Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh

113 3.2K 12
Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM BÙ TẠI XÃ SƠN TRƯỜNG – HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Thời gian qua tôi đã đi thực tế tại xã Sơn Trường từ ngày 20 tháng 1 năm 2014 đến ngày 20 tháng 4 năm 2014.Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Hoa 2 2 LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giáo Ban quản lý Đào tạo đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn – trường Đại học Nông Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và làm đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn: TS. Mai Lan Phương, người đã định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Lao động TBXH huyện Hương Sơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Sơn Trường, các cán bộ, hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Hoa 3 3 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Tên đề tài: “Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”. Giới thiệu về đề tài Cam là một loại cây ăn quả rất phổ biến trên thế giới, chiếm gần hai phần ba tổng sản xuất cây có múi. Cam có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhất là vitamin C các loại vitamin B, vitamin A. Xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là xã với địa hình đồi núi nhưng không quá cao cùng với đất đai phù hợp cho cây Cam bù _ đặc sản của vùng núi rừng Hương Sơn này có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cây Cam bù được xem là cây kinh tế vườn chủ lực của nhiều hộ gia đình tại đây. Tuy nhiên, thực trạng trồng cam hiện nay còn nhiều vấn đề bức xúc, sản xuất cam chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và kinh nghiệm hộ gia đình, cơ cấu chủng loại, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sau thu hoạch, tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất cam của vùng. Từ thực tế trên, để đánh giá đúng tình hình sản xuất và làm cở sở cho việc đề xuất những định hướng phát triển cây Cam bù của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu thực trạng sản xuất cam Bù của các nông hộ tại xã Sơn Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2013 - Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh. - Đề xuất giải pháp cho việc phát triển giống cam Bù của xã Sơn Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Phương pháp nghiên cứu 4 4 Phương pháp thu thập thông tin ● Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Báo cáo số liệu thứ cấp về tình hình KT – XH của UBND xã Sơn Trường; Các tài liệu, báo cáo khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu. ● Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: chọn ngẫu nhiên 30 hộ - Phương pháp phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn trưc tiếp 6 người. Phương pháp xử lý thông tin - Các số liệu định tính được phân tích, đánh giá. - Các số liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả nổi bật - Nhìn một cách tổng thể các hộ trồng cam có đời sống tương đối cao. Thu nhập bình quân/ khẩu trong một năm và giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, tổng thu nhập năm 2013 đạt 64.724.916.000 đồng, bình quân đạt 15.090.910 đồng/ người/ năm tăng so với cùng kỳ năm 2011 là 2.034.818 đồng/người/năm và năm 2012 là 1.782.166 đồng/ người/ năm.Cụ thể thu nhập bình quân của mỗi khẩu bình quân qua 3 năm là 108,22%. Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất canh tác năm 2011 là 72,97 triệu đồng/năm, năm 2013 đạt 91,40 triệu đồng/năm, bình quân 3 năm tăng 112,16%. Các chỉ tiêu khác như thu nhập BQ/LĐ/năm, GTSXNN/LĐNN cũng tăng qua các năm. Sự tăng lên của các chỉ tiêu trên chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của xã đều có xu hướng tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy không có chủ hộ nào thất học, bình quân chung chủ hộ học tới lớp 9 là nghỉ học. - Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu nhất. Trung bình mỗi hộ có 2,067 lao động nông nghiệp và 100% lao động này đều tham gia vào sản xuất cam bù của nông hộ mình. Lượng lao động trung bình 2,067 người có thể đáp ứng đủ nhu cầu của hộ trong quá trình sản xuất, giảm được áp lực về sức lao động, giảm được chi phí thuê nhân công. - Về tình hình sản xuất cam của các hộ khảo sát: diện tích cam bù chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu sử dụng đất của hộ là 26,1% và bình quân 7,3 sào/hộ, đứng 5 5 sau diện tích trồng rừng 52,7% (vì Cam bù chỉ thích hợp với địa hình, chất đất vùng bìa rừng và thuận tiện cho chăm sóc, tưới tiêu), sau đó là diện tích trồng lúa và hoa màu. - Năng suất, sản lượng qua 3 năm đều tăng, từ năm 2011 đến năm 2012 sản lượng đã tăng lên được 46000 kg/năm, Và trên cùng một 1ha sản xuất nhưng ta thấy rằng diện tích trồng cam Bù lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác của hộ. Điều này khẳng định rằng cam Bù đã trở thành loại cây trồng chủ lực đối với các nông hộ này. - Chu kỳ sản xuất cam trung bình kéo dài 15 năm, một số ít hộ trồng lâu hơn nhưng không quá 18 năm. Ở các hộ trồng cam, có mức đất canh tác khác nhau cho thấy thu nhập do trồng cam Bù đem lại đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ và tất cả các hộ sản xuất đều có lãi hàng năm, năm 2013 tỷ lệ hộ lãi là 100%, Mặc dù với chi phí sản xuất cao (nhóm tuổi 1-3là 22.698.000 đồng, nhóm tuổi 4-6 là 22.803.000 đồng và nhóm 7-9 tuổi là 27.960.000 đồng) so với các giống cây trồng khác nhưng hộ gia đình đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có về lao động, về tiền vốn và các loại vật tư thông dụng khác, mặt khác không có chi phí cho công tác quản lý điều hành nên thu nhập cao. Tuy nhiên, các hộ nông dân nên chú ý, không phải bỏ chi phí đầu tư càng nhiều thì năng suất càng cao, lợi nhuận càng lớn mà phải đầu tư ở một mức độ hợp lý. - Thị trường đầu ra đặc biệt là về giá luôn bấp bênh, chênh lệch giữa các tháng và thường bị tư thương ép giá khi vào chính vụ, giá bán bình quân năm 2013 là 58.000 đồng/kg. Giá trị bình quân hộ thu cho 1 ha đưa vào kinh doanh được là 55,8 triệu đồng. Qua tìm hiểu thì sau một đợt thu hoạch 1 tấn cam Bù, người trồng cam lãi khoảng 43triệu đồng trong thời gian khoảng 20 - 35 ngày trước và sau Tết Nguyên Đán. Trong một mùa, thu nhập bình quân hộ/năm khoảng từ 70 - 139 triệu đồng/ha (thu nhập bình quân tháng khoảng 6 - 12 triệu đồng).Điều này cho thấy thực sự đã khẳng định nghề trồng cam của các hộ hơn hản các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. 6 6 Bên cạnh đó, sản xuất cam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như: Tình hình sản xuất cam Bù của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, về kỹ thuật trồng và chăm sóc, vốn đầu tư, cây gống và trở ngại rủi ro lớn nhất là nguy cơ dịch bệnh và các biến động thời tiết bất thường khó lường trước được Thị trường tiêu thụ còn bị tư thương ép giá, giá cả bấp bênh và chênh lệch lớn giữa đầu vụ và cuối vụ. Cam Bù đã có thương hiệu sản phẩm, được nhiều người tiêu dùng biết tới nhưng công tác quảng bá còn hạn chế…Trong đó, vấn đề người dân quan tâm hàng đầu là thiếu hỗ trợ về kỹ thuật. Do đó, phát triển vùng sản xuất, nâng cao vai trò của cây cam đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp các ngành địa phương, có các biện pháp khắc phục đúng hướng, đề ra các chính sách phù hợp phát triển cây cam, nhằm đưa cây cam ở xã Sơn Trường ngày có một vị trí trong tập đoàn cây ăn quả, có giá trị kinh tế cao. MỤC LỤC 7 7 LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN TÓM TẮT KHÓA LUẬN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC HỘP DANH MỤC VIẾT TẮT 8 8 DANH MỤC CÁC BẢNG 9 9 DANH MỤC CÁC HỘP DANH MỤC VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu 10 10 [...]... thể - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ cam bù - Tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam Bù tại xã Sơn Trường huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ cam Bù của các hộ dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh - Đề xuất các định hướng và giải pháp chính nâng cao hiệu quả sản xuất cam Bù của các hộ dân xã Sơn. .. dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam như thế nào? - Có những cách thức trồng cam Bù nào? Các hộ dân ở xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trồng cam theo hình nào? - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Bù của các hộ dân trên địa bàn xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đang gặp những vấn đề nào? - Các hộ dân... cam Bù trên địa bàn xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, cán bộ quản lý ở các xã và cán bộ quản lý tại huyện Hương Sơn 14 14 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi về nội dung Tập trung tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam Bù và những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cam Bù của các hộ dân trên địa bàn xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 1.4.2.2 Phạm vi thời gian +... và ngoài tỉnh nhưng cam Bù vẫn chưa được có thương hiệu của riêng mình, vẫn chỉ mang tính thuận mua vừa bán chưa có hợp đồng ràng buộc tem, nhãn mác đăng ký bảo hộ Từ những lý do trên đây, em quyết đinh thực hiện đề tài : Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh nhằm chỉ ra hiện trạng cũng như đem ra một số giải pháp tạo điều kiện sản xuất tiêu thụ Cam Bù tốt hơn,... sản xuất và tiêu thụ cam Bù? - Các hộ dân đang gặp những khó khăn nào trong sản xuất, tiêu thụ cam Bù? - Cần có những giải pháp, nhóm giải pháp nào để giải quyết những khó khăn trong sản xuất cam Bù của các hộ dân? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Người sản xuất( hộ sản xuất và một số trang trại trồng cam Bù) hộ kinh doanh bán buôn bán lẻ cam Bù trên địa bàn xã Sơn Trường. .. thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường - Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm... ngành Cam Bù trở nên có thương hiệu mà không ai còn lạ lẫm trên thị trường, giá trị của nó mang lại xứng đáng với giá trị thực mà nó mang lại 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu Thực trạng sản xuất cam Bù của các hộ dân ở xã Sơn Trường huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh từ đó phân tích các thuận lợi khó khăn để đưa 13 13 ra các giải pháp cụ thể và những định hướng cho sản xuất, tiêu thụ cam. .. nhà và ăn chung Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển 2.1.1.2 Sản xuất và phát triển sản xuất * Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Có 2 phương thức sản xuất là: - Sản xuất. .. tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? 16 16 Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch... * Về chất lượng sản phẩm Cam Bù giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt thanh, nhiều nước, ít hạt, có hương thơm thật quyến rũ Trong thành phần quả có chứa 10 - 10,3% đường tổng số; 0,5 - 0,7 a.cid hữu cơ và 12 - 18,7mg Vitamin C Cam Bù trồng ngoài huyện Hương Sơn không có những phẩm chất riêng đó Cam Bù chín đúng vào dịp tết cổ truyền Nguyên Đán, trên thị trường hiện nay cam Bù có giá 50.000 - 80.000 đồng/kg . Cam bù của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu thực trạng sản xuất cam Bù. đề tài : Thực trạng sản xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh” nhằm chỉ ra hiện trạng cũng như đem ra một số giải pháp tạo điều kiện sản xuất tiêu thụ Cam Bù tốt hơn,. thấy thực sự đã khẳng định nghề trồng cam của các hộ hơn hản các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. 6 6 Bên cạnh đó, sản xuất cam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như: Tình hình sản xuất cam Bù

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:25

Mục lục

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • Phương pháp thu thập thông tin

    • MỤC LỤC

    • DANH MỤC CÁC BẢNG

    • DANH MỤC CÁC HỘP

    • DANH MỤC VIẾT TẮT

    • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    • 2.1 Cơ sở lý luận

    • 2.2 Cơ sở thực tiễn

    • PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu

    • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất cam Bù của các hộ ở xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

    • 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triền sản xuất cây cam Bù tại các nông hộ

    • 4.3 Định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ

    • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan