các quy định và các ngiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính

56 430 0
các quy định và các ngiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài 1: CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2012 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp: KTKT đêm Khoá: 20 H ệ: Cao học DANH SÁCH NHÓM 2 1. Trần Thị Thùy Dương 2. Dương Ngọc Thương Duyên 3. Lê Tr ần Hạnh Phương 4. Lê Mai Thanh Trà 5. Tr ần Ngọc Trâm MỤC LỤC Chương 1. Các quy định liên quan đến Công bố công cụ tài chính 1.1. IAS 32-Trình bày công cụ tài chính (Presentation trang 01 1.1.1. Quá trình ra đời và sửa đổi, bổ sung IAS 32 trang 01 1.1.2. Phạm vi áp dụng và các định nghĩa trang 01 1.1.3. Một số nội dung chính trang 02 1.2. Chu ẩn mực IFRS 07 - Công bố Công cụ tài chính trang 03 1.2.1. Thông tin về tầm quan trọng của các công cụ tài chính…………… trang 03 1.2.1.1. Tên bảng cân đối kế toán trang 03 1.2.1.2. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trang 04 1.2.1.3. Các trình bày khác trang 05 1.2.2. IFRS 7 yêu cầu trình bày các thông tin về bản chất và quy mô của các rủi ro bắt nguồn từ các công cụ tài chính trang 06 1.2.2.1. Yêu cầu trình bày về thông tin định tính trang 06 1.2.2.2. Yêu cầu trình bày về thông tin định lượng trang 06 1.3. Thông tư số 210/2009/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính trang 07 1.3.1. Quy định áp dụng IAS 32 “Công cụ tài chính: Trình bày” trang 07 1.3.1.1. Phân loại trang 07 1.3.1.2. Trình bày trang 07 1.3.2 Quy định áp dụng IFRS 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh trang 08 Chương 2. Các nghiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính 2.1. Kế toán công cụ tài chính: Phân tích các yếu tố quyết định đến công bố thông tin trên th ị trường chứng khoán Bồ Đào Nha trang 10 2.1.1. Giới thiệu trang 10 2.1.2. Các nghiên cứu trước đây trang 11 2.1.3. Nguyên tắc nền tảng trang 15 2.1.4. Sự phát triển các giả thuyết và học thuyết trang 15 2.1.5. Thiết kế nghiên cứu trang 19 2.1.6. Kết quả trang 29 2.1.7 Thảo luận và kết luận trang 35 2.2. Ph ản ứng thị trường với nội dung chi tiết về rủi ro tiền tệ trang 37 2.2.1. Tóm tắt trang 37 2.2.2. Giới thiệu trang 37 2.2.3. Động lực và giả thuyết trang 38 2.2.4. Việc thiết kế chọn mẫu và nghiên cứu trang 41 2.2.5. Kết quả trang 44 2.2.6. Kết luận trang 46 Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 1 Chương 1: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.1. IAS 32-Trình bày công c ụ tài chính ( Presentation) 1.1.1. Quá trình ra đời, và sửa đổi, bổ sung IAS 32 - Có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1/1/1996, là chuẩn mực về các yêu cầu kế toán đối với việc trình bày các công cụ tài chính, cụ thể là việc phân loại các công cụ tài chính vào tài s ản tài chính, nợ phải trả tài chính, và công cụ vốn - Tháng 12/1998, IAS 32 được sửa đổi thành IAS39-Có hiệu lực từ 1/1/2001 - Tháng 12/2003: IASB hiệu chỉnh lại IAS 32 và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005 - Tháng 8/2005: Quy định về việc công bố thông tin của IAS32 được thay thế bởi IFRS 07 nên đổi tên thành IAS32-Công cụ tài chính: Trình bày - T ừ 2005-2011: tiếp tục sửa đổi IAS 32 1.1.2. Phạm vi áp dụng, và các định nghĩa IAS 32 quy định cho tất cả các loại công cụ tài chính, cả những loại được ghi nhận và chưa được ghi nhận . Một công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng nào mang lại một tài sản tài chính cho doanh nghiệp và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn cổ phần cho một doanh nghiệp khác. IAS 32 hiện hành chỉ áp dụng cho việc trình bày công cụ tài chính. Việc công bố công cụ tài chính được quy định và thực hiện theo IFRS 07 từ tháng 8/2005 Định nghĩa về Công cụ tài chính trong IAS 32 tương tự như trong IAS39. Tài sản tài chính: là bất kỳ tài sản nào là: - Ti ền mặt; - Công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác; - Quyền theo hợp đồng để:  Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc  Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho đơn vị; Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 2 - Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị. Nợ phải trả tài chính: là các nghĩa vụ - Mang tính bắt buộc để:  Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác;  Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho đơn vị; hoặc - Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị. Công cụ vốn Chủ sở hữu (CSH): Là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó. 1.1.3. Một số nội dung chính Phân loại công cụ tài chính: Nguyên tắc cơ bản của IAS 32 là một công cụ tài chính được phân loại là khoản nợ phải trả tài chính hay một công cụ vốn chủ sở hữu tùy theo bản chất của hợp đồng, không dựa trên hình th ức pháp lý của nó và các định nghĩa về nợ tài chính và công cụ vốn. Một công cụ tài chính là một công cụ vốn chủ sở hữu chỉ khi: a) Không có nghĩa vụ bắt buộc phải thanh toán tiền hoặc tài sản tài chính khác cho một đơn vị khác, v à; b) Thu ộc 1 trong 2 trường hợp:  Công cụ phi phái sinh bao gồm việc không có nghĩa vụ bắt buộc nào đối với tổ chức phát hành để cung cấp một số lượng công cụ vốn, hoặc;  Công cụ phái sinh được thanh toán bởi tổ chức phát hành, trao đổi 1 số tiền cố định hay một số lượng cố định công cụ vốn của mình Trình bày các khoản Dự phòng thanh toán tiềm tàng Đơn vị phát hành không có quyền tránh việc thanh toán một khoản tiền hay một công cụ tài chính khác. Công c ụ này là khoản nợ tài chính của đơn vị, trừ khi Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 3  Khoản dự phòng thanh toán tiềm tàng này không có căn cứ xác thực, hoặc  Đơn vị phát hành chỉ được yêu cầu thanh toán các nghĩa vụ trong trường hợp thanh lý của người phát hành  Các công cụ có tất cả những đặc điểm và đáp ứng các điều kiện của IAS 32 về các công cụ đảm bảo. Các công cụ bảo đảm và nghĩa vụ phát sinh khi thanh lý Trong tháng 2/2008, IASB đã sửa đổi IAS 32 và IAS 01- Trình bày Báo cáo tài chính, về việc phân loại trên Bảng cân đối kế toán đối với các công cụ tài chính đảm bảo và các nghĩa vụ phát sinh khi thanh lý. Kết quả của việc sửa đổi, một số công cụ tài chính đáp ứng tiêu chuẩn về khoản nợ tài chính sẽ được phân loại như là vốn chủ sở hữu vì chúng thể hiện phần lợi ích còn lại trong tài sản thuần của đơn vị. Trình bày các công cụ tài chính phức hợp Một số công cụ tài chính - đôi khi được gọi là công cụ phức hợp- gồm cả nợ và thành phần vốn chủ sở hữu từ quan điểm của người phát hành. Trong trường hợp đó, IAS 32 yêu cầu các thành phần được hạch toán và trình bày riêng theo bản chất của chúng dựa trên các định nghĩa về nợ và vốn. việc phân chia được tiến hành khi phát hành và không được sửa đổi cho những thay đổi trong lãi suất thị trường, giá cổ phiếu, hoặc sự kiện khác làm thay đổi khả năng quyền chọn sẽ được thực hiện. Khi giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ tài chính phức hợp được yêu cầu phải được phân bổ cho thành phần vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, các thành phần vốn chủ sở hữu được giao số tiền còn lại sau khi trừ đi từ giá trị hợp lý của các công cụ tài chính Ti ền lãi, cổ tức, lợi nhuận, và các khoản lỗ liên quan đến công cụ tài chính phức hợp được phân loại như là một khoản nợ phải được báo cáo trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Điều này có nghĩa là thanh toán cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại là nợ được coi là chi phí. M ặt khác, phần phân phối (như cổ tức) cho chủ sở hữu của một công cụ tài chính được phân loại như vốn chủ sở hữu nên được phân bổ trực tiếp vào nguồn vốn, không phải vào lợi nhuận. Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 4 Chi phí giao dịch của một giao dịch vốn chủ sở hữu được trừ vào vốn chủ sở hữu. Chi phí giao dịch liên quan đến một vấn đề của một công cụ tài chính phức hợp được phân bổ đến trách nhiệm và các thành phần vốn chủ sở hữu tương ứng với tỷ lệ phân bổ số tiền thu được. Chi phí phát hành hoặc mua lại công cụ vốn chủ sở hữu: ( không phải là hợp nhất kinh doanh) thì được hạch toán như một khoản giảm trừ từ vốn chủ sở hữu Trình bày cổ phiếu quỹ Cổ phiếu quỹ được trình bày là một khoản mục riêng biệt giảm trừ vốn chủ sở hữu. Đơn vị không ghi nhận lãi, lỗ khi phát sinh việc mua, bán, phát hành hay hủy bỏ cổ phiếu quỹ. Số tiền nhận được hoặc phải trả được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính: Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ cho nhau trên Bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi đơn vị: a) Có quyền hợp pháp để bù trừ giá trị đã được ghi nhận; và b) Có d ự định thanh toán trên cơ sở thuần hoặc ghi nhận tài sản và thanh toán nợ phải trả cùng một thời điểm. 1.2. Chuẩn mực IFRS 07 – Công bố Công cụ tài chính IFRS 7 yêu cầu trình bày công cụ tài chính theo nhóm. Vi vậy các tổ chức phải nhóm các công cụ tài chính của nó vào các nhóm tương tự nhau hoặc giống nhau. Các nhóm công cụ tài chính ph ải phù hợp với bản chất của các thông tin trình vày và các đặc trưng của các công cụ tài chính. Theo IFRS 7 có hai nhóm chính ph ải trình bày là: 2.2.1. Thông tin về tầm quan trọng của các công cụ tài chính: 2.2.1.1.Trên b ảng cân đối kế toán - Trình bày tầm quan trọng của các công cụ tài chính với tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Cần phải trình bày một trong các nội dung sau Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 5 o Các tài sản tài chính đã đo lường ở giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận và lỗ, các công cụ tài chính được nắm giữ này được trình bày một cách tách biệt đối với trường hợp dùng cho mục đích thương mại và lúc ghi nhận ban đầu; o Các khoản đầu tư được nắm giữ đến khi đáo hạn; o Các khoản cho vay và các khoản phải thu; o Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán; o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá hợp lý thông qua lợi nhuận hoặc lỗ, các công cụ được nắm giữ này được trình bày một cách tách biệt đối với việc kinh doanh và lúc ghi nhận ban đầu; o Các khoản nợ tài chính được đo lường theo giá trị hoàn dần. - Đặc biệt, các vấn đề cần phải trình bày về các tài sản tài chính và khoản nợ tài chính đã chỉ định rõ là cần được đo lường tại mức giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận và lỗ, bao gồm các trình bày về rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường và các thay đổi trong giá trị hợp lý. - Phân loại các công cụ tài chính từ giá trị hợp lý đến giá trị hoàn dần. - Trình bày các thông tin việc hủy bỏ việc ghi nhận, bao gồm các chuyển đổi của các tài s ản tài chính đối với kế toán việc hủy bỏ ghi nhận thì không được phép trong IAS 39. - Thông tin về các tài sản tài chính đã cầm cố như là một khoản ký quỹ và các thông tin v ề tài sản tài chính hoặc các tài sản phi tài chính được nắm giữ như là một khoản ký quỹ. - Sự hòa hợp của kế toán khoản chiết khấu đối với các khoản mất mát tín dụng (các khoản nợ xấu) - Các thông tin về các tài sản tài chính phức hợp với nhiều công cụ phái sinh được gắn kèm theo. - S ự vi phạm thời hạn của các bản hợp đồng cho vay. 2.2.1.2.Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo vốn chủ: - Các khoản mục thu nhập, chi phí, lợi ích và tổn thất với việc trình bày một cách tách biệt đối với việc kinh doanh và lúc ghi nhận ban đầu; o Các khoản đầu tư được nắm giữ cho đến khi đáo hạn Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 6 o Các khoản cho vay và các khoản phải thu; o Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán; o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá hợp lý thông qua lợi nhuận hoặc lỗ, các công cụ tài chính được nắm giữ này được trình bày một cách tuyệt đối với việc kinh doanh v à lúc ghi nhận ban đầu; o Các khoản nợ tài chính được đo lường tại mức giá trị hoàn dần. - Lợi ích thu nhập và lợi ích chi phí đối với các công cụ tài chính này mà không được đo lường tại giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận v à lỗ. - Khoản thu lệ phí và các khoản chi phí. - Giá trị giảm giá của các tài sản tài chính. - L ợi ích thu nhập từ các tài sản tài chính bị giảm giá. 2.2.1.3.Các trình bày khác: - Các chính sách kế tóan đối với các công cụ tài chính. - Các thông tin v ề kế toán tự bảo hiểm bao gồm: o Miêu tả mỗi phương pháp tự bảo hiểm, công cụ tự bảo hiểm và giá trị hợp lý của các công cụ tự bảo hiểm bày và bản chất của các rủi ro của các công cụ tài chính t ự bảo hiểm. o Đối với lưu chuyển dòng tiền tự bảo hiểm, các khoảng thời gian mà các dòng ti ền này dự định xuất hiện, khi nào chúng có thể xả ra để đưa vào sự quyết định của lợi nhuận hoặc lỗ, v à miêu tả bất kỳ giáo dịch dự đoán trước nào để kế toán khoản tự bảo hiểm có được sử dụng trước đây nhưng không được mong chờ xuất hiện lâu dài. - N ếu một khoản lợi ích hoặc tổn thất dựa trên các công cụ tự bảo hiểm trong lưu chuyển dòng tiền hoạt động tự bảo hiểm đã được ghi nhận trực tiếp trong vốn chủ, một tổ chức nên trình bày như sau: o Giá trị cũng đã được ghi nhận trong vốn chủ trong suốt thời kỳ. o Giá trị mà đã được hủy bỏ khỏi vốn chủ và đã được bao gồm trong lợi nhuận hoặc lỗ trong suốt thời kỳ. [...]... cụ tài chính phải phân loại công cụ đó hoặc các phần của công cụ đó tại thời điểm ghi nhận ban đầu là nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu phù hợp với bản chất và định nghĩa của nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu Công cụ tài chính được tổ chức phát hành trình bày là công cụ vốn chủ sở hữu khi công cụ tài chính không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng để trả tiền hoặc tài sản tài. .. (IAS) về công cụ tài chính gồm có: IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày; IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) số 7 - Công cụ tài 8 Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền chính: Thuyết minh Ba chuẩn mực này (gọi chung là các IAS về công cụ tài chính) được coi là nằm trong nhóm các chuẩn mực khó, phức tạp và có ảnh hưởng sâu... GIỚI VỀ CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 2.1 KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUY T ĐỊNH ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BỒ ĐÀO NHA Tóm tắt: Bài viết này phân tích các yếu tố quy t định đến mức độ công bố thông tin kế toán công cụ tài chính của công ty niêm yết Bồ Đào Nha Chúng tôi xây dựng chỉ số công bố dựa trên chuẩn mực IAS 32 & 39 và tính điểm chỉ số cho mỗi công ty Vì... trọng nhất liên quan đến mức độ công bố công cụ tài chính và - Xác định các đặc điểm của các công ty mà gần sát với IAS 32 và IAS 39 yêu cầu Tiếp theo, chúng tôi mô tả chúng ta xây dựng và đánh giá sự biến số phụ thuộc, sự ủy quy n cho các biến số độc lập, tiến trình thu thập mẫu và các đặc tính chính của mẫu Biến số phụ thuộc Mục tiêu xác định công bố các công cụ tài chính liên quan, chúng tôi áp dụng... hình tài sản và nợ phải trả tài chính nên việc áp dụng các chuẩn mực sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều tổ chức, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng 1.3.1 Quy định áp dụng IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày”: Mục đích của IAS 32 là hướng dẫn các nguyên tắc trong việc trình bày các công cụ tài chính trên BCTC 1.3.1.1 Phân loại: IAS 32 yêu cầu tổ chức phát hành các công. .. tin được công bố thì càng làm giảm chi phí trong công ty lớn hơn là những công ty nhỏ Thêm vào đó, những chi phí thuộc về tài sản liên quan đén những cạnh tranh bất lợi của việc công bố thông tin (Verrecchia (1983)) càng nhỏ thì quy mô công ty càng tăng H1: Những công ty quy mô lớn được mong đợi có mức công bố thông tin cao hơn những công ty nhỏ Công nghiệp 17 Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD:... tin và nếu cần thiết sẽ phải có giải pháp thay thế, ví dụ như xây dựng mô hình định lượng phân tích độ nhạy cảm hoặc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp để xác định ảnh hưởng của rủi ro Việc xác định mức độ thay đổi hợp lý cũng không đơn giản và cần các ước tính và cách tiếp cận nhất định 11 Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền 2 CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÔNG... Công cụ tài chính GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hiền phải trả tài chính trong công cụ tài chính phức hợp được trình bày riêng biệt với phần được phân loại là tài sản tài chính hoặc vốn chủ sở hữu trên Bảng Cân đối kế toán Công cụ tài chính phái sinh là quy n chọn được trình bày là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính Yêu cầu này của IAS 32 không phải dễ thực hiện, do DN phát hành sẽ phải xác định giá... được phân bổ cho các giao dịch đó trên cơ sở tỷ lệ tương ứng với các giao dịch Chi phí giao dịch được trình bày là khoản giảm trừ vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo 1.3.2 Quy định áp dụng IFRS 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh: Mục đích của IFRS 7 nhằm hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh... quan nhất đến bài viết này là giải thích quy t định ban quản trị, có hai phần chính: (1) tập trung vào quy t định kế toán của giám đốc dựa trên lý thuyết kế toán thực chứng và (2) tập trung vào quy t định công bố thông tin quản trị (báo cáo công bố tự nguyện, bổ sung cho phần (1) Nghiên cứu kế toán trong việc xác định công bố thông tin và lựa chọn kế toán dựa trên đặc trưng của doanh nghiệp là một phạm . đơn giản và cần các ước tính và cách tiếp cận nhất định. Chuyên đề: Công bố Công cụ tài chính GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền 12 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÔNG BỐ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 2.1. chuẩn mực về các yêu cầu kế toán đối với việc trình bày các công cụ tài chính, cụ thể là việc phân loại các công cụ tài chính vào tài s ản tài chính, nợ phải trả tài chính, và công cụ vốn -. minh trang 08 Chương 2. Các nghiên cứu trên thế giới về công bố công cụ tài chính 2.1. Kế toán công cụ tài chính: Phân tích các yếu tố quy t định đến công bố thông tin trên th ị trường chứng

Ngày đăng: 21/08/2014, 18:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan