Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH mô HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG mại

32 1.6K 8
Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế   PHÂN TÍCH mô HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm VAYBÀI TẬP NHÓM 9 Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài : PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KFC  I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Định nghĩa nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại là hệ thống marketing dọc trong đó một công ty cung cấp một cá nhân hoặc công ty khác (bên được nhượng thương mại) quyền thương mại để kinh doanh trong một vùng địa lí kèm theo sự hỗ trợ về mặt tổ chức, đào tạo, thương mại và quản lý. Quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm ba mối quan hệ: - Quan hệ pháp lí: Trụ cột của quan hệ pháp lí chính là hợp đồng giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Mối quan hệ pháp lí này quy định rằng mỗi bên phải tuân thủ và đảm đương những trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể. - Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại gắn kết các đối tác nhượng quyền thương mại với nhau thông qua các hoạt động hàng ngày cần thiết nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ được khách hàng chấp nhận. Bên nhận quyền thương mại hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới thương hiệu và theo chiến lược marketing của bên nhượng quyền. Trong khi quan hệ pháp lí cần được ổn định, quan hệ thương mại lại linh động; quan hệ này có xu hướng thay đổi để thích ứng với tình hình thị trường khác nhau. Những thay đổi này thường dẫn đến mâu thuẫn giữa bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền. Tuy nhiên, miễn là hai bên cùng cam kết thoả mãn nhu cầu thị trường và dựa vào nhau để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, những mâu thuẫn này có thể được giải quyết. - Quan hệ phi thương mại: Quan hệ phi thương mại là sợi dây liên kết bền chặt, hướng đến tương lai và mang tính hợp tác hiện hữu giữa hai thành viên kênh độc lập- bên nhượng quyền thương mại và bên được nhượng quyền thương mại - mỗi bên hoạt Nhóm 9 Trang 1 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm động với tư cách cá nhân cho lợi ích cao nhất của mình. Khi mà khía cạnh luật pháp và thương mại đều được thực hiện tốt, mỗi thành viên kênh sẽ nhận ra rằng thành công của mình luôn gắn liền với thành công của đối tác. Các bên nhượng quyền thương hiệu và bên được nhượng thực chất luôn liên hệ qua lại lẫn nhau. Những hệ thống nhượng quyền thương mại bao gồm mạng lưới người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Trong hệ thống này, bên được nhượng quyền thương mại nhận được sự đào tạo, hướng dẫn và sự chuẩn bị sử dụng bí mật thương hiệu, quy trình hoạt động cũng như khuyến mãi trên toàn hệ thống nhằm phát triển và duy trì doanh nghiệp có lợi nhuận. Còn về phần người nhượng quyền thương mại, tư tưởng kinh doanh của họ và cách thức hoạt động đối với các vùng, các sản phẩm và dịch vụ khác nhau cũng được mở rộng. 2. Điều kiện sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - (1) Việc mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức và tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. - (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. 3. Các hình thức nhượng quyền thương mại: Có hai hình thức nhượng quyền chính: - Nhượng quyền sản phẩm/tên thương mại: Là hình thức đòi hỏi người được nhượng phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng. Loại hình nhượng quyền này phổ biến trong lĩnh vực phân phối xe hơi, xăng dầu lẻ và nước ngọt. Loại hình này chiếm hơn 50% doanh số nhượng quyền và khoảng 33% đơn vị nhượng quyền ở Mĩ. Nhóm 9 Trang 2 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm - Nhượng quyền mô hình kinh doanh: được giới thiệu vào thế kỉ 20 bởi công ty Nhà hàng A&W. Loại hình nhượng quyền này tìm kiếm người được nhượng sao lại một khái niệm kinh doanh hoàn chỉnh - bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu và phương thức hoạt động - tại cộng đồng địa phương của họ. Hơn 2000 loại chủ nhượng hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp dịch vụ hiện đang sử dụng các mô hình kinh doanh. Nhượng quyền mô hình kinh doanh đã chiếm phần lớn trong tăng trưởng nhượng quyền thương mại ở Mỹ và nước ngoài kể từ năm 1950. Trong những thập kỉ gần đây, loại hình nhượng quyền thương hiệu này ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các đơn vị nhượng quyền, hiện đang hoạt động trong khoảng 70 phân loại kinh doanh cụ thể và 19 loại hình kinh doanh rộng hơn. Nhằm đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, người nhượng quyền thương mại đã liên tục thay đổi hình thức ban đầu của loại hình nhân rộng này. Theo công ty nghiên cứu thị trường Arthur Anderson & Co., khoảng 90% nguyên mẫu nhượng quyền hiện nay đều đã được phát triển trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân dẫn đến cách tân loại hình thương hiệu bắt nguồn từ mong muốn phân đoạn những thị trường cũ, yếu, chiếm thiểu số và thích ứng với những xu hướng kinh tế xã hội mới nổi lên. Điều này phù hợp với CRM luôn thôi thúc các thành viên kênh phải nhạy cảm với nhu cầu thay đổi của thị trường. 4. Lợi ích và Rủi ro trong nhượng quyền thương mại có thể được xem xét từ hai phía: 4.1. Bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền thực hiện việc nhượng quyền thường là đã đạt được sự thành công nhất định trong kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ; xây dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường. Bên nhượng quyền có thể tự tìm kiếm các đối tác hoặc các đối tác tự tìm đến đề nghị nhượng quyền. Do vậy, họ luôn ở thế chủ động, chiếm ưu thế so với bên nhận nhượng quyền. Việc thực hiện nhượng quyền có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Có khi chỉ cần một sơ xuất nhỏ có thể làm sụp đổ cả hình ảnh, thương hiệu mà doanh nghiệp dày công xây dựng. Vì vậy, Nhóm 9 Trang 3 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm khi nhượng quyền thương mại doanh nghiệp không thể không cân nhắc đến vấn đề này. Đối với bên nhượng quyền thì lợi ích và rủi ro khi thực hiện nhượng quyền thương mại thể hiện ở những điểm sau: 4.1.1. Lợi ích khi thực hiện nhượng quyền: Đem lại các cơ hội trong việc phân phối nhanh chóng, hiệu quả hàng hoá hoặc dịch vụ hơn là việc tự bỏ vốn, đào tạo lao động và tự thực hiện việc marketing, tổ chức mua - bán và phân phối; Việc sử dụng nguồn vốn của người nhận nhượng quyền sẽ tạo ra sự linh hoạt trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn là việc doanh nghiệp tự phải tìm nguồn vốn; Rất nhiều công ty trong mạng lưới phân phối hoặc cung cấp dịch vụ sử dụng nhân công của họ sẽ mong muốn khuyến khích người lao động thông qua việc kết hợp tiền lương của người lao động với doanh thu bán hàng mà họ đạt được. Nhượng quyền sẽ thúc đẩy quá trình này; Thu được nhiều lợi nhuận hơn và tăng uy tín, thương hiệu nhờ việc gia tăng lượng mua - bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ. 4.1.2. Rủi ro đối với người nhượng quyền: Mất quyền kiểm soát tuyệt đối đối với bí mật kinh doanh và nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ; Một phần lợi nhuận sẽ bị chia sẻ với bên nhận nhượng quyền trong hệ thống phân phối; Yêu cầu đối với các kỹ năng và kỹ thuật để kiểm soát bên nhận nhượng quyền và các hỗ trợ cho bên nhượng quyền khác với việc thực hiện hoạt động kinh doanh với chính những người lao động của mình. Bởi vậy, khi thực hiện việc nhượng quyền doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau: - Thương hiệu của mình liệu có được bảo vệ khi thực hiện việc nhượng quyền? Các doanh nghiệp chỉ nên thực hiện việc nhượng quyền khi thương hiệu của Nhóm 9 Trang 4 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm mình đã được bảo vệ an toàn tức là có một cơ chế bảo vệ và xử lý khi có những hành vi xâm phạm đến thương hiệu (như đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp). Khi xây dựng được một thương hiệu mạnh, có uy tín, mới nên thực hiện việc nhượng quyền. - Hợp đồng nhượng quyền được soạn thảo như thế nào? Khi thực hiện việc nhượng quyền doanh nghiệp cần dự liệu và phải có biện pháp phòng ngừa những rủi ro phát sinh như ràng buộc trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền, quy định các chế tài, - Bản giới thiệu của bên nhượng quyền mang tính tiết lộ thông tin liệu có đảm bảo tính bí mật cho hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp? - Việc đăng ký nhượng quyền tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo cơ chế nào? Vì vậy, trước khi thực hiện nhượng quyền doanh nghiệp cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia về thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán, vv 4.2. Bên nhận nhượng quyền: 4.2.1. Lợi ích khi tiến hành kinh doanh bằng nhượng quyền Không cần phải có sẵn một cơ sở kinh doanh nói chung, kỹ năng quản lý hoặc sự hiểu biết chuyên sâu theo các yêu cầu của hoạt động thương mại; Có được thuận lợi nhờ tên thương mại, uy tín và danh tiếng mà bên nhượng quyền đã xây dựng lên. Điều này có thể rút ngắn thời gian cho bên nhận nhượng quyền so với việc tự mình xây dựng một thương hiệu và đạt được thành công trong kinh doanh; Nhu cầu đầu tư về vốn thường ít hơn khi nhận nhượng quyền so với việc tự khởi sự kinh doanh vì các nhà tài chính luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn cho bên nhận nhượng quyền vì tiềm năng thành công của việc nhượng quyền. Vì thế, việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn; Rủi ro trong kinh doanh cũng sẽ được giảm thiểu; Nhóm 9 Trang 5 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng hiệu quả tiềm lực kinh doanh của bên nhượng quyền và có thể thu thêm lợi ích khác nhờ quy mô kinh doanh của bên nhượng quyền; Việc quảng cáo, tiếp thị được sự hỗ trợ từ người nhượng quyền; Trong thời gian nhượng quyền, người nhận chuyển nhượng còn được sự hỗ trợ và đào tạo khác từ bên nhượng quyền; Một số lợi ích khác theo thoả thuận giữa các bên. 4.2.2. Rủi ro khi nhận nhượng quyền: Rủi ro đối với bên nhận nhượng quyền xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin giữa bên nhượng quyền (chiếm ưu thế về tài sản, vốn, thị trường) và bên nhận nhượng quyền. Đó là: Bên nhận nhượng quyền sẽ phải chịu sự kiểm soát từ người nhượng quyền. Khác với việc tự tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách độc lập thì việc nhận nhượng quyền sẽ có nhiều hạn chế đặt ra đối với người nhận nhượng quyền. Người nhận nhượng quyền sẽ phải trả tiền phí nhượng quyền, tiền bản quyền tác giả; đóng góp vào việc quảng cáo và các chi phí cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ. Người nhận nhượng quyền có thể bị hạn chế về việc bán hoặc chuyển nhượng hoạt động thương mại đã nhận nhượng quyền hoặc phải được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Hơn nữa người nhượng quyền có thể sẽ yêu cầu một khoản tiền để bên nhận nhượng quyền có thể chuyển giao hoạt động kinh doanh cho một bên khác. Việc kinh doanh của người nhận nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động hoặc sự phá sản của người nhượng quyền. Bên nhận nhượng quyền luôn ở vị trí yếu thế so với bên nhận nhượng quyền nên khi nhận nhượng quyền cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: - Có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nhượng quyền và các sản phẩm/ dịch vụ đó có còn được ưa chuộng, có tiềm năng khai thác hay không? - Bên nhượng quyền đã thực hiện việc kinh doanh được bao lâu; bản giới thiệu của họ và lợi nhuận mà họ thu được như thế nào? Nhóm 9 Trang 6 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm + Có bao nhiêu người đã thực hiện việc nhận nhượng quyền, bao nhiêu thoả thuận nhượng quyền đã chấm dứt và tình hình kinh doanh, lợi nhuận của họ thu được như thế nào? + Hiệu quả của những sự hỗ trợ từ phía bên nhượng quyền khi bên nhận nhượng quyền yêu cầu; + Mức độ cạnh tranh như thế nào? Bên nhượng quyền có cạnh tranh hoặc cho phép một bên thứ ba khác cũng nhận nhượng quyền cạnh tranh với bên nhận nhượng quyền hay không? + Nguồn vốn để thực hiện việc nhận nhượng quyền? + Người nhượng quyền có tiến hành chọn lựa những người sẽ được chấp nhận làm người nhận nhượng quyền hay không? + Việc đánh giá lợi ích và mức độ rủi ro của cả hai bên trong nhượng quyền sẽ quyết định sự thành công của một thương vụ nhượng quyền quyền thương mại. II. XU THẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI: 1. Lịch sử nhượng quyền thương mại: Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp, Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn – nhà hàng Nhóm 9 Trang 7 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn – nhà hàng,… Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái Nhóm 9 Trang 8 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế - Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới - Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise - Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise. 2. Các xu thế nhượng quyền thương mại trên thế giới năm 2011: Nhìn chung trong năm 2011, hình thức marketing nhượng quyền thương mại qua truyền thông xã hội chắc chắn sẽ còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa; và ngày càng nhiều doanh nghiệp nhượng quyền thương mại bắt đầu chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ theo hướng thân thiện hơn với môi trường trong năm tới. Hình mẫu kinh doanh nhượng quyền (nhượng quyền thương mại) đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế kể từ những năm 1850, khi doanh nghiệp nhượng quyền thương mại đầu tiên ra đời bởi Singer Sewing Machine Company. Tuy nhiên, giờ đây lại có một sự đảo ngược khá lớn. Nền kinh tế đang ảnh hưởng đến ngành nhượng quyền thương mại, và đó là một xu hướng chính cần phải xem xét. Điều đầu tiên, đó là sự thiếu hụt liên tiếp của các khoản kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các chủ sở hữu Nhóm 9 Trang 9 Bài tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS. T.S Nguyễn Thị Như Liêm nhượng quyền thương mại tiềm năng, khiến họ không thể trở thành một chủ sở hữu nhượng quyền thật sự. Một số người linh hoạt hơn thì tìm kiếm các khoản vay khác, và đã thành công trong việc thành lập một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Thứ hai, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, và chưa có một dự đoán nào về sự tăng mạnh của việc làm trong năm 2011 được đưa ra. Các doanh nghiệp nhượng quyền thường hay hướng đến một đội ngũ quản lý và nhân viên tinh giản nhất có thể. Nhóm mục tiêu này thường được hưởng một gói trợ cấp thôi việc đủ để trang trải cuộc sống trong một thời gian, và họ cũng có khả năng dành dụm được một khoản đáng kể để làm tăng giá trị ròng. (Các doanh nghiệp nhượng quyền luôn quan tâm đến giá trị ròng và coi đó là một tiêu chí hàng đầu để hợp tác kinh doanh). Bất động sản thường là phần chính trong bản báo giá trị ròng của các ứng viên muốn tham gia nhượng quyền thương mại. Đó chính là vấn đề khi giờ đây giá trị nhà đang ở mức thấp, thậm chí có nhiều trường hợp còn xuống rất thấp. (Ví dụ như ở Las Vegas, thị trường nhà đất đi xuống đến 80%). Từ những lý do trên ta có thể nhận thấy: - Sẽ có nhiều người lao động sau khi phải thôi việc mong muốn được nhượng quyền thương mại để kinh doanh, tuy nhiên sẽ có ít người đủ điều kiện tài chính để được chủ doanh nghiệp nhượng quyền cũng như các ngân hàng chấp thuận. - Bên cạnh đó, cũng khó có thể hy vọng các ngân hàng sẽ trở nên linh hoạt hơn trong thời gian ngắn. Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra một ảnh hưởng đáng kể đến nhượng quyền thương mại, và mặc dù đã có những tác động của các nhóm vận động hành lang như Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) nhằm nới lỏng tín dụng và các khoản vay, thị trường tín dụng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan. Những người dũng cảm và thực sự muốn trở thành chủ doanh nghiệp sẽ vẫn có thể tìm ra cách để được nhượng quyền kinh doanh trong năm 2011. Tuy nhiên họ sẽ cần phải kiên nhẫn, bởi vì quá trình đó sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ chậm. Xu hướng nhượng quyền thương mại chuyển đổi: Nhóm 9 Trang 10 [...]... tập nhóm môn: QTKD Quốc Tế GVHD: PGS T.S Nguyễn Thị Như Liêm - Có một xu hướng đang xảy ra như một kết quả của cuộc khủng hoảng tín dụng: đó là nhượng quyền thương mại chuyển đổi Nhìn chung, các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại chuyển đổi dễ nhận được hỗ trợ tài chính hơn nhờ doanh thu từ công việc kinh doanh vốn có cộng với thương hiệu của người nhượng quyền Sự phổ biến của loại hình kinh doanh này... nên doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn Một lý do nữa khiến các doanh nghiệp không dám nhượng quyền ồ ạt, đó chính là nền tảng pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam chưa thật vững chắc, dễ phát sinh các tranh chấp về ăn chia, về ý tưởng Chính vì vậy, xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho loại hình kinh doanh nhượng quyền là một yêu cầu cấp bách hiện nay III MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI... trường các nước đang phát triển thì khi nhận nhượng quyền từ KFC , bên nhận nhượng quyền được bên nhượng quyền đồng ý bảo trợ độc quyền trong bán kính 1,5 dặm với dân số khoảng 30.000 người Quy định về việc phân chia thị trường giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là một trong những đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ... tiêu chuẩn khắt khe nhằm xây dựng những chuỗi nhà hàng đồng nhất và chất lượng KFC sẽ thực hiện nhượng quyền nhãn hiệu của mình cho các đối tác kinh doanh độc quyền trên một thị trường nhất định và được thực hiện cụ thể như sau : 2.1 Hình thức cung cấp nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền mô hình kinh doanh: Giấy phép hoạt động được cấp cho một cửa hàng KFC được đặc trưng bởi một hệ thống duy nhất... cho thương hiệu đó Muốn vậy, doanh nghiệp cần củng cố hệ thống đại lý nhượng quyền Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai mở cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên phong là Kinh Đô và Vissan Công ty Cổ phần Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm... T.S Nguyễn Thị Như Liêm 3 Xu thế nhượng quyền thương mại ở Việt Nam: 3.1 Sự chiếm lĩnh của các đại gia nhượng quyền thương mại nước ngoài: Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành này tại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệu USD (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010 Điều đáng nói là xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc có được tốc... nhận quyền chỉ kinh doanh một cơ sở duy nhất trong một phạm vi nhất định, đã tạo ra vị thế độc quyền trong khu vực cho mỗi bên nhận quyền Thỏa thuận dọc này có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh và khả năng phát triển của bên nhận quyền, và sẽ tạo ra sự hạn chế (theo chiều ngang) đối với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực ngành nghề gia nhập thị trường ở những khu vực đã được bên nhượng quyền. .. thúc đẩy ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam tăng mạnh Tuy nhiên, thực tế là hàng chuỗi cửa hàng KFC, Lotteria rồi BBQ… đang cạnh tranh nhau quyết liệt phần nào đã tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, các thương hiệu lớn đổ bộ vào Việt Nam nhanh nhất đều theo đường nhượng quyền thương hiệu Họ có bề dày thương hiệu, khả năng... thách lớn nhất cho các chủ thương hiệu nhượng quyền là thu thập được danh sách những đối tác tiềm năng "có chất lượng" Có rất nhiều website về các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh, và ở mỗi trang đều có các mẫu đơn "yêu cầu thêm thông tin" Tuy nhiên giữa số lượng đối tác tiềm năng mà doanh nghiệp nhượng quyền phải liên hệ với số đối tác thực sự tham gia hệ thống nhượng quyền là một khoảng cách quá... quyền thương mại các quán ăn: - Các doanh nghiệp nhượng quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm vốn rất phổ biến, và mỗi năm, những ý tưởng và phương pháp mới lại được đưa ra thử nghiệm Năm 2011 sẽ chứng kiến sự phát triển của một hình thức khá mới trong ngành này: đó là nhượng quyền thương mại của các quán ăn di động - Quán ăn di động là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở một số nơi, . cả hai bên trong nhượng quyền sẽ quyết định sự thành công của một thương vụ nhượng quyền quyền thương mại. II. XU THẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI: 1. Lịch sử nhượng quyền thương mại: Theo nhiều. với môi trường trong năm tới. Hình mẫu kinh doanh nhượng quyền (nhượng quyền thương mại) đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế kể từ những năm 1850, khi doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. nghĩa nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại là hệ thống marketing dọc trong đó một công ty cung cấp một cá nhân hoặc công ty khác (bên được nhượng thương mại) quyền thương mại để kinh

Ngày đăng: 19/08/2014, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan