Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam

52 662 3
Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, được nhìn nhận là một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm đầu tư của cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các nhà bán lẻ nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong tương lai thị trường này sẽ còn phát triển nở rộ hơn nữa. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới để giành thị phần trên mảnh đất màu mỡ này. Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam”, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận của bán lẻ, thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam, và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM MỤC LỤC Diễn đàn doanh nghiệp - http://dddn.com.vn/ - 16/04/2009 - Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh - Tiến Dũng 52 Tạp chí điện tử Thương trường - http://thuongtruong.com.vn/ - 11/05/2009 - Dự báo thị trường bán lẻ 2009 và những giải pháp 52 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành bán lẻ của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như trong thời kỳ bao cấp chỉ có một vài cửa hàng mậu dịch của nhà nước mở ra để phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng cơ bản của người dân, hàng hóa khan hiếm nên việc mua sắm gặp nhiều khó khăn, thì hiện nay, với việc số lượng doanh nghiệp bán lẻ tăng lên nhanh chóng, hàng hóa đa dạng phong phú, việc mua sắm đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Không chỉ vậy thị trường bán lẻ còn góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đóng góp đáng kể vào tăng doanh thu dịch vụ tiêu dùng, phát triển kinh tế đất nước. Thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, được nhìn nhận là một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm đầu tư của cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các nhà bán lẻ nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong tương lai thị trường này sẽ còn phát triển nở rộ hơn nữa. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới để giành thị phần trên mảnh đất màu mỡ này. Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam”, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận của bán lẻ, thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam, và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp. Do chuyên đề được viết dưới góc nhìn nhận của cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn. Qua bài viết này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Bùi Thị Hồng Việt, cùng các anh chị, cán bộ công chức của Bộ Công Thương, Vụ thị trường trong nước và Phòng Quản lý dịch vụ phân phối đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian vừa qua. Chương 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. Theo điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 “Bán lẻ là các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.” Tuy nhiên, theo thư gửi Bộ Công Thương Việt Nam ngày 10/04/2008 về quyền thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng, phạm vi “Bỏn lẻ” và “Cơ sở bán lẻ” được quy định tại Nghị định số 23 được mở rộng hơn so với các tài liệu giải thích của WTO. Theo ghi nhận tại tài liệu số W37 của WTO về Dịch vụ phân phối, hoạt động “bỏn hàng công nghiệp/thương mại cho các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm cuối cùng như là hóa chất, thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất” không thuộc phạm vi bán lẻ. Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Mặc dù hầu hết hoạt động bán lẻ diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ song trong những năm gần đây hình thức bán lẻ không qua cửa hàng như bán hàng qua thư, catalogue, điện thoại, Internet, Tivi, máy bán hàng tự động ngày càng phát triển và trở nên phổ biến. II. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁN LẺ 4 1. Đặc điểm Bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, do vậy người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển liên tục, do các hoạt động mua bán hàng hoá trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Các doanh nghiệp bán lẻ thường chọn vị trí đặt cửa hàng ở các khu vực dân cư những địa điểm dễ nhận biết, dễ nhận ra và cũng được trang trí rất hấp dẫn để khách hàng dễ nhớ. Hệ thống kho tàng của doanh nghiệp bán lẻ cũng được thiết kế đặc biệt đảm bảo luôn đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá. Đội ngũ nhân viên bán hàng cũng đươc đào tạo rất chuyên nghiệp, có đầy đủ các kỹ năng bán hàng. 2. Vai trò Các doanh nghiệp bán lẻ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành và cả nền kinh tế, là mắt xích cuối cùng trong kênh phân phối, do vậy nó cũng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Những người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ là người trực tiếp nắm được những thông tin phản hồi từ khách hàng, nắm được những thông tin từ đối thủ cạnh tranh. Do vậy nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất nhằm thu được lợi ích cao nhất. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm giảm các tệ nạn xã hội (do không có việc làm) đóng góp vào ngân sách Nhà nước và tham gia vào các hoạt đông văn hoá xã hội. Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động và phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trên thị trường. III. CHỨC NĂNG CỦA BÁN LẺ 5 1. Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp Cửa hàng bán lẻ cần phải khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau. Điều nầy là cần thiết vỡ nó mang lại cho khách hàng sự thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu sắc, quy cách bao bì đóng gói và cả các mức giá khác nhau. Chính vì vậy cho nên các cửa hàng bán lẻ phải rất thận trọng trong việc chọn lưa những nhóm hàng hóa và dịch vụ thích hợp nhất cho từng cửa hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực mà cửa hàng tọa lạc. Nếu nhiệm vụ chính của các nhà sản xuất là sản xuất ra sản phẩm tốt thì cửa hàng bán lẻ giúp tiếp thị những sản phẩm này đến người tiêu dùng. Chẳng hạn như Vinamilk sản xuất các sản phẩm sữa, Daso sản xuất xà phòng, Mỹ Hảo sản xuất ra nước rửa chén, Nam Dương sản xuất nước chấm và Bibica sản xuất bánh kẹo. Cho dù các nhà sản xuất trờn cú tự đứng ra tổ chức cửa hàng bán lẻ để phân phối sản phẩm của mỡnh thỡ cũng khó lòng để người tiêu dùng có thể chấp nhận bỏ thời gian đi đến hàng chục cửa hàng khác nhau để mua cho đủ những thứ mà mình cần dùng trong ngày. Đó là lý do vì sao cửa hàng bán lẻ là trở thành một điểm mua sắm được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Tuy tất cả các cửa hàng bán lẻ đều cung cấp rất nhiều mặt hàng và thương hiệu khác nhau, nhưng mỗi cửa hàng đều có một xu hướng thiên về một nhóm sản phẩm làm nòng cốt. 2. Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ. Từ retailler bắt nguồn từ tiếng Pháp mang nghĩa là cắt nhỏ, chia nhỏ. Chúng ta đều biết rằng bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng là điều không hề đơn giản đối với đa số các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ. Do vậy các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ ưa thường thớch bỏn từng lô lớn cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp để họ chia nhỏ ra rồi bán lại cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp với thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại địa phương ấy. Chẳng hạn như nhà sản xuất bia sẽ cung cấp cho nhà phân phối từng xe tải, nhà phân phối sau đó bán lại cho nhà bán lẻ mỗi lần có thể chỉ vài két, để nhà bán lẻ cuối cùng bán lại cho người tiêu dùng một vài chai. 6 3. Lưu trữ sẵn hàng hóa Một trong những chức năng chính của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa nhằm làm cho hàng hóa lúc nào cũng có sẵn mỗi khi người tiêu dùng cần đến. Người bán lẻ thông thường không thích trữ chỉ một vài mặt hàng với khối lượng lớn, ngược lại họ thích trữ nhiều mặt hàng với khối lượng càng nhỏ càng tốt. Vì như thế khách hàng luôn luôn có nhiều sự chọn lựa hơn. Hưởng lợi từ chức năng này của người bán lẻ, khách hàng không phải mua trữ nhiều sản phẩm trong nhà. Họ chỉ mua đủ dùng vì sản phẩm lúc nào cũng có sẵn ở cửa hàng bán lẻ. Không những thế, người bán lẻ còn dự đoán nhu cầu của khách hàng khi lên kế hoạch dự trữ hàng. Đây là một lợi ích mà người bán lẻ tạo ra cho khách hàng, khi nhu cầu phát sinh, khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy thứ mà mình cần. 4. Trưng bày hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng thêm. Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng bày hàng hóa rộng lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong phú, giúp khách hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua. Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụng phổ biến, nhiều nhà bán lẻ còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúp cho khách hàng có được một hạn mức tín dụng để mua hàng trước và trả tiền sau. IV. PHÂN LOẠI Thể loại bán lẻ của một cửa hàng chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dưới đây: - Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ - Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi - Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi - Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trưng bày - Vị trí ưa chuộng - Qui mô của cửa hàng 7 Tùy theo từng yếu tố mà có những cách phân loại khác nhau. Trên thế giới thể lọai bán lẻ là vô cùng đa dạng, nhưng chung quy lại, dưới đây là những thể loại phổ biến nhất. 1. Cửa hàng bán lẻ chuyên dùng Chỉ bán một số ít sản phẩm và người tiêu dùng cú ớt sự lựa chọn trong số những sản phẩm này, hoặc chuyên bán các sản phẩm của một thương hiệu, hoặc chỉ bán một loại sản phẩm nhưng có nhiều nhãn hiệu cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ các cửa hàng chỉ bán đồ mỹ phẩm nhưng của rất nhiều hãng khác nhau, từ trong và ngoài nước, Levi’s chỉ bán đồ thời trang của Levi’s, Biti’s chỉ bán giầy dép mang thương hiệu này. 2. Cửa hàng bách hóa Bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, chủ yếu là quần áo, đồ trang trí, trang sức, đồ dùng trong gia đình. Mỗi loại sản phẩm được bán tại một khoang trong cửa hàng và được điều hành bởi những nhân viên am hiểu về loại hàng hóa đú. Ví dụ, cửa hàng bán lẻ Diamond Plaza, Parkson, Loại hình cửa hàng này thường bỏn cỏc loại sản phẩm với chất lượng tốt, của các thương hiệu nổi tiếng, do đó giá thành cũng khá cao, phục vụ chủ yếu cho những người có thu nhập khá trở lên. Do đó không phổ biến và được ưa chuộng bằng loại hình cửa hàng bán lẻ chuyên dụng hay các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, với giá cả phải chăng, đáp ứng được yêu cầu của đại bộ phận người dân, và có cung cách phục vụ nhanh chóng, tiện lợi. 3. Siêu thị Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ, tương đối lớn, chi phí thấp, mức lợi thấp, khối lượng lớn, được thiết kế để phục vụ tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, hàng tiêu dùng và các sản phẩm trang trí nội thất, ví dụ: Metro, Big C, Intimex,… Xã hội càng phát triển, loại hình phân phối càng đa dạng, và siêu thị cũng vì thể mà càng mở rộng quy mô cũng như diện tích. Ngày nay với xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các siêu thị hay với các cửa hàng chuyên doanh, nhiều doanh nghiệp đã mở các siêu thị chuyên doanh như: siêu thị điện tử điện lạnh, siêu thị quần 8 áo hoặc chia diện tích siêu thị thành các toa khác nhau để hấp dẫn khách hàng, lôi kéo khách hàng về với mình. 4. Siêu thị bỏch hoỏ, siêu thị tổng hợp, và tổ hợp thương mại. Siêu thị bỏch hoỏ là có mặt bằng khoảng 35.000 foot vuông và nhằm mục đích thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm mua hàng ngày và những mặt hàng không phải thực phẩm, có thể nó cũng đảm bảo cả dịch vụ như giặt là, sửa chữa giày dép, đổi séc ra tiền mặt và thanh toán hoá đơn, các quầy điểm tâm rẻ tiền. Siêu thị tổng hợp là một dạng siêu thị đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng, có bán cả thực phẩm và dược phẩm, có mặt bằng trung bình khoảng 55.000 foot vuông. Tổ hợp thương mại có diện tích lớn hơn nữa có diện tích khoảng 80.000 đến 220.000 foot vuông. Tổ hợp thương mại kết hợp siêu thị và các nguyên tắc bán lẻ có chiết khấu và bán lẻ tại kho. Danh mục sản phẩm của nó vượt ra ngoài phạm vi những hàng hoá thông thường bao gồm cả đồ gỗ, các thiết bị lớn và nhỏ, quần áo, và rất nhiều những mặt hàng khác. Nguyên tắc cơ bản là xếp hàng thành đống và giảm đến mức tối thiểu công việc bốc xếp cho nhân viên bán hàng, có đảm bảo chiết giá cho những khách hàng sẵn sàng chuyên chở lấy những thiết bị và đồ gỗ nặng từ cửa hàng về nhà. 5. Cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ giá bán những hàng hoá tiêu chuẩn với giá thấp do chấp nhận mức giá thấp và bán với khối lượng lớn hơn. Việc sử dụng biện pháp giảm giá từng đợt hay vào những dịp đặc biệt không làm cho cửa hàng trở thàng cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ giá đích thực thường xuyên bán hàng với giá thấp hơn, bán phần lớn là những nhãn hiệu toàn quốc chứ không phải kém phẩm chất. Những cửa hàng hạ giá đầu tiên cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng những cơ sở giống như nhà kho ở những khu vực tiền thuê nhà rẻ, nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh giá cả, quảng cáo rộng rãi và bỏn cỏc chủng loại sản phẩm với bề rộng và bề sâu vừa phải. Những năm gần đây nhiều người bán lẻ hạ giá đã ăn nên làm ra. Họ đã cải thiện trang trí nội thất, bổ sung thờm cỏc loại hàng hoá và dịch vụ mới, mở những chi nhánh ở vùng ven đô. Tất cả những điều đú đó dẫn đến chi phí và giá cả cao hơn, và khi các cửa hàng bỏch hoỏ 9 tổng hợp cắt giảm giá của mình để cạnh tranh với những người bán hạ giá, thì sự khác biệt giữa những cửa hàng hạ giá và các cửa hàng bỏch hoỏ tổng hợp đã bị xoá nhoà đi. Khu vực bán lẻ cũng phát triển ra ngoài phạm vi cửa hàng bán nhiều chủng loại hỗn hợp thành những cửa hàng chuyên doanh như: cửa hàng đồ dùng thể thao hạ giá, cửa hàng quần áo hạ giá, cửa hàng sách hạ giá, cửa hàng điện tử hạ giá. 6. Những người bán lẻ lộng giá. Khi những cửa hàng hạ giá chủ yếu đã tăng giá, đã xuất hiện một làn sóng mới của những người bán lẻ lộng giá để lấp đầy chỗ trống giá thấp. Những người bán hạ giá thông thường mua hàng với giá bán sỉ thường xuyên và chấp nhận mức lợi nhuận thấp để bán với mức giá bán thấp. Còn những người bán lẻ lộng giá thường mua hàng với mức giá bán thấp hơn giá bán sỉ và bán cho ngươi tiêu dùng với giá thấp hơn giá bán lẻ. Họ có xu hướng bán một số hàng hoá có chất lượng tương đối cao, luôn thay đổi và không ổn định. Thường là những hàng hoá còn dư, những lượng hàng sản xuất vượt quá đơn đặt hàng và hàng sai quy cách, được người sản xuất hay người bán lẻ khác giảm giá. Người bán lẻ lộng giỏ đó xâm nhập mạnh nhất vào lĩnh vực quần áo, phụ tùng và giầy dép. Có ba kiểu bán lẻ lộng giá chính là: các cửa hàng của nhà máy, người bán lẻ độc lập và hội kho. Cửa hàng của nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất và do người sản xuất điều hành, thường bán những hàng hoá dư thừa, chấm dứt sản xuất hay sai quy cách. Hội kho bán hàng chỉ bán một số hạn chế những mặt hàng tạp phẩm, thiết bị có tên nhãn và nhiều hàng hoá khác với mức chiết khấu cao cho những hội viên đúng phớ tham gia hội. 7. Phòng trưng bày catalog. Phòng trưng bày catalog bán với giá hạ rất nhiều các chủng loại hàng hóa có tên nhãn, lưu thông nhanh, giá cao. Trong số đú cú đồ kim hoàn, dung cụ điện, máy ảnh, túi sách, đồ chơi và đồ thể thao. Phòng trưng bày catalog kiếm tiền bằng cách cắt giảm chi phí và mức lời để đảm bảo giá thấp nhằm tăng khối lượng bán ra. Các phòng trưng bày catalog trong những năm gần đây, đã phải đấu tranh để giử vững thị phần của mỡnh trờn thị trường bán lẻ. 10 [...]... theo quy chế của Nghị định 55 của Chính phủ theo hướng: doanh nghiệp đăng ký giá bán, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào diễn biến giá thị trường để điều chỉnh mức tăng giảm cho phù hợp III ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 1 Những ưu điểm Thị trường bán lẻ Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá là đầy tiềm năng và sức hấp dẫn, nhất là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO Theo... việc bày bán hàng Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM I KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 11 Ngành bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến dài sau hơn 20 năm đổi mới, cả về chất lượng lẫn số lượng Cơ cấu ngành bán lẻ đó cú những biến đổi sâu sắc, từ chỗ chủ yếu do Nhà nước, hợp tác xác chiếm độc quyền và đơn loại hình (cửa hàng bách hóa và cửa hàng hợp tác xã bán hàng... trên báo hiệu một cơ hội lớn cho sự phát triển và duy trì một thị trường bán lẻ thuận lợi Các chuyên gia dự đoán doanh số bán lẻ ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 sẽ có tăng trưởng hàng năm CAGR là khoảng 13,6% Trên thực tế, những thành quả mà thị trường bán lẻ Việt Nam đã đạt được là rất đỏng khớch lờn Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phát triển và hoạt động khá hiệu quả, thể... Nẵng) Đơn vị: % 4 Thị trường bán lẻ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO Điều này mở ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt, thị trường bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ Việc gia nhập WTO đã tạo một bước ngoặt lớn cho ngành bán lẻ của Việt Nam Theo phân tích của giới kinh... II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM Liên quan tới họat động bán lẻ ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động này Dưới đây là một số văn bản chủ yếu Từ năm 2003, thị trường bán lẻ đã bắt đầu có những bước phát triển sôi động hơn, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và mang nặng tính tự phát Nhận thấy những bất cập và yếu kém của thị trường nội địa, ngày 31 tháng... Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam PNJ cũng đã 5 năm liền có mặt trong bảng xếp hạng này Với chiến lược của mỡnh, cỏc doanh nghiệp đều tỏ ra tin tưởng về sự thành công và lớn mạnh của các hệ thống bán lẻ của Việt Nam Không chỉ cú cỏc doanh nghiệp bán lẻ trong nước lo ngại trước cuộc đổ bộ quy mô lớn của các nhà bán lẻ ngước ngoài vào Việt Nam, mà nhà nước cũng rất băn 28 khoăn trước vấn đề này Một mặt sự phát. .. sách báo 1 Sự phát triển của các loại hình bán lẻ ở Việt Nam 1.1 Hệ thống chợ truyền thống Nói đến thị trường bán lẻ nông thôn là nói đến chợ, chợ quê đối với người dân nông thôn đã gắn bó từ bao đời đến nay Không chỉ ở nông thôn, mà ngay ở các thành phố lớn thì chợ vẫn là mô hình bán lẻ phổ biến từ xưa đến nay Khảo sát của Vụ Chính sách thị trường còn cho thấy, hệ thống siêu thị hiện đại của nước ngoài... một thị trường 23 khoảng 86 triệu dân, tổng mức tiêu dùng những năm gần đây đã đạt mức từ 25-30 tỉ USD/năm, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới (theo báo cáo về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) năm 2009 của hãng tư vấn Mỹ A.T Kearney) Do đó Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn phân phối đa quốc gia Đây cũng là điều lý giải vì sao khi đàm phán để Việt. .. doanh nghiệp bán lẻ tập trung phần lớn ở 4 tỉnh, thành phố này, đặc biệt là các hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích Dưới đây là kết quả của cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam trên 4 thành phố lớn này 3.1 Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ của 4 địa bàn được khảo sát Mặc dù là 4 thành phố lớn nhưng cơ cấu các doanh nghiệp bán lẻ cũng có... tới sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đó là sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, hiện tại có 15 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và trong 3 năm tới, con số này có thể lên tới 30 triệu Thị trường rộng lớn đó, kết hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Lợi ích của thương . NGHIỆP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM MỤC LỤC Diễn đàn doanh nghiệp - http://dddn.com.vn/ - 16/04/2009 - Thị trường. Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam , với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận của bán lẻ, thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam, và đưa ra một số kiến nghị, giải. hàng bán trong nhà hoặc bày bán ngoài trời, những nhà bán lẻ thuê không gian bán hàng và tự lo những gì cần thiết cho việc bày bán hàng. Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM I.

Ngày đăng: 19/08/2014, 16:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Diễn đàn doanh nghiệp - http://dddn.com.vn/ - 16/04/2009 - Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh - Tiến Dũng

  • Tạp chí điện tử Thương trường - http://thuongtruong.com.vn/ - 11/05/2009 - Dự báo thị trường bán lẻ 2009 và những giải pháp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan