SKKN vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh

22 1.4K 2
SKKN vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo yêu cầu của giáo dục hiện nay, những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học của chương trình tiếng Anh mới do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn với phương pháp dạy học với cốt lõi là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động thì việc tổ chức học sinh luyện tập thành cặp, nhóm là rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ, đó là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp, giúp học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp nhiều nhất có thể.

SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh ĐỀ TÀI : VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CẶP – NHÓM CỦA HỌC SINH Tác giả: Trần Nguyễn Thiên Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn  A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. Theo yêu cầu của giáo dục hiện nay, những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học của chương trình tiếng Anh mới do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn với phương pháp dạy học với cốt lõi là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động thì việc tổ chức học sinh luyện tập thành cặp, nhóm là rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ, đó là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp, giúp học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp nhiều nhất có thể. Hiện nay nhờ việc áp dụng các thủ thuật dạy học, dùng giáo cụ trực quan, áp dụng công nghệ thông tin, projector… nên các tiết dạy và học đã gây được nhiều sự hứng thú hơn cho học sinh và tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết cách tổ chức tốt và linh hoạt lồng ghép các thủ thuật trong hoạt động dạy học trong đó có hoạt động cặp - nhóm phù hợp theo chủ điểm từng bài học thì sẽ tạo ra sự tích cực cũng như động lực học tập cho học sinh. Đó chính là lí do để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài : “ Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp –nhóm của học sinh”. 2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. 1 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh - Giúp học sinh có môi trường để rèn luyện và nâng cao kỹ năng Tiếng Anh; học sinh yếu mạnh dạn hòa nhập và hs khá giỏi tự tin trong giao tiếp. - Xây dựng cho học sinh ý thức tự quản, chủ động làm việc theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Gây hứng khởi cho bầu không khí học tập trong lớp. - Gia tăng lượng thời gian “nói” trong lớp học của học sinh, đặc biệt với lớp học đông và nhiều học sinh nhút nhát. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu chương trình sách Tiếng Anh 4 do Bộ Giáo dục - Đào tạo biên soạn. - Đề tài được nghiên cứu đối với học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Bồng Sơn nơi mà tôi trực tiếp giảng dạy nhiều năm qua. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận: Muốn cho học sinh khá giỏi nâng cao năng lực lãnh đạo nhóm và nâng cao các kỹ năng nghe nói; học sinh yếu mạnh dạn, tự tin tham gia góp phần của mình vào hoạt động chung của lớp …thì ngoài việc cho học sinh hoạt động chung của lớp hoặc làm việc cá nhân thì yêu cầu giáo viên phải tích cực và đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động cặp – nhóm của học sinh. Khi trao đổi cặp, nhóm, học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể. Thông qua 2 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh hoạt động này, các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của học sinh sẽ ngày càng được nâng cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn Một số lớp học sinh còn đông; lượng kiến thức của học sinh còn hạn hẹp và không đồng đều; đa số học sinh của trường Tiểu học Bồng Sơn có khả năng tiếp thu kiến thức không nhạy. Thậm chí kỹ năng giao tiếp bằng chính tiếng mẹ đẻ của các em cũng rất hạn chế; một vài em nhút nhát, ngại giao tiếp, thêm vào đó giờ học ngắn với lượng kiến thức nhiều, bình quân mỗi lớp chỉ có khoảng 5- 7 em là có khả năng tiếp thu tốt…nên rất khó cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc đọc đồng thanh cả lớp thì mỗi học sinh trong mỗi lớp chỉ có trung bình khoảng 15 – 20 giây để nói. Vì vậy, muốn tăng thời gian cho học sinh có điều kiện được “nói” nhiều hơn trong giờ học, giáo viên phải tổ chức hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. - Sau khi dự giờ đồng nghiệp hoặc các đồng nghiệp dự giờ mình thì tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho giờ dạy. - Tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể một số tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo cặp – nhóm. - Tham khảo các loại sách và tài liệu có liên quan như: + Teaching English – Doff. + New English Magazine – British Council + Sách giáo viên tiếng Anh 4. - Thời gian tạo ra giải pháp trong năm học 2013 – 2014. 3 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: - Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. - Giúp học sinh giỏi khá phát triển hơn 4 kỹ năng và giúp học sinh yếu tự tin, manh dạn tham gia các hoạt động chung của cặp, nhóm. - Xây dựng và phát triển tinh thần “team building” trong mỗi học sinh thông qua làm việc chung với bạn bè. - Xây dựng lâu dài về ý thức tự quản, chủ động làm việc theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tăng thời lượng được “nói” trong lớp học của học sinh. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Thuyết minh tính mới. 1.1 Giải pháp 1: Hoạt động theo cặp ( Work in pairs /Pairwork ) 1.1.1 Vai trò của giáo viên khi học sinh tham gia luyện tập theo cặp: - Thứ nhất là người theo dõi và quan sát tức là giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm kia lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh nhưng vẫn để chúng nói tự nhiên, không ngắt lời chúng trừ khi thật cần thiết. Những lỗi sai cơ bản sẽ được giải quyết vào lúc khác, có thể vào cuối buổi luyện tập. - Thứ hai là người cung cấp tư liệu, giúp đỡ, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung. - Thứ ba là kiểm tra, đánh giá kết quả những công việc mà học sinh vừa thực hiện trong nhóm – cặp. 4 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh 1.1.2 Các cách thức luyện tập theo cặp: Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu tiên thì giáo viên giải thích cho học sinh những ưu điểm và lí do sử dụng nó bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh vì đối tượng là học sinh tiểu học chưa thể hiểu hết những câu giải thích bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau: - Làm bài tập luyện tập theo cặp không phải là thời gian để nói chuyện. - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa. - Tất cả mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này theo một cặp nào đó. - Khi bị lẻ, học sinh đó có thể tham gia với cặp ngồi gần mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ ba ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia. - Các em có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần. 1.1.3 Các bước tiến hành luyện tập theo cặp: Bước 1: Chuẩn bị Cần chuẩn bị cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả học sinh đều ở tâm thế sẵn sàng. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu thì phải lưu tất cả các thông tin lại trên bảng. Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu toàn bộ một bài tập để tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện. 5 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Bước 3: Hai học sinh làm mẫu Gọi hai học sinh khá, giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được. Bước 4: Quy định thời gian Báo cho học sinh biết chúng có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập đó. ( Thông thường chỉ từ 1- 2 phút ) Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh cùng làm việc một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ chúng khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy chúng có những chỗ sai. Bước 6: Kiểm tra trước lớp Hết thời gian luyện tập, giáo viên ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn vài cặp bất kỳ và yêu cầu chúng trình bày lại trước lớp. 1.1.4 Các loại hình luyện tập theo cặp a. Hội thoại: Sau khi học một bài hội mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên yêu cầu các cặp học sinh không nhìn vào đoạn hội thoại mẫu, tự hỏi và trả lời 1 vài lần trước khi trình bày trước lớp. Thường thì các đoạn hội thoại này có trong task 1 Look, listen and repeat hoặc Listen and repeat. b. Bài luyện tập thay thế: 6 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho học sinh luyện tập tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ : 1. Sau khi cho học sinh đóng các vai trong các phần 1. Look, listen and repeat để luyện tập đoạn hội thoại. Sau đó giáo viên che từ “America” và để các em tự thay thế bằng những nơi khác mà các em biết như Việt Nam hoặc Japan…trong lúc các em luyện đoạn hội thoại. (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 1 – Unit 2 My New Friends – Lesson 3), hoặc luyện thay thế một hoạt động đúng với sở trường của các em thay vì các hoạt động định sẵn trong bài như dance, sing, draw a cat… (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 1 – Unit 4 Things I Can Do – Lesson 1). 2. Giáo viên sau khi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc câu mời ai ăn uống gì với cấu trúc câu “Would you like some ….?” Và “Yes, please” hoặc “No, thanks” (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 2 – Unit 13 Favourite Food and Drink – Lesson 3) thì có thể treo các bức tranh chỉ các loại thức ăn và thức uống khác nhau và yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp đưa ra lời mời và câu trả lời tương ứng. c. Thực hành ngữ pháp: Sau khi học sinh đã nắm được cấu trúc câu chính của bài học và đã được luyện tập tập thể ( bằng các bài tập nhắc lại hoặc chuyển đổi ), giáo viên chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau về các chủ điểm gần gũi, quen thuộc với các em. Ví dụ, nói về bản thân mình hoặc những điều có thực liên quan đến cuộc sống của chính các em. Các từ gợi ý trên bảng vẫn là ý tưởng cho bài luyện tập này. 7 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Ví dụ: Với các từ gợi ý là các hoạt động trong dịp Tết sắp đến (get new clothes, go to Tet markets, eat nice food, visit grandparents, teachers and friends…), giáo viên gợi ý cho học sinh đặt ra những câu hỏi dạng “ Yes – No” hoặc câu hỏi Wh- phù hợp với gợi ý đã cho. (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 2 – Unit 15 Festivals). d. Kiểm tra không chính thức: Việc kiểm tra thường xuyên cũng có tác dụng như giảng dạy. Khi cho phép học sinh cùng cộng tác để làm một bài kiểm tra, giáo viên có thể khuyến khích được việc học tập của các em vì những học sinh yếu sẽ được những học sinh khá hơn giúp đỡ. Nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ và sau đó cho điểm luôn. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức học sinh vừa học trong bài mà có thể tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào của việc sử dụng ngôn ngữ. Yêu cầu của bài làm cần hết sức rõ ràng, cần viết câu mẫu lên bảng và khống chế học sinh về thời gian để luyện cho chúng khả năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm xong có thể được kiểm tra miệng hoặc các cặp đổi chéo kiểm tra và chấm bài cho nhau. Ví dụ: Sau khi hướng dẫn kỹ năng làm bài điền từ cho học sinh, giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra điền từ, sau khi hoàn thành, hai học sinh ngồi cạnh nhau có thể đổi bài để chấm cho nhau theo sự hướng dẫn của giáo viên. 8 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Hi. My name is Tom. I like beef. It’s my favourite (1)………….I love orange juice. It is my favourite (2)…………… Hello. My name is Mai. I do not like pork. I (3)………. chicken. It’s (4) ……… favourite food. I love fruit juice very much. Apple (5) ………… is my favourite (6)……… e. Em là phóng viên nhỏ: Để thực hiện tốt hoạt động này, gv nhắc hs chuẩn bị cho mình 1 bảng khảo sát với những thông tin theo đã được gv cung cấp ngay từ lần đầu tiên của năm học khi bắt đầu thực hiện hoạt động này lần đầu tiên và cung cấp cho các em biết chủ đề. Mẫu của bảng khảo sát như sau: A SURVEY By ______________ Pupil’s name Father Mother Brother Sister Kiểu hoạt động rất phù hợp với hình thức làm việc theo cặp. Có thể áp dụng tốt trong các bài dạy về nghề nghiệp, thức ăn và thức uống ưa thích, ngoại hình và tính tình qua đó hs có điều kiện biết thêm hơn về của những người trong gia đình của bạn mình thông qua hình thức phỏng vấn bạn và tường thuật lại những thông tin mà các em khai thác từ bạn bè đồng thời cũng tạo cho các em có cơ hội để chia sẽ những điều có liên quan đến những người thân yêu trong gia đình của các em. f. Hỏi và trả lời: 9 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Cuối các bài học giáo viên thường đặt ra các câu hỏi để củng cố bài học. Với loại câu hoải này thì giáo viên nên ưu tiên gọi những cặp có học sinh yếu để trả lời. 1.2 Giải pháp 2: Hoạt động theo nhóm. ( Work in groups / Groupwork ) 1.2.1 Vai trò của giáo viên - Lên kế hoạch, tổ chức, bắt đầu, theo dõi, canh chừng thời gian bắt đầu và kết thúc; quản lý, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập và có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia để kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu của bài tập hay không để có hướng điều chỉnh. - Tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của cả nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại của học sinh để điều chỉnh lại bài dạy của mình sau này. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, giáo viên nên dừng tất cả các nhóm lại, giải thích thêm yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp hoặc cho cả lớp luyện lại vấn đề đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm. - Sau khi chia nhóm xong (thường là nhóm 4), giáo viên nên chỉ định hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư ký nhóm ngay từ lần thực hiện đầu tiên. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu của bài tập. Giáo viên nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khiếu khẩu ngữ và hoạt bát để làm việc này. - Đôi khi giáo viên cũng cần thay đổi: chọn một học sinh khá nhưng còn rụt rè để tạo điều kiện cho học sinh đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn hơn. Hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm 10 [...]... nhóm chiến thắng Trò chơi này được giáo viên ứng dụng từ phương pháp “Three person teaching” do chuyên viên Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định triển khai năm 2013 c Đuôi bạn – đầu mình: Ý nghĩa 12 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh - Trò chơi này áp dụng để luyện nói các cụm từ chỉ các hoạt động hàng ngày sau khi học sinh đã được học trong Unit 11 My Daily Activities -... 13 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Cách tiến hành: GV cho các nhóm hs đọc bài đọc hiểu Sau vài phút, yêu cầu các nhóm gấp sách lại, gv lần lượt đặt các câu hỏi liên quan đến bài đọc hiểu đó Sau khi nghe câu hỏi của gv, các nhóm tiến hành thảo luận nhanh trong nhóm Nhóm nào có câu trả lời thì sẽ cử 1 đại diện đứng lên trả lời Để học sinh có hứng thú hơn trong hoạt động. .. làm sinh động hơn cho chương trình tiếng Anh mới đang được xem là nặng đối với học sinh, làm cho các em dễ hiểu, dễ nhận dạng hơn và thực hành và vận dụng tốt các cấu trúc câu đã học 2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm đề tài “ Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp nhóm của học sinh vào việc giảng dạy 18 SKKN: Vai trò của giáo viên trong. .. 17 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh - Kiểm tra một vài cặp – nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết - Đưa ra lời chỉ dẫn rõ ràng : khi nào bắt đầu, cần phải làm gì, khi nào kết thúc… - Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng - Lên một lộ trình làm việc cụ thể để học sinh biết cách làm việc theo cặp – nhóm và chúng biết chính xác phải làm gì - Một số cặp – nhóm có học sinh yếu, không... -nhóm - Lựa chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật trong tiến trình của giờ dạy - Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, cần biên soạn những bài tập phù hợp với hoạt động cặp – nhóm 2 Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp 20 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Với việc thực hiện áp dụng cho chương trình sách Tiếng Anh 4 thì... Anh theo hướng dẫn của giáo viên - Tạo cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (work in pairs/ work in groups ) thì các em tự quay người, lắp ghép và thực hiện người nào việc ấy 21 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh 3.3 Đối với lãnh đạo cấp trên: - Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ... nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy vì thực hành theo cặp, nhóm có thể mất thời gian Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong mọi hoạt động trên lớp - Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng tối đa đồ dùng thiết bị dạy học Để thêm sinh động, dễ nhập vai giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết học 17 SKKN: Vai trò. .. coming soon” trong Tiếng Anh 4 - Unit 15 Festivals Lesson 2), sau đó yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc một số từ vựng có thể gặp trong bài Học sinh có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ nói đến các vấn đề có liên quan đến thức ăn, quần áo, tiền lì xì … 1.2.3.6 Suy luận: 15 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh Từ một cấu trúc câu cơ bản giáo viên đã dạy... mình Giáo viên có thể dành một ít phút để học sinh tự nêu lên nhu cầu thực sự chúng đang cần, còn các học sinh ở nhóm khác phải cố gắng đưa ra lời đề nghị và nhận được nhiều sự đồng tình nhất Hoặc ngược lại GV cũng có thể cho hs thi đưa ra lời đề nghị ngộ nghĩnh nhất Lời đề nghị ngộ nghĩnh là lời đề nghị không liên quan gì đến nhu cầu 14 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh. . .SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh trưởng Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh, dứt khoát và học sinh phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của chúng để chúng có thể bắt tay ngay vào công việc đã được phân công, tránh việc lãng phí thời gian 1.2.2 Các loại hình luyện tập theo nhóm 1.2.2.1 Trò chơi: a Đoán: Các trò chơi đoán thông . SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh ĐỀ TÀI : VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CẶP – NHÓM CỦA HỌC SINH Tác giả: Trần Nguyễn Thiên. nghĩa 12 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh - Trò chơi này áp dụng để luyện nói các cụm từ chỉ các hoạt động hàng ngày sau khi học sinh đã được học trong Unit. sinh động, dễ nhập vai giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết học. 17 SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh -

Ngày đăng: 22/08/2014, 06:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan