở Malaysia và Philippines 1963. Lịch sử ghi nhận rằng, thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ ở buổi ban đầu với sự tham gia của các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia của công chúng đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến việc phải thành lập cơ quan quản lí nhà nước và hình thành hệ thống pháp lí để điều chỉnh hoạt động của thị trường. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới trải qua nhiều thăng trầm, lúc lên lúc xuống. Cho đến nay, thị trường chứng khoán GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 4 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Khái niệm về thị trường chứng khoán Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, hoạt động của nó nhằm huy động những khoản vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành những nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Công cụ trao đổi trên thị trường vốn đa số là các chứng khoán, nên thị trường vốn còn được gọi là thị trường chứng khoán. TTCK là thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua bán theo các quy tắc đã được ấn định. TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch, các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế. Mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng, phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó. 1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 5 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, thực hiện chính sách tiền tệ. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. - Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán: Nhờ có TTCK, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. - Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Sự biến động không ngừng của giá chứng khoán, đặc biệt là giá của cổ phiếu giúp nhà đầu tư có thể đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan và khoa học tại bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, các công ty niêm yết phải công khai thông tin trên TTCK, giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái của các công ty. GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 6 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam - Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: TTCK hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần. Ngược lại, chính sự phát triển của mô hình công ty cổ phần đã làm phong phú và đa dạng các loại hàng hóa trên TTCK, thúc đẩy sự phát triển sôi động của TTCK. Có thể nói TTCK và công ty cổ phần là 2 định chế song hành hỗ trợ nhau cùng phát triển. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: TTCK không những thu hút các nguồn vốn nội địa mà còn giúp Chính phủ và các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) là rất an toàn và hiệu quả vì các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.1.4. Các hình thức của thị trường chứng khoán - Thị trường chứng khoán chính thức (The stock exchange) hay còn gọi là thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo các quy định pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng kí và chứng khoán ngoại lệ (chứng khoán đăng kí là loại chứng khoán được cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán, chứng khoán ngoại lệ là loại chứng khoán được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền do các cơ quan công quyền phát hành và đảm bảo). Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời điểm mua bán rõ rệt, giá cả được quy định theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của ủy ban chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). - Thị trường chứng khoán phi chính thức (Over the counter market-OTC), hay còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung: là thị trường mua bán chứng khoán ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở Sở giao dịch chứng khoán, không có sự kiểm soát của Ủy ban chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 7 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam mua và người bán. Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường này thường là các loại chứng khoán không được đăng kí, ít người biết hay ít được mua bán. 1.2. Cơ cấu, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 1.2.1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán - Căn cứ vào phương thức giao dịch: + Thị trường giao ngay (Thị trường thời điểm): thị trường giao dịch mua bán theo giá của ngày giao dịch, việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày). + Thị trường tương lai: thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kì hạn nhất định trong tương lai. - Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: + Thị trường sơ cấp: là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. + Thị trường thứ cấp: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đến tay người thứ hai, tức là thị trường diễn ra việc mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. - Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa lưu thông trên thị trường: + Thị trường cổ phiếu + Thị trường trái phiếu + Thị trường chứng khoán phái sinh 1.2.2. Mục tiêu quản lí và điều hành thị trường chứng khoán - Hoạt động hiệu quả - Điều hành công bằng - Phát triển ổn định GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 8 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán - Nguyên tắc đấu giá: theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. - Nguyên tắc công bằng: nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. - Nguyên tắc công khai: chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo Luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình. - Nguyên tắc trung gian: theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 9 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam 1.3. Chủ thể tham gia và cơ chế điều hành thị trường chứng khoán 1.3.1. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán - Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán-hàng hóa của TTCK. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho các hoạt động của họ. - Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn liền với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa các danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. - Nhà môi giới – Công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. 1.3.2. Cơ chế điều hành thị trường chứng khoán Nhìn chung, các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường gồm 2 nhóm: các cơ quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản. GVHD: Ths. Võ Hoàng Diễm Trinh Page 1 0 SVTH: Lê Quý Phương_Lớp 31k7.1ĐN [...]... CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 11-7-1998 sau khi Chính phủ ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại... ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam - Nâng cao chất lượng giảng dạy tại các Trung tâm đào tạo chứng khoán Việt Nam để ngày càng nâng cao trình độ cho các nhà quản lý thị trường, các giám đốc điều hành công ty chứng khoán, các nhân viên hành nghề chứng khoán - Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhân dân trên... TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như quá trình hội nhập kinh tế của đất nước Có thể thấy những kết quả đạt được sau 10 năm TTCKVN hình thành và phát triển khá rõ nét, song ngay trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh nhất vẫn bộc lộ những hạn chế như tính thanh khoản của thị. .. để gửi đi đào tạo và thực tập ở các sở giao dịch chứng khoán của các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho thị trường chứng khoán trong những năm tiếp theo 3.3 Tăng nguồn cung chứng khoán Để đảm bảo tính liên tục, cân bằng và bền vững trong hoạt động của thị trường chứng khoán, điều cần là nguồn cung chứng khoán phải được điều tiết để đảm bảo về số lượng chứng khoán lưu hành luôn... thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình Ủy ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán với các chức năng sau: + Thực hiện các qui định quản lý ngành chứng khoán của Bộ Tài chính, phối hợp với các tổ chức tự quản để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của TTCK + Kiểm soát mọi vấn đề trong hoạt động thị trường như đăng kí chứng. .. CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam Diễn biến giao dịch trên HOSE-2006 Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng “hút hồn” các nhà đầu tư trong và ngoài nước Bước sang năm 2007, Luật Chứng khoán có hiệu lực... ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam - Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán 3.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện nay, những điều kiện về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn thấp và chưa đủ... TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam - Hạn chế tính mơ hồ, tăng tính nhất quán và minh bạch trong các văn bản pháp luật hiện hành - Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành các bộ Luật có liên quan khác: Luật khuyến khích phát triển thị trường vốn, Luật kinh doanh tư vấn đầu tư, Luật lưu ký và thanh toán chứng khoán, Luật bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán - Pháp chế hoá các luật chơi trên thị trường chứng. .. giới Thực tế, nếu loại bỏ nhóm 03 cổ phiếu BVH, MSN, VIC thì thực tế VN-Index hiện đang ở mức 300 điểm, khá gần với mức đáy thiết lập trong tháng 2/2009 2.2 Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay Với lịch sử trên 500 năm thị trường chứng khoán thế giới, 10 năm TTCKVN chỉ như là một đứa trẻ sơ sinh Nhưng 10 năm đầu tiên, TTCKVN đã có sự phát triển thần kỳ, vượt xa những dự tính ban đầu của. .. TTCKVN Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC Không thể phủ nhận rằng trong năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không . TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, thị trường. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian. VỀ THỊ TRƯỜNG 4 CHỨNG KHOÁN 4 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG 13 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 13 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày đăng: 28/08/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

  • CHỨNG KHOÁN

    • 1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK)

      • 1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán

      • 1.1.2. Khái niệm về thị trường chứng khoán

      • 1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán

      • 1.1.4. Các hình thức của thị trường chứng khoán

      • 1.2. Cơ cấu, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

        • 1.2.1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán

        • 1.2.2. Mục tiêu quản lí và điều hành thị trường chứng khoán

        • 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

        • 1.3. Chủ thể tham gia và cơ chế điều hành thị trường chứng khoán

          • 1.3.1. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

          • 1.3.2. Cơ chế điều hành thị trường chứng khoán

          • Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG

          • CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

            • 2.1. Các giai đoạn phát triển của TTCK Việt Nam

              • 2.1.1. Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCKVN

              • 2.1.2. Giai đoạn 2006 – 2007: Sự đột phá và bùng nổ của TTCKVN

              • 2.1.3. Giai đoạn 2008: Cùng với xu thế chung của nền kinh tế, TTCKVN khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh

              • 2.1.4. Giai đoạn 2009 đến nay

              • 2.2. Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay

                • 2.2.1. Quy mô thị trường ngày càng mở rộng

                • 2.2.2. Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả

                • 2.3. Một số hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

                  • 2.3.1. Việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp niêm yết chưa hiệu quả

                  • 2.3.2. Quy mô của các công ty niêm yết còn nhỏ

                  • 2.3.3. Thị trường bị chi phối bởi nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan