Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học

59 4.6K 14
Đồng nghĩa  Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa  trái nghĩa ở Tểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2: Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tiểu học. Các dạng bài tập về đồng nghĩa trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học.

LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS.GVC Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. GVC Đỗ Thị Thu Hương. Khóa luận với đề tài Đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, người viết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngữ nghĩa là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khác như ngữ pháp, ngữ âm, phong cách, Dạy nghĩa của từ là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình tiếng Việt ở phổ thông nói chung và chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng. Mục tiêu đầu tiên của môn Tiếng Việt trong chương trình mới (sau năm 2000) là: “Hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”.[7, Tr.9] Điều này có nghĩa là chương trình Tiếng Việt giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ, làm cho các em hiểu được nghĩa của từ, từ đó vận dụng vào giao tiếp và học tập. Về từ ngữ, các tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng định: “Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào”.[1] Điều này lí giải tại sao việc dạy nghĩa của từ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình dạy học Tiếng Việt tiểu học, lí giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh được chú trọng ngay từ bậc Tiểu học. Nghĩa của từ rất quan trọng, trong giao tiếp thông thường cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được, hiểu được nghĩa của từ thì mới sử dụng từ một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả. Dạy từ mà không cho học sinh hiểu từ, nắm được nghĩa của từ thì sẽ là một việc vô bổ vì như thế học sinh không biết dùng từ đã cung cấp. Hơn nữa môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được chú trọng dạy từ, trong đó dạy nghĩa của từ, quan hệ ngữ nghĩa là nhiệm vụ rất là quan trọng. Đồng nghĩa trái nghĩa được đưa vào chương trình học của học sinh tiểu học nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ, xác định được từ đồng nghĩa, từ trái 4 nghĩa. Từ đó giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Với lí do thiết thực trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học.” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về từ đồng nghĩa, trái nghĩa đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu. Ở đây chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu trong nước về hiện tượng này. Tác giả Nguyễn Văn Tu khi nói về “Nghĩa của từ” ông đã dành hơn một trăm trang để bàn về đồng nghĩa và trái nghĩa. Theo tác giả: “từ đồng nghĩa là từ có những nghĩa giống nhau, đó là những tên khác nhau của cùng một hiện tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh”, [11, Tr.9] bàn về từ trái nghĩa tác giả nhất trí với khái niệm: “Từ trái nghĩa những từ có ý nghĩa đối lập nhau”. [11, Tr.9] Trong cuốn: “Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt” Nguyễn Văn Tu đưa ra khái niệm đồng nghĩa một cách cụ thể: “Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh. Nói rộng ra chúng là những từ chỉ cùng một khái niệm”.[ 12, Tr.14] Thống nhất với quan điểm của những nhà nghiên cứu khác nhóm tác giả Dương Kỳ Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào cũng khẳng định bản chất của trái nghĩa là đối lập nhưng “Trái nghĩa là đối lập trong cùng một bản chất”. [8] Tác giả Đỗ Hữu Châu được coi là người có khám phá mới mẻ khi bàn về từ đồng nghĩa, trái nghĩa của Tiếng Việt. Ông đã kế thừa những thành quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước, đồng thời phát triển và khắc phục những hạn chế còn tồn tại theo quan điểm truyền thống thành những khái niệm có cơ sở lí luận chặt chẽ và có tính thực tế cao. Theo ông: “Đồng 5 nghĩa có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng và trước tiên những từ đồng nghĩa phải có chung ít nhất một nét nghĩa, hay chúng phải cùng một trường nghĩa”, ông khẳng định: “Một nét nghĩa rộng có thể được phân hóa một cách cực đoan thành hai cực ta có những từ trái nghĩa”.[2, Tr.196, 215] Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệm, Hoàng Trọng cũng bàn về đồng nghĩa, trái nghĩa. Khi bàn về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Từ đồng nghĩa là từ tương đồng về nghĩa, khác nhau về sắc thái âm thanh và có đặc biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó”. “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương liên”. [6, Tr.195] Không đi sâu vào nghiên cứu từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt nhưng nhóm tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cũng đã đưa ra những khái niệm đồng nghĩa, trái nghĩa một cách khái quát trên cơ sở thống nhất với những ý kiến đi trước. Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra một số lưu ý hướng dẫn học sinh làm bài tập về đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp về từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đưa ra khái niệm về từ loại này. Xét về cơ bản chưa công trình nào nghiên cứu vấn đề đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ của từ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học. Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một đề tài mới mẻ và cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa, đề tài nhằm mục đích đề xuất một số phương pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh bậc Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: 6 - Tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để xây dựng được cơ sở lý luận cho đề tài. - Tìm các biện pháp dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5. 5.2. Phạm vi nghiên cứu hoạt động dạy học nghĩa của từ được giới hạn theo chuẩn kiến thức cần đạt được cho học sinh lớp 4, lớp 5 và hoạt động dạy học nghĩa của từ chỉ được tiến hành ở phạm vi các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 6. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Tập hợp, thống kê kết quả các bài dạy về nghĩa của từ. - Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng để hệ thống các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các bài dạy về nghĩa của từ. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: + Phương pháp tổng hợp những tài liệu khoa học cần thiết để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. + Từ số liệu thống kê, tiến hành phân tích sơ liệu và đưa ra những nhận định, đánh giá và kết luận. Phân tích các tài liệu khoa học rồi hợp lại thành cơ sở lí luận của đề tài. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm 2 chương cơ bản sau: Chương 1. Những vấn đề về nghĩa của từ. Chương 2. Vấn đề dạt nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học 7 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHĨA CỦA TỪ 1.1. Nghĩa của từ 1.1.1. Khái niệm về nghĩa của từ Để trả lời câu hỏi “nghĩa của từ là gì ?”, trước hết phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ tín hiệu, nó phải “nói lên”, phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó. Mỗi khi học nghĩa của một từ, chúng ta đều học bằng cách liên hệ với những cái mà từ đó chỉ ra (trước hết là sự vật, hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính mà từ đó làm tên gọi cho nó). Mặt khác nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan tới vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó sử dụng. Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần mà một từ (hay một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ đó. Nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong một câu mà chúng ta hiểu được câu đó. Trong một đơn vị từ vựng người ta phân chia thành hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa bên ngoài (nghĩa liên hội) và lớp nghĩa bên trong (nghĩa cấu trúc, nghĩa ngữ pháp). Lớp nghĩa bên ngoài được hình thành trong mối quan hệ với xã hội, lịch sử, dân tộc, thời đại và cá nhân người sử dụng ngôn ngữ. Cụ thể mỗi từ khi đưa vào sử dụng thì trong quá trình sử dụng ấy đã hình thành một lớp nghĩa bao quanh mỗi từ. Nhờ có lớp nghĩa này mà từ mới thực sự trở thành cụ thể sinh động. Mỗi dân tộc hầu như có một ngôn ngữ, tính chất cư trú trên những vị trí địa lí khác nhau, phong tục tập quán khác nhau Tất cả những cái khác nhau ấy tạo nên ý nghĩa bên ngoài của từ khác nhau. Ý nghĩa bên ngoài ấy lại có thể thay đổi theo từng thời đại và cũng có thể được mỗi cá nhân sử dụng với ý nghĩa khác nhau do vốn ngôn ngữ khác nhau. 9 Nghĩa bên trong: đây là lớp nghĩa đối lập với lớp nghĩa bên ngoài, lớp nghĩa này có tính bền vững, ít thay đổi, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lớp nghĩa bên trong gồm hai loại, đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, không lặp lại ở từ khác. Nghĩa từ vựng bao gồm nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái. Nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ cùng loại và liên quan đến chức năng tạo câu. Nghĩa này có thể quy về các phạm trù như: giống, số, cách, ngôi, thời, thể, thức hay các phạm trù: danh, tính, số từ… Như vậy, muốn hiểu được nghĩa của từ phải đối chiếu từ với các hoạt động giao tiếp, với các chức năng tín hiệu học của từ, phải nắm được ý nghĩa riêng của từ đó là nghĩa từ vựng và ý nghĩa chung của từ đó là nghĩa ngữ pháp. Trong phần nghiên cứu này ta chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa riêng của từ. Vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đền phần ý nghĩa từ vựng. 1.1.2. Các thành phần nghĩa từ vựng của từ 1.1.2.1. Nghĩa biểu vật Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ. Nghĩa biểu vật là nghĩa gọi tên các loại sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, hoạt động, … theo lối tổng hợp tính, nghĩa là gọi tên không lý do. Khi nghiên cứu nghĩa biểu vật của từ phải đặt từ vào mối liên hệ với thực tế khách quan. Bởi vì đó là những “mẩu”, những “mảnh”, những “đoạn cắt” của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế khách quan, giữa từ với thực tế khách quan ít có sự tương ứng 1 - 1, cùng với một sự vật nhưng có rất nhiều tên gọi hoặc cùng một từ nhưng chỉ nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Các từ trong Tiếng Việt có ý nghĩa biểu vật rộng, có từ có ý nghĩa biểu vật hẹp. Những từ có ý nghĩa biểu vật rộng là những từ có ý nghĩa khái quát và có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng đó là những từ đơn âm tiết, từ 10 [...]... Chương 2 VẤN ĐỀ DẠY NGHĨA CỦA TỪ TRONG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA - TRÁI NGHĨA Ở TIỂU HỌC 2.1 Số lượng bài Qua khảo sát sách giáo khoa lớp 4 lớp 5 chúng tôi biết được: Có 39 bài dạy về mở rộng vốn từ trong đó có 15 bài dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (2 tiết) Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng (2 tiêt) Mở rộng vốn từ: Ước mơ Mở rộng vốn từ: Ý... vốn từ: Ý chí - Nghị lực (2 tiết) Mở rộng vốn từ: Tài năng Mở rộng vốn từ: Dũng cảm Mở rộng vốn từ: Tổ quốc Mở rộng vốn từ: Nhân dân Mở rộng vốn từ: Hòa bình Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc Mở rộng vốn từ: Công dân Có 7 bài dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa: Từ đồng nghĩa Luyện tập về từ đồng nghĩa (3 tiết) Từ trái nghĩa Luyện tập về từ trái nghĩa (2 tiết) 2.2 Cấu trúc bài 2.2.1... chọn từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn Như vậy hệ thống bài tập trong các bài luyện tập được biên soạn đúng theo cấu trúc bài tập ở mục 2 luyện tập của bài lí thuyết Tuy nhiên các dạng nhỏ trong mỗi loại đa dạng hơn và yêu cầu được nâng cao hơn 28 2.3 Dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tiểu học 2.3.1 Dạy kiểu bài mở rộng vốn từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa. .. nghĩa Kiểu bài mở rộng vốn từ giúp học sinh tiểu học huy động và sắp xếp lại vốn từ mà các em đã thu thập được từ các bài học, trong đời sống theo cấu tạo từ, theo nghĩa của từ và đăc biệt là theo các trường nghĩa Kiểu bài mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa chiếm... thể; nghĩa biểu niệm chỉ khái niệm bên trong (bản chất), trừu tượng; nghĩa biểu thái chỉ ý nghĩa đi kèm thái độ, cảm xúc của người dùng Cả ba nghĩa đều quan trọng, không có nghĩa nào quan trọng hơn cả, nó là ba mặt của một vấn đề, có vai trò như nhau và liên hệ với nhau 1.2 Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng 1.2.1 Đồng nghĩa Đồng nghĩa trước hết là một loại quan hệ giữa các từ trong trường nghĩa. .. các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa 18 Trước hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của các hình vị Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa của hình vị cấu tạo Ý nghĩa của hình vị cấu tạo có góp phần phân biệt ý nghĩa của từ này với ý nghĩa của từ này với ý nghĩa từ kia Ví dụ: ba từ “gian xảo”, “gian hiểm”, “gian ngoan” khác nhau ở hình vị “xảo”,... khái niệm từ trái nghĩa và mặt nghĩa Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng bàn về từ trái nghĩa và mặt nghĩa, về phạm vi xác định và ngữ cảnh Sách giáo khoa Tiếng Việt viết: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.” Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó tùy theo cách dùng từ đó trong từng lời nói (hoặc câu văn) khác nhau Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh... ngữ cần phải nhận diện và phân biệt được các nét nghĩa trong từ đồng nghĩa * Sau đây là một số phương pháp tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa - Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa, giải nghĩa cặn kẽ từ trung tâm, dựa vào từ trung để giải thích ý nghĩa cho những từ còn lại đồng thời chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ mẹ, má, u, bầm, …... 12 * Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới P.A.Budagov đã đưa ra quan điểm của mình: Từ đồng nghĩa là những từ gần về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm” [9] N Ibragimốp đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: “Các tên gọi của cùng một sự vật ở những quan hệ khác nhau của nó - chính là các từ có ý nghĩa chung với nhau và riêng... ước mơ, tài năng, ) và giúp học sinh hiểu được các từ trung tâm, từ đó tìm ra các trường nghĩa chứa những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng 2.3.1.1 Dạng cấu trúc của kiểu bài về mở rộng vốn từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa Trong bài học về mở rộng vốn từ được cấu thành từ một tổ hợp bài tập được gọi là bài luyện tập Các bài tập trong bài học thực hành này không phải được sắp đặt tùy ý mà . Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Hà LỜI CAM. Phân tích các tài liệu khoa học rồi hợp lại thành cơ sở lí luận của đề tài. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm 2 chương cơ bản sau: Chương 1 vụ quan trọng trong chương trình dạy học Tiếng Việt tiểu học, lí giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh được chú trọng ngay từ bậc Tiểu học. Nghĩa của từ rất quan trọng, trong

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • 7. Bố cục khóa luận

    • Chương 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHĨA CỦA TỪ

      • 1.1. Nghĩa của từ

        • 1.1.1. Khái niệm về nghĩa của từ

        • 1.1.2. Các thành phần nghĩa từ vựng của từ

          • 1.1.2.1. Nghĩa biểu vật

          • 1.1.2.2. Nghĩa biểu niệm

          • 1.1.2.3. Nghĩa biểu thái

          • 1.2. Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng

            • 1.2.1. Đồng nghĩa

              • 1.2.1.1. Một số quan điểm về từ đồng nghĩa

              • 1.2.1.2. Phân loại từ đồng nghĩa

                • 1.2.1.2.1. Đồng nghĩa hoàn toàn

                • 1.2.1.2.2. Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa)

                • 1.2.2. Trái nghĩa  

                  • 1.2.2.1. Khái niệm

                  • 1.2.2.2. Phân loại từ trái nghĩa

                    • 1.2.2.2.1. Trái nghĩa tuyệt đối

                    • 1.2.3. Quan hệ bao gồm - nằm trong

                    • 1.2.4. Quan hệ toàn thể - bộ phận

                    • 1.3. Quan niện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong SGK Tiếng Việt Tiểu học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan