Đặc điểm kiến trúc chăm pa

41 6.3K 25
Đặc điểm kiến trúc chăm pa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc nhập hoàn toàn vào 18321. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc

1. Sơ lược về lịch sử văn hóa Champa: Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc nhập hoàn toàn vào 1832 [1] . Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập. Hiện tại tuy nó đã bị sát nhập vào nước Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn hóa champa , trong quá khứ, cũng như hiện tại, đối với tổng thể văn hóa 54 dân tộc anh em Việt Nam. Nhất là văn hóa tộc người Champa có ảnh hưởng rất lớn. Cho dù quốc gia đó không còn nữa, lịch sử dân tộc đó vẫn luôn luôn còn hiện diện, trong tiến trình của lịch sử nhân loại, và ít ra vẫn còn trong ký ức của dân tộc đó, lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi cho đến tận cùng…của lịch sử nhân loại. Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính: o Các di tích còn lại: bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá). o Các văn bản còn lại: bằng tiếng Chăm, tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá. o Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại. Văn hóa Champa có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh nhưng trên bước đường phát triển đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt và rất sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ. Khi mới lập nước, quý tộc Chăm đã tiếp thu và sử dụng ngay hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền cho vương quyền mình. Người Chăm xưa tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là Inđra, vị thần chủ của các thần. Họ cũng sùng bái các thần Ấn giáo như là bộ ba Bơrama, Visnu, Siva, và tiếp thu cả đạo Phật thuộc phái Đại thừa. Các công trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtíp kiến trúc của Champa cũng đều học tập của Ấn Độ. Mỹ Sơn (Quảng Nam) là khu di tích Chăm nổi tiếng gồm gần 70 đền tháp xây dựng vào nửa sau thiên niên kỷ I, đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. 1 Tuy vậy, không phải văn hóa Ấn Độ đã mang vào Champa một cách nguyên vẹn, rập khuôn, mà trong thực tế tất cả những hình thức văn hóa đó đều đã được gia giảm và thể hiện theo kiểu Champa. Nếu nghiên cứu kỹ, ta vẫn có thể nhận thấy tháp đền Champa có những dáng vẻ riêng. 2. Khu di tích đền tháp chăm Tháp Chăm, trong Ấn Độ giáo người ta gọi là Sikhara nghĩa là đỉnh núi nhọn, biểu thị của núi Mêru, một dạng kiến trúc tiêu biểu được xây dựng theo tín ngưỡng thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Núi Mêru theo thần thoại có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, vị thần tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất, các vị thần tuỳ theo các bậc cao thấp khác nhau mà ngự trị ở những đỉnh núi thấp hơn trên cùng một dãy Mêru. Núi Mêru được biểu hiện thành kiến trúc Sikhara, người Chăm gọi là Kalan, có nghĩa là đền thờ. Đúng ra là Kalan Chăm chứ không phải là tháp Chăm, nhưng người ta quen gọi là tháp Chăm, đồng thời từ tháp đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta chỉ dùng từ “tháp” để gọi loại hình kiến trúc này. • Các di tích của kiến trúc Chăm:  Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế: hiện biết khoảng 30 di tích văn hóa Chămpa, tập trung thành từng nhóm ở: - Bờ nam sông Gianh: tiêu biểu là thành Cao Lao Hạ, những minh văn trong hang động Phong Nha ở Quảng Bình. - Ven sông Thạch Hãn của đồng bằng Quảng Trị: Cổ thành, tháp Hà Trung . - Đồng bằng Thừa Thiên Huế: thành Lồi, tháp Liễu Cốc, tháp Vân Trạch Hòa, tháp Mỹ Khánh.  Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: vùng trung tâm của vương quốc Chămpa, tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều loại hình di tích nhất. - Khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam):Gò Cấm, Chùa Vua, Triền Trang, Chiêm Sơn Đông, Chiêm Sơn Tây. - Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn giáo lớn nhất của người Chăm – là một khu đền tháp tập trung trong một thung lũng, cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Tây, là trung tâm Phật giáo Đồng Dương và là kinh thành Indrapura của vương quốc Chămpa trong thế kỷ IX – X. - Ngoài các trung tâm trên, còn có các di tích: Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An (Quảng Nam), thành Châu Sa, di tích Chánh Lộ, Khánh Vân, An Tập, Cổ Lũy phần lớn còn lại là phế tích (Quảng Ngãi).  Khu vực Bình Định: Là một kinh đô của người Chăm trong gần 5 thế kỷ (XI – XV), có 4 di tích thành cổ (Thị Nại, Thành Tra, Đồ Bàn, Chánh Mân), hàng chục đền 2 tháp khá nguyên vẹn như khu tháp Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh,…và nhiều phế tích đền tháp khác và còn nổi tiếng với trung tâm sản xuất gốm Gò Sành. 3  Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng bằng Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Chămpa và đến nay vẫn còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.  Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn, như Hòa Lai, Pô khaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Đam, Phú Hài ở Bình Thuận… Nơi đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.  Khu vực Tây Nguyên :có một số di tích đền tháp và phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn. 3. Phong cách đặc trưng Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung. Tháp Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi) hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa. Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời. 4 Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như tháp Lý - Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở tháp Lý - Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi. Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ thứ 10. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt. a. Phong cách • Phong cách Trà Kiệu sớm (cuối thế kỷ VII) - Đây là giai đoạn và phong cách cổ nhất của nghệ thuật Chămpa. Hiện vật hầu hết tìm thấy từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tiêu biểu là đài thờ Trà Kiệu niên đại cuối thế kỷ VII, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa (Đà Nẵng). - Phong cách này chịu nhiều ảnh hưởng của miền Amavarati (Nam Ấn Độ). • Phong cách An Mỹ (đầu thế kỷ VIII) : - Tiêu biểu là sưu tập các bức tượng bán thân các vị thần Ấn giáo phát hiện ở An Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam). - Bên cạnh sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Môn (miền trung Thái Lan) phong cách này mang yếu tố bản địa Chămpa rõ hơn. •Phong cách Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII – IX) 5 - Hiện vật của phong cách này tìm thấy ở nhiều nơi nhưng tập trung trong khu Mỹ Sơn. - Tác phẩm tiêu biểu là đài thờ và mi cửa kalan E1 và pho tượng Ganesa đứng ở E5 Mỹ Sơn. - Giai đoạn này ảnh hưởng Ấn Độ mờ dần, mối liên hệ với khu vực láng giềng như Môn, Khmer được tăng cường, tính chất bản địa ngày càng khẳng định. • Theo phong cách Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII – giữa thế kỷ IX ) - Yếu tố tiêu biểu nhất là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. - Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. • Theo phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX – đầu thế kỷ X) - Các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. 6 • Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ X): thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. • Phong cách Khương Mỹ (thế kỷ X) - Phong cách này kế thừa phong cách bản địa trước đó và có thêm ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer - Các tác phẩm diễn tả chân thực, mộc mạc, mang vẻ đẹp hiện thực • Phong cách Trà Kiệu muộn – cuối thế kỷ X. - Phong cách này thể hiện sự hiền hòa, duyên dáng, tiêu biểu là các vũ nữ Trà Kiệu trên các bệ thờ tại đây. - Đây là giai đoạn đạt đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa cùng với giai đoạn Đồng Dương, nhưng phong cách Trà Kiệu muộn còn có sự tiếp thu yếu tố của nghệ thuật Java và Khmer. 7 8 • Phong cách Chánh Lộ (thế kỷ XI) - Đây là khu phế tích kiến trúc, các hiện vật tìm thấy ở đây mang những đặc điểm bảo lưu và kế thừa của phong cách Trà Kiệu muộn. - Trong giai đoạn này có các nhóm tháp Chiên Đàn (Quảng Nam), Pô Nagar (Nha Trang), Bánh Ít, Tháp Bạc, Bình Lâm (Bình Định),Tháp Nhạn (Phú Yên), một số tháp trong khu Mỹ Sơn. • Phong cách Tháp Mẫm (thế kỷ XII đến XIII) - Chủ yếu thể hiện trên các nhóm tháp và tác phẩm tìm thấy từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nổi bật là tính hoành tráng và những đặc trưng thống nhất dễ nhận biết bở các tác phẩm. Tấm bia ở nhóm G khu Mỹ Sơn có niên đại năm 1157 xác định niên đại cho phong cách này. - Ngoài ra có thể nhận thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Bayon, Angkor Vat, và nghệ thuật Đại Việt thời Lý trong phong cách này 9 o • Phong cách Pô Kloong Garai (cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI): - Đây là phong cách cuối cùng của nghệ thuật Chămpa, thể hiện ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và Tây Nguyên. Sau giai đoạn này nghệ thuật Chămpa dần dần mai một. b. Đặc trưng của các ngôi tháp Champa - Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch. - Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người. - Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp. - Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối. - Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính. 10 [...]... trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Chăm 7 Những giá trị văn hóa của kiến trúc Chăm: - Văn hóa Champa mang nhiều giá trị văn hóa trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt là lĩnh vực kiến trúc - Những kiến trúc này ngoài việc mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người Chăm, đã phản ánh sinh động, cụ thể những ảnh hưởng của văn hóa các tộc người xung quanh - Trong lịch sử, các đền tháp Champa đã là phần rất lớn... dám phiêu lưu như thế? Vậy tháp Chăm “bình chân như vại” trên những đỉnh đồi bằng cách nào? 6 Sự linh thiêng của Tháp Chăm Có nhiều lý do đưa đến sự linh thiêng của tháp Chăm Đối với người Chăm ở miền Trung thì tháp vừa là kiến trúc tôn giáo vừa là lăng mộ (kalan) “Ðềntháp ở Mỹ Sơn được xem như tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Champa Ngôi đền chính hay Kalan là kiến trúc quan trọng nhất trong quần... cách Bình Định 27 Nếu đem từng kiến trúc ra để so sánh thì từng ngôi tháp của Bánh Ít không phải là lớn, nhưng tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc, là cả quả đồi tự nhiên cao gần 100 mét, vì thế tuy từng kiến trúc không lớn lắm nhưng tổng thể kiến trúc Bánh Ít khá đồ sộ và hùng vĩ Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành tráng của các kiến trúc: các cột ốp, các đường... trên cùng một dãy Mêru Núi Mêru được biểu hiện thành kiến trúc Sikhara, người Chăm gọi là Kalan, có nghĩa là đền thờ Đúng ra là Kalan Chăm chứ không phải là tháp Chăm, nhưng người ta quen gọi là tháp Chăm, đồng thời từ tháp đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta chỉ dùng từ “tháp” để gọi loại hình kiến trúc này 2 Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các... phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn 4 3.Phong cách đặc trưng .4 Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17 Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền... những năm đầu thế kỷ 20, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng... cứng cỏi, khô khan và nhờ vậy toà kiến trúc dịu hơn, có nhịp điệu hơn Mặc dù mỗi kiến trúc ở Bánh Ít có một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả chúng đều có những nét chung, đặc trung cho cả quần thể, đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của khối lớn THÁP CÁNH TIÊN Tháp Cánh Tiên là một trong những ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, hiện lên với một kiến trúc hoành tráng với những khối hình... mái của tháp cũng được làm bằng đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm Pa Hiện nay tuy đã hư hại một phần, song vẫn có thể nhận ra cấu trúc và hình tháp khá đặc biệt của các cửa giả của tháp Cánh Tiên, mỗi cửa giả đều có ba tầng thu nhỏ dần về phía trên và mỗi tầng đều có hai thân, các tầng của cửa giả đều có cấu trúc hai phần: hai trụ ốp tạo thành ô khám bên dưới và hình cung nhọn... thuộc phái Đại thừa Các công trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtíp kiến trúc của Champa cũng đều học tập của Ấn Độ Mỹ Sơn (Quảng Nam) là khu di tích Chăm nổi tiếng gồm gần 70 đền tháp xây dựng vào nửa sau thiên niên kỷ I, đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới 1 Tuy vậy, không phải văn hóa Ấn Độ đã mang vào Champa một cách nguyên vẹn, rập khuôn, mà trong thực tế tất cả những... - XIV tỉnh Ninh Thuận 12 4 Tìm hiểu kỹ thuật xây dựng tháp cổ ChamPa tại miền trung Việt Nam Ðối với các tháp Chăm, kỹ thuật xây dựng tháp thực chất là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của công nghệ xây dựng và điêu khắc Mà biểu hiện vật chất của nó chính là tỷ lệ kiến trúc và nghệ thuật kết hợp kiến trúc với các dạng điêu khắc trang trí, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng không mạch vữa Qua đó, nó thể hiện . đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta chỉ dùng từ “tháp” để gọi loại hình kiến trúc này. • Các di tích của kiến trúc Chăm:  Khu vực Quảng Bình. công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc,. Trung thì tháp vừa là kiến trúc tôn giáo vừa là lăng mộ (kalan). “Ðền- tháp ở Mỹ Sơn được xem như tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Champa. Ngôi đền chính hay Kalan là kiến trúc quan trọng nhất

Ngày đăng: 27/08/2014, 20:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Sơ lược về lịch sử văn hóa Champa:

  • Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc nhập hoàn toàn vào 1832[1]. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập. Hiện tại tuy nó đã bị sát nhập vào nước Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền văn hóa champa , trong quá khứ, cũng như hiện tại, đối với tổng thể văn hóa 54 dân tộc anh em Việt Nam. Nhất là văn hóa tộc người Champa có ảnh hưởng rất lớn. Cho dù quốc gia đó không còn nữa, lịch sử dân tộc đó vẫn luôn luôn còn hiện diện, trong tiến trình của lịch sử nhân loại, và ít ra vẫn còn trong ký ức của dân tộc đó, lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi cho đến tận cùng…của lịch sử nhân loại.

  • Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:

  • Các di tích còn lại: bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá).

  • Các văn bản còn lại: bằng tiếng Chăm, tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá.

  • Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại.

  • Văn hóa Champa có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh nhưng trên bước đường phát triển đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt và rất sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ. Khi mới lập nước, quý tộc Chăm đã tiếp thu và sử dụng ngay hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống thần quyền cho vương quyền mình. Người Chăm xưa tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là Inđra, vị thần chủ của các thần. Họ cũng sùng bái các thần Ấn giáo như là bộ ba Bơrama, Visnu, Siva, và tiếp thu cả đạo Phật thuộc phái Đại thừa. Các công trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtíp kiến trúc của Champa cũng đều học tập của Ấn Độ. Mỹ Sơn (Quảng Nam) là khu di tích Chăm nổi tiếng gồm gần 70 đền tháp xây dựng vào nửa sau thiên niên kỷ I, đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

  • Tuy vậy, không phải văn hóa Ấn Độ đã mang vào Champa một cách nguyên vẹn, rập khuôn, mà trong thực tế tất cả những hình thức văn hóa đó đều đã được gia giảm và thể hiện theo kiểu Champa. Nếu nghiên cứu kỹ, ta vẫn có thể nhận thấy tháp đền Champa có những dáng vẻ riêng.

  • 2. Khu di tích đền tháp chăm

  • Tháp Chăm, trong Ấn Độ giáo người ta gọi là Sikhara nghĩa là đỉnh núi nhọn, biểu thị của núi Mêru, một dạng kiến trúc tiêu biểu được xây dựng theo tín ngưỡng thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Núi Mêru theo thần thoại có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, vị thần tối cao ngự trên đỉnh núi cao nhất, các vị thần tuỳ theo các bậc cao thấp khác nhau mà ngự trị ở những đỉnh núi thấp hơn trên cùng một dãy Mêru. Núi Mêru được biểu hiện thành kiến trúc Sikhara, người Chăm gọi là Kalan, có nghĩa là đền thờ. Đúng ra là Kalan Chăm chứ không phải là tháp Chăm, nhưng người ta quen gọi là tháp Chăm, đồng thời từ tháp đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta chỉ dùng từ “tháp” để gọi loại hình kiến trúc này.

  • Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng bằng Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Chămpa và đến nay vẫn còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.

  • Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn, như Hòa Lai, Pô khaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Đam, Phú Hài ở Bình Thuận… Nơi đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

  • Khu vực Tây Nguyên :có một số di tích đền tháp và phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn.

  • 3. Phong cách đặc trưng

  • Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.

  • Tháp Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)... hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.

  • Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời.

  • Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như tháp Lý - Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở tháp Lý - Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi.

  • Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ thứ 10. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt.

  • a. Phong cách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan