hệ thống iso9001 và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học sự thích ứng và xung đột

94 491 2
hệ thống iso9001 và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học sự thích ứng và xung đột

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGUYỄN BÍCH CHÂU HỆ THỐNG ISO9001 VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SỰ THÍCH ỨNG VÀ XUNG ĐỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGUYỄN BÍCH CHÂU HỆ THỐNG ISO9001 VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SỰ THÍCH ỨNG VÀ XUNG ĐỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên NGUYỄN BÍCH CHÂU 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã dạy tôi trong thời gian học cao học chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, mở tại thành phố Hồ Chí Minh, cảm ơn quý Thầy Cô của Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh – người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô & các bạn sinh viên của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, và những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình tôi, đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các thầy, cô và các bạn học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn. 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Danh mục chữ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài: 6 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 9 3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 10 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài: 10 5. Câu hỏi nghiên cứu 11 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12 1.1 Giới thiệu: 12 1.2 Các nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá hệ thống QLCL ISO9001 trong lĩnh vực giáo dục 13 1.2.1 Nghiên cứu ở các nước Phương Tây: 13 1.2.2 Các nghiên cứu tại khu vực Châu Á 19 1.2.3 Tình hình áp dụng hệ thống ISO9001 tại các trường đại học Việt Nam: 21 1.3 Tóm tắt 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 25 2.1 Giới thiệu: 25 2.2 Định nghĩa khái niệm 25 2.2.1 Định nghĩa khái niệm “Chất lượng” trong giáo dục 25 2.2.2 Định nghĩa khái niệm “Khách hàng” trong giáo dục 27 2.2.3 Định nghĩa khái niệm “Sản phẩm” trong giáo dục 30 2.3 Hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học 31 2.3.1 Giới thiệu về hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học 31 2.3.2 So sánh các cơ chế ĐBCL 32 4 2.3.3 Các mô hình ĐBCL bên trong trường đại học 34 2.4 Giới thiệu chung về bộ tiêu chuẩn ISO9001: 35 2.4.1 Giới thiệu chung về hệ thống ISO9001 35 2.4.2 Lý do các trường đại học chọn hệ thống QLCL ISO9001 39 2.4.3 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống ISO9001 40 2.5 Cơ sở lý thuyết & mô hình nghiên cứu 43 2.5.1 Cơ sở lý thuyết: 43 2.5.2 Mô hình nghiên cứu 48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 3.1 Phương pháp luận 49 3.2 Qui trình nghiên cứu 49 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52 4.1 Lý do trường ĐHSPKT chọn hệ thống ISO9001:2000 52 4.2 Phân tích và đánh giá sự phù hợp của hệ thống QLCL ISO9001 55 4.2.1 Mức độ phù hợp của hệ thống ISO9001 trong nhà trường: 60 4.2.2 Những vấn đề chưa phù hợp nảy sinh trong quá trình thực hiện: 4.2.3 Điều kiện để áp dụng thành công hệ thống ISO9001 trong giáo dục 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71 1. Kết luận 71 2. Khuyến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 81 Phụ lục 1: Sơ đồ phạm vi áp dụng hệ thống QLCL ISO9001 của trường Đại học SPKT tp. Hồ Chí Minh. 82 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi bán cấu trúc dành cho nhà quản lý 83 Phụ lục 3: Bảng câu hỏi bán cấu trúc dành cho Giảng viên, nhân viên 85 Phụ lục 4: Bảng câu hỏi bán cấu trúc dành cho sinh viên 86 Phụ lục 5: Bảng thống kê kết quả phỏng vấn 87 Phụ lục 6: Danh sách các trường ĐH, CĐ áp dụng hệ thống QLCL ISO9001 91 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSI : British Standard of Instistution ĐBCL : Đảm bảo Chất lượng GDĐH : Giáo dục Đại học ISO : International Standardization for Organization QMS : Quality Management System QLCL : Quản lý chất lượng TQM : Total Quality Management 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thế kỷ 21 là thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục là yếu tố then chốt, là bộ phận trung tâm (Philip Altbach, 2006). Cải cách giáo dục là yêu cầu bức thiết của thời đại để thế hệ mới ứng phó thành công trước những thay đổi nhanh chóng và khó lường của một thế giới bị tác động bởi quá trình toàn cầu hóa, bởi bước chuyển sang kinh tế tri thức, bởi cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, cùng những bài toán toàn cầu liên quan đến sự phát triển bền vững như dân số, môi trường, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Năm 1992, Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Công cuộc cải cách chất lượng giáo dục Việt Nam đã được khởi xướng từ năm 1982 trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ V. Cho đến nay, công cuộc chấn hưng giáo dục vẫn là vấn đề nóng bỏng của đất nước. Bởi, theo qui luật của sự vận động thì thế giới không ngừng đổi thay, tri thức của nhân loại không ngừng phát triển, và giáo dục chính là chìa khóa để con người có thể theo kịp sự tiến hóa của nhân loại. Chính vì thế nghiên cứu về chất lượng giáo dục không bao giờ là vấn đề của quá khứ mà là của hiện tại và tương lai. Sứ mạng của một trường đại học là phải cung cấp cho học viên mọi thứ để giúp họ thành công trong nền kinh tế toàn cầu (Wolverhampton University). Giáo dục đại học không những giúp sinh viên ra trường có thể đáp ứng nền kinh tế của quốc gia mà còn là nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đó không chỉ là sứ mạng của trường đại học Wolverhampton mà còn là sứ mạng của các trường đại học hiện nay trên thế giới. Bắt đầu từ tháng 11/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khởi động chương trình kiểm định chất lượng cho các trường Đại học trong cả nước qua 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng với 53 tiêu chí đánh giá. 20 trường đại học đầu tiên được lựa chọn tham gia kiểm định và cho đến nay đã được công bố kết quả đánh giá. Hiện nay, 40 trường đại học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 71 trường đại học khác đang triển khai tự đánh giá để cuối năm hoàn thành báo cáo tự đánh giá. 20 trường đại 7 học đầu tiên được đánh giá theo quyết định 38/2004 QĐ-BGDĐT. Vào tháng 11/2007, bộ tiêu chuẩn kiểm định đã được thay thế bởi quyết định 65/2007 BDG- ĐT. Các trường đại học hiện nay đang trong quá trình tự đánh giá để được tham gia kiểm định theo bộ tiêu chuẩn mới. Công tác tự đánh giá là một quá trình mấu chốt trong qui trình kiểm định chất lượng. Nếu công tác này được thực hiện tốt, nhà trường sẽ có nhiều khả năng đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Quá trình tự đánh giá đòi hỏi nhà trường phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhằm thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm định, đồng thời đáp ứng việc cải tiến liên tục chất lượng hoạt động của nhà trường. Chính vì thế, hơn 30 trường cao đẳng & đại học trên cả nước đã chọn hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của mình. Sau một thời gian 4-5 năm áp dụng, có trường đã thành công và cũng có trường đã thất bại. Chính vì thế, cho đến nay, việc đem ISO vào trường học vẫn còn là sự tranh cãi. Một số trường chỉ áp dụng những qui trình cốt lõi trong hệ thống ISO9001. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác động của hệ thống QLCL ISO9001 khi áp dụng vào các trường đại học tại Việt Nam từ năm 2004 đến nay. Chỉ là những bài viết về kinh nghiệm áp dụng hệ thống của vài trường đại học mà chưa có sự phân tích kỹ càng và toàn cảnh bức tranh chất lượng của trường đại học. Tính đến tháng 3/2011, hơn 30 trường cao đẳng & đại học trên cả nước đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001, một con số không nhỏ để có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu đánh giá về hiệu quả áp dụng vấn đề này, đặt biệt, đối với một số trường đại học mới được thành lập, việc chọn lựa một mô hình quản lý chất lượng đúng đắn ngay từ đầu là tiền đề quan trọng để thiết lập nền móng vững chắc cho tòa nhà chất lượng của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu nhằm đóng góp một cái nhìn sâu sắc hơn một trong những mô hình quản lý chất lượng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi áp dụng vào bối cảnh xã hội của Việt Nam. 8 Vì vậy, nghiên cứu của tôi nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu việc áp dụng hệ thống ISO9001 hiện nay có sự thích ứng và xung đột như thế nào trong việc quản lý chất lượng trường đại học? thông qua kinh nghiệm áp dụng tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, một trong những trường đã áp dụng hệ thống ISO9001 từ năm 2004 đến nay. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật của Trường Bách Khoa Phú Thọ, thành lập ngày 5.10.1962 theo quyết định số 1082/GD của chính quyền Sài Gòn cũ. Ngày 21.9.1972 theo công lệnh số 2826/GD/TTH/CL Ban đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ - Thủ Đức. Năm 1974, cùng với việc thành lập Viện Đại học Thủ Đức, Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật được nâng cấp thành Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức. Ngày 27.10.1976, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Ngày 28.01.1984, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hợp nhất với Trường Trung học Công nghiệp Thủ Đức theo quyết định số 72/QĐ của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Ngày 12.6.1991, Trường sáp nhập thêm trường Sư phạm Kỹ thuật Cơ giới hóa nông nghiệp ( gọi tắt là trường Sư phạm Kỹ thuật 5), theo quyết định số 186-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Theo Nghị định 16/CP, ngày 27/01/1995, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh ra đời gồm 9 trường đại học ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Ngày 10/10/2000, theo quyết định số 118/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Trường được tách khỏi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh với tên gọi Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo cho đến nay. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động. Tính đến thời điểm năm học 2011-2012, tổng số cán bộ viên chức của nhà trường là 698 người; trong đó có 560 cán bộ giảng dạy ( bao gồm 9 PGS, [...]... QLCL ISO9001- 2000 có sự thích ứng và xung đột như thế nào trong hoạt động quản lý của nhà trường ? 1 Lý do nhà trường chọn hệ thống ISO9001 áp dụng trong hệ thống quản lý của nhà trường là gì? 2 Hiện trạng của việc áp dụng hệ thống ISO9001 tại trường như thế nào? a) Sự thích ứng của hệ thống ISO900 1trong việc quản lý hành chánh của nhà trường đã diễn ra như thế nào? (Sự thích ứng: mức độ phù hợp của hệ. .. của hệ thống ISO9001 trong hệ thống ĐBCL của nhà trường) b) Xung đột gì đã xảy ra trong quá trình vận hành của hệ thống ISO9001 tại trường? (Sự xung đột: những khó khăn nhà trường gặp phải khi vận hành và duy trì hệ thống ISO9001) 3 Điều kiện nào để áp dụng hệ thống ISO9001 thành công trong nhà trường? 6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu:  Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001: 2000... trường có thể triển khai hệ thống ISO9001 một cách hiệu quả  Sự thích ứng: mức độ phù hợp của hệ thống ISO9001 trong hệ thống ĐBCL của nhà trường  Sự xung đột: những khó khăn nhà trường gặp phải khi vận hành và duy trì hệ thống ISO9001 3 Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn a) Ý nghĩa về mặt lý luận Nghiên cứu góp phần vào lý thuyết đánh giá tác động của mô hình quản lý chất lượng ISO9001 vào hệ thống. .. với mục đích tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng ISO9001: 2000 phù hợp như thế nào trong việc quản lý chất lượng của trường đại học thông qua kinh nghiệm áp dụng của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu cụ thể của đề tài nhằm muốn khám phá - Mức độ thích ứng  & sự xung đột  khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001: 2000 trong hệ thống ĐBCL của nhà trường - Những điều... Đảm bảo chất lượng bên trong là hệ thống các chính sách và cơ chế ( machenism) để vận hành một trường Đại học hoặc một Chương trình giáo dục (CTGD) nhằm đảm bảo rằng nhà trường hoặc CTGD đáp ứng đầy đủ các mục tiêu và chuẩn mực được áp dụng cho trường đại học hoặc CTGD đó ( Trích Lê Văn Hảo, 2012) Theo Lê Đức Ngọc (2008), các cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bao gồm: - Kiểm soát chất lượng. .. cứu khoa học Kiến thức của sinh viên, kỹ năng, Lý thuyết mới, kiến thức mới, năng lực và khả năng cạnh tranh phương pháp, thử nghiệm, phần Khóa học, sách giáo khoa, sách mềm mới Carmen & Wing (2005) tham khảo, những tài liệu khác, thông tin và thiết bị hỗ trợ giảng dạy 2.3 Hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học 2.3.1 Giới thiệu về hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học Theo... định xem các tức cơ quan quản lý nhà nước và tổ hoạt động có đảm bảo chất lượng chức nghề nghiệp (Lê Đức Ngọc, chưa (Lê Đức Ngọc, 2008) 2008) 31 Cơ chế ĐBCL bên trong gồm có Kiểm soát chất lượng, Đảm bảo Chất lượng và thanh tra chất lượng Cơ chế ĐBCL bên ngoài bao gồm Kiểm định chất lượng và kiểm toán chất lượng Theo Nguyễn Quang Giao (2009), hệ thống ĐBCL bên trong được thực hiện dựa trên ba nguyên... bộ Trong khảo sát của Suhaiza Zailani, Junaimah Jauhar & Rosly Othman tại các trường đại học ở Malaysia, các tác giả nghiên cứu so sánh cảm nhận của sinh viên trong những trường đại học có chứng nhận hệ thống ISO9001 và những trường không lấy chứng nhận Cuộc khảo sát đã thực hiện trên 118 sinh viên ở các trường có chứng nhận hệ thống QLCL ISO9001 và 124 sinh viên ở các trường không có chứng nhận hệ thống. .. thống đảm bảo chất lượng bên trong các trường đại học nói chung, trong bối cảnh kinh tế -chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay 9 b) Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp cho những trường đại học, cao đẳng có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về hệ thống ISO9001 trong giáo dục và có thể áp dụng thành công hệ thống ISO9001 trong công tác quản lý của nhà trường Đồng thời giúp cho những trường. .. pháp và phạm vi áp dụng phù hợp nhằm giảm thiểu mọi rủi ro xảy ra khi áp dụng hệ thống mới và khai thác tối đa hiệu quả của việc học tập mô hình quản lý chất lượng này 4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phạm vi nghiên cứu Với thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự thích ứng và xung đột của hệ thống ISO9001 phiên bản 2000 trong hệ thống Đảm bảo Chất lượng của trường . VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGUYỄN BÍCH CHÂU HỆ THỐNG ISO9001 VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SỰ THÍCH ỨNG VÀ XUNG ĐỘT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGUYỄN BÍCH CHÂU HỆ THỐNG ISO9001 VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC: SỰ THÍCH ỨNG. trong giáo dục 27 2.2.3 Định nghĩa khái niệm “Sản phẩm” trong giáo dục 30 2.3 Hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học 31 2.3.1 Giới thiệu về hệ thống ĐBCL bên trong trường đại

Ngày đăng: 28/08/2014, 02:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan