GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH

121 1.4K 11
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA Tên sinh viên : Nguyễn Thúy Nga Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K55_KTNNB Niên khóa : 2010-2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Thiêm HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN i Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 SV thực hiện Nguyễn Thúy Nga ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNT và các cán bộ cũng như người dân của các xã trên địa bàn huyện Thạch Thành. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách; cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Nguyễn Thị Thiêm - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp KTNNB-K55, gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng năm 2014 SV. Nguyễn Thúy Nga iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) là tổ chức kinh tế tập thể các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật hợp tác xã (HTX) để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn đây là một loại hình HTX kiểu mới. Hiện nay, HTXDVNN đã và đang đóp góp vai trò rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xã viên và người nông dân nói riêng với sự phát triển của cả nước nói chung. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đấy HTX phát triển. Toàn tỉnh Thanh Hóa có 910 HTX đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống nông dân của tỉnh. Thạch Thành là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa có 27 HTXDVNN đang hoạt động trên địa bàn. Mô hình HTXDVNN đã trở thành bà đỡ cho hàng ngàn hộ nông dân trong các khâu dịch vụ cơ bản, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bằng cách cung ứng đầu vào như giống, phân bón, cung ứng dịch vụ, bao tiêu sản phẩm Tuy nhiên hiện nay, trong hoạt động của HTXDVNN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như đội ngũ cán bộ còn yếu kém, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu cán bộ giàu kinh nghiệm thực trạng đáng chú ý là hiện tượng giống không đảm bảo chất lượng về năng suất, phân bón, thuốc BVTV giả kém chất lượng, dịch vụ chưa đáp ứng hết nhu cầu của xã viên, lợi ích và lợi nhuận nhận được ít Vì những hạn chế này mà vai trò của HTXDVNN chưa được phát huy và trở thành động lực phát triển mà ngược lại cản trở và kìm hãm sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến iv hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa” . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN, hoạt động kinh doanh, dịch vụ của HTXDVNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXDVNN. Đề tài tập trung nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiến về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, từ đò đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống cơ sở lý luận về khái niệm HTX, DVNN, HTXNN, HTXDVNN những hoạt động dịch vụ nông nghiệp, đặc điểm, đặc trưng của HTXDVNN, vai trò của HTXDVNN, nguyên tắc hoạt động của HTX, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HTXDVNN, ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả hoạt động Lý luận về thực tiễn về thực trạng phát triển HTX trên thế giới và Việt Nam, những bài học rút ra từ các nước trên thế giới. Cuối cùng là các công trình nghiên cứu có liên quan về những ưu, nhược điểm của những đề tài này. Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn huyện Thạch Thành về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên cứu trên địa bàn và các chỉ tieeuu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân tích thông tin. Về kết quả nghiên cứu và thảo luận, tìm hiểu thực trạng của các HTXDVNN huyện Thạch Thành đầu tiên về nguồn lực tìm hiểu quy mô và hoạt động của các HTXDVNN. Các HTXDVNN trên địa bàn huyện được chia làm 4 nhóm chính là nhóm hoạt động tốt, hoạt động khá, hoạt động trung bình, hoạt v động yếu. Trong đó nhóm hoạt động khá chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến nhóm hoạt động tốt cả hai nhóm này đang có xu hướng tăng lên về lượng, thấp nhất là nhóm hoạt động yếu đang có xu hướng giảm đi. Về hoạt động thì các HTXDVNN trên địa bàn huyện thực hiện 9 loại dịch vụ chủ yếu sau: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ BVTV, dịch vụ bảo vệ đồng điền, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ làm đất, dịch vụ vận tải, dịch vụ tiêu thu sản phẩm, dịch vụ khuyến nông. Nguồn lực tiếp theo là lao động, tìm hiểu về trình độ của các cán bộ HTX cho thấy trình độ của các cán bộ còn chưa cao, thiếu trình độ chuyên môn. Về vốn của HTX có là do vốn góp của xã viên và hiện nay số vốn góp của xã viên đang có xu hưởng tăng dần lên và đây là dấu hiệu tốt cho việc tích lũy vốn hoạt động cho các HTX. Tổng hợp một vài thông tin chung về xã viên cho thấy số xã viên tham gia HTX ngày càng nhiều, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tìm hiểu về kết quả và hiệu quả hoạt động, hầu như các HTXDVNN trên địa bàn đang hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao và còn có một vài HTX hoạt động thua lỗ không hiệu quả ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của cả huyện. Qua tìm hiểu và phân tích các HTXDVNN được điều tra, đề tài đã tìm hiểu được cơ cấu hoạt động, các hoạt động dịch vụ, cách thức thực hiện các hoạt động của các HTX. Phân tích về hiệu quả của 20 HTX thì nhóm hoạt động tốt có hiệu quả cao nhất, sau đó là nhóm hoạt động khá, trung bình và yếu. Chất lượng của các hoạt động dịch vụ tương đối tốt như dịch vụ thủy lợi, dịch vụ vận tải, khuyến nông, bảo vệ đồng điền, tiêu thụ sản phẩm. Còn một vài dịch vụ chưa tốt vì gặp phải những khó khăn nhất định, vì vậy HTX cần phải tìm hiểu nhưng khó khăn đó để đưa ra những giải pháp khắc phục giúp hoàn thiện và phát triển các dịch vụ hơn nữa. Đánh giá mức độ hài lòng của xã viên nhận thấy rằng đối với các loại dịch vụ khác nhau có mức độ hài lòng khác nhau và có một vài lý do nhất định dẫn đến sự không hài lòng đó là do chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ vi Khảo sát những khó khăn mà HTXDVNN gặp phải, ta thấy các HTXDVNN còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động như trình độ cán bộ hạn chế, khó khăn về vốn, thiếu nguồn nhân lực mỗi HTX khác nhau thì gặp những khó khăn khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN bao gồm điều kiện tự nhiên, chính sách của Nhà nước, khoa học kỹ thuật, vốn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là khác nhau. Những việc cần làm trong thời gian tới của các HTXDVNN được cán bộ và xã viên đề nghị đó là nâng cao chất lượng dịch vụ, mở thêm các hoạt động dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tăng lượng vốn hoạt động, cải tổ lại bộ máy HTX việc được đề nghị cao nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ. Những giải pháp đã được thực hiện tại các HTXDVNN chủ yếu là chuyển đổi hình thức HTX, cử cán bộ đi đào tào, đầu tư trang thiết bị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi thái độ phục vụ, vay vốn ngân hàng Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN trên địa bàn huyện Thạch Thành, đề tài đề xuất một số nhóm giải pháp về vốn, về nhân lực, về thực hiện các hoạt động dịch vụ, về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật của địa phương và một số giải pháp khác. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv MỤC LỤC viii DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC ĐỒ THỊ xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Khái niệm HTX 5 2.1.2 Khái niệm về DVNN, HTXNN, HTXDVNN 6 2.1.3 Những hoạt động dịch vụ nông nghiệp thực hiện 7 2.1.4 Đặc điểm, đặc trưng của HTXDVNN 8 2.1.5 Phân loại HTXDVNN 10 2.1.6 Vai trò của HTXDVNN 11 2.1.7 Nguyên tắc hoạt động của HTX 14 2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTXDVNN 15 2.1.9 Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN 18 viii 2.1.10 Nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN 19 2.2 Cơ sở thực tiễn 21 2.2.1 Tình hình phát triển HTX trên thế giới 21 2.2.2 Thực trạng phát triển HTX ở Việt Nam 26 2.2.3 Công trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam 31 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 33 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu 41 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 41 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 41 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 43 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46 4.1 Thực trạng của các HTXDVNN huyện Thạch Thành 46 4.1.1 Nguồn lực của HTXDVNN huyện Thạch Thành 46 4.1.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTXDVNN huyện Thạch Thành 53 4.2 Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN được điều tra 59 4.2.1 Thông tin chung của 20 HTXDVNN được điều tra 59 4.2.2 Cơ cấu tổ chức của các HTXDVNN điều tra 60 4.2.3 Hoạt động và cách thức hoạt động của các HTXDVNN được điều tra 62 4.2.4 Hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN được điều tra 66 4.2.5 Chất lượng dịch vụ của các HTXDVNN điều tra 67 4.2.6 Những khó khăn HTXDVNN điều tra gặp phải trong cung cấp dịch vụ 71 4.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTXDVNN 73 4.2.8 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đã được thực hiện ở các HTXDVNN được điều tra 76 ix 4.2.9 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN được điều tra huyện Thạch Thành 79 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN huyện Thạch Thành 80 4.3.1 Căn cứ đưa ra giải pháp 80 4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN 87 4.3.3 Một số giải pháp khác 92 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 5.1 Kết luận 93 5.2 Kiến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Tài liệu tiếng việt: 97 x [...]... đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa” nhằm khắc phục những hạn chế trên và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và phát huy vai trò của HTXDVNN trên địa bàn huyện 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN tại huyện Thạch Thành tỉnh... lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác. .. về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN - Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN tại huyện Thạch Thành trong những năm qua - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nâng. .. cầu của các xã viên để thực hiện Nghiên cứu thực trạng hoạt động của HTXDVNN để tìm hiểu về số lượng, loại hoạt động dịch vụ nào đang được thực hiện trên địa bàn từ sau đó là đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động dịch vụ đó • Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN Các hoạt động dịch vụ mà các HTXDVNN thực hiện mang lại hiệu quả nhất định Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ các. .. dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ điện sinh hoạt Một số dịch vụ tuy có thực hiện nhưng không phổ biến, gồm các dịch vụ như dịch vụ làm đất, dịch vụ bảo quản, chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm (Dương Anh Tiến, 2006) 7 2.1.4 Đặc điểm, đặc trưng của HTXDVNN 2.1.4.1 Đặc điểm của các hoạt động. .. hoạt động dịch vụ của HTX Ở mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế- xã hội khác nhau, hoạt động dịch vụ cũng khác nhau, các yếu tố tự nhiên và tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên tính thời vụ trong các hoạt động dịch vụ của HTXDVNN, sự phong phú về hình thức hoạt động đa dạng về loại hình dịch vụ là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động dịch vụ của HTX Yếu tố kinh tế - xã. .. Bảng 4.10 Hoạt động dịch vụ- kinh doanh của các HTXDVNN 64 Bảng 4.11 Hiệu quả hoạt động của 20 HTXDVNN điều tra 67 Bảng 4.12 Chất lượng của các loại hoạt động dịch vụ qua ý kiến của cán bộ HTXDVNN 68 Bảng 4.13 Đánh giá mức độ hài lòng của xã viên đối với hoạt động dịch vụ- kinh doanh của các HTXDVNN 70 Bảng 4.14 Những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN... cho xã viên Như vậy mỗi một loại hoạt động dịch vụ tạo ra hiệu quả khác nhau Nghiên cứu hiệu quả hoạt động dịch vụ là nghiên cứu về lợi nhuận mà các xã viên nhận được, tỷ số giữa doanh thu và chi phí, lợi nhuận và doanh thu, lợi nhuận và chi phí Hiệu quả hoạt động dịch vụ còn được nghiên cứu qua chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của các xã viên đối với hoạt động dịch vụ • Nghiên cứu những giải pháp. .. cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN • Nghiên cứu thực trạng hoạt động của HTXDVNN Hiện nay, các HTXDVNN đang thực hiện chủ yếu 9 loại dịch vụ sau: thủy lợi, cung ứng giống cây trồng, cung ứng vật tư, làm đất, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, BVTV, bảo vệ đồng điền, vận tải Hoạt động dịch vụ phân bổ không đều trên địa bàn huyện vì các HTXDVNN lựa chọn các hoạt động dịch vụ phù hợp với... 9.830 xã viên, vốn điều lệ hơn 1,8 tỷ đồng Tổng số lao động có trên địa bàn các HTX là 67.593 lao động, trong đó số lao động HTX sử dụng là dịch vụ và trả công là 1.225 lao động (Phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, 2013) Mô hình HTXDVNN trên địa bàn huyện đã trở thành “bà đỡ” cho hàng ngàn hộ nông dân trong các khâu dịch vụ cơ bản, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông 2 nghiệp . tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến iv hành nghiên cứu đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, từ đò đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN tại huyện. đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa” nhằm khắc phục những hạn chế trên và đưa ra các giải pháp để

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan