tóm tắt luận án nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT – nâng cao

29 786 0
tóm tắt luận án nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT – nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh Vũ thị minh nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học PHần cơ học lớp 10 - trung học phổ thông CHuyên ngành: Lý luận và pPdh bộ môn vật lí Mã số: 62.14.10.02 TóM TắT Luận án tiến sĩ giáo dục học Vinh - 2011 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, điều 28.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". "Dạy học sáng tạo" với nội hàm là dạy tư duy sáng tạo nhằm góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, những con người luôn biết vận dụng kiến thức và năng lực của mình để tạo ra những giá trị mới để không ngừng cải tạo nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và của xã hội. Bài tập sáng tạo là bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải. Đây là phương tiện có tầm quan trọng và có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy logic, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức làm việc tự lực của học sinh. Do đó, dạy học có sử dụng loại bài tập này một cách hợp lí chính là dạy học sáng tạo, nó sẽ góp phần vào việc đào tạo ra một nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức khoa học, biết vận dụng tri thức vào công cuộc xây dựng đất nước. Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông". 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1. Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài Việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo là một vấn đề quan trọng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả tư duy sáng tạo như: F. Zwicky, A. Osborn. Năm 1946, Genric Sanlovich Altshuller bắt đầu xây dựng lí thuyết giải các bài toán sáng chế là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng. Tiếp theo là nghiên cứu của một số nhà khoa học như: V. Langue; M. E. Tultrinxki… V.G. Razumôpxki (1975) với “Phát triển năng lực sáng tạo của HS trong DHVL ở trường trung học”. Ông cũng cho rằng trực giác có thể được bồi dưỡng cho HS trong dạy học 2 nên ông đề nghị áp dụng chu trình sáng tạo khoa học trên vào dạy học vật lí ở trường phổ thông. Ông đưa ra hai loại bài tập sáng tạo là bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế nhưng chưa đưa ra quy trình hướng dẫn HS giải các loại bài tập này. 2.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, người có công lớn là Phan Dũng với các tác phẩm: Phương pháp luận sáng tạo khoa học - kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định; Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản; Thế giới bên trong con người sáng tạo; Tư duy logic biện chứng và hệ thống. Nguyễn Văn Lê (1998) với “Cơ sở khoa học của sự sáng tạo”; Nguyễn Minh Triết (2001) với “Đánh thức tiềm năng sáng tạo”. Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo”; Phạm Hữu Tòng với “Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của HS trong DHVL”. Các luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp giảng dạy vật lí nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng tư duy sáng tạo đã bảo vệ ở nước ta của: Nguyễn Thị Hồng Việt, Phạm Thị Phú, Nguyễn Văn Hòa, Ngô Thị Bích Thảo, Việc nghiên cứu vận dụng TRIZ bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong nhà trường phổ thông còn chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu nước ta. Trong luận án này chúng tôi đã nghiên cứu áp dụng TRIZ - chủ yếu là các nguyên tắc sáng tạo vào xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học môn vật lí. BTST là một phương tiện có thể giúp GV bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo cho một lớp học bình thường khi sử dụng chúng trong dạy học. Muốn vậy, đầu tiên phải xây dựng hệ thống BTST phù hợp trong dạy học vật lí THPT. Với giới hạn của đề tài, chúng tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học cơ học lớp 10 dựa trên các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ. 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ xây dựng và sử dụng hệ thống BTST nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần cơ học lớp 10 - THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Lí thuyết về dạy học sáng tạo trong bộ môn vật lí; TRIZ và Quá trình dạy học bài tập vật lí phần cơ học lớp 10 THPT. 5. Giả thuyết khoa học 3 Bằng việc vận dụng TRIZ vào xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo và hướng dẫn học sinh giải các bài tập đó trong dạy học phần cơ học lớp 10 - Trung học phổ thông thì sẽ góp phần bồi dưỡng được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí thuyết dạy học sáng tạo 6.2. Nghiên cứu TRIZ 6.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học BTST ở trường THPT 6.4. Nghiên cứu chương trình SGK vật lí 10 và các tài liệu liên quan như: Sách bài tập, sách bồi dưỡng GV, sách các chuyên đề nâng cao, tuyển tập đề thi,… 6.5. Nghiên cứu vận dụng các NTST của TRIZ xây dựng hệ thống BTST về vật lí phần cơ học 10 - THPT 6.6. Đề xuất các hình thức sử dụng BTST đã xây dựng vào dạy học nhằm bồi dưỡng TDST cho HS. Thiết kế các giáo án thực nghiệm 6.7. Thực nghiệm sư phạm 6.8. Đề xuất tiến trình đánh giá tính ích lợi của hệ thống BTST đã đề xuất. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài; - Phương pháp điều tra thực tiễn: Trao đổi với GV và HS bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra, phân tích kết quả học tập và ý kiến của GV, HS; - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức dạy học, dự giờ, quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay phim, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá kết quả học tập và kết quả từ các phiếu điều tra; - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả điều tra, bài kiểm tra 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Về lí luận - Nghiên cứu, lựa chọn và tổng hợp được 10 trong 40 nguyên tắc sáng tạo của TRIZ có thể sử dụng vào dạy học vật lí; - Đề xuất mô hình vận dụng 10 NTST đã tổng hợp vào việc xây dựng BTST về vật lí; - Đề xuất mô hình vận dụng 10 NTST đã tổng hợp để định hướng HS giải BTST nhằm bồi dưỡng TDST cho HS; 4 - Đề xuất được tiến trình sử dụng BTST vào dạy học vật lí dưới hình thức bài học bài tập và hình thức bài học thực hành; - Xây dựng thang đo mức độ sáng tạo của HS sau khi học BTST về vật lí. 8.2. Về thực tiễn - Xây dựng được hệ thống gồm 30 BTST (dựa trên 10 NTST của TRIZ) phần cơ học lớp 10; - Hướng dẫn HS giải các BTST theo mô hình đã đề xuất. Trong đó HS đã đề xuất được 2 mô hình và chế tạo được 2 sản phẩm (thiết bị kỹ thuật) từ mô hình mà họ đã đề xuất; - Đánh giá năng lực TDST của HS sau khi HS học BTST theo thang đo đã xây dựng; - Sử dụng các công cụ mới để xử lí kết quả TNSP trong đánh giá định lượng năng lực tư duy sáng tạo của HS sau khi học hệ thống BTST đã xây dựng. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lí THPT Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THPT 1.1. Năng lực tư duy sáng tạo 1.1.1. Năng lực Theo tâm lí học, năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân, nhờ những thuộc tính này con người hoàn thành tốt một loại hoạt động nào đó, hoặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao. 1.1.2. Tư duy 1.1. Tư duy và đặc điểm của tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng, những mối quan 5 hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới. Các đặc điểm của tư duy như: Tính “có vấn đề” của tư duy; Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính; Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy; Tính gián tiếp của tư duy; Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện, hình thức biểu đạt của tư duy. 1.2. Phân loại tư duy Căn cứ vào mức độ độc lập của chủ thể, tư duy gồm bốn bậc. - Tư duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. .Theo chúng tôi, đây là cách phân loại tư duy rõ ràng nhất. Người có TDST thì có tư duy độc lập và tư duy phê phán, ngược lại người có tư duy lệ thuộc thì không có 3 loại tư duy còn lại. 1.1.2.3. Vai trò của tư duy Theo tư duy có vai trò rất lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của con người. Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật với nhau… 1.1.3. Sáng tạo Chúng tôi đồng ý và sử dụng định nghĩa sáng tạo của Phan Dũng như sau: Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và có lợi. Tính mới là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian. Tính có lợi chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó. 1.1.4. Năng lực tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo (TDST) là quá trình suy nghĩ đưa người giải từ không biết cách đạt mục đích đến biết cách đạt mục đích, từ không biết cách tối ưu đạt mục đích đến biết cách tối ưu đạt được mục đích trong một số cách đã biết. 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư duy sáng tạo của học sinh Tư duy sáng tạo của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trí nhớ, ngôn ngữ, kí hiệu, hình vẽ, tính nhạy bén của tư duy, tính ì tâm lí, tính liên tưởng, trực giác và trí tưởng tượng. 1.1.6. Tính ì tâm lý và ảnh hưởng của nó đối với TDST 6 Theo chúng tôi tính ì tâm lí là tính muốn duy trì trạng thái tâm lí hiện tại bao gồm cách suy nghĩ theo lối mòn, cách nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn, Tính ì tâm lí là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự sáng tạo, nó làm con người trở nên cố hữu, không linh hoạt trong tư duy, nó ngăn cản mọi sự sáng tạo của con người. Bài tập sáng tạo là một phương tiện dạy học hiệu quả trong việc rèn luyện tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí giúp khắc phục đáng kể tính ì tâm lý không chỉ trong giải bài tập mà còn tạo nên một nhân cách mới năng động hơn tránh được cách suy nghĩ theo lối mòn, từ đó làm việc hiệu quả hơn. 1.1.7. Các biện pháp rèn luyện TDST - Tập thói quen tự đặt câu hỏi; Rèn luyện tinh thần độc lập suy nghĩ; Tư duy tập thể; Thường xuyên rèn luyện các thao tác tư duy, nhiều kỹ năng tư duy với nhiều loại tư duy, đặc biệt là TDST; Khắc phục tính ì tâm lí để có tư duy toàn diện; Để TDST được nhạy bén và sâu sắc cần phải có cách nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, linh động trong việc lựa chọn công cụ và giải pháp giải quyết vấn đề. 1.2. Dạy học sáng tạo trong dạy học vật lí Trong giới hạn đề tài này dạy học sáng tạo được hiểu là dạy học nhằm bồi dưỡng TDST cho học sinh. 1.2.1. Cơ sở tâm lí học về dạy học sáng tạo Dạy học sáng tạo lấy lý thuyết thích nghi của Piaget và lý thuyết về vùng phát triển gần của Vưgôtsxki làm cơ sở. 1.2.2. Cơ sở lí luận dạy học về dạy học sáng tạo Dạy học sáng tạo lấy chu trình sáng tạo của Razumôpxki làm cơ sở lí luận dạy học. 1.2.3. Các biện pháp dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông - Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Chuyển hóa phương pháp nhận thức của vật lí học thành phương pháp dạy học vật lí - Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học - Rèn luyện óc tưởng tượng, tư duy không gian, tư duy logic cho học sinh - Đưa bài tập sáng tạo về vật lí vào dạy học - . Bồi dưỡng phương pháp tự học - Giáo dục tính tích cực và sáng tạo cho học sinh 1.3. TRIZ và việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ vào dạy học vật lí 1.3.1. Tìm hiểu về TRIZ 7 Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (tiếng Nga là Теория решения изобретательских задач, chuyển tự Teoriya Resheniya Izobretatelskikh Zadatch, viết tắt TRIZ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và học với đông đảo quần chúng. TRIZ có khái niệm bài toán sáng tạo và các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo. 1.3.2. Phân loại mức độ khó của bài toán và mức sáng tạoTheo TRIZ, mức sáng tạo và mức khó của bài toán có thể được xem xét theo các dấu hiệu sau: - Nhìn theo tính mới: Tính mới càng cao thì mức khó của bài toán càng cao. - Nhìn theo phương pháp thử và sai: Số phép thử càng nhiều thì bài toán càng khó. - Nhìn theo phạm vi kiến thức cần sử dụng: Độ khó của bài toán cáng tăng lên nếu phạm vi kiến thức áp dụng càng rộng. - Nhìn theo tính ích lợi: Độ khó của bài toán càng cao, mức sáng tạo càng cao nếu sản phẩm tạo ra mang lại giá trị càng lớn cho nhân loại. - Nhìn theo số lượng người tham gia giải bài toán: Bài toán càng khó thì số lượng người tham gia giải bài toán càng nhiều. - Nhìn theo thời gian giải bài toán: Bài toán càng khó thì thời gian giải bài toán càng kéo dài có khi trải qua nhiều thế kỷ. - Nhìn theo chi phí giải bài toán: Bài toán càng khó thì chi phí để giải bài toán càng nhiều. - Nhìn theo lợi nhuận mà tác giả nhận được: Bài toán càng khó thì lợi nhuận mà tác giả nhận được đến càng chậm và càng ít. 1.3.3. Các phương pháp tích cực hoá tư duy vận dụng trong dạy học sáng tạo * Phương pháp câu hỏi kiểm tra của G. Polya bao gồm các bước: Hiểu cách đặt vấn đề của bài toán; Lập kế hoạch giải; Thực hiện kế hoạch; Tổng kết (nghiên cứu lời giải nhận được). 1.3.4. Vận dụng TRIZ và tổng hợp các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ vào dạy học vật lí Sau đây là nội dung và ý nghĩa của 10 NTST đã lựa chọn và tổng hợp: Nguyên tắc 1: Nguyên tắc kết hợp Trong dạy học bài tập, NT kết hợp được vận dụng ở chỗ kết hợp nhiều yếu tố, dữ kiện, lời giải, nhiều bài toán thành bài toán mới. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Trong dạy học bài tập NT này được vận dụng hướng dẫn HS xây dựng mô hình thiết bị kỹ thuật trong bài toán hộp đen (Chương 2). 8 Nguyên tắc 3: Nguyên tắc phân nhỏ (hay còn gọi là NT phân chia) Sử dụng vào dạy học: Giải quyết một bài toán khó, một vấn đề phức tạp nên tách thành nhiều bài toán nhỏ hơn, vấn đề đơn giản hơn để giải quyết chắc sẽ đơn giản hơn. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc liên tục tác động có ích Sử dụng vào dạy học: NT này sử dụng trong việc hướng dẫn HS thiết kế mô hình, chế tạo các sản phẩm kỹ thuật trong giờ thực hành. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa - lí Sử dụng vào dạy học: Thay đổi một dữ kiện của bài toán đến một giá trị nào đó thì hiện tượng xảy ra trong bài toán thay đổi. Nguyên tắc 6: Nguyên tắc sử dụng trung gian Trong dạy học bài tập, nếu bài toán không thể giải quyết bằng cách áp dụng trực tiếp các công thức đã có để giải thì có thể giải thông qua một bài toán trung gian hoặc đặt ẩn số trung gian sẽ làm cho bài toán trở nên dễ hơn. Nguyên tắc 7: Nguyên tắc đảo ngược Sử dụng vào dạy học: Từ một bài tập luyện tập thay đổi giả thiết thành kết luận và ngược lại, chuyển đối tượng từ trạng thái đứng yên thành chuyển động và ngược lại ta có thể được một bài tập sáng tạo. Nguyên tắc 8: Nguyên tắc quan hệ phản hồi Sử dụng vào dạy học: Thiết lập quan hệ giữa các yếu tố, dữ kiện và lời giải của bài toán. Sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các đại lượng hoặc các bộ phận trong một sản phẩm kỹ thuật. Nguyên tắc 9: Nguyên tắc linh động Sử dụng NTST này con người sẽ linh hoạt hơn trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Nguyên tắc 10: Nguyên tắc tác động lên “nhiễu” Tách hoặc tác động lên các yếu tố gây “nhiễu” để yếu tố gây nhiễu không còn có hại nữa. 1.4. Bài tập sáng tạo về vật lí - phương tiện dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông 9 1.4.1. Khái niệm Bài tập sáng tạo (BTST) là bài tập được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện bồi dưỡng năng lực TDST cho học sinh. Đây là loại bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp về algorit giải hay kiến thức vật lí cần sử dụng . 1.4.2. Phân biệt BTST với bài tập luyện tập 1.4.3. Các dấu hiệu nhận biết BTST về vật lí. - Bài tập có nhiều cách giải - Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi - Bài tập thí nghiệm về vật lí - Bài tập cho thiếu hoặc thừa dữ kiện - Bài tập nghịch lí và ngụy biện - Bài tập “hộp đen” 1.4.4. Quy trình xây dựng BTST dựa trên các NTST của TRIZ + Lựa chọn một hoặc một số bài tập xuất phát (BT luyện tập hoặc BTST) + Giải các bài tập xuất phát. + Phân tích hiện tượng vật lí, giả thiết, kết luận, lời giải và kết quả của bài tập xuất phát đó. + Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng các bài tập mới bằng cách trả lời các câu hỏi: - Có thể phát biểu bài tập theo cách khác không? Lược bỏ hoặc thay đổi dữ kiện của bài tập (NT linh động); Thay đổi một số thông số của bài tập để thành tập khác (NT thay đổi thông số hoá - lí); Làm cho bài tập dễ hơn bằng cách tác động lên các yếu tố gây nhiễu - NT tác động lên “nhiễu”… Quy trình sử dụng các NTST của TRIZ vào xây dựng BTST được mô hình hoá như sau: 10 BTXP BTXP1 BTXP2 BTXPn PP Giải Kết quả ĐL, KN Giải NTST1 NTST2 NTSTn NTST Đặt câu hỏi Đặt câu hỏi Trả lời Trả lời BTST BTST1 BTST2 BTSTn [...]... qu nh sau: Nm 2008 - 2009 Trng LVT NCT NT Lp Mc 0 Mc 1 Mc 2 Mc 3 10T1 (TN) 18 20 10 1 10T2 (C) 20 25 5 0 10A (TN) 18 17 10 1 10B1 (C) 18 22 5 0 10A1 (TN) 28 13 7 0 10A2 (C) 27 18 1 0 23 Nm 2009 - 2 010 Trng LVT NCT NT Lp Mc 0 Mc 1 Mc 2 Mc 3 10T1 (TN) 11 15 15 7 10T2 (C) 13 24 7 2 10B1 (TN) 17 13 12 4 10B3 (C) 21 17 8 1 10A1 (TN) 17 15 9 1 10A2 (C) 24 18 2 0 3.3.3.3 Phõn tớch kt qu Vũng 1: - S HS khụng... thỏng 12/2 010, trang 44 - 46 10 V Th Minh Lc k kộo - y vi mt s thớ nghim n gin Tp chớ Thit b giỏo dc, s 65, thỏng 1/2011, trang 18 - 19 27 Công trình đợc hoàn thành tại Trờng Đại học Vinh Ngời hớng dẫn khoa học: 1 PGS TS Hà Văn Hùng 2 PGS TS Phạm Thị Phú Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm Luận án cấp trờng họp tại Trờng Đại học Vinh vào hồi giờ ngày tháng năm... 7 8 9 10 2008 - 2009 TN 143 0 3 8 14 34 30 27 10 12 5 Vũng 1 C 141 0 14 9 18 34 46 11 4 5 0 2009 - 2 010 TN 136 0 7 14 9 15 13 16 31 18 13 Vũng 2 C 137 0 9 13 21 44 28 11 5 6 0 Bng phõn phi tn sut tớch lu lựi Nm hc Lp S HS S % HS t mc im Xi tr xung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2008 - 2009 TN 143 0 2,1 7,7 17,5 41,3 62,3 81,2 88,2 96,6 100 Vũng 1 C 141 0 10 16,4 29,2 53,3 85,9 93,7 96,5 100 100 2009 - 2 010 TN... lp TN l 6,59 cao hn lp C l 5 ,10, iu ú chng t cht lng hc tp v kh nng gii cỏc BTST ca HS lp TN tt hn lp C SD l lch chun ca lp TN l 2,35 cao hn SD ca lp C l 1,64, chng t phõn tỏn im s ca lp TN cao hn lp C Chờnh lch giỏ tr trung bỡnh gia l p = 0,000075 .10- 3 < 0,05 nờn chờnh lch l cú ý ngha tc l chờnh lch khụng cú kh nng xy ra ngu nhiờn m nh vic s dng BTST vo dy hc m im trung bỡnh ca lp TN cao hn im trung... DNG V S DNG H THNG BI TP SNG TO PHN C HC LP 10 THPT 2.1 Phõn tớch ni dung dy hc c hc lp 10 H thng BTST phn c hc lp 10 phi nhm thc hin tt mc tiờu v ni dung chng trỡnh, ng thi phi hng ti mc ớch bi dng TDST cho HS 2.2 iu tra thc trng dy hc bi tp vt lớ núi chung, BTST v vt lớ núi riờng trng ph thụng T kt qu iu tra vi 310 GV v 300 HS chỳng tụi nhn thy: Rt ớt GV THPT cú th xõy dng BTST cú th s dng vo DHVL... 6,6 16,1 31,4 63,5 83,9 92 95,6 100 100 20 33 42,6 54,3 77,1 90,4 100 3.3.2.2 Cỏc ng tn sut tớch lu ng vi lp C v TN Vũng 1: Nm 2008- 2009 Vũng 2: Nm 2009 - 2 010 21 3.3.2.3 Phõn tớch kt qu v kim nh tớnh chớnh xỏc ca kt qu thu c Bng kt qu Mode Average Median Stdev (SD) TN 5 6,03 6 1,80 C 6 5,15 5 1,65 TN 8 6,59 7 2,35 C 5 5 ,10 5 1,64 Vũng Lp 1 2 P SMD 0,000026 0,53 0,000075 .10- 3 0,90 Nhỡn vo bng cỏc tham... Khụng dựng dng c gỡ hóy xỏc nh h s ma sỏt gia dõy xớch v mt bn BTST 10: Khụng dựng dng c gỡ hóy xỏc nh h s ma sỏt gia dõy xớch vi mt phng nghiờng gúc so vi phng ngang Hỡnh 2.1 S dng NT linh ng thay i d kin ca bi toỏn (ghộp 2 mt phng nghiờng), chuyn thnh: BTST 11: Khụng dựng dng c gỡ hóy xỏc nh h s ma sỏt gia dõy xớch vi hai mt phng nghiờng gúc so vi phng ngang (hỡnh v) Hỡnh 2.2 15 BTST 12: Ch dựng. .. di Dựng thc nghim xỏc nh khong cỏch nhụ ra cc i ca viờn gch s 1 so vi viờn gch s 4 khi chng gch khụng b BTST 7: Vi BTST 9 nhng s viờn gch l n > 4, vy n cú th bng 5 hay ln hn na c khụng? khong cỏch ca viờn gch trờn cựng v viờn gch di cựng cú th tng quỏt lờn thnh : l l l l l + + + + + c khụng? 2 4 6 8 10 BTST 8: Dựng thc o cú CNN l mm, hóy xỏc nh h s ma sỏt gia dõy xớch ang t trờn mt bn? BTST 9: Dựng. .. BTST nh vic vn dng cỏc NTST ca TRIZ Nõng cao hiu bit ca GV v tỏc dng ca BTST trong vic bi dng nng lc TDST cho HS v cỏc bin phỏp s phm cn thit khi dy loi bi tp ny 2.3 Xõy dng h thng BTST v hng dn HS gii BTST phn c hc lp 10 2.3.1 H thng BTST phn c hc lp 10 BTST 1: Gi s bn lỏi mụ tụ chy trờn on ng ngang Hi lm th no xỏc nh c ỳng h s ma sỏt gia mt ng v lp xe m ch dựng cỏc dng c cú trờn xe 14 BTST 2: Hóy... thỏng 10/ 2009, trang 12 - 14 3 V Th Minh Bi dng nng lc sỏng to cho hc sinh thụng qua s dng bi tp sỏng to trong dy hc vt lớ Tp chớ Giỏo dc, thỏng 3/2 010, trang 31 - 33 4 V Th Minh Phỏt trin trớ tng tng ca hc sinh trong dy hc vt lớ Tp chớ Giỏo dc, k 2, thỏng 6/2 010, trang 25 - 27 5 V Th Minh Vn dng cỏc nguyờn tc sỏng to ca TRIZ vo xõy dng cỏc bi tp sỏng to phn tnh hc Tp chớ Dy v hc ngy nay, thỏng 6/2 010, . chương: Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lí THPT Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT Chương 3:. HS. Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO PHẦN CƠ HỌC LỚP 10 THPT 2.1. Phân tích nội dung dạy học cơ học lớp 10 Hệ thống BTST phần cơ học lớp 10 phải nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nội. tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học cơ học lớp 10 dựa trên các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ. 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ xây dựng và sử dụng

Ngày đăng: 23/08/2014, 08:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan