Xây dựng các giải pháp về thức ăn cho chăn nuôi lợn xuất khẩu

26 621 0
Xây dựng các giải pháp về thức ăn cho chăn nuôi lợn xuất khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Viện khkt nông nghiệp miền nam Báo cáo tổng kết đề tài nhánh Một số giải pháp về thức ăn để chăn nuôi lợn xuất khẩu _____________________________________ thuộc đề tài cấp nhà nớc mã số kc 06.06 nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ và thị trờng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn Chủ nhiệm đề tài: ts . đỗ văn quang 6482-20 27/8/2007 hà nội - 2007 0 VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM PHÒNG NGHIÊN CỨU THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA SÚC D #" E CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU THUỘC ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC: “ Nghiên cứu một số giải pháp Khoa học công nghệ và thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn” MÃ SỐ: KC.06.06.NN NGƯỜI THỰC HIỆN: ThS. Phạm Tất Thắng, TS. Đỗ Văn Quang Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11 năm 2004 1 CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU ThS. Phạm Tất Thắng, TS. Đỗ Văn Quang I – LỜI MỞ ĐẦU Ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn. Mặc dù vậy, sản lượng thức ăn hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho chăn nuôi, đồng thời phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi đó nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa được khai thác triệt để. Việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chưa được chú trọng nhiều, việc sử dụng thức ăn công nghiệp tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng hiệu quả lại không cao. Những năm gần đây, các nhà khoa học của nước ta đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá về tài nguyên thức ăn, bao gồm điều tra đánh giá về số lượng, sản lượng, thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, đưa ra được bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn (776 loại thức ăn cho loài nhai lại, 531 loại thức ăn cho lợn và 370 loại thức ăn cho gia cầm), đây là những số liệu làm cơ sở cho việc tính toán cân đối công thức thức ăn một cách chính xác. Một số nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định về khai thác tài nguyên thức ăn như sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt, phế phụ phẩm chế biến công nghiệp, cỏ và thức ăn xanh, những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển thức ăn công nghiệp, những thành tựu về nghiên cứu thức ăn bổ sung và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật của thế giới về thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, những thành tựu về nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của vậ t nuôi. Những thành tựu này góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta còn nhiều hạn chế, sử dụng thức ăn cho chăn nuôi còn lãng phí 2 và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa chú ý đến ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu cho xuất khẩu, hơn nữa chưa khai thác triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương nhằm giảm giá thành sản phẩm, vì thế giá thành sản phẩm thức ăn cũng như sản phẩm chăn nuôi ở nước ta luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Dinh dưỡng và thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi, dinh dưỡng và thức ăn tốt thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền của động vật. Dinh dưỡng và thức ăn sạch thì mới có sản phẩm chăn nuôi sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Chính vì các vấn đề trên mà việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp về thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là việc làm cần thiết ở nước ta hiện nay. Để thực hiện được các giải pháp về thức ăn cho chăn nuôi lợn xuất khẩu, cần thiết phải đi theo đúng trình tự về xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thay thế các nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền nhằm hạ giá thành thức ăn và giá thành sản phẩm, đồng thời các cơ sở chăn nuôi phải tự chủ động sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi của mình, có như thế mới chủ động được giá trị dinh dưỡng của thức ăn và giá thành sản phẩm. II – MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng Các thành phần như năng lượng, axit amin, khoáng, vitamin là những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì, phát triển, sinh sản và tiết sữa của lợn. Sự tổng hợp cơ, mô mỡ, xương, lông, da và các thành phần khác của cơ thể, kết quả của việc tăng cường đạm, chất béo, nước… phụ thuộc vào việc cung cấ p đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Lợn cần được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu với lượng thích ứng, hợp khẩu vị và sử dụng có hiệu quả nhằm đạt được năng suất tối ưu. Trong những năm qua, tuy đã có các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho các loại lợn ở nước ta, song chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn của nước ngoài và nghiên cứ u trên các giống lợn có năng suất và chất lượng thấp. Việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng giống lợn, từng lứa tuổi theo mục đích sử dụng là việc làm cần thiết hiện nay, nhất là khi hàng loạt các giống lợn có năng suất và chất lựơng cao mới được nhập nội hay lai tạo gần đây. * Các bước nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của lợ n 3 - Nghiên cứu xác định thành phần dinh dưỡng của tất cả các loại thức ăn ở từng vùng lãnh thổ, theo từng mùa vụ. - Xác định chính xác khả năng và tỷ lệ tiêu hóa từng loại thức ăn đối với lợn. - Cân đối công thức thức ăn cho từng đối tượng lợn dựa trên tỷ lệ tiêu hóa các loại nguyên liệu đã được xác định. - Xác định khả năng ăn thức ăn của từng loại lợn và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, từ đó xác định xem tỷ lệ dinh dưỡng nào là thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển theo từng lứa tuổi của lợn. - Kết luận và đưa ra kiểm chứng ở sản xuất, từ đó khuyến cáo các nhà sản xuất thức ăn cũng như các nhà chăn nuôi áp dụng. * Xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng cho lợn a) Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng cho lợn bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng, mang thai, tiết sữa. - Nhu cầu năng lượng cho duy trì: ME m (kcal/ngày) = 600 x Pt 0,648 (Pt là tổng lượng đạm của cơ thể tính bằng kg) – Whittermore và Morgan (1990) - Nhu cầu năng lượng cho tích luỹ nạc từ 6,8 đến 14 McalME/kg, cho tích luỹ mỡ từ 9,5 đến 16,3 McalME/kg. - Nhu cầu năng lượng cho lợn từ 15 kg đến 110 kg có thể áp dụng công thức: DE ăn vào (kcal/ngày) = 13,162 x (1 – e -0,0176BW ) b) Nhu cầu protein và axit amin Protein là một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật. Protein của thức ăn, sau khi tiêu hóa và phân giải thành các axit amin và được tái tổng hợp ở các tế bào đặc trưng cho cơ thể gia súc làm cho gia súc sinh trưởng, phát triển bình thường, vì thế việc cung cấp các axit amin với khối lượng và tỷ lệ chính xác sẽ xác định được tỷ lệ protein khẩu phần một cách thích hợp. Nhu cầu protein không đồng đều đối với tất cả các loại lợn mà thay đổi theo giống, giới tính, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, mật độ đàn và các yếu tố khác. Ngày nay người ta thường dùng khái niệm protein lý tưởng để xác định nhu cầu protein cho lợn, loại protein này đáp ứng tối đa và phù hợp nhất so với nhu cầu của gia súc, protein này không những 4 có tỷ lệ tiêu hóa cao mà còn có chứa các axit amin thiết yếu với tỷ lệ thích hợp nhất so với nhu cầu của lợn. Để xác định được nhu cầu protein của lợn, cần phải xác định chính xác tỷ lệ tiêu hóa protein và giá trị sinh vật học của protein. mỗi chỉ tiêu này đều có nhiều yếu tố ảnh hưởng, biết được các yếu tố này, người ta mới biết cách tác động để cải thiện năng suất của vật nuôi và tiết kiệm thức ăn. Việc xác định nhu cầu protein cho lợn cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu protein: - Sự biến tính protein: Có nhiều tác nhân gây biến tính protein như nhiệt độ, pH, kim loại nặng, một số dung môi alchol, formol, sự oxy hóa, tia cực tím, tia rơngen… Một số trường hợp biến tính có lợi như HCl của dịch vị, axit lactic gây kết tủa casein trong sữa để cho men pepsin tiêu hóa protein này tốt hơn, một số biến tính có hại như khi gặp nhiệt độ cao phá huỷ cấu trúc bậc hai của protein để lộ ra những axit amin nhạy cảm như lysin, arginin, histidin, tryptophan…. gây ra phản ứng với đường khử có sẵn trong thức ăn làm mất khả năng lợi dụng của cơ thể đối với axit amin đó. - Các chất ức chế tiêu hóa trong thức ăn: Quan trọng nhất là các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành như antitrypsin có thể gây huỷ hoại lớp nhung mao, làm giảm sản lượng enzyme trong ruột, β - conglycinin và lectin làm giảm thời gian vận chuyển thức ăn, làm giảm hấp thu dưỡng chất ở thành ruột non, chất ức chế men trypsin sẽ ngăn cản hoạt động của men tiêu hóa, hemaglutinin có thể làm tăng sự mất mát protein nội sinh. c) Nhu cầu khoáng chất Các chất khoáng bao gồm canxi, photpho, clo, đồng, iôt, sắt, magiê, mangan, kali, selen, natri, lưu huỳnh, kẽ m, crom. Chức năng của các chất khoáng này đa dạng, tham gia cấu tạo tế bào hay chức năng điều hòa hoạt động ở các tế bào. Nhu cầu tối thiểu đối với từng chất khoáng khác nhau ở các giai đoạn sinh trửơng và phát triển khác nhau. Nhu cầu khoáng trong khẩu phần bị ảnh hưởng bởi giá trị sinh học của chất khoáng trong nguyên liệu làm thức ăn. Sử dụng chất khoáng trong thức ăn cho lợ n cần chú ý đến một số chất khoáng có khả năng gây ngộ độc cho lợn như arsenic, chì, thủy ngân, antimony. 5 - Can xi và phốt pho giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì bộ xương và thực hiện nhiều chức năng khác. Việc cung cấp đủ Ca và P ở dạng tiêu hóa với tỷ lệ thích hợp, đồng thời với việc cung cấp đầy đủ vitamin D cho lợn là việc rất quan trọng. - Natri, kali, clo là các ion chính ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điện giải và trạng thái axit – bazơ của con vật. Magiê là một đồng yếu tố trong nhiều hệ enzyme và là một yếu tố cấu thành của xương. Lưu huỳnh tham gia vào cấu trúc một số axit amin như methionin, cystin. - Các chất khoáng vi lượng như crom tham gia trong quá trình trao đổi chất của carbohydrace, lipid, protein và axit nucleic. Coban là thành phần của vitamin B12 nhưng với hàm lượng cao coban có thể gây ngộ độc cho lợn. Đồng cần thiết để tổng hợp hemoglobin, tổng hợp và kích hoạt một số ezyme oxy hóa cần cho trao đổi chất. Iôt tham gia vào thành phần của hormon tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi chất. Sắt tham gia vào thành phần của hemoglobin, myoglobin ở cơ, transferrin của huyết thanh, uteroferrin của nhau thai, lactoerin của sữa và ferritin, hemosiderin của gan. Và một số chất khoáng khác là những chất khoáng không thể thiếu trong cơ thể lợn. Chính vì vậy, khi cân đối khẩu phần ăn cho lợn phải chú ý đến việc cung cấp đầy đủ các chất khoáng. d) Nhu cầu vitamin Vitamin là những hợp chất hữu cơ, nhu cầu cần một lượng nhỏ nhưng nó rất quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của lợn. Nhu cầu vitamin ở các đối tượng gia súc khác nhau thì khác nhau. Vì vậy, khi cân đối khẩu phần ăn cho lợn phải tính toán đủ nhu cầu vitamin cho lợn. Tiêu chuẩn ăn và nhu cầu từng chất dinh dưỡng cho lợn, có thể dựa theo NRC 1998 hay TCVN 1992 hoặc tham khảo khuyến cáo của các nhà khoa học trong nước. 2. Thực hiện cân bằng các axit amin để giảm thiểu hàm lượng protein trong thức ăn Ngày nay, quan niệm về dinh dưỡng protein chính là dinh dưỡng các axit amin. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khẩu phần có tỷ lệ protein thấp nhưng được cân bằng axit amin thiết yếu thì có hiệu quả tốt hơn những khẩu phần có mức protein cao nhưng không cần bằng axit amin. Ưu điểm chính của khẩu phần được cân bằng axit amin là có tác dụng làm giảm nitơ bài thả i nhưng lại không ảnh hưởng đến tăng trọng và tích luỹ nitơ trong cơ thể, đồng thời 6 cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng do làm giảm năng lượng hao hụt nhờ sự giảm bài thải nitơ qua đường bài tiết và mất mát qua thân nhiệt. Một số khuyến cáo như Yen (1986) cho rằng mức 17,5; 15,6 và 16,8% protein thô trong thức ăn là phù hợp cho lợn đực, đực thiến và cái sinh trưởng giai đoạn 20 – 50 kg và 14,3; 12,0 và 13,1% protein thô trong thức ăn cho giai đoạn 50 – 90 kg. Bellego (2002) cho rằng mức protein trong khẩu phần 15,6 và 13,3% cho mỗi giai đoạn có bổ sung axit amin đã cho tăng trọng tương đương với mức protein 20,1 và 17,5% tương ứng mà không bổ sung axit amin. Một số nghiên cứu trong nước cũng đã khẳng định việc giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần nhưng được cân đối các axit amin như lysin, methionin, threonin, tryptophan đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tỷ lệ protein cao nhưng không được cân bằng axit amin. Nghiên cứu của Lã Văn Kính và ctv. (2004) trên lợn thịt đã xác định: - Khi cân bằng 3 axit amin: lysin, methionin, methionin + cystin thì mức 17% protein trong thức ăn cho giai đoạn 20 – 50 kg và 14,5% protein trong thức ăn cho giai đoạn 50 – 90 kg là phù hợp. - Khi cân bằng 5 axit amin: lysin, methionin, methionin + cystin, threonin, tryptophan thì mức 15,5% protein trong thức ăn cho giai đoạn 20 – 50 kg và 13% protein trong thức ăn cho giai đoạn 50 – 90 kg là phù hợp. 3. Sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, thay thế nguồn nguyên liệu đắt tiền bằng bằng nguyên liệu rẻ tiền Theo số liệu Cục khuyến Nông - khuyến Lâm năm 2002 s ản lượng thức ăn công nghiệp cả nước đạt 3,2 triệu tấn, tăng 18,5% so với năm 2001 nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 30-35% nhu cầu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc gia cầm. 65-70% lượng thức ăn còn lại do dân tự trộn, trong đó sử dụng rất nhiều nguồn thức ăn tại chỗ, sẵn có tại địa phương (tấm, cám gạo, khoai mì…). Tuy nhiên do nguồ n thức ăn tại chỗ sử dụng chưa hợp lý nên hiệu quả sản xuất còn thấp, giá thành sản phẩm cao. Hiện tại giá thành sản xuất thịt heo, gia cầm và trứng của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực và là nguyên nhân chính làm cho thịt lợn của ta không xuất khẩu được. Trong các yếu tố làm giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thì thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% giá thành sản phẩm). Giá th ức ăn của ta cao hơn các nước trên thế 7 giới 20%, cao hơn các nước trong khu vực như Thái lan, Trung quốc, Malaysia tới 30%. Một trong các nguyên nhân làm giá thức ăn cao là do ta phải nhập nhiều nguyên liệu, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein (khoảng 200.000 tấn bột cá, 500.000 tấn khô đậu nành, 10.000 tấn axít amin, vitamin /năm ). Do vậy việc giảm giá thành thức ăn là yêu cầu rất bức bách và hướng giải quyết là tăng cường sử dụng nguồn thức ăn giàu protein tại chỗ, sẵn có ở địa phương. Đã có một số nghiên cứu trong nước về việc thay thế các nguyên liệu đắt tiền bằng các nguyên liệu rẻ tiền nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn: - Thay thế bắp bằng khoai mỳ: theo kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính và ctv. (2004) khoai mỳ là cây lương thực đứng hàng thứ tư sau cây lúa, bắp và cây khoai lang ở nước ta. Khoai mỳ trồng thích hợp với mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất cát pha. Nó được trồng nhiều ở trung du Bắc bộ, Trung bộ và vùng miền Đông Nam bộ. Trước đây khoai mỳ là một trong những cây lương thực chủ lực của con người, nhưng ngày nay nó được dùng chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi. Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng thì một tấn hỗn hợp gồm 85% khoai mỳ và 15% khô dầu đậu phộng có giá trị tương đương với một tấn bắp, mà giá thành khoai mỳ chỉ bằng ½ giá bắp cho nên sử dụng khoai mỳ vẫn rẻ hơn nhiều. Chính vì khoai mỳ là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cho chăn nuôi sẵn có và rẻ tiền, nên đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và và ngoài nước tập trung nghiên cứu. Nguyễn Nghi và ctv (1991) cho heo ăn khẩu phần có 0; 15; 30 và 45% khoai mỳ đã rút ra kết luận: khẩu phần có 30 – 45% khoai mỳ cho tăng trọng cao hơn đáng kể so với đối chứng (không có khoai mỳ) và lô có 15% khoai mỳ, chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng ở lô 45% khoai mỳ cũng thấp hơn. Phạm Sỹ Tiệp và ctv (1999) cho rằng có thể sử dụng 30; 45; 53% khoai mỳ có bổ sung thêm 36; 30,9; 22,8% đậu nành rang cho các giai đoạn 13 – 30; 31 – 60 và 61 – 80 kg mà heo vẫn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên việc sử dụng khoai mỳ trong khẩu phần cần phải dùng các biện pháp xử lý như phơi khô, sấy để là giảm lượng HCN có sẵn trong khoai mỳ, theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002) thì hàm lượng HCN trong khoai mỳ xắt lát phơi khô là 27 mg/1kg, trong bột củ khoai mỳ là 10,8 mg/1kg và liều gây độc tối thiểu của HCN tự do trên động vật là 2 – 2,3 mg/kg trọng lượng cơ thể, nếu tính trên thực liệu để làm thức ăn thì mức ngộ độc ≥ 200 mg HCN/1 kg thức ăn là nguy hiểm cho động vật. 8 Mondonedo (1928) đã thay thế 20% bắp bằng khoai mỳ và nuôi heo trong 75 ngày, đã đưa ra kết luận heo ăn khẩu phần khoai mỳ có tăng trọng cao hơn heo ăn khẩu phần bắp 8%, giảm tiêu tốn thức ăn 9% và quầy thịt cũng tốt hơn. Theo Woodman và ctv (1931), Mazn (1960) thì heo ăn khẩu phần có 20 – 40% khoai mỳ cho tăng trọng tương đương với khẩu phần có 20 – 40% bắp. Oyenuga và Opeke (1957) dùng 40% khoai mỳ trong khẩu phần heo giai đoạn tăng trưởng và 55% cho giai đoạn kết thúc đã đưa ra kết luân khoai mỳ có giá trị dinh dưỡng tương đương lúa miến và bắp. Shimada (1970) dùng bột khoai mỳ thay thế bắp trong khẩu phần là 0 – 22 – 44 – 66% cho heo từ 30 – 90kg đã kết luận rằng sử dụng khoai mỳ đến 40% trong khẩu phần không làm heo chậm lớn, tuy nhiên ở mức 66% làm giảm sút cả về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Peraza và ctv (1970) nhận thấy trong khẩu phần khoai mỳ có thể đạt tới 60% mà không bất lợi và cho phép đạt tăng trọng từ 800 gam/ngày đối với heo từ 30 – 90 kg. Nghiên cứu của Mason và Gomes, 1970 đã chứng minh là có thể thay hoàn toàn ngũ cốc bằng bột khoai mỳ mà không có ảnh hưởng đáng kể nào tới tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi mà khẩu phần được cân đối phù hợp. Serres và ctv (1973) đưa ra kết luận heo có thể đạt được tăng trọng 800 gam/ngày với khẩu phần 75% khoai mỳ nhưng tăng trọng này bị ảnh hưởng bởi chất lượng protein bổ sung, tăng trọng cao nhất khi protein bổ sung có nguồn gốc động vật. Portellar và ctv (1974) đã xác nhận rằng sức lớn của heo cho ăn khẩu phần có 55% khoai mỳ có thêm hoặc không thêm 1% mỡ bò cho kết quả tăng trọng /ngày của các lô là 850 gam (có bổ sung mỡ bò)và 760 gam (không bổ sung mỡ bò), hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 2,24 và 2,56. nghiên cứu của Balagopalan và ctv (1988) cho thấy khẩu phần có 40% khoai mỳ đã kích thích lượng thức ăn ăn vào của heo con nhiều hơn là khẩu phần có 20% bột khoai mỳ. Nếu khử hết hàm lượng HCN thì sử dụng các mức độ bột khoai mỳ trong khẩu phần khác nhau đã không ảnh hưởng đáng kể tới tăng trọng, thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng th ức ăn so với các loại ngũ cốc phổ biến khác (Gomez và ctv, 1994). Lượng bột khoai mỳ ăn vào của heo nuôi thương phẩm nói chung biến động tùy thuộc vào sự cung cấp hàm lượng protein bổ sung (Pezez, 1997). Một số nghiên cứu cho thấy khi sử dụng khẩu phần có tỷ lệ bột khoai mỳ cao (60 – 75%) thì heo có triệu chứng tiêu chảy, yếu chân, triệu chứng ở da, … kết quả của việc thiếu kẽm trong khẩu phần (Hutagalung, 1972; Balagopalan và ctv, 1988). Công bố của Dimaculangan (1997) cho thấy sử dụng 30 – 40 % khoai mỳ trong khẩu phần heo thịt giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo có bổ sung bột cá, khô nành, [...]... xuất Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc của nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp về thức ăn chăn nuôi, đảm bảo có một nguồn thức ăn sạch, an toàn và giá thành hạ là một việc rất cần thiết để đạt được tiêu chuẩn “thịt sạch” đáp ứng nhu cầu thị trường và cho xuất khẩu Việc khuyến cáo các giải pháp về thức ăn chăn nuôi cho các nhà sản xuất thức. .. giải pháp về thức ăn cho chăn nuôi lợn xuất khẩu phải đáp ứng được đồng thời các vấn đề: - Thức ăn và dinh dưỡng phải gắn liền giữa chăn nuôi và bảo vệ môi trường - Thức ăn và dinh dưỡng phải gắn liền với an toàn thực phẩm - Thức ăn và dinh dưỡng phải đáp ứng tính đa dạng sinh học và thị trường tiêu thụ - Thức ăn và dinh dưỡng phải gắn hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thức ăn với chăn nuôi - Thức ăn và dinh... cầu cho xuất khẩu III KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như các nhà khoa học trong nước cho thấy, có nhiều giải pháp về thức ăn chăn nuôi, đáng chú ý nhất là sử dụng các chất bổ sung trong thức ăn vừa có tác dụng kích thích tăng trưởng vừa có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời sản phẩm không có tồn dư các chất nguy hại đến sức khoẻ con người Thực hiện các giải pháp. .. diformate trong thức ăn cho heo thịt đã cải thiện 2% lượng thức ăn ăn vào, tăng 4% tăng trọng và giảm 3% tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng Tác giả cũng đã làm thí nghiệm so sánh giữa lô bổ sung 1,8% potassium diformate với lô bổ sung 40 ppm tylosin và với lô bổ sung 1,2% potassium diformate + 150 ppm Cu Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng ở lô bổ... sản xuất thức ăn, họ không biết chính xác thành phần của thức ăn đó và trong thức ăn đó có các chất kích thích sinh trưởng, các chất độc hại hay không Họ không thể quyết định được chất lượng sản phẩm thịt heo của mình sản xuất ra, đồng thời họ cũng không thể quyết định được giá thành của sản phẩm của mình trong khi chi phí thức ăn chiếm 65 – 70% giá thành sản xuất heo thịt, vì thế việc các nhà chăn nuôi. .. tụy tăng cường sự hấp thu glucose và amino axit khi được đưa vào trong xoang ruột Những peptid này có chức năng làm tăng số lượng những “thể vận chuyển dưỡng chất” có trong màng tế bào niêm mạc (Robert A Swick, 1997) 5 Tự cân đối khẩu phần, sản xuất thức ăn tại chỗ để hạ giá thành chi phí Hầu hết các cơ sở chăn nuôi heo ở nước ta đều phải mua thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn đậm đặc từ các cơ... có khả năng tiêu hóa những thành phần thức ăn Chúng đẩy mạnh sinh trưởng bằng cách thoái biến những chất có hại trong thức ăn (như các polysaccharid tiêu hóa kém hoặc các protein kháng nguyên) (Robert A Swick, 1997) Năm 2000, Lã Văn Kính và ctv Đã làm thí nghiệm bổ sung men Porzyme 9300 vào khẩu phần cơ sở là tấm – cám gạo cho heo nuôi thịt đã cải thiện 3,42% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm... dược thay thế tốt kháng sinh trong thức ăn cho heo Theo kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính và Phạm Tất Thắng (2004) sử dụng các chế phẩm thảo dược với các chất hoạt tính chính là berberin, cineol và cucumin, bổ sung vào thức ăn cho heo thịt đã cho kết quả tốt, có thể sử dụng thay thế kháng sinh trong thức ăn nhằm phòng bệnh và kích thích tăng trưởng cho heo thịt 4.1.3 Các chất khoáng hữu cơ Khoáng là... “thịt sạch” đáp ứng nhu cầu thị trường và cho xuất khẩu Việc khuyến cáo các giải pháp về thức ăn chăn nuôi cho các nhà sản xuất thức ăn và các nhà chăn nuôi là việc làm cần thiết hiện nay 17 PHỤ LỤC MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CƠ BẢN VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 1 Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại (TCVN 1547 – 1994) Chỉ tiêu 10 – 20 kg Hình dáng, màu sắc, mùi vị 20 – 50 kg 50 – 90 kg Màu sắc và mùi vị đặc trưng của... lỵ heo, sử dụng như thức ăn căn Không bản cho những nơi có lịch sử vể bệnh lỵ nhưng chưa xuất hiện triệu trứng 100 Điều trị bệng lỵ heo, liều 100g/tấn được sử dụng 6 như thức ăn căn bản trong 3 tuần cho tới khi hết bệnh, sau đó sử dụng liều 40g/tấn Oleandomycin 5-12 Cải thiện tăng trọng và sử dụng thức ăn heo sinh Không trưởng 25-50 50 Cải thiện tăng trọng và hiệu qủa sử dụng thức ăn Phòng bệnh vi khuẩn . tài nhánh Một số giải pháp về thức ăn để chăn nuôi lợn xuất khẩu _____________________________________ thuộc đề tài cấp nhà nớc mã số kc 06.06 nghiên cứu một số giải pháp khoa học công. CỨU THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA SÚC D #" E CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI LỢN XUẤT KHẨU THUỘC ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC: “ Nghiên cứu một số giải pháp. sản xuất. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc của nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp về thức ăn chăn nuôi, đảm bảo có một nguồn thức

Ngày đăng: 24/08/2014, 19:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mo dau

  • Mot so giai phap ve thuc an chan nuoi lon

  • Ket luan

  • Phu luc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan