Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình

48 1.5K 7
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi  Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I. MỞ ĐẦU ................................................................................................61. Lí do chọn đề tài .............................................................................................62. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................73. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................7Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................8Chương 1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................81.1. Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam ............................................81.2. Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp ..............................................101.3. Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............................10Chương 2. Thời gian, đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu............142.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................142.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................142.3. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................142.4. Tư liệu nghiên cứu .......................................................................................142.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................152.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................152.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm....................................152.5.3. Phương pháp nuôi thử nghiệm..................................................................162.5.4. Xử lý và thống kê số liệu ..........................................................................16Chương 3. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842)..................173.1. Vị trí phân loại .............................................................................................173.2. Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi Enhydris bocourti (Gray, 1842) .........17

1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 4 Danh mục các bảng biểu 5 Phần I. MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Mục đích nghiên cứu 7 3. Nội dung nghiên cứu 7 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8 Chương 1. Lịch sử nghiên cứu 8 1.1. Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 8 1.2. Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp 10 1.3. Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 10 Chương 2. Thời gian, đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 14 2.1. Thời gian nghiên cứu 14 2.2. Đối tượng nghiên cứu 14 2.3. Địa điểm nghiên cứu 14 2 2.4. Tư liệu nghiên cứu 14 2.5. Phương pháp nghiên cứu 15 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 15 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 15 2.5.3. Phương pháp nuôi thử nghiệm 16 2.5.4. Xử lý và thống kê số liệu 16 Chương 3. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17 3.1. Vị trí phân loại 17 3.2. Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17 3.3. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 21 3.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng 21 3.3.1.1. Thành phần thức ăn 21 3.3.1.2. Độ no 22 3.3.2. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 23 3.3.2.1. Nơi ở và nơi kiếm ăn 23 3.3.2.2. Nơi đẻ 24 3.3.2.3. Tập tính bắt mồi 24 3.3.2.4. Tập tính tự vệ 25 3.3.2.5. Hiện tượng lột da 26 3.3.2.6. Đặc điểm sinh sản 28 * Đặc điểm sinh sản ngoài tự nhiên 28 * Đặc điểm sinh sản trong điều kiện nuôi 31 Chương 4. Kỹ thuật nuôi thử nghiệm rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại hộ gia đình 33 4.1. Mô tả dụng cụ nuôi 33 4.1.1. Nuôi trong hồ kiếng, lu, khạp 33 4.1.2. Nuôi trong bể xi măng 33 4.1.3. Nuôi trong ao 34 4.2. Điều kiện vô sinh 34 4.2.1. Nhiệt độ 34 3 4.2.2. Độ ẩm 34 4.2.3. Ánh sáng 34 4.3. Các nhân tố khác 35 4.3.1. Nước 35 4.3.2. Cảnh quan 35 4.4. Con giống 35 4.5. Đặc điểm dinh dưỡng trong điều kiện nuôi 36 4.5.1. Thành phần thức ăn và cách thức cho rắn Ri voi ăn mồi 36 4.5.2. Khối lượng thức ăn 37 4.5.3. Thời gian rắn thường ăn mồi trong ngày 38 4.5.4. Sự tăng trưởng của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi 38 4.6. Cách chăm sóc rắn Ri voi 40 4.7. Thời gian thu hoạch 41 Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 PHỤ LỤC 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. 2. J: độ no. 3. Pn: khối lượng thức ăn. 4. P: khối lượng cơ thể. 5. L: chiều dài thân. 6. n: Số mẫu thí nghiệm. 7. P TB : khối lượng trung bình của cơ thể. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. Bảng Bảng 3.3.1. Khối lượng cơ thể và khối lượng thức ăn có trong dạ dày của 15 cá thể rắn Ri voi. Bảng 3.3.2a. Tương quan giữa khối lượng cơ thể và khối lượng tinh hoàn của rắn Ri voi đực. Bảng 3.3.2b. Tương quan giữa khối lượng cơ thể và khối lượng buồng trứng của rắn Ri voi cái. Bảng 4.5. Sự tương quan giữa khối lượng và chiều dài cơ thể của rắn Ri voi. Bảng PL.1. Chỉ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể của rắn Ri voi. 2. Biểu đồ Biểu đồ 4.5. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều dài thân của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi. 6 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) là một loài động vật sống hoang dã rất phổ biến ở ĐBSCL. Nhưng từ khi đất nông nghiệp chuyển sang trồng 2 - 3 vụ lúa/năm cùng với việc săn bắt quá mức của người dân làm số lượng rắn Ri voi trong tự nhiên giảm mạnh. Thịt rắn Ri voi rất ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng. Giá rắn Ri voi trên thị trường hiện nay rất hấp dẫn (700 - 800 nghìn đồng/kg). Nên trong những năm gần đây việc nuôi rắn Ri voi phát triển khá mạnh tại các hộ gia đình ở các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang Đồng Tháp cũng là tỉnh thuộc ĐBSCL, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm trên 27,3 0 C, cao nhất vào tháng 4 với 29,5 0 C, thấp nhất vào tháng 1 với 25,1 0 C. Số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày, 2.522,4 giờ/năm, cao nhất vào tháng 4 với 275,2 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 143 giờ. Lượng mưa trung bình năm là 1.739mm, phân bố không đều, 99% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%, cao nhất vào tháng 9 đến tháng 10 với khoảng 88%, thấp nhất vào tháng 12 với 81%. Những điều kiện ngoại cảnh này rất thuận lợi cho việc nuôi rắn Ri voi thương phẩm và sinh sản [17]. Vì vậy, chúng ta nên tiến hành các biện pháp nuôi tập trung với số lượng lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường hiện nay. Riêng ở tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa thực sự phổ biến những mô hình nuôi loại rắn này. Nên qua việc nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ giúp nhiều hộ gia đình trong tỉnh hiểu biết và phát triển nghề nuôi rắn Ri voi hơn nữa. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình”. 7 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. - Khảo sát thực tế tình hình mua bán rắn tại một số chợ ở thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu nhu cầu về rắn thịt trên thị trường hiện nay. - Tìm ra quy trình nuôi rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) hợp lý để tiến hành nuôi tại hộ gia đình. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học. - Nghiên cứu điều kiện vô sinh của nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sinh sản và môi trường sống. - Khảo sát một chợ ở thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Nuôi thử nghiệm rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại hộ gia đình thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 8 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu bò sát ở Việt Nam [14] Việc nghiên cứu có liên quan đến bò sát đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước ngay từ thế kỷ XVII và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bò sát chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ XX cho đến nay. Có thể chia lịch sử nghiên cứu bò sát ở nước ta làm 3 thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ có những biến đổi đáng kể sau: - Trước năm 1954: có rất ít các công trình nghiên cứu về bò sát ở giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện. Trong thời kỳ này, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu về thành phần loài bò sát. - Từ năm 1954 đến năm 1975: ở giai đoạn này các công trình nghiên cứu về bò sát do người Việt đảm nhận, cũng tập trung nghiên cứu về thành phần loài. Kết quả thời kỳ này đặt cơ sở cho quá trình phát triển sau này. - Từ năm 1976 đến nay: nhiều trường đại học, Viện nghiên cứu ở nước ta được thành lập, công tác nghiên cứu cơ bản về bò sát được quan tâm nhiều hơn. Trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái học và quy trình nuôi một số loài bò sát: + Nghiên cứu sinh thái, sinh học của một số loài có giá trị kinh tế như: Sinh thái sinh học rắn Hổ mang (Naja naja) châu Á của Trần Kiên năm 1984, Thức ăn hỗn hợp nuôi rắn Hổ mang (Naja naja) của Ngô Thị Kim năm 1987. + Hoàng Văn Ngọc, Hồ Thị Loan, Nguyễn Giang Sơn, Lê Nguyên Ngật với nghiên cứu “Đa dạng di truyền và một số đặc điểm sinh học của thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus garnotii Duméril & Bibron, 1836 ở vùng Đông Bắc Việt Nam” đã giải trình được trình tự nucleotide đoạn ADN đích và phân tích được đặc điểm hình thái của loài này [10]. + Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cùng kỹ thuật chăn nuôi có giá trị, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước: Khả năng nuôi tắc kè (Gekko gecko) của Nguyễn Văn Sáng năm 1988, Cơ sở sinh học và sinh thái học của nghề rắn 9 (hổ mang, cạp nong, cạp nia) của Hoàng Nguyên Bình năm 1991, nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của nhông cát Leiolepis belliana (Gray, 1987) ở đồng bằng và vùng ven biển Thừa Thiên Huế của Ngô Đắc Chứng năm 1991. + Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nicolai L. Orlov, Đậu Quang Vinh với nghiên cứu “Đặc điểm hình thái các loài trong giống Sinonatrix Rossman & Eberle, 1977 (họ rắn nước Colubridae) ở khu vực Tây Nghệ An” đã nghiên cứu được khóa định loại và đặc điểm hình thái các loài trong giống Sinonatrix khu vực Tây Nghệ An [12]. + Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Văn Lanh với nghiên cứu “Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri (Schimdt, 1925) ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế” đã nghiên cứu được đặc điểm dinh dưỡng (thành phần thức ăn, khối lượng thức ăn và độ no, độ béo) và đặc điểm sinh sản (đặc điểm sinh sản của cá thể đực và cá thể cái) của loài rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri (Schimdt, 1925) [3]. + Lê Thắng Lợi, Ngô Đắc Chứng với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài thằn lằn bóng giống Mabuya Fitzinger, 1826 (M. longicaudata, M. multifasciata) ở Thừa Thiên Huế” [7]. + Lê Thị Nga, Ngô Đắc Chứng với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học của quần thể hai loài Leiolepis reevesii (Gray, 1831) Leiolepis guentherpetersi ở Đà Nẵng” đã nghiên cứu được mật độ quần thể, đặc điểm dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản và tăng trưởng của hai loài nhông cát Leiolepis reevesii và Leiolepis guentherpetersi [9]. + Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Ngọc Thảo, Phạm Thị Phương, Lê Thị Huệ với nghiên cứu “Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia (Blyth, 1853) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã” [11]. + Ngô Đắc Chứng, Bùi Thị Thúy Bắc với nghiên cứu “Quy trình nuôi rồng đất (Physignathus cocinicinus Cuvie, 1829)” [2]. 10 + Ngô Thái Lan, Hoàng Quỳnh Trang với nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh sản, lột xác và tái sinh đuôi của tắc kè Trung Quốc (Gekko Chinensis Gray, 1842) trong điều kiện nuôi” [5]. + Nguyễn Đức Lương, Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang với nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của kỳ đà hoa Varanus salvator (Laurentin, 1786) trưởng thành trong điều kiện nuôi tại thành phố Vinh, Nghệ An, 2005 - 2006” [8]. + Hoàng Văn Quý, Hoàng Thị Thuận với nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh thái học của ba ba gai Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) trong điều kiện nuôi” [13]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Đồng Tháp Mặc dù Đồng Tháp là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rất nhiều loài bò sát sinh sống và bò sát ở đây cũng rất phong phú và đa dạng nhưng các công trình nghiên cứu về bò sát ở khu vực ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng còn hạn chế. Công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Hoàng Thị Nghiệp – Phạm Văn Hiệp với công trình nghiên cứu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (2009) đã điều tra và mô tả được 49 loài lưỡng cư và bò sát. Hiện nay việc nghiên cứu lưỡng cư, bò sát đã và đang được thực hiện bởi một số giảng viên và sinh viên của các Viện, trường Đại Học, Cao Đẳng trong khu vực nhằm mục đích có thể điều tra về thành phần loài lưỡng cư, bò sát trong vùng [4]. Tại thời điểm này, việc nghiên cứu rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) vẫn còn là một đề tài khá mới mà chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào ở tỉnh Đồng Tháp. 1.3. Tình hình mua bán rắn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Hầu hết các chợ ở tỉnh Đồng Tháp đều có mua bán rắn. Thường vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch) tất cả các chợ đều tấp nập mua bán với nhiều loại rắn khác nhau. Còn vào các tháng mùa khô nhất là tháng 2, tháng 3 âm lịch thì rất ít chợ có bán rắn. Ở huyện Lấp Vò và thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng [...]... - Tiến hành nuôi thử nghiệm 20 cặp rắn Ri voi trong điều kiện nuôi để nghiên cứu kỹ hơn về đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của rắn Ri voi - Ghi nhận lại chiều dài, khối lượng cơ thể, khối lượng thức ăn, đặc điểm sinh sản của rắn Ri voi - Nghiên cứu những đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rắn Ri voi 2.5.4 Xử lý và thống kê số liệu - Tiến hành xử lý và thống kê... xử lý và thống kê toàn bộ số liệu thu thập được tại mô hình nuôi thử nghiệm tại gia đình, tại các cơ sở nuôi khác và trong phòng thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm sinh học, sinh thái của rắn Ri voi, đề xuất các biện pháp khai thác, bảo vệ và phát triển thích hợp 17 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẮN RI VOI ENHYDRIS BOCOURTI (GRAY, 1842) 3.1 Vị trí phân loại Giới: Động vật (Animalia)... Tháp và phân tích mẫu + Nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp - Giữa tháng 03/2011 đến tháng 04/2011: xử lý thống kê toàn bộ số liệu thu được, viết luận văn 2.2 Đối tượng nghiên cứu Rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 2.3 Địa điểm nghiên cứu Chúng ta tiến hành thu mẫu rắn Ri voi trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi. .. Có vảy (Squamata) Phân bộ: Rắn (Ophidia) Họ: Rắn nước (Colubridae) Giống: Rắn Bồng (Enhydris) Loài: Rắn Ri voi (Enhydris bocourti (Gray, 1842)) Tên đồng danh: Hipsirhina multilineata G Tirant, 1885, Rept Bart Cochichine et Cambodge, Saigon: 41 Tên Việt Nam: rắn Bồng voi Tên địa phương: rắn Ri voi, rắn voi voi 3.2 Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) Cỡ trung bình, chiều... Dựa vào hình ảnh, các số liệu thu được trên thực tế tại các cơ sở nuôi và trong quá trình nuôi thực nghiệm để mô tả, phân tích các đặc điểm sinh sản của rắn Ri voi như: hoạt động giao hoan, số lứa đẻ, mùa đẻ, nơi đẻ - Nghiên cứu về sinh trưởng của rắn Ri voi: để tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của rắn Ri voi trong điều kiện nuôi ta sẽ tìm hiểu: + Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể Dựa vào... Hình 3.6 Đuôi của rắn Ri voi cái 3.2.3 Con non Theo thực nghiệm thì con non dài từ 18 – 20cm khi mới sinh ra Hình dáng giống như rắn trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn 21 Hình 3.7 Hình ảnh rắn Ri Voi con mới đẻ một tuần Hình 3.8 Hình ảnh răn Ri voi mới đẻ 3.3 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 3.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng 3.3.1.1 Thành phần thức ăn Rắn Ri voi thích thức... nghiên cứu + Dùng nhiệt kế, ẩm kế để xác định nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố thời tiết khác trong vùng nghiên cứu, đo nhiệt độ, độ ẩm nơi ở, nơi nuôi rắn Ri voi để tìm hiểu ảnh hướng của các yếu tố vô sinh đến hoạt động của rắn Ri voi - Phỏng vấn người nuôi khác để tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh học, hình thái, sinh thái và tập tính của rắn Ri voi 2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. .. 3.13 Da rắn đen lại nhưng mắt vẫn đục Hình 3.14 Rắn lột da từ miệng dần xuống đuôi Hình 3.15 Da rắn trở nên bóng loáng sau khi lột da 28 3.3.2.6 Đặc điểm sinh sản * Đặc điểm sinh sản ngoài tự nhiên Việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản của rắn Ri voi dựa trên cơ sở thu mẫu ngoài tự nhiên và mua ở các chợ Chúng ta tiến hành mổ và phân tích đặc điểm của cơ quan sinh dục của 25 cá thể (18 cá thể đực và 7 cá... bằng 0%) bằng cách nằm im bất động để tiết kiệm năng lượng và chờ bắt con mồi đi qua 3.3.2 Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 3.3.2.1 Nơi ở và nơi kiếm ăn 23 * Mô tả nơi ở và nơi kiếm ăn Rắn Ri voi thường sống ở các vùng nước ngọt ở ĐBSCL Rắn Ri voi không thích vùng nước lợ Khi thủy triều dâng, nước mặn tràn vào, rắn thường di trú tới những vựa nước ngọt để sống Chúng bơi... mình xuống nước, đầu ngẩn lên khỏi mặt nước Theo kinh nghiệm của nhiều chủ trang trại nuôi và qua quá trình nuôi thử nghiệm thì tôi thấy khi ngâm mình xuống nước sau khi ăn no sẽ giúp chúng tiêu hóa tốt hơn khi tiêu hóa trên cạn 33 CHƯƠNG 4 KỸ THUẬT NUÔI THỬ NGHIỆM RẮN RI VOI ENHYDRIS BOCOURTI (GRAY, 1842) TẠI HỘ GIA ĐÌNH 4.1 Mô tả dụng cụ nuôi 4.1.1 Nuôi trong hồ kiếng, lu, khạp Hồ kiếng có kích thước . bocourti (Gray, 1842) và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi tại hộ gia đình . 7 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) tại. của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17 3.1. Vị trí phân loại 17 3.2. Đặc điểm hình thái của rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842) 17 3.3. Đặc điểm sinh học của rắn Ri voi - Enhydris. tượng nghiên cứu Rắn Ri voi - Enhydris bocourti (Gray, 1842). 2.3. Địa điểm nghiên cứu Chúng ta tiến hành thu mẫu rắn Ri voi trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và nuôi thử nghiệm rắn Ri voi

Ngày đăng: 23/08/2014, 12:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan