thực trạng, những bất cập và hướng sửa đổi trong xét xử người chưa thành niên phạm tội ở việt nam

32 1.6K 9
thực trạng, những bất cập và hướng sửa đổi trong xét xử người chưa thành niên phạm tội ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: QUẢN TRỊ BÀI TIỂU LUẬN MÔN TỐ TỤNG HÌNH SỰ Đề tài: Thực trạng, những bất cập và hướng sửa đổi trong xét xử người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam. LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K35 Năm Học: 2012-2013 Giảng viên hướng dẫn: GV. Lê Thuỳ Dương 1 MỤC LỤC Lời nói đầu ………………………………………………………………… 3 I. Những vấn đề lý luận và pháp lý về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội…………………………………………4 1. Khái niệm người chưa thành niên……………………………….4 2. Khái niệm người chưa thành niên trong luật hình sự Việt Nam 6 3. Quy định của pháp luật TTHS đối với người chưa thành niên phạm tội……………………………………………………………… 8 II. Những bất cập và đề xuất……………………………………… 18 1. Tình hình phạm tội…………………………………………… 18 2. Những bất cập trong TTHS đối với người chưa thành niên phạm tội……………………………………………………………… 22 3. Hướng đổi mới trong xét xử người chưa thành niên phạm tội….26 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 32 2 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, tình hình người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam đang tăng một cách báo động, không chỉ tăng về số lượng, quy mô mà còn tăng về mức độ nguy hiểm, thủ đoạn, và càng ngày độ tuổi vi phạm còn nhỏ dần. Chức năng của các cơ quan tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội không chỉ có chức năng trừng trị, răn đe mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục người vị thành niên, đây là một nhiệm vụ cực kì khó khăn, lâu dài cần phải có sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực cao của cả xã hội nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Để làm tốt nhiệm vụ này, pháp luật Việt Nam và các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải hoàn thiện hơn để phù hợp với tâm sinh lý, đặc điểm phạm tội của người chưa thành niên phạm tội. Bài tiểu luận này, nhóm em xin đề cập đến những bất cập trong quá trình tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như đề xuất những ý kiến, giải pháp để giải quyết những bất cập này và hoàn thiện hơn hoạt động tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. 3 I. Những vấn đề lí luận và pháp lí về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội: 1. Khái niệm người chưa thành niên: a. Khái niệm: Khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người,là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, cơ thể chưa phát triển đầy đủ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, tâm sinh lý cũng chưa vững vàng, ổn định, chưa có đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Khái niệm người chưa thành niên có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trong nhận thức thông thường, người chưa thành niên được hiểu là những người ít tuổi, còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được sự chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt. Theo từ điển tiếng Việt thì khái niệm “người chưa thành niên” được định nghĩa như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân” Về mặt luật pháp thì khái niệm người chưa thành niên được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận như sau : - Theo qui tắc 2.2 của các qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm pháp do Đại hội đồng thông qua ngày 29/11/1985 (Qui tắc Bắc Kinh ) thì : Người chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi (tùy theo từng hệ thống pháp luật). Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống và hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, độ tuổi tối đa của người được coi là “trẻ em” có thể khác nhau nhưng nhìn chung đều không quá 18 tuổi. - Công ước về quyền trẻ em đã làm rõ hơn khái niệm người chưa thành niên đưa ra trong qui tắc Bắc Kinh. Điều 1 công ước đã khẳng định : “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn.” 4 - Điều 20 Bộ Luật Dân sự Việt Nam qui định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.” - Điều 119 Bộ Luật Lao động Việt Nam cũng nhất quán với quan điểm trên : “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.” - Bên cạnh đó, Nghị định số 141/HĐBT ngày 13/11/1986 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành qui chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội đã xác định tại điều 1 như sau : “ Người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.” - Mặt khác, tại điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đã qui định người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Như vậy thông qua các văn bản có giá trị pháp lí nêu trên cho phép ta khẳng định rằng: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.” b. Đặc điểm của tâm sinh lí của người chưa thành niên : Người chưa thành niên là người trong độ tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đây được coi là bước đệm đánh dấu sự phát triển và trưởng thành trong nhân cách con người. Ở lứa tuổi này ta có thể phân chia làm hai nhóm dựa vào đặc điểm riêng của họ : - Nhóm 1: Từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi. Nhóm này có những đặc điểm :  Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con.  Gần gia đình và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. - Nhóm 2: từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nhóm này có đặc điểm :  Đang ở trong giai đoạn sắp bước vào ngưỡng cửa của người lớn.  Nhận thức về xã hội tuy có khá hơn nhó trước nhưng vẫn còn non nớt, vẫn phụ thuộc vào gia đình. Theo bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự thì hậu quả pháp lí của việc áp dụng pháp luật của hai nhóm này là khác nhau. Nhóm thứ nhất từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ở lứa tuổi chưa thành niên, bộ não tư duy còn chưa phát triển đầy đủ, vì vậy họ chưa có khả năng nhận thức đúng đắn về những lĩnh vực cuộc sống. Người chưa thành niên lại đang sống phụ thuộc vào gia đình nên khả năng tự lập, tính tự chủ chưa cao. Do họ ít bươn trải, ít va chạm trong cuộc sống nên họ rất thiếu kinh nghiệm. Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tò mò, thích khám phá những điều 5 mới lạ xung quanh, vì vậy họ rất dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu mạo hiểm. Do đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nên họ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Một môi trường sống trong sạch lành mạnh sẽ tác động tốt đến sự phát triển nhân cách của họ và ngược lại. Tuy nhiên xu hướng chung của lứa tuổi này là muốn tự khẳng định mình, vươn lên một vị trí độc lập theo xu hướng rất phức tạp. Đối với họ những sự sắp đặt của người lớn, sự chỉ bào cặn kẽ, việc kiểm tra giám sát đôi khi trở thành xiềng xích cần phải phá bỏ. Xuất phát từ ý thích muốn tự do, thoát khỏi sự kiểm sát của người lớn nên người chưa thành niên có xu hướng gia nhập các nhóm bạn, bởi ở đó họ sẽ tìm thấy sự tương đồng, thấy mình được đối xử bình đẳng hơn.Chính vì vậy, người lớn cần hết sức khéo léo trong cách giáo dục, kèm cặp con cái để sao cho chúng không có cảm giác bị trói buộc. Trong quá trình phát triển tâm sinh lí đã ảnh hưởng lớn đến tính cách của người chưa thành niên, làm cho họ dễ xúc động, tính khí thất thường. Lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế rất thấp nên việc bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội là điều rất dễ xảy ra. Hơn nữa, ở cái độ tuổi không phải là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người lớn thì con người ta rất linh động, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú vì vậy ranh giới giữa đúng và sai rất nhạt nhòa, dễ bị lẫn lộn. Về mặt động cơ, hành vi của người chưa thành niên thường rất đơn giản. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, nhạy bén tinh thần, có tính hay học đòi, bắt chước, nhưng chưa có khả năng chọn lọc và điều khiển những hành vi ứng xử của mình một cách chính chắn. Người chưa thành niên phạm tội nói chung đều có những đặc điểm tâm sinh lí của một người chưa thành niên bình thường nhưng do họ bị tiếp xúc với một môi trường không tốt, tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống nên nhân cách giảm sút và có những biểu hiện cực đoan. Tuy nhiên hành vi phạm tội đấy không chỉ xuất phát từ yếu tố môi trường mà nó là sự kết hợp giữa 2 yếu tố môi trường và cá nhân người phạm tội. 2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Về mặt nguyên tắc, mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, 6 tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Tuy nhiên, đối với trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên, Nhà nước có chính sách xử lý riêng, căn cứ vào đặc điểm đặc thù của sự phát triển tâm sinh lý con người ở độ tuổi này cũng như đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Một người chỉ được coi là người chưa thành niên phạm tội khi họ thỏa mãn các điều kiện dưới đây: - Họ là người chưa thành niên. - Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - Đã thực hiện hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên phạm tội là người dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm. Nói cách khác, người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội trong độ tuổi từ khoảng trên 14 hoặc 16 tuổi (tùy từng trường hợp tội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) và dưới 18 tuổi. Điều 68 Bộ luật hình sự quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”. Như thế, theo tinh thần của điều luật nêu trên, quan điểm chính thức của Nhà nước ta khẳng định: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi mà Nhà nước quy định là tội phạm.” Người không có năng lực trách nhiệm hình sự, dưới 14 tuổi trong trường hợp tội phạm thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trong do cố ý hoặc dưới 16 tuổi, trong trường hợp tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 7 do vô ý không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi họ chưa hoặc không đủ điều kiện chủ thể của tội phạm. Người chưa thành niên phạm tội, do có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra. Tuy nhiên, do sự hạn chế về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội ở lứa tuổi này, Nhà nước ta xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ nhằm uốn nắn lại sự lệch lạc trong sự phát triển nhân cách, đồng thời tạo điều kiện cho họ tái hoàn lương, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường của đời sống xã hội. Chính sách hình sự đặc biệt khoan giảm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện ở nguyên tắc xử lý, ở các hình phạt và biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với họ. 3. Qui định của pháp luật TTHS đối với người chưa thành niên phạm tội : a. Nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội:Đi:ều 69 Bộ luật hình sự Điều 69 Bộ luật hình sự quy định 6 nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, trong đó thứ nhất là nguyên tắc xử lý chung, thứ hai là nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự, thứ ba là nguyên tắc vừa miễn trách nhiệm hình sự vừa quyết định hình phạt, còn nguyên tắc thứ tư, thứ năm và thứ sáu là nguyên tắc quyết định hình phạt. Sau đây là sáu nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự và phân tích kỹ các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. 1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Yêu cầu của nguyên tắc này là đặt mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích 8 cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cũng phải thể hiện sao cho đảm bảo việc giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm. chứ không nhằm trừng trị. 2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục 3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm Yêu cầu của nguyên tắc này là chỉ trong trường hợp cần thiết thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngay cả khi cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không có nghĩa là phải áp dụng hình phạt đối với họ mà có thể áp dụng các biện pháp tư pháp, thậm chí miễn hình phạt cho họ nếu có những căn cứ. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là tính chất của hành vi phạm tội, những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Cần chú ý là yêu cầu của việc “ phòng ngừa” chứ không phải yêu cầu của việc “ chống ” tội phạm 4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi Tòa án phải lựa chọn việc có áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hay không, nếu có căn cứ để Tòa án không cần áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì áp dụng biện pháp tư pháp. Căn cứ để Tòa án lựa chọn việc có áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội hay không là tính chất của hành vi phạm tội, những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa 9 5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là nguyên tắc xử lý, nhưng lại là căn cứ quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Trước hết thái độ của Nhà nước ta là dứt khoát không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện tính nhân đạo trong luật hình sự nước ta, quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội quy định ở nguyên tắc thứ nhất. 6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Đây cũng là nguyên tắc nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, không thành kiến đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi là trẻ em. b. Các quyết định hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: Thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng bao gồm các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ngoài những thủ tục chung của Bộ luật TTHS thì cũng như Bộ luật Hình sự, Bộ luật TTHS giành riêng một chương quy định về tố tụng hình sự và chính sách xử lý đặc biệt với người chưa thành niên phạm tội (tại Chương XXXII). Trong đó quy định rõ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm tội phải xác định rõ các yếu tố về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và 10 [...]... vụ xét xử áp dụng rộng rãi Điều 18 BLTTHS để xét xử kín đối với những vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên (tuyệt đối không xét xử lưu động đối với những vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên) • Khi xét xử người chưa thành niên phạm tội cần tiến hành tách biệt với việc xét xử bị cáo đã thành niên (kể cả trường hợp những vụ án có người chưa thành niên phạm tội đồng phạm. .. đình và người chưa thành niên ở Việt Nam. Trên thế giới, tòa án cho người chưa thành niên đã được thành lập từ cả trăm năm nay Ví dụ như ở Thái Lan đã thành lập Toà án người chưa thành niên trung ương Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những người chưa thành niên dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự Việc cần thiết thành lập toà án người chưa. .. đối với người chưa thành niên phạm tội Tình hình tội phạm là người chưa thành niên có xu hướng ngày càng tăng và rất nghiêm trọng Có tác dụng trong việc thúc đẩy hình thành đội ngũ những người tiến hành tố tụng chuyên trách, xây dựng hệ thống thu thập các thông tin và thống kê về số lượng bị cáo chưa thành niên, hành vi phạm tội, mức án mà toà đã tuyên Muốn thành lập tòa án người chưa thành niên ở nước... một thông tư liên tịch hướng dẫn về thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến người chưa thành niên (bao gồm cả bị cáo, người bị hại và người làm chứng) Trong đó thủ tục tố tụng xét xử cần theo hướng: • Bổ nhiệm hội đồng xét xử chuyên biệt để xét xử những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên (những người tham gia xét xử phải có kiến thức về tâm lý, giáo dục… người chưa thành niên) , • Yêu cầu thẩm phán... nhiều người vị thành niên đã phạm tội với những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt 21 2 Những bất cập trong tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: Từ những số liệu thống kê và tình hình thực tế của thủ tục tố tụngở Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng hình sự nói riêng, chúng tôi nhận thấy có những bất cập sau: i Luật của nước ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối với người. .. bị kỳ thị trong các em.Việc người chưa thành niên bị đưa ra xét xử trong môi trường giống bị cáo đã thành niên hoặc trong cùng vụ án với bị cáo đã thành niên làm cho người chưa thành niên bị ảnh hưởng tiêu cực từ phía bị cáo đã thành niên Có thể họ sẽ liều lĩnh và nguy hiểm hơn sau khi bị đưa ra xét xử iv Những bất cập trong việc bào chữa: Thời gian qua, Viện Khoa học xét xử TAND Tối cao đã nghiên cứu,... người chưa thành niên không phải là trừng phạt những người chưa thành niên phạm tội mà "giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của người chưa thành niên phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh người chưa thành niên đã chót mắc phải sai lầm" ii • Vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố: Điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với người chưa. .. phạm với người đã thành niên) • Yêu cầu thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử, ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên (nhất là những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đang bị tạm giam) • Khi hỏi bị cáo là người chưa thành niên cần đặt câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề, cần giải thích thường xuyên cho người chưa thành niên và gia đình... người chưa thành niên Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên về cơ bản được quy định chung trong BLTTHS 2004 nhưng chỉ có một chương duy nhất (Chương XXXII từ Điều 301 đến Điều 310) là quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên Thực tế có rất nhiều nước trên thế giới có 1 bộ luật riêng về xét xử người chưa thành niên Điển hình như ở Nhật Bản có Luật chưa thành niên Mục đích của Luật người. .. khảo sát những yếu kém của tòa án người chưa thành niên ở các nước và phương pháp khắc phục cụ thể để vận dụng vào điều kiện nước ta Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên khi tham gia tố tụng, bên cạnh việc nghiên cứu thành lập toà án người chưa thành niên, cần nghiên cứu thành lập các bộ phận chuyên trách trong cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, theo hướng hình thành ở mỗi cơ . HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: QUẢN TRỊ BÀI TIỂU LUẬN MÔN TỐ TỤNG HÌNH SỰ Đề tài: Thực trạng, những bất cập và hướng sửa đổi trong xét xử người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam. LỚP. với người chưa thành niên phạm tội. 3 I. Những vấn đề lí luận và pháp lí về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội: 1. Khái niệm người chưa thành niên: a. Khái niệm: Khái niệm người. định là tội phạm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên phạm tội là người dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi phạm tội, thỏa

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan