quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong hoạt động xây dựng cơ bản

11 597 1
quản lý đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong hoạt động xây dựng cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH    QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN Người thực hiện : Trần Thị Phương Thanh Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 11 năm 1. Sự cần thiết của đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước là hoạt động hết sức quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đây là nguồn tạo lập cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn vốn dầu tư ngân sách Nhà Nước vào các hoạt động xây dựng cơ bản hiện nay còn nhiều bất cập. Thực tế những năm qua cho thấy, nhiều nơi, nhiều lúc tình trạng thất thoát, đặc biệt là tình trạng lãng trong việc sự dụng nguồn vốn ngân sách cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã xảy ra rất trầm trọng. Các cơ quan pháp luật và Chính Phủ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn và xử lý nhưng vẫn còn nhiều vụ việc, nhiều công trình lãng phí tiền bạc của ngân sách Nhà Nước nhiều tỷ đồng chưa được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Trong bối cảnh cả nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát thì việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước trong hoạt động xây dựng cơ bản đang đặt ra nhiều bức xúc. Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước trong hoạt động xây dựng cơ bản”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Sơ lược về các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. 4. Sơ lược về các nghiên cứu trước đây: Cho đến nay có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Ví dụ như đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Hà về “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho Bạc Nhà Nước”, 2006; Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Dương Cao Sơn về “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà Nước qua Kho Bạc Nhà Nước”, 2008; Luận văn thạc sĩ của Lê Xuân Kinh về “Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước ở tỉnh Nghệ An”. Tuy nhiên các nghiên cứu trên dừng lại ở góc độ tài chính hay cơ chế quản lý ở một đơn vị hay địa phương cụ thể. Do đó, đề tài nghiên cứu ở đây sẽ đi vào nghiên cứu cơ chế quản lý ở góc độ vi mô và vĩ mô của nền kinh tế, nghiên cứu tác động của các chủ thể tham gia vận hành vốn, nghiên cứu tác động với tất cả các yếu tố chi phí sử dụng vốn, phân tích đánh giá sự phù hợp trong cơ chế mới. 5. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: 5.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động xây dựng cơ bản là tổng thể các biện pháp, công cụ và cách thức mà Nhà Nước tác động đến quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước để đạt các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra trong từng giai đoạn. Đặc điểm của quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: - Thứ nhất, đối tượng quản lý là nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là nguồn vốn được cấp phát theo ngân sách vối quy trình rất chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự án năm, phân bổ hạn mức kinh phí hàng quý có chia ra hàng tháng, hạch toán kế toán thu chi quỹ ngân sách Nhà Nước, báo cáo quyết toán. Quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước là một vấn đề nằm trong nội dung quản lý thu chi ngân sách Nhà Nước. Tuy nhiên do tính chất đặc thù phức tạp của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nên chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung trọng tâm như: lập kế hoạch vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra và thanh tra các khâu từ hình thành đến khâu thanh toán vốn đầu tư. Vốn đầu tư chỉ được giải ngân và cấp phát cho việc sử dụng chỉ sau khi dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt. Việc thanh toán quyết toán vốn đầ tư xây dựng cơ bản chỉ khi dự án được nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng. - Thứ hai, chủ thể quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn. Cụ thể như sau: + Cơ quan kế hoạch và đầu tư: chịu trách nhiệm quản lý khâu phân bổ vốn. + Kho Bạc Nha Nước: chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốn ngân sách Nhà Nước vào đầu tư xây dựng cơ bản. + Cơ quan tài chính (ở cấp tỉnh là Sở Tài Chính): chịu trách nhiệm quản lý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư. + Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức. Trong các khâu quản lý vốn đầu tư, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư là bước phân bổ kế hoạch vốn, đưa dự án vào danh mục đầu tư. Thứ ba, mục tiêu của quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. 5.2 Nội dung của quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Nội dung của quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Lập kế hoạch vốn đầu tư, cấp phát và quản lý sử dụng vốn, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư. 5.2.1 Lập kế hoạch và giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Các dự án đầu tư được duyệt cấp vốn phải có đủ các điều kiện theo luật định: - Đối với các dự án về xây dựng quy hoạch: phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt. - Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị. - Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết toán đầu tư từ thời điểm 31/10 năm trước kế hoạch, có thiết kế, có dự toán và tổng mức vốn được duyệt theo quy định. Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án được đưa vào quy hoạch và kế hoạch đầu tư và được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm là do chính quyền các cấp thực hiện với sự giúp đỡ của các cơ quan kế hoạch thực hiện. Theo quy định hiện hành, thời gian và vốn để bố trí kế hoạch thực hiện các dự án nhóm B là không quá 4 năm, nhóm C là không quá 2 năm. Cụ thể các bước như sau: - Một là, lập kế hoạch vốn đầu tư ngân sách Nhà Nước vào xây dựng cơ bản để phân bổ vốn hàng năm, sau khi lựa chọn được danh sách dự án phải lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. - Hai là, phân bổ vốn đầu tư hàng năm, bao gồm 5 bước cơ bản: lập danh sách dự án lựa chọn, lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, phân bổ vốn đầu tư, thẩm tra, thông báo vốn và giao kế hoạch. - Ba là, giao kế hoạch vốn. Trước khi chính thức giao kế hoạch vốn, phương án phân bổ vốn phải được cơ quan tài chính thẩm tra và thông báo. Bộ Tài chính thẩm tra phương án phân bổ vốn của các bộ và của các UBND tỉnh về chấp hành các nguyên tắc phân bổ vốn: điều kiện, cơ cấu theo chỉ đạo của các dự án và chương trình mục tiêu…Sở Tài chính và phòng Tài chính xem xét các thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án. Trường hợp đúng được chấp nhận bằng thông báo của cơ quan tài chính. Trường hợp không đúng quy định, không đủ thủ tục thì cơ quan tài chính có văn bản đề nghị chỉnh lại. Sau khi cơ quan tài chính thẩm tra chấp nhận, đồng thời sẽ gửi Kho Bạc Nhà Nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn. 5.2.2 Cấp phát vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn ngân sách Nhà Nước được cấp phát theo hai hình thức chủ yếu là cấp phát hạn mức kinh phí và cấp phát lệnh chi tiền. Cấp phát hạn mức kinh phí là phương thức cấp phát phổ biến nhất từ năm 2005 về trước nhằm thực hiện cấp phát kinh phí không thường xuyên cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Căn cứ vào hạn mức kinh phí được cấp, đơn vị làm thủ tục lĩnh tiền tại Kho Bạc Nhà Nước hoặc làm thủ tục chuyển trả tiền cho đơn vị đã cung cấp hàng hóa dịch vụ. Cuối năm, nếu không sử dụng hế thì hạn mức kinh phí bị hủy bỏ. Cấp phát lệnh chi tiền: áp dụng cho các khoản chi không thường xuyên như: cấp vốn lưu động, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu, chi an ninh kinh tế…Về nguyên tắc, phương thức này áp dụng cho nhiều việc đã hoàn thành hoặc ứng trước cho nhiều công việc đang thực hiện, những khoản chi nhất định đã ghi trong dự toán ngân sách Nhà Nước có tính chất pháp lý bắt buộc phải thi hành. 5.2.3 Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Thanh toán đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động xây dựng cơ bản gồm 3 chức năng: ban quản lý dự án, Kho Bạc Nhà Nước nơi giao dịch và đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ (nếu là mua sắm công). Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà Nước để xuất quỹ ngân sách Nhà Nước chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án. Các quy định liên quan đến thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 3 nhóm: quy định về hồ sơ, thủ tục; quy định về tạm ứng và trách nhiệm thanh toán; quy định về thời gian từng giai đoạn. Thứ nhất, quy định về hồ sơ thủ tục. Quy định về hồ sơ, thủ tục có phân biệt theo từng loại vốn đầu tư: Đối với vốn đầu tư dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn nộp hồ sơ tài liệu ban đầu gồm tài liệu mở tài khoản, văn bản phê duyệt đề cương, dự toán chi phí, văn bản lựa chọn nhà thầu, hợp đồng kinh tế. Giai đoạn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành yêu cầu bổ sung các hồ sơ giấy đề nghị thanh toán, giấy rút vốn đầu tư, bảo lãnh tạm ứng, bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành. Đối với vốn thực hiện đầu tư: hồ sơ yêu cầu cũng tương tự song giai đoạn này đã có dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được duyệt. Trường hợp vốn ODA phải có bản dịch tiếng Việt dự án, hiệp định tín dụng, bảo lãnh hợp đồng. Trường hợp có công tác rà phá bom mìn phải có thêm văn bản lựa chọn đơn vị thực hiện, quyết định phê duyệt dự toán, hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. Đối với vốn đền bù giải phóng mặt bằng: có 2 loại: Nếu công tác giải phóng mặt bằng là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản thù cần gửi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt. Nếu công tác giải phóng mặt bằng là dự án độc lập, dự án thành phần thì được quy định chặt chẽ theo một dự án riêng. Đối với chi phí quản lý dự án: phải có dự toán được duyệt và việc quản lý được chia thành 2 nhóm: các ban quản lý chuyên trách (nhóm I) hoặc kiêm nhiệm (nhóm II) đề yêu cầu các hồ sơ và cách thức thực hiện quản lý. Thứ hai, quy định về tạm ứng và trách nhiệm thanh toán vốn. Hiện nay theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính Phủ việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà Nước thực hiện theo Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 2 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài Chính, mức vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngồn ngân sách Nhà Nước căn cứ theo nguồn vốn, tính chất dự án để xác định mức tạm ừng tối thiểu sau khi ký hợp đồng. Cụ thể là: Đối với gói thầu thi công xây dựng: già trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng tạm ứng tối thiểu 20% giá trị hợp đồng; giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị hợp đồng; giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng tối thiều là 10% giá trị hợp đồng. Đối với gói thầu mua sắm thiết bị, tùy theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn là do nhà thầu và chủ đầu tư thỏa thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng nhưng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng. Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng tổng thầu: tạm ứng vốn cho việc mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng. Các công việc khác như thiết kế, xây dựng, mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị hợp đồng. Đối với các hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu nhưng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng. Đối với quản lý dự án, mức tạm ứng được thực hiện theo dự án và theo yêu cầu công việc quản lý. Vốn tạm ứng cho công việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch vốn giải phóng mặt bằng cả năm đã được bố trí. Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, đầu tư giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả bão lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 50% giá trị hợp đồng. Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải được dự trữ theo mùa do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Thứ ba, quy định về thời gian tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước. Thời hạn được quy định rõ đối với chủ đầu tư và các cơ quan cấp phát. Đối với chủ đầu tư trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanhtoa1n tới các cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại bảo hành công trình theo quy định. Đối với các cơ quan cấp phát cho vay vốn trong thời hạn 5 ngày làm việc (đối hồ sơ tạm ứng); 7 ngày làm việc (đối với hồ sơ thanh toán) kể từ khi nhận đủ hồ sơ, chứng từ do chủ đầu tư gửi đến, Kho Bạc Nhà Nước thực hiện kiểm tra theo chế độ quy định và hoàn thành thủ tục thanh toán cho các đơn vị được hưởng trên cơ sở kế hoạch được giao. 5.2.4 Quyết toán vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được quyết toán theo 2 hình thức: quyết toán niên độ và quyết toán công trình, dự toán hoàn thành. Quyết toán niên độ ngân sách Nhà Nước: do là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước nên việc quản lý phải theo chu trình ngân sách, trong chu trình có các giai đoạn lập, quyết toán và phân bổ ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Nhà Nước. Quyết toán niên độ là việc xác định, tổng hợp toàn bộ số thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách, thời gian tổng hợp số liệu là từ ngày 1 tháng 1 năm thực hiện cho đến hết 31 tháng 1 năm sau. Nội dung các báo cáo quyết toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, phù hợp với nội dung kế hoạch dự toán được duyệt, đối chiếu nguồn vốn cho từng công trình, dự án và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước. Quyết toán công trình, dự án hoàn thành: Khi công trình, dự án hoàn thành được bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành là việc xác định chi phí hợp pháp (chi phí đưa vào công trình, chi phí không đưa vào công trình trong quá trình đầu tư để đưa vào khai thác sử dụng. Đó là chi phí nằm trong tổng mức đầu tư, đúng thết kế dự toán được duyệt, đúng định mức, chế độ tài chính kế toán và đúng hợp đồng đã ký kết, được nghiệm thu và các quy định khác của Nhà Nước có liên quan. 5.3 Những yêu cầu đối với quyết toán vốn ngân sách đầu tư vào hoạt động xây dựng cơ bản Quản lý vốn ngân sách đầu tư vào hoạt động xây dựng cơ bản phải gắn với chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản, nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, địa phương. Đồng thời phải gắn với việc đổi mới kế hoạch hóa đầu tư xây dựng cơ bản, thay thế kế hoạch hóa pháp lệnh bằng kế hoạch định hướng trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Vận dụng đúng đắn các quan hệ cung cầu, quan hệ thị trường, gắn tăng trưởng với phát triển bền vững, nâng cao năng lực nội sinh, gắn kinh tế với xã hội, coi trọng lợi ích kinh tế quốc dân gắn với hiệu quả tài chính dự án. Cụ thể gồm các mục tiêu chủ yếu sau: - Khai thác tối đa nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản; - Bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hợp lý; - Quản lý vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư vào hoạt đông xây dựng cơ bản phải đúng luật và chống thất thoát, lãng phí. 5.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà Nước vào hoạt động xây dựng cơ bản Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà Nước vào hoạt động xây dựng cơ bản như: chủ trương, chiến lược đầu tư; các chủ thể quản lý đầu tư; cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư; hệ thống kiểm tra, kiểm soát. - Chủ trương, chính sách, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Chủ trương, chiến lược và quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò định hướng đầu tư rất quan trọng, tác động đến đầu tư của quốc gia, từng vùng, ngành, lĩnh vực và thậm chí từng dự án đầu tư và vốn đầu tư. Các chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn hình thức đầu tư. - Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản: đây là nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chính sách này bao gồm các văn bản pháp luật như: luật ngân sách Nhà Nước, luật đầu tư, luật xây dựng, luật đấu thầu, luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật thuế, luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các chính sách đầu tư, quy chế, quy trình, thông tư về quản lý đầu tư và quản lý vốn đầu tư. - Hệ thống định mức, đơn giá trong xây dựng cơ bản: đây là yếu tố quan trọng và là căn cứ tính toán về mặt kinh tế tài chính của dự án. Nếu xác định sai định mức đơn giá thì cái sai đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần trong các dự án. Khi đã được phê duyệt thì đó là những sai lầm lãng phí hợp pháp và rất khó sữa chữa. Nguyên tắc chủ yếu và yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình. - Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước: Hệ thống kiểm tra, giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước. Đây là một chức năng quan trọng của quản lý Nhà Nước, là một nội dung của công tác quản lý, là phương pháp đảm bảo tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên có liên quan. Tác dụng cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. 6. Những bất cập trong quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách vào hoạt động xây dựng cơ bản và kiến nghị Hiện nay việc quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn khá nhiều bất cập: - Nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách Nhà Nước. - Kế hoạch đầu tư dàn trải, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực đầu tư. - Tình trạng nợ xây dựng cơ bản có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước. - Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý vốn có liên quan - Đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn ngân sách - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động huy động, phân phối và sử dụng vốn ngân sách vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. [...]... trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho Bạc Nhà Nước , 2006; 5 Dương Cao Sơn về “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà Nước qua Kho Bạc Nhà Nước , 2008; 6 Xuân Kinh về “Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà Nước ở tỉnh Nghệ An” ... cường quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà Nước – Hoàng Hà 2 Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà Nước theo niên độ ngân sách hàng năm 3 Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị Định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính Phủ về quản lý đầu tư xây dựng . đa nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản; - Bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hợp lý; - Quản lý vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư vào hoạt đông xây dựng cơ bản phải đúng. Nội dung của quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Nội dung của quản lý đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:. nguồn vốn ngân sách Nhà Nước vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: - Thứ nhất, đối tư ng quản lý là nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là nguồn vốn

Ngày đăng: 21/08/2014, 18:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan