BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

45 2K 7
BỆNH TRÊN CAM SAU THU HOẠCH và BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cam là một loại quả có nhiều ở nước ta, cam chứa nhiều VitaminC và rất giàu canxi, là một vị thuốc giúp chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, dễ tiêu hóa,...Bên cạnh đó còn có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ cam như: nước cam ép, bột cam... Để nâng cao giá trị của quả cam, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cần phải chú ý tới tất cả mọi quá trình từ chọn giống cho tới thành phẩm. Trong đó một công đoạn rất quan trọng nhưng chưa thực sự được chú ý tới là công đoạn sau thu hoạch. Cam sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa, và bệnh trên quả vẫn phát triển gây tổn hại lớn đến chất lượng quả. Vì vậy đề tài: “ Bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ” đưa ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin giúp nâng cao hiểu biết về bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ để giữ được phẩm chất của quả sau thu hoạch một cách hiệu quả.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Do điều kiện kinh tế và xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người càng phải ngon và lành. Một trong những nguồn thực phẩm không thể thiếu đó chính là trái cây. Trái cây cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và mang lại giá trị kinh tế cao. Cam là một loại quả có nhiều ở nước ta, cam chứa nhiều VitaminC và rất giàu canxi, là một vị thuốc giúp chống cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, dễ tiêu hóa, Bên cạnh đó còn có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ cam như: nước cam ép, bột cam Để nâng cao giá trị của quả cam, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cần phải chú ý tới tất cả mọi quá trình từ chọn giống cho tới thành phẩm. Trong đó một công đoạn rất quan trọng nhưng chưa thực sự được chú ý tới là công đoạn sau thu hoạch. Cam sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa, và bệnh trên quả vẫn phát triển gây tổn hại lớn đến chất lượng quả. Vì vậy đề tài: “ Bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ” đưa ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin giúp nâng cao hiểu biết về bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ để giữ được phẩm chất của quả sau thu hoạch một cách hiệu quả. 1 PHẦN II. NỘI DUNG 2.1 Giới thiệu chung về cây cam [4], [8] Cây cam (Citrus sinensis) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, có nguồn gốc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á. Cam là một loại cây ăn quả rất phổ biến trên thế giới, chiếm gần hai phần ba tổng sản xuất cây có múi (65%), tiếp theo là quýt (Citrus reticulata) (21%), chanh (C. limon) (6%) và bưởi (C.paradisi và C. grandis) (5,5%). Cam có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhất là vitamin C (45 mg/100g ăn được), các loại vitamin B, vitamin A…và nhiều chất khoáng như K (169 mg), Ca (43mg)…thường được sử dụng ăn tươi hoặc ép lấy nước cam. Bên cạnh đó có các sản phẩm từ vỏ, hoa cam làm hương vị cho thức ăn, đồ uống, làm nước hoa…Vì thế cam được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày cũng như trong công nghiệp ngày nay. Trên thế giới có 4 giống chiếm phần lớn là cam Huyết (Blood orange), cam Núm (Navel), cam Ba Tư (Persian) và cam chín muộn Valencia, trong đó cam Valencia chiếm tỉ lệ cao nhất. 2.1.1 Đặc điểm quả cam [3] Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều giống Cam có cùng đặc điểm sinh vật học: Trái có hình cầu, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu vàng hoặc vàng đỏ. Trái cam có 3 phần: vỏ ngoài, vỏ giữa, vỏ trong. - Vỏ ngoài: Gồm có lớp biểu bì với lớp cutin dầy và các khí hổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh. Trong giai đoạn chín, diệp lục tố sẽ bị phân hủy, nhóm sắc tố màu xanthophyl và carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng hay màu cam. Các túi tinh dầu nằm trong các mô, được giữ lại dưới sức trương của tế bào xung quanh. - Vỏ giữa: là phần phía trong kế vỏ ngoài, đây là một lớp gồm nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt. Các tế bào cấu tạo với những khoang gian bào rộng, chứa nhiều đường, tinh bột, Vitamin C và pectin. Khi trái còn non hàm lượng pectin cao (20%) giữ vai trò quan trọng trong việc hút nước cung cấp cho trái. 2 Chiều dày của phần vỏ giữa thay đổi theo loài trồng (Cam sành có phần vỏ giữa tương đối dày). Phần mô này tồn tại ở giữa các màng múi nối liền vào vỏ, quả, khi trái càng lớn thì càng trở nên xốp dần. - Vỏ trong: Gồm các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong suốt. Bên trong có các sợi đa bào, phát triển và đầy dần dịch nước chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số khoảng trống để hột phát triển. Như vậy vỏ trong cung cấp phần ăn được của trái với dịch nước chứa đường, axit và khoáng chất. 2.1.2 Vai trò của cam [7] Cam là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với nhu cầu dinh dưỡng của con người. - Xét về mặt dinh dưỡng cam thuộc loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt quả chứa 6-12% đường, Vitamin C chiếm 40-90mg/100g quả tươi, axit hữu cơ từ 0,4-1,2%, cam còn chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. - Xét về mặt dược liệu từ thời xa xưa cam đã được nhiều quốc gia sử dụng trong y học dân tộc. Các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã tìm thấy tác dụng phòng bệnh dịch hạch, trị bệnh phổi và chảy máu tươi dưới da của các loại thuốc citrus. Ngày nay, cam tươi cung cấp Vitamin C tự nhiên trị các bệnh thiếu Vitamin C, giúp phục hồi sức khỏe cho người ốm mới dậy, tăng sức khỏe cho người già - Xét về giá trị công nghiệp thì các bộ phận lá, hoa, vỏ chứa nhiều tinh dầu được tinh chế để phục vụ cho các nghành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Quả cam được sử dụng để sản xuất các loại nước giải khát, bánh kẹo, rượu. - Xét về giá trị kinh tế quả cam cho thu nhập rất cao. Ví dụ: tại Hà Nội năm 2001-2002, diện tích cây cam quýt chỉ chiếm 7% diện tích trái cây ăn quả, chiếm 8% tổng sản lượng quả. Nhưng tổng giá trị thu được từ cam quýt ước khoảng 18 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 50% tổng giá trị sản lượng quả tươi toàn thành phố. 2.1.3 Một số vùng trồng cam ở Việt Nam [5] Ở Việt Nam, loài cây có múi đã trở thành loại cây ăn quả chính, mang lại hiệu quả kinh tế. Thống kê cho biết năm 1990 cả nước có 19.062 ha cam quýt với sản lượng là 119.238 tấn, trong đó chỉ có ba tỉnh trồng hơn 1.000 ha là Nghệ An, Bến Tre, Thanh Hóa và hai tỉnh hơn 2.000 ha là Tiền Giang và Hậu 3 Giang. Năng suất cam của các tỉnh phía Bắc chỉ đạt 20-25 tạ/ha, ba tỉnh phía Nam đạt 47-15.3 tạ/ha. Nhưng đến năm 1995, chỉ riêng Nam Bộ diện tích trồng cây có múi đã vượt quá 30.000 ha, hơn cả diện tích chuối và dứa, trong đó các tỉnh trồng nhiều là Tiền Giang 4,501 ha; Hậu Giang 10.000 ha. Sản lượng của cả nước cũng tăng theo, chỉ tính riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 1995 là 800.000 tấn. Diện tích và sản lượng cam những năm gần đây đã tăng nhiều lần. Bảng 1: Diện tích và sản lượng cam giai đoạn 2001 đến 2004 Chỉ số Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Diện tích (10 ha) 69,5 72,8 77,2 55 Sản lượng (10 9 tấn) 428 435 500 538 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cam sau thu hoạch [5] 2.1.4.1 Sự ảnh hưởng của độ chín thu hái Độ chín thu hái ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bảo quản quả. Độ chín ảnh hưởng đến sự thay đổi hàm lượng nước, hoạt động hô hấp và sự thay đổi thành phần hoá học. 2.1.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ Ở các loại quả có múi, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn cả về bệnh lý, sinh lý (hô hấp, bay hơi nước, tạo etylen, các hợp chất thơm…) và sinh hoá (sự tổng hợp etanol, axetaldehyt, menol, etylaxetat…). Các biến đổi này ảnh hưởng suốt chiều dài quá trình bảo quản. 2.1.4.3 Độ ẩm tương đối của không khí Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng tồn trữ có ảnh hưởng đáng kể đến sự bốc hơi nước của rau quả. 2.1.4.4 Thành phần của khí quyển tồn trữ Thành phần của khí quyển tồn trữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính lý hóa và cường độ hô hấp, nói khác đi là đến quá trình trao đổi chất. 2.1.4.5 Ảnh hưởng của bao bì Bao bì có tác dụng rất lớn trong bảo quản rau quản. Bao bì giúp ngăn cản sự thoát hơi nước và sự xâm nhập của vi sinh vật. Với từng loại bao bì còn giúp duy trì nồng độ các khí ở mức phù hợp cho từng loại rau quả. Tuy nhiên, với loại bao bì không phù hợp sẽ có thể làm cho rau quả nhanh hỏng hơn. 4 2.1.5 Các biến đổi của cam sau thu hái [5] Trái cây sau thu hái luôn có những biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa. Các biến đổi này xảy ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc nhiều vào: giống, điều kiện chăm sóc, độ chín, vận chuyển, kỹ thuật bảo quản 2.1.5.1 Những tổn thương cơ giới Là những tổn thương trong quá trình thu hái và độ già, chín. Sự tổn thương cơ giới không chỉ gây méo mó, xấu xí bên ngoài mà còn làm tăng sự mất nước, tạo điều kiện nhiễm bệnh, kích thích sản xuất ra ethylene và CO 2 . 2.1.5.2 Những biến đổi vật lý Trong quá trình tồn trữ, các quá trình vật lý bị thay đổi. Đó là sự bay hơi nước, giảm khối lượng tự nhiên, sự hô hấp, sự tạo thành etanol, axetandehit và etylen. - Sự tạo thành hơi nước Sự bay hơi nước phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, trạng thái quả, môi trường bảo quản. Những quả non hay bị tổn thương do va đập về cơ học và nấm bệnh có khả năng mất nước nhiều hơn. Sự mất nước cũng khác nhau ở các giai đoạn trong quá trình lưu trữ, giai đoạn đầu và giai đoạn bắt đầu hư hỏng sự mất nước tăng, giai đoạn giữa giảm. Sự bay hơi nước ảnh hưởng đến cả tính chất cảm quan và chất lượng của quả có múi. Quá trình này được thể hiện qua thời gian dài. - Sự giảm khối lượng tự nhiên Sự giảm khối lượng tự nhiên bao gồm: sự bay hơi nước, sự tổn hao các chất hữu cơ có trong quá trình hô hấp. Mọi quá trình lưu trữ đều xảy ra quá trình này vì thế cần lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng quả tốt. - Sự sinh nhiệt Nhiệt sinh ra trong quá trình tồn trữ là do hô hấp. Sự sinh nhiệt làm cho nhiệt độ ngày càng tăng, dẫn đến tăng cường độ hô hấp. Khi độ ẩm và nhiệt độ tăng lên phù hợp với điều kiện phát triển của vi sinh vật thì lượng nhiệt càng tăng lên cao, đó là do sự hô hấp của vi sinh vật. Chính sự sinh nhiệt này là nguyên nhân làm cho quả bị hỏng nhanh. Lượng nhiệt sinh ra tính gần đúng theo lượng CO 2 . 2.1.5.2 Các biến đổi sinh lý, sinh hóa [5] - Quá trình hô hấp 5 Biến đổi sinh hóa gồm hai quá trình : Đồng hóa, dị hóa. Khi quả chưa thu hái thì quá trình đồng hóa xảy ra nhiều hơn, sau khi thu hái thì xảy ra các quá trình phân giải các chất tích lũy. Vì vậy hô hấp là quá trình cơ bản xảy ra trong quả khi bảo quản tươi, về bản chất là quá trình oxi hóa chậm, phức tạp, dưới tác dụng của các enzyme phân giải tạo thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng. Hô hấp có sự tham gia của oxi là quá trình hô hấp hiếu khí sinh ra CO 2 , nước và nhiệt. Hô hấp không có sự tham gia của khí oxi là hô hấp yếm khí, sinh ra CO 2 , rượu và nhiệt. Ngoài ra còn có các quá trình hô hấp phức tạp khác như: đường dưới tác dụng của enzyme tạo thành axit piruvic theo một chu trình phức tạp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cường độ hô hấp: ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ của môi trường. Tỷ lệ thành phần khí quyển, trong đó tỷ lệ CO 2 /O 2 cần chú ý nhất. Những hydrocacbon không no như etylen ảnh hưởng rất mạnh đến sự hô hấp, ethylene làm thúc đẩy quá trình hô hấp. Ngoài ra còn có một yếu tố khác như nồng độ của khí nitơ, độ ẩm của không khí, cường độ ánh sáng cũng làm ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. - Sự tạo thành etylen (C 2 H 4 ) Etylen là một hợp chất tự nhiên của những biến đổi thực vật cùng với các hoocmon (Auxin, Gibbrellin, Quinon và VitaminC) ảnh hưởng đến sự chín của quả. Etylen thúc đẩy sự tăng hô hấp, phá hủy hợp chất chlrophyl và ảnh hưởng đến các enzym pectiaza, xenluloza gây ra bởi sự tăng màng thấm và giảm hiệu quả liên kết của các protopectin hòa tan. Etylen có thể tăng lên gấp 10 lần khi quả bị tổn thương do nấm bệnh hoặc các tổn thương cơ giới khác. Etylen tăng quá cao là biểu hiện của sự già hóa và sự thay đổi sinh học, phi sinh học của quả. Aharoni nghiên cứu mô hình hô hấp của các loại cam và bưởi chùm khác trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12. Sự tăng lên của sản sinh etylen và sự hô hấp trùng khớp với sự biến đổi màu sắc và sự rụng cuống. Quả thu hoạch khi gần chín có sự giảm dần trong cường độ hô hấp và sản sinh etylen, khí etylen được thêm vào cam trong các giai đoạn cất giữ khác nhau, quả được cất giữ ở 20 o C sự tạo thành etylen là ổn định nhất. - Biến đổi hóa học 6 Trong quá trình bảo quản hầu hết các thành phần hóa học đều bị biến đổi do tham gia hô hấp và do hoạt động của enzyme. Đường tham gia chủ yếu vào hô hấp nên đường giảm, nhưng thực tế thì quả càng chín thì đường càng cao. Đó là do tinh bột ở quả xanh đã biến thành đường ở quả chín và lượng đường tạo ra nhiều hơn lượng đường mất đi. Hoạt động của enzyme có tác dụng trực tiếp đến sự thủy phân các chất gluxit tạo thành đường, protopectin tạo thành pectin làm quả mềm ra. Axit trong quả có múi giảm dần do chi phí vào quá trình hô hấp và một số biến đổi khác. Axit trong cam chủ yếu là axit citric bị thủy phân đến CO 2 và CH 3 CHO (axetandehit). Tổng các axit hữu cơ trong quả giảm đi, tuy nhiên từng loại có thể tăng lên do những nguyên nhân khác nhau. Các chất màu thay đổi rõ nhất trong quá trình chín, thường clorophyl dần dần giảm hẳn trong khi carotene dần tăng lên trở thành chất màu chính của quả. Trong cam carotene bắt đầu tăng dần khi trên vỏ không còn màu xanh. Hương thơm được sản sinh ra do các chất bay hơi được tổng hợp trong quá trình chín của quả gồm: andehit, rượu, este, lacton, tecpel và hợp chất lưu huỳnh. Vitamin C giảm rõ rệt trong quá trình tồn trữ cam do các phản ứng khử trong các mô quả và không khí xâm nhập. 2.2 Các bệnh của quả cam sau thu hoạch - Nguyên nhân gây bệnh Bệnh sau thu hoạch thường xuất hiện trong giai đoạn giữa thu hái và trong quá trình hoàn thiện sản phẩm: tại các nhà buôn, nhà phân phối, bán lẻ…Bệnh là kết quả của sự lây nhiễm của quả trước khi nó được chế biến hay đến tay người tiêu dùng. Bệnh sau thu hoạch bởi các nguyên nhân tiềm ẩn hoặc do sự nhiễm trùng bởi nấm gây ra. Bệnh tiềm ẩn trong quả trước khi thu hoạch nhưng tồn tại trong trạng thái nghỉ hoặc hoạt động cho đến khi có các điều kiện thích hợp cho sự phát triển. - Các nghiên cứu bệnh cam ở Việt Nam [5] Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnh hại trên cây có múi trong những năm qua, các công trình đã tập trung nghiên cứu một số đối tượng gây hại quan trọng trên cây có múi trước thu hoạch. Các nghiên cứu về bệnh trên cam sau thu hoạch rất hạn chế, ít có những công bố rộng rãi. 7 + Bệnh Greening: là một trong những bệnh hại chủ yếu trên cây có múi ở nước ta. Lê Lương Tề và cộng tác viên (1977) đã có nhận xét “bệnh Greening xuất hiện ở nước ta từ năm 1960 và bệnh này có nguy cơ hủy diệt toàn bộ vườn cam, quýt, bưởi”. + Nghiên cứu về bệnh chảy gôm hại cây có múi ở miền Bắc Việt Nam cho thấy bệnh Phytophthora gây hại nặng trên các giống chanh đào, chanh ta, bưởi Sửu, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, trong khi đó cam chua Hải Dương, cam Dân tộc và quất rất ít bị hại. Bệnh gây hại nặng trong các tháng mưa nhiều, cây có độ tuổi càng cao khả năng nhiễm bệnh càng lớn. Nấm gây hại là: Phytophthora parasitica và Phytophthora citrophthora. Cả hai loài nấm này đều sinh trưởng và phát triển tốt trên 5 loại môi trường: PDA,1/4PDA, CMA, PCA, V 8 juice, trong đó môi trường CMA là thích hợp nhất. Nấm bệnh sinh trưởng và phát triển tốt ở pH: 6 - 7, nhiệt độ: 25-30 o C. + Bệnh Tristeza là bệnh nguy hiểm do virus gây ra. Tháng 4 năm 1984, chuyên gia Cuba A. Correo thăm Việt Nam cũng chưa có kết luận rõ ràng về bệnh này. Theo Vũ Công Hậu (1999) bệnh Tristeza đã có ở Việt Nam. Một số nghiên cứu ở Đại học Cần Thơ cho biết bệnh Tristeza lây lan qua mắt ghép hoặc do các loại rệp nâu (Toxoptera aurantii), rệp bông (Aphis gossypii) lây nhiễm. Rệp cũng chỉ cần vài giây chích hút cây bệnh lấy nguồn virus và cũng chỉ vài giây chích hút lên cây khỏe là có thể truyền mầm bệnh. Rệp cam nâu sau mỗi lần chích hút cho hiệu quả lây bệnh có thể kéo dài 24 giờ. + Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra trên cây có múi cũng đang được nghiên cứu. Viện Bảo vệ thực vật cho biết bệnh thán thư có ở tất cả các vùng trồng cam, quýt, bưởi ở nước ta. Bệnh phát sinh phát triển ở mùa hè cho đến hết năm, bệnh hại trên lá, quả, cành và hại hầu hết trên các vườn trồng cây có múi. + Bệnh sẹo do nấm Elsinoe fawcetti gây hại đã được nghiên cứu nhiều năm nay. Báo cáo khoa học năm 1969-1979 của Viện Cây ăn quả cho biết bệnh sẹo phát triển quanh năm ở các vườn ươm, phá hoại nặng vào vụ xuân, lộc hè. Viện Bảo vệ thực vật qua nghiên cứu thì thấy rằng bệnh ở miền Bắc có mức độ nặng hơn so với các tỉnh khác ở nước ta. + Bệnh loét hại cam quýt do vi khuẩn Xanthomonas citri đã được Vũ Khắc Nhượng (1993) đi sâu nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn gây bệnh, tác giả 8 cho rằng bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa và gâu hại nặng cho đến hết năm, bệnh loét có ở tất cả các khu vực trồng cây có múi ở nước ta. Trong những năm gần đây, các bệnh chảy gôm (Phytophthora citrophthora), bệnh đốm đen cam quýt (Meliola citricola), bệnh đốm dầu (Mycosphaerella. spp), bệnh phấn trắng (Oidium. spp) cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về triệu chứng bệnh, quy luật phát sinh phát triển, biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế tác hại của các bệnh hại cam quýt trong sản xuất. Các bệnh sau thu hoạch của cam thường gặp và mức độ gây nguy hiểm cao, bao gồm: Green mold- nấm mốc lục, Blue mold- nấm mốc xanh, Black rot- bệnh thối màu đen, Anthracnose- bệnh thán thư, Phomopss stem endrot- bệnh thối cuống, Diplodia stem endrot- bệnh thối cuống Diplodia, Brown rot- bệnh thối nẫu nâu. 2.2.1 Bệnh thối cuống - Alternaria 2.2.1.1 Nguồn gốc bệnh [15] Bệnh Alternaria là một bệnh phát triển trong quá trình lưu trữ nhưng có thể được tìm thấy trên cánh đồng. Bệnh gây ra bởi các loại nấm Alternaria citri, là một bệnh phổ biến của cam sau thu hoạch, đặc biệt là rốn của quả cam, nó dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh. Nói chung trong môi trường tự nhiên Alternaria có thể tìm thấy bất cứ nơi nào có cellulose. Bệnh phát triển và sinh bào tử trong suốt thời gian mưa nhiều, sương nhiều hoặc trong điều kiện độ ẩm của đất cao. Ở nước ta bệnh gây hại nặng ở cuối vụ xuân hè, đặc biệt hại nặng ở vụ muộn vì có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiễm và bệnh phát triển. Bào tử được được phát tán trong không khí nhờ gió. 2.2.1.2 Đặc điểm của nấm và bào tử Alternaria biết đến như một tác nhân gây bệnh, chúng tồn tại trên các cây trồng ở dạng bào tử hoặc sợi nấm trong các phần bị hư hỏng và hạt giống. Có 299 loài thuộc chi này, chúng có khả năng sinh bào tử và thuộc loài trung tính. Bào tử có thể tìm thấy trong không khí, đất, nước, các loại cây Alternaria là một loại nấm rất khỏe mạnh, không hoạt động trong điều kiện khô héo kéo dài và sẽ phát triển nhanh chóng trở lại khi có đủ lượng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 26 - 28 0 C. Các bào tử đa màu sắc, dạng chùy có thể là dạng đơn hoặc là một chuỗi dài. Chúng được sinh ra và phát triển trong suốt quá trình sản xuất. Chúng xâm nhập vào vật chủ có thể trực tiếp, qua các vết thương 9 hoặc các lỗ khí và phát triển thành lớp dày thường có màu xanh lá cây, đen, hoặc xám. Hình 1. Nấm Alternaria Hình 2. Nấm chuỗi (Alternaria) và các chuỗi đính bào tử 1. Cuống đính bào tử; 2. Đính bào tử 2.2.1.3 Biểu hiện bệnh Bệnh thường xảy ra trong thời gian bảo quản kéo dài. Tùy một số trường hợp nó không có triệu chứng bên ngoài mà chỉ biểu hiện ở các mô bên trong của quả. Nhiễm trùng Alternaria thường bắt đầu như là một điểm tròn nhỏ tối. Khi chúng ta cắt đôi quả cam ra sẽ thấy phần thối mở rộng bên trong lõi. 10 [...]... phương pháp tiếp cận để phân lập vi sinh vật đối kháng để kiểm soát các bệnh sau thu hoạch là thông qua việc thúc đẩy và quản lý thu c đối kháng tự nhiên và các biểu bì đối kháng tự nhiên, chúng có mặt trên bề mặt rau quả Sử dụng thu c trừ sâu trước và các phương pháp kiểm soát khác sau thu hoạch như thu c diệt nấm và phun sáp, rửa và nhúng sau có ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật về số lượng và chất... phát triển của các tác nhân gây bệnh chính của trái cây sau thu hoạch Hơn 30 năm sau, nó đã được tim thấy là chất đối kháng hiệu quả chống lại nấm phát triển trong trái cây họ cam quýt (Singh và Devarall, 1984) Bệnh sau thu hoạch ở quả có thể do nguyên nhân mầm bệnh trước thu hoạch Nó đã đặt ra một vấn đề, kiểm soát mầm bện trước thu hoạch bằng chất đối kháng Đối với phương pháp này, các chủng kiểm soát... Geotrichum candidum (Chalutz và Wilson, 1990) Bệnh của trái cây trước sau thu hoạch một phần nguyên nhân xuất phát từ trước khi thu hoạch vì thế có thể sử dụng thu c đối kháng để kiểm soát bệnh trước thu hoạch tạo điều kiện cho việc kiểm soát sâu bệnh sau thu hoạch Đối với phương pháp này, chất đối kháng không chỉ chịu được môi trường dinh dưỡng thấp mà còn bức xạ UV-B và sự thay đổi của nhiệt độ (Schena... điều kiện lưu trữ, và có một lợi thế thích nghi hơn các tác nhân gây bệnh cụ thể (Wilson và Wisniewski, 1989) A.pullulans phân lập để ngăn chặn bệnh sau thu hoạch gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh đối với quả và nó cho phép có thể tồn tại và phát triển trong môi 31 trường bảo quản lạnh Nó được sử dụng phổ biến như một tác nhân kiểm soát sinh học chống lại nấm hoại sinh gây bệnh sau thu hoạch (Leibinger... đáng chú ý là A.pullulans kiểm soát bốn bệnh sau thu hoạch mà một loại thu c trừ nấm không thể kiểm soát được Sử dụng sự kết hợp A.pullulans và thu c diệt nấm hóa học để kiểm soát bệnh thối sau thu hoạch Các tính năng cần thiết cho vi sinh vật kiểm soát bệnh sinh học có hiệu quả bao gồm: khả năng tồn tại trong vết thương, tốc độ tăng trưởng trong vết thương và bề mặt, hiệu quả sử dụng các chất dinh... thấm BOQ -15: Đây là sản phẩm do bộ môn Bảo quản sau thu hoạch (Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) nghiên cứu, SX BOQ –15 là hỗn hợp dung môi hữu cơ và thu c chống nấm được kết hợp với nhau dưới dạng một dung dịch lỏng dùng để bảo quản các loại quả thu c họ Citrus (cam, chanh, quít, bưởi) và một số loại rau ăn quả như cà chua Sau khi thu hái, nông dân chỉ cần rửa sạch, lau khô rồi... (200-300 đồng/kg cam bảo quản) mà hiệu quả lại cao nên hiện nay rất nhiều người đã bắt đầu triển khai bảo quản theo phương pháp này.[10] Năm 2008, Bắc Quang là huyện có diện tích cam nhiều nhất tỉnh Hà Giang với trên 3.547 ha, trong đó có 2.305 ha đang cho thu hoạch Với sản lượng cam lớn nên việc bảo quản cam sau thu hoạch đối với người trồng cam rất quan trọng, đảm bảo cam tươi lâu, bán được giá và không... Quả cam bị mắc bệnh mốc Hình 8 Quả cam bị mắc (Penicillium italicum) bệnh mốc (Penicillium digitatum) 2.2.3 Bệnh thối nẫu nâu- brown rot 2.2.3.1 Nguồn gốc bệnh Bệnh thối nâu phát triển trên đất, gây ra bởi Phytophthora citrophthora, P.nicotianae, P.hibernalis và các loài Phytophthora khác gây ra bệnh thối nẫu trái cây họ cam quýt Bệnh Chảy gôm do nấm Phytophthora citrophthora gây ra cũng là một bệnh. .. hoạt tác nhân gây bệnh hoặc kìm hãm tác nhân bệnh, có thể gián tiếp thông qua biến đổi sinh thái, sinh lý của quả để tăng cường sức đề kháng của mô đối với tác nhân bệnh. [17] Nhúng nước nóng là phương pháp đạt hiệu quả đối với các bệnh từ nấm bởi vì bào tử nấm và những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nằm trên bề mặt hay lớp tế bào đầu tiên dưới vỏ nên dễ bị loại bỏ Sau thu hoạch để kiểm soát bệnh thường áp dụng... khoảng 5°C hạn chế đáng kể sự phát triển của bệnh thối nâu 17 Hình 9 Cam bị bệnh thối nẫu nâu 2.2.4 Bệnh đốm Septoria 2.2.4.1 Nguồn gốc bệnh Bệnh do nấm Septoria citri gây ra Các loại nấm tồn tại trên cành cây bị nhiễm bệnh, gỗ mục, lá cây Bào tử của nấm lây lan sang lá và trái cây nhờ nước Nhiễm trùng xảy ra khi quả vẫn còn xanh, vào cuối mùa hè hoặc mùa thu sau khi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt Khi môi trường . đoạn sau thu hoạch. Cam sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa, và bệnh trên quả vẫn phát triển gây tổn hại lớn đến chất lượng quả. Vì vậy đề tài: “ Bệnh trên cam sau thu hoạch và biện. và biện pháp phòng trừ đưa ra nhằm mục đích cung cấp các thông tin giúp nâng cao hiểu biết về bệnh trên cam sau thu hoạch và biện pháp phòng trừ để giữ được phẩm chất của quả sau thu hoạch một. quan trọng trên cây có múi trước thu hoạch. Các nghiên cứu về bệnh trên cam sau thu hoạch rất hạn chế, ít có những công bố rộng rãi. 7 + Bệnh Greening: là một trong những bệnh hại chủ yếu trên cây

Ngày đăng: 24/08/2014, 09:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bệnh thối nâu phát triển trên đất, gây ra bởi Phytophthora citrophthora, P.nicotianae, P.hibernalis và các loài Phytophthora khác gây ra bệnh thối nẫu trái cây họ cam quýt.

  • Bệnh Chảy gôm do nấm Phytophthora citrophthora gây ra cũng là một bệnh hại phổ biến trên cây có múi. Bệnh chảy gôm được phát hiện đầu tiên trên thế giới từ năm 1834, sau đó truyền lan và phát hiện thấy ở Bồ Đào Nha, Địa Trung Hải, châu Mỹ, châu Á. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các nước trồng cây có múi trên thế giới, đặc biệt ở khu vực ôn đới, chỉ có vùng Nam Cực chưa thấy có thông báo về bệnh.

  • Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất trồng ẩm ướt thường xuyên, thoát nước kém trong mùa mưa, vườn trồng dầy, ít được tỉa cành tạo tán, bón phân không cân đối. Nhiễm trùng bệnh xảy ra khi quả vẫn còn ẩm ướt trong một thời gian tương đối kéo dài, các loại nấm có thể xâm nhập trực tiếp vào vỏ (Feld et al, 1979). Nếu trái cây khô, trước khi các bào tử động nảy mầm và xâm nhập vào vỏ quả thì quá trình lây nhiễm bị hạn chế.

  • Phytophthora nicotianae hoặc Phytothora palmivora, chúng thường xuất hiện từ giữa tháng tám đến tháng mười thời kỳ mưa lớn, kéo dài. Chúng phù hợp với điều kiện đất ẩm và là kết quả của sự nảy mầm của loại nấm trên. Bệnh phát triển tốt trong điều kiện ẩm, sau khi mưa lớn hoặc thời tiết ẩm ướt kéo dài. Sự bắn nước kéo theo đất lên làm cho quá trình lây lan bệnh diễn ra nhanh hơn. Trái cây bị nhiễm bệnh thường tiếp xúc gần với đất.

  • Phytophthora là một loài nấm đất, khả năng vận động và lây lan bệnh phụ thuộc vào độ ẩm cao.

  • Phytophthora có thể nảy mần xâm nhập trực tiếp qua lớp biểu bì còn nguyên vẹn của cây nhờ vũ khí cơ học (giác bám) và vũ khí hóa học (các enzyme thủy phân).[15]

  • Loài Phytophthora nicotianae (P.parasitica) phổ biến trong điều kiện á nhiệt đới, gây bệnh thối gốc, chảy nhựa và thối rễ, nhưng ít gây hại trên phần thân cây. Sợi nấm Phytopthora có cấu tạo hình ống, đơn bào, không màu. Đặc điểm sợi nấm thẳng, ít phân nhánh, cành bào tử dạng oval hoặc dạng sim. Cành bào tử có khả năng phân sinh đâm nhành và bào tử phân sinh, sinh sản hữu tính.[15]. Bọc bào tử có kích thước to 30 x 45 µm, hình cầu, hình quả lê, hình trứng, một dạng bào tử có 1-2 núm, núm nỗi rõ, bền và không rụng.

  • Loài Phytophthora citrophthora gây hại trên phần thân cây phía trên, gây hiện tượng thối quả. Phytophthora citrophthora sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 10-35oC, nhiệt độ tối thích là 25-28 oC, pH 6-7.

  • Hình 9. Cam bị bệnh thối nẫu nâu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan