đề tài thảo luận nhóm HOU

8 249 0
đề tài thảo luận nhóm HOU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì tình hình hoà bình và an ninh quốc tế...............................................................................................................................................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Tên gọi "Liên Hợp Quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít. Đến tháng 10/2011 đã có 193 thành viên. Tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc, theo Điều 1 Hiến chương, Liên Hiệp Quốc theo đuổi mục đích trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được mục đích duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết… Các cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc bao gồm: Đại hội đồng: Trong đó có 06 uỷ ban chính; Hội đồng bảo an: gồm 15 thành viên, trong đó có 05 uỷ viên thường trực và 10 uỷ viên không thường trực; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Toà án công lý quốc tế; Ban thư kí. I- Vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì tình hình hoà bình và an ninh quốc tế Theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế được đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. 1. Vai trò của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có đại diện tất cả các thành viên, Đại hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên đề đạt sáng kiến trong những vấn đề hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền. Trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Đại hội đồng có vai trò khá quan trọng, hoạch định những đường lối chung cho hòa bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân bị, hạn chế vũ trang và đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh cho bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc, hoặc do Hội đồng bảo an hay bất cứ quốc gia nào không phải là thành viên của Liên hợp quốc đưa ra trước Đại hội đồng. Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành động thì Đại hội đồng chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận. Ngoài ra, Đại hội đồng cũng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho hòa bình và an ninh thế giới. 2.Vai trò của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nếu Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét những nguyên tắc chung về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an lại đảm nhiệm việc triển khai cụ thể các hoạt động nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, Hội đồng bảo an cũng có quyền sử dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế để nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hòa bình hoặc các hành vi xâm lược. Trong khi thực thi các chức trách của mình, Hội đồng bảo an hoạt động với tư cách thay mặt cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Vai trò của Hội đồng bảo an nhằm thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế được thể hiện qua việc: * Vai trò của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia khi quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể quốc tế có những quan điểm cụ thể trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau về quan điểm và quyền lợi đã đưa đến việc không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Hiến chương Liên hợp quốc đã trao quyền cho các quốc gia tự giải quyết các tranh chấp ( điều 33) nhằm đảm bảo một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: nguyên tăc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, vai trò tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế của Hội đồng bảo an cũng đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. Theo điều 34 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ tranh chấp hay tình thế nào mà có thể dẫn tới bất hòa hoặc gây ra tranh chấp giữa các nước quốc gia, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy, vai trò của Hội đồng bảo an trong quá trình này chỉ dừng lại ở việc xác định độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế, kêu gọi các bên áp dụng các biện pháp hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp. Nếu thấy cần thiết, Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình (điều 33). Khi các bên tranh chấp không giải quyết vụ tranh chấp này bằng phương pháp hòa bình thì các bên đương sự đó sẽ đưa vụ tranh chấp ấy ra Hội đồng bảo an và lúc này vai trò của Hội đồng bảo an được nâng lên nhiều. Hội đồng bảo an có quyền áp dụng bất kỳ thủ tục hoặc phương thức giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an cho là hợp lý ( điều 37). Như vậy,tuy rằng Liên hiệp quốc trao quyền tự giải quyết hòa bình cho các quốc gia nhưng Hội đồng bảo an cũng có sự đóng góp vào việc thúc đẩy và định hướng, kiến nghị, các điều kiện giải quyết tranh chấp giữa các bên nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng có thể” đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh” nếu Hội đồng bảo an xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hòa bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên hợp quốc. Có thể thấy, đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong hơn 50 năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ. * Vai trò của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong trường hợp có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc có hành vi xâm lược: Vai trò của Hội đồng bảo an trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế càng trở nên quan trọng trong trường hợp có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc có hành vi xâm lược xảy ra. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan cuả Liên hợp quốc có thẩm quyền và nhiệm vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Vai trò của Hội đồng bảo an được ghi nhận trong Chương II của Hiến chương Liên hợp quốc. Theo điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an có trách nhiệm trước tiên là xác định thực tại mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đó có đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc là hành vi xâm lược hay không; sau đó Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết trước khi áp dụng các biện pháp để duy trì hòa bình, khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Việc xác đinh tình hình của Hội đồng bảo an là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tiếp theo về duy trì hòa bình. Hội đồng bảo an cũng có thể yêu cầu các bên áp dụng các biện pháp tạm thời trước khi đưa ra các kiến nghị hoặc quyết định áp dụng các biện pháp đã ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của tình hình như: ngừng bắn, đưa quân đội về vị trí xuất phát ban đầu, rút quân khỏi vùng chiếm đóng, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực phi quân sự Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp trừng phạt phi quân sự để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng ( điều 41). Nếu hội đồng bảo an xét thất những biện pháp trừng phạt trên là không hợp hoặc đã mất hiệu lực thì theo điều 42, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp quân sự nhằm duy trì hoặc khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy,có thể thấy, trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định các biện pháp nên áp dụng để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. * Vai trò của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được hiểu là việc triển khai các hoạt động quân sự và dân sự để thiết lập một sự hiện diện của Liên hợp quốc tại nơi có xung đột với mục đích ổn định tình hình tại khu vực xung đột và tạo ra những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột cũng như khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Có thể thấy rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình khác với các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định trong chương VI của Hiến chương cũng không phải là các biện pháp mang tính cưỡng chế quy định tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc. Trên thực tế, mọi hoạt động này không được đề cập đến trong Hiến chương Liên hợp quốc mà đây chỉ là những giải pháp mamg tính trung gian giữa các nhân viên quân sự nhưng không áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế. Như vậy hoạt động gìn giữ hòa bình thực chất là duy trì hòa bình và tác dụng của hoạt động này là” một cách giúp đỡ những nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các điều kiện cho hòa bình” Hoạt động gìn giữ hòa bình bao gồm (nhưng không bị hạn chế) việc theo dõi quân của những lực lượng tham chiến ở những vùng xung đột trước đây, việc giám sát bầu cử, hỗ trợ tái thiết, các hoạt động ngoại giao phòng ngừa ( biện pháp củng cố lòng tin như công khai các chương trình vũ khí ), xây dựng hòa bình sau xung đột như cứu trợ nhân đạo. Hiến chương của Liên hợp quốc cho phép Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền lực và trách nhiệm, có thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Do vậy cộng đồng quốc tế thường xuyên xem Hội đồng bảo an có quyền hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc phải được cho phép bởi Hội đồng bảo an. * Vai trò của hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong hoạt động chống khủng bố quốc tế: Hiện nay chủ nghĩa khủng bố là một cách thức lớn đe dọa đến nền hòa bình và an ninh quốc tế. Trong những năm qua, vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Hội đồng bảo an được thể hiện rõ nét trong hoạt động chống khủng bố quốc tế. Vai trò chống khủng bố của Hội dồng bảo an còn thể hiện ở việc thành lập và hoạt động của các tòa án xét xử tội phạm chiến tranh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an viện dẫn Chương VII của Hiến chương để thành lập các tòa án hình sự xét xử các cá nhân. Hai tòa này được coi là cơ quan trực thuộc Hội đồng bảo an, được thành lập theo điều 29 Hiến chương Liên hợp quốc. Tuy là cơ quan độc lập, thường trực và không phụ thuộc vào một tổ chức chính trị nào, những hoạt động của Tòa án Hình sự quốc tế vẫn thể hiện rõ vai trò quan trọng của Hội đồng bảo an trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, trên cơ sở chương VII Hiến chương Liên hợp quốc và điều 13 quy chế tòa án hình sự quốc tế. Nếu nhân thấy có sự đe doạ, phá hoại hoà bình và hoặc có hành vi xâm lược thì hội đồng bảo an có thể đưa vụ việc ra toà Hình sự quốc tế bằng cách khởi kiện lên công tố viên. Qua đó đem lại hoà bình công lý nói chung, trợ giúp hiệu quả cho sự hợp tác giữa toà Hình sự quốc tế và các thành viên Liên Hiệp Quốc. II- Những kết quả đạt được và hạn chế của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới trong bối cảnh hiện nay. Bối cảnh quốc tế hiện nay đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác và đấu tranh phòng chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, bảo vệ hoà bình cho thế giới, giữ gìn ngôi nhà chung của toàn nhân loại. các quốc gia trao giữ gìn ngôi nhà chung của toàn nhân loại. các quốc gia trao giữ gìn ngôi nhà chung của toàn nhân loại. các quốc gia trao cho Liên Hiệp Quốc vai trò là trung tâm điều hoà các hành động của các dân tộc hướng theo mục đích đó. Trong hơn 50 năm qua, Đại hội đông Liên Hiệp Quốc đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. Các nghị quyết và tuyên bố quan trọng nhất là: Tuyên bố năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế; Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược… Để chống lại nguy cơ đe doạ hoà bình thế giới do các hoạt động khủng bố gây ra, Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết số 1373 (2001) về thành lập uỷ ban chống khủng bố trực thuộc Hội đồng bảo an. Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc được thực hiện dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng bảo an. Từ năm 1948 đến nay, Liên Hiệp Quốc đã tiến hành trên 50 hoạt động cần thiết để giữ gìn hoà bình ở các khu vực vực khác nhau trên thế giới, làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột một các hoà bình cũng như khôi phục trở và duy trì hoà bình. Liên Hiệp Quốc đã soạn thảo được 15 công ước quốc tế vè giải trừ quân bị. Lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc đã được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình vào năm 1988, sau đó tổ chức Liên Hiệp Quốc và ông Tổng thư kí Kofi Annan được tặng giải thưởng này năm 2001. Trong hơn 5 thập kỉ qua, Liên Hiệp Quốc đã góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột quốc tế (như ở Áp-ga-ni-xtan, I-ran, I-rắc),hạn chế nhiều cuộc xung đột vũ trang; khôi phục chủ quyền cho Cô-oét; giúp Cam-pu-chia chấm dứt nội chiến,hòa nhập với cộng đồng quốc tế; góp phần tích cực chấm dứt nội chiến kéo dài 27 năm tại Ăng-gô-la; lập lại hòa bình cho Mô-dăm-bích; từng bước ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi; ; góp phần không để chiến tranh lớn nổ ra giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ và Pa-ki-xtan. Như vậy có thể thấy các biện pháp của Liên Hiệp Quốc là biện pháp hữu hiệu, ít thiệt hại cho quốc tế và các quốc gia có xung đột. Qua đó Liên Hiệp Quốc củng cố niềm tin của mình từ các nước thành viên. Liên Hiệp Quốc cũng là nhân tố giúp thúc đẩy quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các nước,thực hiện tốt vai trò điều phối giữa các quốc gia nhằm duy trì trật tự thế giới. Liên Hiệp Quốc cũng đã chủ động tích cực đối phó với những vấn đề mới phát sinh và đề ra được những giải pháp hữu hiệu,ví dụ như trong hoạt động chống khủng bố đã có nhiều bước tiến, từng bước thiết lập được hệ thống chống khủng bố trên toàn cầu với sự hợp tác của các nước thành viên. Bên cạnh những mặt tích cực thì Liên Hiệp Quốc cũng có những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, không giữ được tính vô tư,thậm chí tự biến mình thành một bên tham chiến khi tiến hành hoạt động cưỡng chế,khiến cho một số xung đột kéo dài nhiều thập kỉ( như ở Trung Đông,Li-băng, Tây Xa-ha-ra, Cộng hòa DC Công-gô, ) mà Liên Hiệp Quốc không đưa ra được quyết sách của mình. Đồng hành với xu thế toàn cầu hóa là những nguy cơ xung đột tiềm tàng diễn ra trong mỗi quốc gia như nội chiến,xung đột sắc tộc hay các mối đe dọa kinh tế-xã hội,ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi Liên Hiệp Quốc nâng cao năng lực hành động của mình: Thẩm quyền của Đại hội đồng còn quá ít so với quy mô và tầm quan trọng của nó ;Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nói riêng vẫn chưa có biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề nóng bỏng trong quan hệ quốc tế như việc thực hiện quyền con người ở Châu Phi,các xung đột liên quan đến sắc tộc,tôn giáo,chính trị, Vai trò hoạt động của Liên Hiệp Quốc cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt đọng hơn 50 năm qua tác động tích cực to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc nhất là đóng góp to lớn trong việc giữ gìn an ninh và hoà bình quốc tế. . đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh cho bất kỳ thành viên nào của. này cần phải có một hành động thì Đại hội đồng chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận. Ngoài ra, Đại hội đồng cũng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng. quyết xung đột một các hoà bình cũng như khôi phục trở và duy trì hoà bình. Liên Hiệp Quốc đã soạn thảo được 15 công ước quốc tế vè giải trừ quân bị. Lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc

Ngày đăng: 19/08/2014, 21:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan