Trí tuệ cảm xúc và ứng dụng trong công việc

15 4.7K 19
Trí tuệ cảm xúc và ứng dụng trong công việc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 2 1. Nguồn gốc của trí tuệ xúc cảm 2 2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc 3 a. Định nghĩa 3 b. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc 4 3. Vai trò của trí tuệ cảm xúc 6 4. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc 8 5. Các biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc 10 C. KẾT LUẬN 11 DANH MỤC THAM KHẢO 12 PHỤ LỤC 13 1 A. MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hiện đại, công việc ngày càng đè nặng lên vai của mỗi người làm cho chúng ta bị áp lực và căng thẳng rất nhiều. Chúng ta đều muốn công việc của mình diễn ra suôn sẻ và thành công. Để có được điều đó thì tâm lý học là phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại. Nó giúp cho con người giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi để hoàn thành tốt công việc. Và một phần rất quan trọng trong tâm lý học đối với cuộc sống của chúng ta chính là trí tuệ cảm xúc con người. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong những năm gần đây như của tác giả Daniel Goleman, G.Piegie,… Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Các biện pháp để rèn luyện trí tuệ cảm xúc ra sao? Bài luận dưới đây xin được đề cập đến vấn đề: “Trình bày những hiểu biết của anh chị về trí tuệ cảm xúc và ứng dụng của nó trong công việc” B. NỘI DUNG 1. Nguồn gốc của trí tuệ xúc cảm Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ xúc cảm có thể truy ngược về việc Darwin nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi [2] Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố 2 nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực trí nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh "ngoài nhận thức" (non-cognitive). Ví dụ như ngay từ những năm 1920, E. L. Thorndike, đã sử dụng khái niệm "hiểu biết xã hội" để miêu tả kỹ năng hiểu và quản lý người khác. Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu biết tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích đáng các yếu tố này. Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về thông minh bội) của Howard Gardner đã giới thiệu về ý tưởng về những thông minh bội mà trong đó bao gồm "Trí tuệ giữa các cá nhân" (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và "Trí tuệ trong cá nhân" (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát của Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con người. Vì vậy thậm chí với những tên cho trước đến những khái niệm biến đổi, đều có một tin tưởng chung rằng những định nghĩa truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những kết quả trước đó. Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995). 3 2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc a. Định nghĩa Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hai nhà tâm lí học người Mỹ là Peter Salovey và John Mayer cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động bản thân. Theo Daniel Goleman trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng những suy nghĩ và hành động của mình. Còn H.Steve lại cho rằng trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính tự nhiên với cả kĩ năng quản lí cảm xúc. Theo Bar – On thì trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi sức ép của môi trường. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn. Như vậy, ta có thể đi đến tổng kết trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp. b. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc 4 điểm sau: - Hiểu rõ chính mình Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc. Ví dụ: đối với một sinh viên A, cô ấy tự nhận thấy mình có ưu điểm là khả năng nói của mình trước đám đông rất tốt nhưng khả năng viết lại kém hơn, cho nên cô ấy rất tích cực tham gia làm MC cho các chương trình của trường và cùng với đó cô ấy chăm chỉ lên thư viện đọc sách để khả năng viết của mình tốt lên. Như vậy, cô ấy đã tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình để phát huy và khắc phục. - Kiểm soát bản thân Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết. Ví dụ: đối với một nhà doanh nhân thành đạt thì họ kiểm soát được cảm xúc của mình không cho chúng chi phối đến công việc như là trong nhà có chuyện buồn thì họ sẽ không vì thế mà đến công ty rồi cáu gắt với nhân viên, hủy một cuộc họp quan trọng,… 5 - Giàu nhiệt huyết. Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả. Ví dụ: đối với một nhà giáo thì lòng nhiệt huyết là điều rất quan trọng. Do đó, ai có điều này thì sẽ được các học trò và đồng nghiệp vô cùn quý mến. Và ngược lại, họ chỉ lên lớp giảng cho xong bài mà không dồn những tâm tư, tình cảm của mình vào bài giảng thì học trò cảm thấy rất chán và mệt mỏi sau mỗi giờ học. - Biết cảm thông Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Ví dụ: trong công việc của mình anh B là người rất tinh tế trong việc nắm bắt cảm xúc của đồng nghiệp. Hôm nay thấy một đồng nghiệp của mình buồn thì sẽ không trêu đùa như mọi hôm nữa mà thay vào đó là hỏi han xem gia đình có việc gì hoặc im lặng. Hay thấy đồng nghiệp của mình hôm nay rất vui, phấn khởi thì sẽ hòa theo cái niềm vui đó. Như vây, đồng nghiệp của anh ấy sẽ cảm thấy anh ấy là người luôn thấu hiểu và biết chia sẻ với người khác. Như vậy, có thể cho rằng anh ấy cũng đã thành công một phần. - Kỹ năng giao tiếp Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp – một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc. 6 Ví dụ: Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội. 3. Vai trò của trí tuệ cảm xúc Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống của con người nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng được khẳng định trên các khía cạnh sau: - Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là cấu trúc hóa của các ứng xử đó. G.Piagie quan niệm mỗi ứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức. Theo L.X.Vuwgotxki trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải điểm tận cùng của toàn bộ quá trình mà đằng sau nó phải là một xu hướng, cảm xúc, nhu cầu… - Cảm xúc có vai trò kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động nói chung và trí tuệ nói riêng của con người. Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic toán. Trong thực tiễn cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện: + Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó. + Là người hướng đạo cho hành động đó. Vai trò hướng đạo thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc, là tâm thế theo suốt quá trình hành động và nó chi phối các quyết định hành động. - Vai trò của trí tuệ cảm xúc còn được thể hiện ở việc xây dựng tốt các mối quan hệ con người thông qua quá trình đồng cảm (hiểu cảm xúc của mình dẫn 7 tới hiểu cảm xúc của người khác); đảm bảo cho hoạt động của não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như lo sợ, lo âu, sự trầm cảm,…ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Ví dụ: trí tuệ cảm xúc giúp nhà quản trị hiểu và quan hệ tốt với người khác. Nó cũng giúp nhà quản trị duy trì sự nhiệt tình, đáng tin cậy và truyền nghị lực cho cấp dưới để giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Những lý thuyết và nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đánh thức sự sáng tạo của nhân viên. Bản thân các nhà quản trị cũng đã nhận thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của trí tuệ cảm xúc. Hay một ví dụ khác: bạn thấy môn tâm lý học đại cương rất khó hiểu nên bạn thấy chán và không muốn học nữa. Tuy nhiên thầy giáo dạy môn đấy của bạn lại rất vui tính và quý các sinh viên nên bạn bắt đầu thấy có thiện cảm với môn này. Do đó bạn đã có động lực để học. Như vậy chính trí tuệ cảm xúc của bạn đã giúp bạn có hứng thú với môn học này. 4. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc Tìm hiểu về cấu trúc của trí tuệ cảm xúc thì có nhiều quan niệm khác nhau và cho đến nay thì vấn đề này vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Theo Bar- On cấu trúc của trí tuệ cảm xúc gồm bốn thành phần: Năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ mình Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác. Năng lực ứng phó với các xúc cảm mạnh, kiểm soát và làm chủ các cảm xúc của mình. 8 Năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết vấn đề của cá nhân hay xã hội. Gole Man lại đưa ra cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm hai thành phần cơ bản: năng lực cá nhân và năng lực xã hội nhằm nhận biết và điều khiển xúc cảm của mình và của người khác. Hai dạng năng lực này được biểu hiện cụ thể: Năng lực cá nhân gồm: Tự mình biết (nhận biết cảm xúc của mình, đánh giá mình chính xác, tự tin). Tự kiểm soát, quản lí mình (kiểm soát xúc cảm của mình, có lòng tự tin, tự thích ứng,…). Năng lực xã hội bao gồm: Nhận biết các quan hệ xã hội (đồng cảm, định hướng sự phục vụ, biết cách tổ chức). Quản lý và điều khiển các năng lực xã hội. Tuy nhiên trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có các thành phần sau không thể thiếu được. Khía cạnh này bao gồm: Các cá nhân nhận thức cảm xúc của mình, suy nghĩ về nó và cách thể hiện cảm xúc trong quan hệ với người khác và trong khi tiến hành một công việc. Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác. Nó được thể hiện ở khả năng đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện cảm 9 xúc đó vào mình. Nhiều công trình đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình và của người khác. Vì vậy, sự thấu cảm chính là khả năng cá nhân nhận biết cảm xúc của người khác và sự đánh giá cảm xúc của chính mình. Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác. Khía cạnh này đề cập đến kinh nghiệm, cảm xúc của cá nhân hay sự theo dõi đánh giá và xử sự để thay đổi, điểu hòa cảm xúc của người khác. Sử dụng cảm xúc để định hướng hành động. Nó có vai trò là động lực thúc đẩy và kìm hãm sự hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó. Vì vậy, sử dụng cảm xúc để điều chỉnh hành vi là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Ví dụ: Có đến 71% quản lý nhân sự cho rằng, họ chú trọng đến chỉ số EQ hơn là chỉ số IQ của ứng viên. 59% người sử dụng lao động thậm chí còn nói rằng, họ sẽ không tuyển dụng người dù có chỉ số IQ cao nhưng EQ lại thấp. Người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không tạo được những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay cả trong quan hệ gia đình, nên hiệu quả công việc kém. Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có và có thể rèn luyện để nâng cao từng bước trong cuộc đời từ tuổi thơ. Ngày nay người ta cho rằng: “với IQ người ta tuyển bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạc bạn”. Vì vậy những người thành đạt nhất không phải là những người có IQ cao nhất. 5. Các biện pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc 10 [...]...Do trí tuệ cảm xúc có vai trò to lớn trong cuộc sống nên vấn đề rèn luyện trí tuệ cảm xúc cũng rất quan trọng Bài luận này xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: - Hiểu được đúng xúc cảm của bản thân Biện pháp này được thể hiện ở khía cạnh: Tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên xúc cảm. Hiểu được nguyên nhân của các xúc cảm Nhận biết sự khác nhau giữa xúc cảm và hành động - Chế ngự xúc cảm bản... giao tiếp Gần gũi và cởi mở với mọi người Quan tâm tới mọi người C KẾT LUẬN Albert Einstein đã nói: Trí tuệ không phải là một sản phẩm từ trường lớp, nhưng là một quá trình học tập suốt đời.” Qua đây chúng ta thấy rằng trí tuệ cảm xúc có vai trò vô cùng to lớn, quyết định phần lớn đến thành công của 11 con người Do đó chúng ta cần phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao trí tuệ cảm xúc 12 DANH MỤC TÀI... tức giận Ứng xử khoan dung Hòa đồng với mọi người Tăng khả năng làm chủ bản thân - Tăng cường khả năng đồng cảm Nó thể hiện ở các khả năng: Tự đặt bản thân vào vị trí người khác để xem xét vấn đề Thấu hiểu tin cảm người khác Biết lắng nghe người khác - Xây dựng tốt các quan hệ xã hội Cần rèn luyện: Năng lực phân tích và hiểu được quan hệ xã hội Khả năng giải quyết xung đột Tự tin và khôn khéo trong giao... http://cafebiz.vn/sach/tri-tue-xuc-cam-ung-dung -trong- cong-viec bi-mat-cuathanh-cong-201276114137759ca56.chn 11 http://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/1505/vai-tro-cua-tri-tuecam-xuc-doi-voi-thanh-cong -trong- quan-tri 13 PHỤ LỤC Sơ đồ về trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống 14 15 ... http://www.pace.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/ChiTiet/871/hoi-thao-tri-tue-cam- 8 xuc -trong- quan-tri-to-chuc-va-quan-tri-nguon-nhan-luc 7 http://www.nguyenngocquynhdao.com/tam-ly/tri-tue-cam-xuc/ http://www.kynang.edu.vn/cau-chuyen-thanh-cong/235-ung-dung-tri-tue-cam- 9 xuc -trong- cong-viec.html http://cachchamsoctre.com/tin-tuc-Ky-thuat-do-luong-tri-tue-cam-xuc- 130.html 10 http://cafebiz.vn/sach/tri-tue-xuc-cam-ung-dung -trong- cong-viec bi-mat-cuathanh-cong-201276114137759ca56.chn... cương”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 2 Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện tâm lý học – Vũ Dũng (chủ biên), “Từ điển tâm lý học”, nxb khoa học xã hội, Hà Nội năm 2000 3 Phạm Minh Hạc, “Tuyển tập tâm lý học”, nxb giáo dục 4 http://advice.vietnamworks.com/vi/career/bi-quyet-thang-tien/tri-tue-cam-xuc- 5 yeu-quan -trong- de-thanh-cong.html http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%AD_tu%E1%BB%87_x%C3%BAc_c . l< h=c đ?i cương , Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2011. 2. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện tâm lý học – Vũ Dũng (chủ biên), “Từ điển tâm l<. nhận thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của trí tuệ cảm xúc. Hay một ví dụ khác: bạn thấy môn tâm lý học đại cương rất khó hiểu nên bạn thấy chán và không muốn học nữa. Tuy nhiên thầy giáo dạy môn. này thì sẽ được các học trò và đồng nghiệp vô cùn quý mến. Và ngược lại, họ chỉ lên lớp giảng cho xong bài mà không dồn những tâm tư, tình cảm của mình vào bài giảng thì học trò cảm thấy rất

Ngày đăng: 18/08/2014, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan