tóm tắt luận án tiên sĩ phát triển kinh tế xã hội vùng tam giác phát triển việt nam lào campuchia

28 970 2
tóm tắt luận án tiên sĩ phát triển kinh tế  xã hội vùng tam giác phát triển việt nam  lào  campuchia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI o0o LÊ PHƯƠNG HÒA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.07.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2013 Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng 2. TS. Lê Thị Ái Lâm Phản biện 1: PGS.TS. An Như Hải Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Mai Hoa Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Tất Thắng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. vào hồi giờ ngày tháng năm 2013 Có thể tìm Luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Trung tâm Thông tin – Thư viện,Học viện Khoa học Xã hội 3. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử, CLV đã cùng chung sức chung lòng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước, trước đây, hiện nay cũng như trong tương lai. Làm thế nào phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình thức hoặc mô hình nào thích hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài toán luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ba nước. Những năm gần đây quan hệ hợp tác ba bên ngày càng được phát triển và đã mang lại những kết quả tốt cho mỗi quốc gia. Trong khuôn khổ ASEAN, CLV đã tham gia nhiều hình thức hợp tác tiểu khu vực khác nhau như: Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), hợp tác trong khuôn khổ AMECS, hành lang Đông - Tây (WEC), nhóm các nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam). Sự tham gia vào các hình thức hợp tác trên đã đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, cùng khai thác những lợi thế và thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả. Khu vực tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương đồng về đặc điểm tự nhiên, văn hoá với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng chưa được khai thác, đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế, mục đích của việc xây dựng tam giác phát triển là khai thác tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực khác của mỗi nước. Hợp tác trong khuôn khổ tam giác tăng trưởng được xem như là một phương thức hợp tác quốc tế mới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả những lợi thế và hạn chế những bất lợi của mỗi vùng thông qua quá trình tương tác, bổ sung và cùng phát triển. Hợp tác phát triển là cần thiết nhưng làm thế nào để hợp tác có hiệu quả mới là điều quan trọng. Với tư cách một vùng phát triển, CLVDT đã hình thành và phát triển như thế nào khi mà so với các vùng tam giác tăng trưởng khác đã hình thành và phát triển trên thế giới thì CLVDT không hội tụ đủ những yếu tố đã tạo nên sự thành công cho các vùng tam giác khác như có một trung tâm kinh tế đầu tàu hay có những lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau giữa các phần của mỗi nước. Đây cũng là một ẩn số cần tìm lời giải đáp để trả lời câu hỏi đâu là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của CLVDT. Việc nhận diện các nhân tố tác động đến vùng để có hướng điều chỉnh quy hoạch và hợp tác cho phù hợp cũng là câu hỏi cần sớm có câu trả lời. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia làm để tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của mình. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là cung cấp luận cứ khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong tương lai. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia với tư cách là một vùng phát triển - Tổng quan và phân tích thực trạng phát triển của vùng CLVDT và hệ thống các nhân tố tác động đến sự phát triển vùng. - Đưa ra cac quan điểm phát triển và các giải pháp phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định là sự phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu 13 tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là những tỉnh được xác định trong các văn kiện ký kết giữa thủ tướng ba nước về xây dựng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Luận án giới hạn nghiên cứu từ năm 1999 (thời kỳ hình thành sáng kiến về phát triển tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia) đến 2012. 4. Đóng góp của luận án Nghiên cứu về phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ phát triển vùng là một đề tài nghiên cứu có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng các công trình nghiên cứu về hợp tác phát triển của chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, đồng thời đóng góp trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết và thực nghiệm của hợp tác vùng và hội nhập khu vực. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam và các nước khác trong khuôn khổ hợp tác vùng, hội nhập khu vực và phát triển CLVDT. 5. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở hình thành và phát triển vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam puchia Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam puchia. Chương 4: Kết quả và bàn luận CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về khu vực này, tuy nhiên trên thực tế việc đi sâu xem xét và phân tích vấn đề hợp tác phát triển kinh tế vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ vùng thì hầu như chưa được đề cập một cách đầy đủ và hệ thống. Điểm lại các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Đây là một chủ đề nghiên cứu rộng, vừa phải tiếp cận dưới góc độ vùng, vừa phải tiếp cận dưới cách nhìn của hợp tác quốc tế nên hệ thống các vấn đề liên quan đến chủ đề khá nhiều, các công trình liên quan đến CLVDT về lý thuyết bao gồm các công trình liên quan đến phát triển vùng, hợp tác quốc tế. Về thực tiễn bao gồm các công trình liên quan đến tam giác phát triển, đến các nước Việt Nam, Lào, Campuchia; các công trình liên quan đến GMS và rộng hơn là ASEAN; các công trình liên quan đến các địa phương thuộc tam giác và trực tiếp là các công trình liên quan đến CLVDT - Số lượng các công trình nghiên cứu về CLVDT chưa nhiều, như đã đề cập ở trên chủ yếu tập trung từ hai cơ quan là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Bộ Kế hoạch và đầu tư (chủ yếu là từ Viện chiến lược phát triển). Các công trình của nước ngoài còn ít và rời rạc, chủ yếu là dưới dạng các bài viết, bài phân tích mang tính mô tả thực trạng. - Chưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội CLVDT dưới góc độ vùng. Ngay cả những lý luận về hình thành và phát triển CLVDT hiện cũng đang nặng về mô tả. Mặc dù công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng đã có lý luận về sự hình thành vùng nhưng cách tiếp cận lại dưới góc độ quản lý. - Hiện vẫn đang thiếu những lý luận mang tính định hướng phát triển vùng cho CLVDT mặc dù trong quy hoạch phát triển vùng đã có xác định định hướng cho phát triển vùng nhưng lại được nhìn nhận theo lĩnh vực quản lý hơn là các yếu tố vùng. Rõ ràng việc xây dựng khu tam giác phát triển từ ý tưởng đã trở thành hiện thực và được khởi động khá khẩn trương. Tuy nhiên, như đã nhận định ở trên, cho đến nay việc nghiên cứu về CLVDT vẫn chưa thật sự đầy đủ và hoàn chỉnh. Nhiều câu hỏi đặt ra vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng. Dù đã có một số công trình đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến hiện trạng phát triển của vùng tam giác, song thực tế hiểu biết đầy đủ về vùng này còn nhiều hạn chế. Với tư cách là một vùng phát triển, CLVDT cần được nghiên cứu như là một đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vùng để chỉ ra được đâu là yếu tố cấu tạo nên vùng và tác động đến vùng. Cần thiết phải làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng…Từ đó mới có đủ luận cứ để đề xuất các định hướng cũng như giải pháp phát triển vùng tam giác phát triển nói chung, và khuyến nghị phương hướng ưu tiên của Việt Nam nói riêng đối với khu vực này. 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Cơ sở lý thuyết Đề nghiên cứu về vùng CLVDT phải kết hợp 2 nhóm lý thuyết là lý thuyết về hợp tác kinh tế quốc tế và lý thuyết về phát triển vùng. Về lý thuyết hợp tác kinh tế quốc tế, nghiên cứu của luận án vận dụng hai lý thuyết cơ bản là: Lý thuyết về tự do hóa thương mại với nền tảng là nguyên tắc về lợi thế so sánh để so sánh lợi thế của các tiểu vùng trong vùng tam giác phát triển nhằm tìm ra nguyên nhân của hợp tác và có thể từ đánh giá lợi thế so sánh rút ra khuyến nghị phát triển cho vùng; và Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia khi nhìn nhận đánh giá lợi thế của mỗi nước và các địa phương cụ thể. Về tăng trưởng vùng có khá nhiều lý thuyết, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề cập đến những lý thuyết mà VLCDT có thể tham khảo hoặc vận dụng. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh vùng: Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng vùng Lý thuyết điểm trung tâm của W.Christaller - (Mỹ 1933) gọi tắt là lý thuyết trung tâm. 1.2.2. Khung nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT, luận án đưa ra khung nghiên cứu sau: Hình 1.2: Khung nghiên cứu 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu chính là: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát: - Phương pháp chuyên gia. Quan điểm phát triển Điều kiện tự nhiên Vốn Lao động Khoa học công nghệ Hợp tác/ kết nối Kết cấu hạ tầng Cơ chế chính sách Phát triển kinh tế xã hội Điểm mạnh Cơ hội Điểm yếu Thách thức Khả năng/ Triển vọng phát triển Hạn chế Thúc đẩy - Phương pháp SWOT Loại và nguồn tài liệu Tài liệu thứ cấp bao gồm: Những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về 3 nước Đông Dương và khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia tại các viện nghiên cứu của Việt Nam, Lào và Campuchia Các chính sách phát triển của Việt Nam, Lào, Campuchia được thu thập qua quá trình khảo sát tại các cơ quan ngoại giao Các thông tin thống kê được thu thập tại các cơ quan thống kê và quản lý của 3 nước Các văn bản ký kết và kế hoạch triển khai hợp tác của chính phủ 3 nước về phát triển khu vực CLVDTthu thập qua các nhà nghiên cứu và các cơ quan ngoại giao, bộ và sở kế hoạch đầu tư Các kênh thông tin khác như các trang tin điện tử, báo chí…. Tài liệu từ các cuộc khảo sát thực địa Kết hợp với các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á để đi thực địa và thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu Ý kiến chuyên gia thông qua các cuộc trao đổi, tham vấn CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển 2.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội Trước hết để hiểu đúng về phát triển kinh tế - xã hội chúng ta phải làm rõ khái niệm về phát triển. Hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển, tuy nhiên nhìn về bản chất thì có thể thấy phát triển gồm 3 cấu phần cơ bản: Thứ nhất là điểm xuất phát, Thứ hai là điểm hướng đích, Thứ ba là quá trình tiến từ điểm xuất phát đến điểm đích, trong quá trình này bao gồm chủ thể, điều kiện hay phương tiện và cơ chế vận hành quá trình. Phát triển kinh tế - xã hội ở trong nghiên cứu này được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải, vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống kể cả tinh thần và vật chất. 2.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế Hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay đang là hoạt động phổ biến trên toàn thế giới. Đến nay không một quốc gia nào dù theo bất kỳ thể chế nào đi nữa không có hoạt động hợp tác kinh tế với bên ngoài lãnh thổ của mình. Biểu hiện phổ quát cho những hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế mà ngày nay người ta thường nhắc đến chính là toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với toàn cầu hóa là xu hướng khu vực hóa gia tăng nhanh chóng. Toàn cầu hóa và khu vực hóa đều chỉ những hiện tượng hợp tác/ liên kết giữa các quốc gia nhưng ở cấp độ toàn cầu hay trong một phạm vi địa lý nào đó. Bên cạnh các định chế, tổ chức kinh tế đa phương mà các thành viên là các nền kinh tế quốc gia, trong những năm gần đây cũng xuất hiện và phát triển một hình thức hội nhập kinh tế mới, đó là hội nhập kinh tế vùng (hay còn gọi là liên kết xuyên quốc gia) thông qua các tam giác, tứ giác phát triển trong đó các thành viên tham gia là các vùng lãnh thổ của một số nước kề cận nhau. Các tam giác, tứ giác này vận hành trên một số nguyên tắc cơ bản của tự do hóa mậu dịch và khai thác thế mạnh nguồn lực có tính bổ sung cho nhau của các vùng kề cận nhau thuộc một số nước để phát triển như Tam giác tăng trưởng SIJORI. 2.1.3. Lý luận về phát triển vùng Cho đến nay xung quanh khái niệm vùng vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau, định nghĩa vùng chưa được thống nhất ý kiến trong giới học thuật; đặc biệt là phân biệt rõ ràng các thuật ngữ “vùng”, “khu vực”, “miền” Tuy còn có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng của vùng sau đây: - Vùng là một thực thể khách quan chứ không phải do con người thiết kế, sáng tạo ra để phục vụ cho mục đích riêng của mình; - Vùng làm một không gian địa lý có vị trí, kích thước, hình dáng, quy mô xác định; - Vùng bao gồm các yếu tố cấu thành tương đối đồng nhất bên trong với nhau (nhưng không đồng nhất với nhau), nhưng lại tương đối khác biệt với bên ngoài; - Trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên, nhâu khẩu học, kinh tế và xã hội. Ở góc độ hợp tác quốc tế, vùng được nhìn rộng hơn. Đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về vùng quốc tế mà thường chỉ có các khái niệm công cụ cho các vùng cụ thể đối với các vùng hợp tác giữa các quốc gia như Tiểu vùng sông Mê Kông, các vùng tam giác tăng trưởng, tam giác phát triển, khu vực Đông Nam Á, khu vực Đông Bắc Á, …Tuy nhiên dù là vùng quốc tế nhưng vẫn có những đặc trưng ở trên. Khi nghiên cứu về vùng, có thể nhận thấy vùng chịu tác động bởi 7 nhân tố cơ bản sau: Thứ nhất là điều kiện tự nhiên của vùng bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Thứ hai là vốn cho đầu tư phát triển. Thứ ba là nhân tố lao động. Thứ tư là nhân tố khoa học công nghệ. Thứ năm là nhân tố hợp tác. Thứ sáu là nhân tố kết cấu hạ tầng. Nhân tố thứ bảy là cơ chế chính sách. Khi phân tích các điều kiện phát triển của một vùng, luôn phải lưu ý phân tích đầy đủ các nhân tố trên trong mối tương quan chặt chẽ với nhau. 2.2. Cơ sở hình thành và phát triển CLVDT 2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á Từ cuối nhưng năm 90 của thế kỷ 20, với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở đường cho hoạt động liên kết và hợp tác quốc tế, trong đó đặc biệt là các hoạt động liên kết khu vực. Đồng thời với những lợi ích to lớn từ hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa thương mại, đầu tư và di chuyển lao động tạo nên một hình thái kinh tế toàn cầu hóa mới. Các nền kinh tế giờ đây khó lòng phát triển nếu chỉ đóng cửa mà buộc phải mở cửa ra ngoài thế giới. Nhưng rõ ràng, toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó, và để có thể vừa tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, vừa hạn chế những rủi ro, đặc biệt là về chính trị, đồng thời có thế khai thác được những lợi thế so sánh quốc gia và khu vực thì các nước trong khu vực đã đẩy mạnh việc hình thành các liên kết khu vực hơn nữa. Các nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác khu vực và mở rộng liên kết nội khối thông qua ASEAN và những hợp tác tiểu vùng khác. Khai thác lợi thế phát triển khu vực trong điều kiện hội nhập là một trong những ưu tiên hàng đầu của hội nhập khu vực. Để làm được điều này, nhiều ý tưởng về hợp tác khu vực đã được đưa ra mà một trong những sáng kiến đó chính là tam giác tăng trưởng Xét về mặt bản chất bên trong thì tam giác tăng trưởng là một loại hình hợp tác khu vực nhưng được vận dụng một cách linh hoạt hơn trên quy mô vùng địa lý nhỏ hơn. Mục đích chính của quá trình hợp tác trong tam giác tăng trưởng là sự tăng trưởng về kinh tế với nguyên lý chủ yếu là khai thác lợi thế so sánh cũng như giá trị bổ sung giữa các vùng tham gia. Tam giác tăng trưởng xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á, đây cũng là khu vực có nhiều tam giác tăng trưởng nhất hiện nay. Như đã đề cập ở trên, tam giác tăng trưởng đầu tiên xuất hiện là SIROJI thành lập năm 1992. Tiếp đến là tam giác tăng trưởng Nam Thái Lan - Bắc Malaixia - Aceh và Bắc Sumatra của Indonexia (IMT) hình thành năm 1993, một tam giác khác của khu vực Đông Nam Á hình thành vào năm 1994 là tam giác tăng trưởng Brunei - Indonexia - Malaixia - Philipine (BIPM-EAGA), nhưng sau đó Philippine rút lui nên tam giác này hiện nay được biết đến là BIM-EAGA và mới đây nhất là tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hình thành năm 2004 bắt nguồn từ sáng kiến của [...]... việc làm ở vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Sách chuyên khảo: Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia: từ lý thuyết đến thực tiễn” NXB KHXH 2 Lê Phương Hòa (2010), Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010 số 3, 2010, tr32-42 3 Lê Phương Hòa(2010), Triển vọng những ngành kinh tế chính Campuchia, ... Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia) Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đắk Lắk ngày 21- 22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam) , tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Campuchia Lào - Việt Nam Như vậy, đến nay tam giác Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. .. cả lý thuyết phát triển vùng và lý thuyết hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Để luận giải có cơ sở khoa học về phát triển Tam giác phát triển luận án đã đưa ra các chỉ tiêu để đo lường sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Về kinh tế, bên canh việc dựa và các chỉ tiêu tổng quát là GDP, GDP bình quân, cơ cấu kinh tế thì vùng cần được nghiên cứu và đánh giá trên cơ sở hiện trạng ngành Luận án cũng đã tổng... gian kinh tế, yêu cầu ổn định môi trường và thể chế hóa quan hệ kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến xu hướng phát triển hợp tác kinh tế trong vùng Tầm quan trọng của yếu tố kinh tế cũng được phản ánh đậm nét đối với tam giác tăng trưởng khi hầu hết các tam giác phát triển hiện nay được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế 2.2.3 Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt Nam, ... trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT 3.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế 3.1.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tam giác phát triển đạt mức cao Trong hai năm 2011-2012, cho biết, trong hai năm 2011-2012, tại khu vực Tam giác phát triển, 4 tỉnh của Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm; các tỉnh của Lào. .. được sản xuất tại Việt Nam 3.1.2 Thực trạng phát triển xã hội Nhìn tổng thể, tình hình phát triển văn hoá giáo dục, y tế của khu vực tam giác tại cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã đạt được nhiều tiến bộ Tuy nhiên, với việc đặt ra yêu cầu phát triển khu vực tam giác thành một khu vực kinh tế phát triển đòi hỏi phải có những chương trình đầu tư lớn của chính phủ ba nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo... qua, phần lớn những khoản đầu tư vào vùng tam giác tập trung nhiều hơn cho hạ tầng và kinh tế, thứ ba là nhận thức của người dân ở đây thấp nên nhu cầu phát triển xã hội còn thấp 3.1.3 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng cùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia được xếp ở mức độ kém phát triển và phát triển không đồng đều Đây là một khó khăn cơ bản nhất cho sự phát triển chung của khu vực Với đặc điểm... trung với nhiều dân tộc thiểu số Trình độ phát triển kinh tế thấp cơ cấu kinh tế lạc hậu, là khu vực kinh tế kém phát triển của cả 3 nước, trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch Cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển và phát triển không đồng đều Trình độ phát triển xã hội thấp: Chất lượng nguồn nhân lực thấp, dịch vụ y tế kém phát triển Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ phục vụ đời sống của người... chế sự phát triển của các ngành kinh tế và đời sống dân cư Trong khu vực Tam giác thì vùng biên giới Tây Nguyên và Bình Phước của Việt Nam có mặt bằng cơ sở hạ tầng tương đối phát triển hơn với chính sách đầu tư và thu hút đầu tư cở mở hơn, trong khi các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Nam Lào thì rất hạn chế về nguồn đầu tư cho cơ sở hạ tầng Trước khi hình thành Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. .. là điều kiện tốt để phát triển du lịch văn hóa Điểm yếu của vùng là quy mô dân số nhỏ, mật độ dân cư thấp, phân bố dân cư không tập trung với nhiều dân tộc thiểu số; Trình độ phát triển kinh tế thấp cơ cấu kinh tế lạc hậu; Cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển và phát triển không đồng đều; Trình độ phát triển xã hội thấp;Chất lượng nguồn nhân lực thấp, dịch vụ y tế kém phát triển; tồn tại khoảng cách . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT 3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế 3.1.1.1 phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu 13 tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. . VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển 2.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội Trước hết để hiểu đúng về phát triển

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

  • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết

  • 1.2.2. Khung nghiên cứu

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

  • 2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển

  • 2.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội

  • 2.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế

  • 2.1.3. Lý luận về phát triển vùng

  • 2.2. Cơ sở hình thành và phát triển CLVDT

  • 2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông Nam Á

  • 2.2.2. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng CLVDT

  • 2.2.3. Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia

  • 2.2.3.1. Thực tiễn hợp tác phát triển của ba nước CLV

  • 2.2.3.2. Lợi ích của sự hợp tác tại CLVDT

  • 2.2.4. Tổng quan về CLVDT

  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

  • VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA

  • 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT

  • 3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế

  • 3.1.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan