hội thẩm và thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

32 428 0
hội thẩm và thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V ĐO TO TRƯỜNG ĐI HỌC LUẬT THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ - LUẬT & TỐ TỤNG HÌNH SỰ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HỘI THẨM VÀ THẨM PHÁN ĐỘC LẬP XÉT XỬ VÀ CHỈ TUẦN THEO PHÁP LUẬT Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2012 LỜI TỰA Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với sự phân công, phân nhiệm rành mạch và có sự phối hợp giữa ba quyền đó. Và về tính độc lập của hệ thống tư pháp, Hiến pháp nước ta không quy định quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập như Hiếp pháp ở một số nước tư sản, không thừa nhận việc tổ chức song song và sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng thực tế cho thấy chế định tư pháp nước còn nhiều bất cập khi nói về nguyên tắc “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, vì lí do trên, nhóm tác giả xin được trình bày ý kiến về thực tiễn xét xử ở nước ta về vấn đề thực hiện nguyên tắc “Hội Thẩm và Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và phân tích khách quan nhưng chắc hẳn bài làm của nhóm vẫn còn những thiếu sót nhất định. Mong được sự góp ý và đánh giá của Cô để nhóm có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về vấn đề này. Nhóm em xin chân thành cảm ơn Cô!!! MC LC 1. KHÁI QUÁT CHUNG …………………………………………………………………… 1 1.1 Khái niệm ……………………………………………………………………………….1 1.2 Cơ sở nguyên tắc ……………………………………………………………………….1 1.2.1 Cơ sở lí luận ………………………………………………………………….1 1.2.2 Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………….2. 1.2.3 Cơ sở pháp lí ………………………………………………………………… 4 2. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ……………………………………………………….4 2.1Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm được thể hiện ở những khía cạnh sau… 4. 2.1.1 Sự độc lập với lãnh đạo của Tòa án và Tòa án cấp trên………………… 4 2.1.2 Sự độc lập với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát……………………… 4 2.1.3 Sự độc lập với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội ……………… 6 2.1.4 Sự độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử 7 2.2 Tính tuân theo pháp luật của Hội thẩm và Thẩm phán khi xét xử 11 2.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm 12 3. THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA THẨM PHÁN VÀ HỒI THẨM………………………. 3.1 Mối quan hệ giữa Hội thẩm và Thẩm phán, và những mối quan hệ khác………… 13. 3.2 Cơ chế thỉnh thị án, duyệt án, báo án còn những bất cập…………………………… 14 3.3 Năng lực Thẩm phán hiện nay 17 3.4 Bị ảnh hưởng bởi những nhận định chủ quan của các cơ quan ngôn luận………… 17 3.5 Hệ thống Tòa án tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ 18 3.6 Quy định của pháp luật còn hạn chế và dẫn đến những bất cập 18 4. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 19 4.1. Đổi mới một số quy định liên quan tới nguyên tắc: "Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo PL 19 4.1.1. Thẩm phán ……………………………………………………………………19 4.1.2. Hội thẩm ………………………………………………………………………22 4.2 Hoàn thiện tên nguyên tắc ……………………………………………………………….23 4.3. Đổi mới vai trò của Đảng ……………………………………………………………… 23 4.4 Đổi mới một số điều luật ……………………………………………………………… 24 4.5 Đổi mới về tổ chức Tòa án ……………………………………………………………….24 MỞ ĐẦU Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên án một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cột mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, muốn vậy, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Có thể nói: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của các hình thức tố tụng, nó cũng là một trong những điều kiện bảo đảm công tác xét xử đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong hoạt động xét xử của các cấp Toà án ở nước ta trong thời gian qua đã tồn tại không ít các yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nguyên tắc nêu trên. Và không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để. Dưới đây là những nội dung cơ bản, thực tiễn xét xử và định hướng trong việc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. NI DUNG THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC: “HI THẨM V THẨM PHN XÉT XỬ ĐC LẬP V CHỈ TUÂN THEO PHP LUẬT” TRONG TỐ TNG HÌNH SỰ. 1. KHÁI QUÁT CHUNG: 1.1 Khái niệ m và c ơ s ở c ủ a nguyên t ắ c : “Khi xét xử Thẩm Phán và Hội Thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là một trong những nguyên tắc của luật TTHS, được hiểu là trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác ngoài pháp luật, loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động xét xử của Tòa án. 1.2 Cơ sở nguyên tắc: 1.2.1 Cơ sở lí luận: Việc quy định nguyên tắc này gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo cơ chế phân công và kiểm sát quyền lực. Tính độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm là một trong những biểu hiện rõ nét của cơ chế phân chia quyền lực ở Việt Nam. Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự lạm dụng của quyền lực và xã hội. Nguyên tắc: “Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã được đề cập trong Bộ luật Hồng Đức. Điều 672 Bộ luật này quy định: “Các quan phải xét xử cho công bằng và đúng pháp luật”. Điều 720 cũng qui định: “Không ai được cố chấp ý riêng mình, bắt mọi người phải tuân theo”. Nguyên tắc khi xét xử: Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được qui định trong các bản Hiến pháp của Việt Nam kể từ Hiến pháp 1946. Lịch sử phát triển của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với 04 bản Hiến pháp được ban hành tại những thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy có sự thay đổi rất nhiều thể chế, hệ thống tổ chức bộ máy song nguyên tắc độc lập của các Thẩm phán trong hoạt động xét xử đều được qui định trong các bản hiến pháp và các đạo luật khác được ban hành như Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nguyên tắc này khẳng định trong hoạt động xét xử, Thẩm phán không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi đưa ra các nhận định đánh giá và phán quyết của mình về vụ án. Mọi cá nhân, tổ chức không được can thiệp vào các hoạt động xét xử của tòa án. Ngoài mối quan hệ với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn mối quan hệ với các luật sư, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân bị ảnh hưởng, tác động từ phía luật sư, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan Nhà nước, làm sai lệch quá trình tố tụng, ảnh hưởng không ít tới hoạt động tố tụng nhằm hướng tới việc xét xử có lợi cho mình. Do đó, Thẩm phán phải luôn ý thức được rằng mình là người phải chịu trách nhiệm về nội dung, về tính công minh của bản án. Vì thế, Thẩm phán phải có bản lĩnh và phải đứng vững trước những tác động từ các yếu tố bên ngoài. Như vậy, xét từ những yếu tố bên ngoài thì nguyên tắc: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, không cho phép bất cứ ai, cơ quan Nhà nước nào can thiệp vào việc xét xử của tòa án dưới bất cứ lý do nào. 1.2.2 Cơ sở thực tiễn: Nguyên tắc này được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Điều 16 BLTTHS cộng hòa Liên Bang Nga cũng quy định: “Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ phục tùng pháp luật. Thẩm phán và hội thẩm nhân dân giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở của pháp luật, phù hợp với ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện loại trừ mọi sự tác động bên ngoài lên họ”. Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng quy định: “Trong khi thi hành chức quyền của mình, các Thẩm phán đều độc lập và chỉ phục tùng pháp luật”. Điều 127 Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ Đức cũ (năm 1949) quy định: “Thẩm phán độc lập khi xét xử, chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”. Khoản 1 điều 97 Hiến pháp nước Cộng hòa liên bang Đức năm 1959 quy định: “Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”… tuy những quy định trên khác nhau về hình thức nhưng nội dung cơ bản giống nhau, đều đặc biệt nhấn mạnh tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử. Nguyên tắc Thẩm phán độc lập khi xét xử không chỉ được thực hiện trong việc đánh giá chứng cứ mà cả trong thẩm vấn, tranh luận trước phiên tòa và việc ra bản án, quyết định. Hiện tại, còn rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động xét xử của các Thẩm phán thiếu khách quan. Những hạn chế, bất cập này tồn tại trong cả nhận thức lẫn trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động xét xử. Có khá nhiều sự lẫn lộn giữa các cơ quan tiến hành tố tụng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán. Điều này liên quan trước hết đến chức năng điều tra, truy tố và xét xử. Một số các nhà nghiên cứu có quan điểm rằng: Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù nguyên tắc độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán được đề cao nhưng địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng nhìn chung chưa được xác định một cách thoả đáng. Trong tố tụng, nhất là tố tụng Hình sự có sự tham gia của hai chủ thể gần như đối lập nhau là bên bị buộc tội và bên buộc tội. Trong quan hệ tố tụng, Thẩm phán như một người đứng giữa để phân xử đúng sai nhân danh Nhà nước. Địa vị của Thẩm phán phải khác với bên buộc tội hay bên gỡ tội. Cách tiếp cận phổ biến của các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay là bên bị buộc tội bị coi như là bên đã có tội rồi. Như vậy, sự độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử đòi hỏi Thẩm phán phải có trách nhiệm xét xử đúng pháp luật, phải ngăn chặn được sự lạm dụng địa vị pháp lý trong quan hệ tố tụng. Trong quan hệ tố tụng có nhiều chủ thể tham gia với ba xu hướng rất rõ ràng: Buộc tội, gỡ tội và xét xử. Mỗi xu hướng thường được hiện thực hóa với nhưng qui trình, thủ tục và yêu cầu đặc trưng. Ba xu hướng này phải được tôn trọng và được đảm bảo độc lập thực sự. Xét ở khía cạnh này, một số qui định của pháp luật hiện hành chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu về tính độc lập. Ví dụ, Khoản 1, Điều 104 BLTTHS quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra”. Quy định này đã khiến cho thẩm phán vừa có chức năng xét xử, vừa có chức năng buộc tội. Ví dụ, Điều 176 BLTTHS: “Tòa án chỉ đưa vụ án ra xét xử khi có đủ điều kiện cần thiết nếu tòa án cho rằng có đủ cơ sở để chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Quy định này xem ra đã tạo cho Thẩm phán quyền quyết định quá lớn. Việc đưa vụ án ra xét xử phải được coi là một thủ tục và vì thế phải đảm bảo chính xác yếu tố thời hạn. Thẩm phán phải đưa vụ án ra xét xử trong phạm vi thời hạn theo qui định của pháp luật. Còn việc vụ án có đủ cơ sở hay không, có thể được làm rõ tại phiên tòa với sự tham gia của các bên trong quan hệ tố tụng. 1.2.3 Cơ sở pháp lí: Nguyên tắc này có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Nó được nhắc đến lần đầu từ Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tòa án của ngạch tư pháp từ sau Cách mạng tháng Tám thành công ngày 24/2/1946, trong đó có quy định “Tòa án tư pháp sẽ độc lập với cơ quan hành chính, các quy định Thẩm phán sẽ chỉ trong pháp luật và công tư. Các cơ quan khác không được can thiệp vào tư pháp. Mỗi Thẩm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án”. Tiếp đó là điều 69 Hiến pháp 1946, điều 100 Hiến pháp 1959, điều 100 Hiến pháp 1959 và điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981. Văn bản hiện hành là điều 130 Hiến pháp năm 1992 và điều 16 BLTTHS, quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. 2. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC: Theo Từ điển Tiếng Việt: “Độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai kiềm chế” 2.2 Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm được thể hiện ở những khía cạnh sau: 2.1.1 Sự độc lập với lãnh đạo của Tòa án và Tòa án cấp trên: Lãnh đạo Tòa án cũng như Tòa án cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn Thẩm phán và Hội thẩm áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử các loại án trong từng thời kì nhất định nhưng không quyết định trước về chủ trương xét xử trong từng vụ án cụ thể. Khi xét xử, Hội đồng xét xử được độc lập đưa ra các quyết định theo nhìn nhận và đánh giá vụ án của mình mà không bị sự chỉ đạo của lãnh đạo của Tòa án hay Tòa án cấp trên. Hội đồng xét xử có thể thỉnh thị án tức là xin ý kiến của Tòa án cấp trên trong những vụ án phức tạp hay những vụ án có tình huống hoặc lĩnh vực chưa có điều luật điều chỉnh hay văn bản hướng dẫn về cách giải quyết. Các ý kiến do lãnh đạo Tòa án hoặc Tòa án cấp trên đưa ra mang tính tham khảo nên trong trường hợp này Hội đồng xét xử vẫn không bị mất đi tính độc lập của mình mà càng tăng thêm tính có căn cứ, hợp pháp của các quyết định và các bản án. Thật vậy, Tòa án cấp trên không quyết định trước là Tòa án cấp dưới phải xét xử một vụ án cụ thể như thế nào. Theo các quy định của Hiến pháp năm 1992 thì hệ thống cơ quan xét xử của Nhà nước ta được tổ chức theo một hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (điều 127 Hiến pháp, Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân). Trong hệ thống đó Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Tuy nhiên “cao nhất” ở đây không có nghĩa với sự chỉ huy tuyệt đối. Có thể nói Thẩm phán và Hội thẩm là người chịu sự quản lí của chánh án và Tòa án cấp trên. Thông qua các công tác tổ chức xét xử như họp bàn trước khi xét xử, phân công Thẩm phán, Hội thẩm xét xử vụ án, chánh án có tác động đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Ngoài ra, việc có quy định “Tòa án cáp trên” có thể hủy án “Tòa án cấp dưới” cũng ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm. Chính vì vậy, Thẩm phán và Hội thẩm phải có chính kiến, quan điểm của mình trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, mức hình phạt và giải quyết các vấn đề khác dựa trên quy định cùa pháp luật, đảm bảo xét xử công bằng khách quan. Mặt khác, khi Tòa án cấp trên xét xử theo thủ tục phúc thẩm hay giám đốc thẩm hủy bản án của cấp dưới để xem xét lại thì Thẩm phán của Tòa án cấp dưới phải xem xét lại vụ án đó, nhưng khi xem xét lại họ vẫn có quyền độc lập (chẳng hạn, khi hủy án sơ thẩm để xem xét lại, Tòa án cấp phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản BLHS và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng). 2.1.2 Sự độc lập với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát: Khi xét xử, Hội đồng xét xử không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra và bản cáo trạng. Các quan điểm và ý kiến của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng như các tình tiết khác có trong hồ sơ vụ án là những tình tiết quan trọng và có ích cho Hội đồng xét xử thực hiện hoạt động xét xử được đúng đắn. [...]... điều chỉnh của Luật dân sự 2.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm: Tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Độc lập là biểu hiện của tuân theo pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập là một phần nội dung của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau và độc lập. .. chủ động độc lập của Hội đồng xét xử (HĐXX) Nguyên tắc: Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: “Việc xét xử phải căn cứ vào pháp luật, vào diễn biến cụ thể tại phiên tòa và quyết định cuối cùng thuộc về HĐXX theo đúng luật, quyết định theo đa số” Để tránh hiểu lầm khi vận dụng nguyên tắc “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật , tại hội nghị... khác Nếu Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, không chịu bất kì sự tác động nào thì phán quyết của Hội đồng xét xử mới có tính khách quan, quyết định của Hội đồng xét xử mới đảm bảo đúng pháp luật, vì vậy, độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm tuân theo pháp luật 2.3.1 Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử: Xét ở khía cạnh thuần túy của tính độc lập, để... sự chỉ dẫn, tác động, sức ép của cơ quan, cá nhân nào 2.2 Tính tuân theo pháp luật của Hội thẩm và Thẩm phán khi xét xử: Thẩm phán và Hội thẩm độc lập xét xử nhưng không có nghĩa là tùy tiện trong xét xử mà phải tuân theo pháp luật Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tuân theo các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án và điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: 2.2.1 Phải tuân. .. thành viên Hội đồng xét xử Yếu tố độc lập và chỉ tuần theo pháp luật không thể tách rời nhau Những phân tích trên có thể thấy rằng yếu tố độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, độc lập trong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật 3 THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA THẨM PHÁN VÀ HỒI THẨM: 3.1 Mối quan hệ giữa Hội thẩm và Thẩm phán, và những mối quan hệ khác Hiện nay, theo các quy... đưa ra phán quyết, Thẩm phán và Hội thẩm phải có kiến thức pháp luật và phải chấp hành quy định của pháp luật. Khi nắm chắc kiến thức pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong phán quyết của mình Xét ở khía cạnh khác thì tuân theo pháp luật là đã loại trừ các tác động khác đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm, bởi vậy họ mới có sự độc lập 2.3.2 Độc lập trong... định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử sẽ quyết định các vấn đề, kể cả bản án một cách độc lập căn cứ vào những chứng cứ khách quan, ý thức pháp luật (nghĩa là những hiểu biết về pháp luật và thái độ đối với pháp luật) và niềm tin nội tâm của mình (sự tin tưởng một cách chắc chắn vào sự đúng... nguyên tắc là độc lập giữa các thành viên của HĐXX, giữa HĐXX với cá nhân, tổ chức, các cơ quan nhà nước, giữa Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp trên Độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật và pháp luật là cấp trên duy nhất của Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử 4.1.Đổi mới một số quy định liên quan tới nguyên tắc: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo PL”: 4.1.1 Thẩm phán: Tuy... riêng của mình mà không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của Thẩm phán trong phần nghị án 4.2 Hoàn thiện tên nguyên tắc: Theo điều 16 BLTTHS: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Quy định như vậy chưa thật sự rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau Khi xét xử (tức là tại phiên tòa) thì Thẩm phán và Hội thẩm mới độc lập và tuân theo pháp luật mà không quan tâm tới những... giữa Thẩm phán và Hội thẩm cũng được xác lập thông qua quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm Trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, mối quan hệ giữa Hội thẩm và Thẩm phán là rất quan trọng, mà không một lĩnh vực nào, đối tượng nào có được Đó là mối quan hệ ngang bằng và độc lập Điều 16 BLTTHS quy định: “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán , Điều 17 BLTTHS quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm . của Hội đồng xét xử 7 2.2 Tính tuân theo pháp luật của Hội thẩm và Thẩm phán khi xét xử 11 2.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội. tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 2.3 Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội Thẩm: Tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và. động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Điều 17 BLTTHS quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật . Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ Thẩm phán và Hội thẩm

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan