Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông, xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội

98 2.7K 13
Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận NGUYỄN THỊ THỦY i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo trực tiếp hướng dẫn tôi, TS. Nguyễn Phượng Lê đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị, các chú, các bác trong UBND xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, giúp tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận NGUYỄN THỊ THỦY ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề truyền thống (NTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động của người dân. Ngày nay, những thay đổi về điều kiện và nhu cầu sống dưới tác động của công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các NTT. Nhiều nghề đã bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị mai một. Nghề làm nón làng Chuông cũng đang gặp rất nhiều khó khăn việc duy trì nghề. Chiếc nón làm ra trải qua nhiều công đoạn nhưng lại cho thu nhập không cao, chiếc nón quai thao là sản phẩm cổ truyền của làng thì hầu như “vắng bóng” nhường chỗ cho chiếc nón Xuân Kiều. Lớp nghệ nhân già còn lại không nhiều, một số bộ phận đông thanh niên không thiết tha với nghề… Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề truyền thống. 2) Đánh giá thực trạng phát triển nghề làm nón tại làng Chuông. 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón tại làng Chuông. 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề nón tại làng Chuông trong thời gian tới. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Phương pháp nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu là 3 thôn trong xã: thôn Liên Tân, thôn Tây Sơn và thôn Mã Kiều. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là thu từ các bài báo của xã, báo cáo của các phòng ban chức năng, từ tài liệu truyền thông đại chúng. Tài liệu sơ cấp thu từ việc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ sản iii xuất ở 3 thôn, 10 hộ thu mua nón và 5 cán bộ xã, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Kết quả thu được phân tích bằng phần mềm Excel. 2.2 Kết quả nghiên cứu 2.2.1 Thực trạng nghề làm nón xã Phương Trung trong mấy năm gần đây - Số lao động làm nón, sản lượng sản xuất của nghề nón và giá trị sản xuất của nghề làm nón có sự sụt giảm đáng kể. - Chất lượng lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động nữ trung tuổi, người già và trẻ em đang đi học. Số nghệ nhân ngày càng ít đi do quy luật tự nhiên, một số sản phẩm truyền thống có nguy cơ bị mất đi như: nón lá già ghép sống, nón Quai Thao… do giới trẻ không còn hứng thú với nghề làm nón truyền thống. - Nghề nón được làm bằng thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. - Vốn cho sản xuất ít do nghề nón không cần nhiều vốn như các nghề khác. - Nguồn nguyên liệu cho sản xuất được đáp ứng đầy đủ, cung chủ yếu là các tỉnh trong nước như: Quảng Bình, Phú Thọ… 2.2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nón của hộ Từ xưa, nghề làm nón chủ yếu là làm tại nhà, theo lối tự sản tự tiêu, tự hạch toán nhỏ của từng hộ gia đình, chủ yếu lấy công làm lãi là chính. Có nhiều loại sản phẩm phong phú, được tiêu thụ chủ yếu tại một số thị trường trong nước, có mang ra nước ngoài tiêu thụ nhưng số lượng không đáng kể vì chủ yếu họ mua để trang trí và làm quà lưu niệm. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề nón làng Chuông - Chính sách, chủ trương của Nhà nước: Mặc dù Nhà nước đã có chính sách phát triển các NTT có nguy cơ mai một nhưng ở xã Phương Trung vẫn chưa có quyết định triển khai các công việc, kế hoạch phát triển nghề nón. iv - Vốn của hộ: Để phát triển nghề làm nón thì việc có đủ vốn tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nón phát triển là rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra nguồn vốn cho nghề. - Thị trường tiêu thụ: Chịu tác động mạnh mẽ của quy luật thị trường. Bởi vậy việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quan trọng đòi hỏi người làm nón phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã phù hợp. - Kết cấu cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế. - Yếu tố truyền thống: Làng nón Chuông xuất hiện cách đây mấy trăm năm nên làng nghề chứa đựng nhiều yếu tố truyền thống rất quí báu. Thế nhưng giới trẻ hiện nay không còn mặn mà với nghề. 2.2.4 Giải pháp phát triển nghề nón làng Chuông - Giải pháp về sản phẩm: cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến một số khâu trong sản xuất nón để đảm bảo nón vẫn đẹp, bền mà không tốn nhiều công. - Giải pháp về thị trường: Tìm kiếm thông tin, xây dựng kế hoạch mở rộng trong nước và nước ngoài có thể thông qua một số người Việt đang làm ăn, sinh sống ở các nước đó. - Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nón làng Chuông: duy trì các hội thi sản phẩm thủ công hàng năm và các hội chợ triển lãm NTT, tổ chức truyền nghề cho các địa phương có nhu cầu. - Giải pháp về đãi ngộ nghệ nhân cao tuổi trong làng: Có sự hỗ trợ cho nghệ nhân cao tuổi, kịp thời khuyến khích bằng việc trao tặng giấy khen, bằng khen cho các nghệ nhân, các chủ cơ sở sản xuất, các hộ có đóng góp nhiều vào việc giữ gìn và phát triển làng nghề sau một năm tổng kết. PHẦN III: KẾT LUẬN Nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Các NTT đã tạo ra các sản phẩm v không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt về văn hóa và lịch sử. Nghề làm nón ở làng Chuông trải qua nhiều thăng trầm, qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nghề nón làng Chuông đang đứng trước những thách thức cho sự tồn tại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm nón làng Chuông như: các chính sách, chủ trương của nhà nước; vốn cho phát triển và sản xuất kinh doanh; thị trường tiêu thụ; kết cầu cơ sở hạ tầng và các yếu tố truyền thống. Từ các yếu tố ảnh hưởng đó đòi hỏi người làng Chuông phải tìm ra biện pháp để giữ lấy nghề làm nón khi thị trường tiêu thụ nón vẫn còn và đã bước đầu được mở rộng ra nước ngoài. Nón cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, của các cơ quan chuyên môn Đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề nói chung và làng nghề nón Chuông nói riêng. vi MỤC LỤC 2.1.4.1 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nghề truyền thống 12 2.1.4.2 Lao động trong nghề truyền thống 13 2.1.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nghề truyền thống 13 2.1.4.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống 14 Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 32 Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung, 2013 41 42 Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông 42 Giá trị sản xuất của nghề nón 42 Bảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 43 Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra 49 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011- 2013 Error: Reference source not found Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2011- 2013 Error: Reference source not found Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2013 Error: Reference source not found Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011- 2013 Error: Reference source not found Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Error: Reference source not found Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. .Error: Reference source not found Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013 Error: Reference source not found Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm nón của xã Phương Trung qua 3 năm 2011 – 2013 Error: Reference source not found Bảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 Error: Reference source not found Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm 2013 Error: Reference source not found Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm nón Error: Reference source not found Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.7 Chi phí sử dụng nguyên vật liệu bình quân cho 1 chiếc nón điều tra năm 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.8 Giá một số loại nón của hộ Error: Reference source not found viii Bảng 4.9 Hiệu quả SXKD của hộ điều tra năm 2014. .Error: Reference source not found Bảng 4.10 Sự quan tâm của các cơ sở điều tra tới thương hiệu nghề truyền thống Error: Reference source not found Bảng 4.11 Nguồn vốn phục vụ sản xuất của các cơ sở điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ tới phát triển nghề làm nón của hộ Error: Reference source not found Bảng 4.13 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nghề làm nón của các cơ sở điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.14 Ma trận SWOT Error: Reference source not found DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông Error: Reference source not found Ảnh 4.2 Cô Tạ Thu Hương (trái) với chiếc nón khổng lồ chào APEC Error: Reference source not found Ảnh 4.3 Nghệ nhân Phạm Trần Canh đang làm nón Quai Thao Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ nón Chuông.Error: Reference source not found ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp NTT Nghề truyền thống TM – DV Thương mại – dịch vụ TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa x [...]... nghề làm nón truyền thống của người dân trện địa bàn xã, đề ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề nón làng Chuông, xã Phương Trung, Hà Nội 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề truyền thống - Đánh giá thực trạng phát triển nghề làm nón tại làng Chuông - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón tại làng Chuông - Đề xuất một số giải pháp. .. tài tập trung phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề làm nón truyền thống, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nghề làm nón truyền thống tại Làng Chuông, Thanh Oai, Hà Nội - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn sản xuất nón của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, là thôn Tây Sơn (Đội 1), thôn Liên Tân (Đội 3), thôn Mã Kiều... nhắc đến 1 nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội Đây là loại nón thuộc loại bền đẹp nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ Nón làng Chuông đẹp dáng lại bền từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng Nghề làm nón có tự bao giờ và ai là vị tổ của nghề thì dân làng Chuông, Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội không rõ Nhưng ai cũng biết chiếc nón lá 16... xuất nón và các cơ sở thu mua nón năm 2014 Tiến hành đề tài trong thời gian từ 01/2014 đến 05/2014 Từ đó đưa ra giải pháp phát triển nghề làm nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nghề truyền thống 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm chung về phát triển nghề truyền thống  Nghề. .. phương trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển nghề. .. nghiên cứu về “Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm của làng nghề Phù lãng, từ đó đề ra phương hướng 19 và những giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng trước mắt cũng như lâu dài Giải pháp phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” của Nguyễn Văn... đến phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Nghiên cứu của TS Dương Bá Phượng (2001), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Bảo tồn và phát. .. của nón - Nón bài thơ (nón Huế) có dáng chóp nhọn 11 - Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến - Nón rơm: nón làm bằng cọng rơm ép cứng - Nón cời: loại nón xé te tua ở viền - Nón gõ: nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến - Nón lá sen: hay còn gọi là nón liên diệp - Nón thúng: Là nón tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ nón thúng quai thao” - Nón khua: nón của người hầu các quan... chế, xu hướng vận động của làng nghề và một số giải pháp về cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề mà chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng làng nghề cụ thể 2.2.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển nghề truyền thống Từ thực tiễn phát triển ngành NTT ở một số nước và của Việt Nam ở trên, có thế rút ra một số kinh nghiệm sau: - Một là, phát triển ngành nghề truyền thống gắn với quá... phát triển nghề truyền thống 2.2.1 Kinh nghiệm của thế giới về phát triển nghề truyền thống 2.2.1.1 Phát triển nghề truyền thống ở Nhật Bản Ở Nhật Bản, tuy công nghiệp hoá diễn ra nhanh và mạnh song NTT vẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn phát triển Họ không những duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới có được kết quả đó là nhờ Nhật Bản đề ra và thực hiện nhiều giải . thiết tha với nghề Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội . Mục tiêu. tới phát triển nghề làm nón truyền thống, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nghề làm nón truyền thống tại Làng Chuông, Thanh Oai, Hà Nội. - Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành. ảnh hưởng tới quá trình phát triển nghề làm nón truyền thống của người dân trện địa bàn xã, đề ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề nón làng Chuông, xã Phương Trung, Hà Nội. 1.2.2 Mục tiêu cụ

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan