quá trình hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược cho một tổ chức

51 413 1
quá trình hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược cho một tổ chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ HỌC Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Văn Khiêm DANH SÁCH NHÓM 09 Nguyễn Thế Đức Tâm (Nhóm trưởng) Nguyễn Ngọc Băng Tâm Nguyễn Phương Tâm 1055060130 1055060131 1055060212 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 MỤC LỤC Trang C âu hỏ i 01 03 I. K há i ni ệ m 03 1. Mục đích (goal) 03 2. Mục tiêu (objective) 03 3. Mối quan hệ giữa mục đích và mục tiêu 07 4. Ví dụ 08 II. Đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt (well – designed goals) 09 1. Nguyên tắc SMART – SMART(ER) 10 2. Nguyên tắc AFMAMSU 12 III. Giải quyết vấn đề - thiết kế một mục đích tốt 12 IV. Kết luận 14 Câu hỏi 02 14 I. Khái niệm 14 1. Lợi thế cạnh tranh 15 2. Tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận 16 II. Lợi thế cạnh tranh trong các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận 20 1. Trong tổ chức lợi nhuận 19 2 Trong tổ chức phi lợi nhuận 20 III. Giải quyết vấn đề 21 IV. Kết luận 22 Câu hỏi 03 23 I. Khái niệm 23 1. Hoạch định 23 2. Cấp hoạch định 24 II. Cơ sở lý thuyết 24 1. Tác dụng và những điều cốt lõi của hoạch định 24 2. Hoạch định chiến lược 26 III. Giải quyết vấn đề - Doanh nghiệp với công tác hoạch định 38 IV. Kết luận 41 Kết luận chung 43 Tài liệu tham khảo 44 Trang 2 Câu hỏi 01: Mô tả các đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt (well – designed goals). Để mô tả được các đặc tính của mục đích được cho là thiết kế tốt, trước hết ta cần tìm hiểu những khái niệm liên quan đến mục đích – mục tiêu. Sau đó, ta sẽ tiến hành mô tả những đặc tính của một mục đích được cho là thiết kế tốt, từ đó thấy được tầm quan trọng của mục tiêu và phải làm thế nào để thiết kế mục tiêu tốt cho bản thân cũng như đặt nó vào trong môi trường doanh nghiệp, tìm được mối quan hệ giữa mục tiêu với những nhiệm vụ khác trong doanh nghiệp như công tác hoạch định và quản trị chiến lược của công ty. I. Khái niệm 1. Mục đích (goal) M ục đích là dự kiến trong ý thức con ngườ i v ề k ế t quả mong mu ốn đạt đượ c b ằ ng ho ạt độ ng c ủa mình. Với tính cách là động cơ trực tiế p, mục đích hướ ng d ẫn và điề u ch ỉnh mọ i ho ạt động. Người ta thường phân biệ t mục đích chung và mục đích bộ phậ n, mục đích cuối cùng và mục đích trung gian, mục đích xa và mục đích gần, … Mục đích có thể th ực hiệ n b ằ ng nhiều phương tiệ n, biện pháp khác nhau tùy điề u kiệ n c ụ thể . M ục đích, phương tiện và kế t quả là mộ t thể thống nhất.1 Như vậy, hiểu một cách đơn giản, mục đích là một kết quả cuối cùng được mong đợi, đồng thời là lý do tồn tại của một tiến trình, dự án. Mục đích là điều mong muốn được nêu ra một cách rõ ràng để cuối cùng đạt cho được.2 2. Mục tiêu (objective) – nền tảng của hoạch định a. Định nghĩa Mục tiêu là trạng thái kinh tế hay xã hội mà con người nhằm đạt tới về một loại hoạt động nào đó. Mục tiêu kinh tế là trạng thái kinh tế mà chủ thể quản lý mong muốn, cần và có thể đạt tới trong hoặc sau một thời gian hoạt động và tiến hành quản lý. Mục tiêu kinh tế xác định đúng sẽ là căn cứ tốt để lập kế hoạch phát triển kinh tế và để hình thành nên bộ máy quản lý thích hợp, và nó chi phối toàn bộ quá trình quản lý.3 Như vậy, mục tiêu còn là cái đích cụ thể nhắm vào và phấn đấu đạt được trong khoảng thời gian nhất định.4 Mục tiêu có những đặc điểm sau: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB Từ điển bách khoa Diffen, Goals vs Objective Tham khảo trực tuyến tại: www.diffen.com/difference/Goal_vs_Objective Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB Từ điển bách khoa Diffen, Goals vs Objective Tham khảo trực tuyến tại: www.diffen.com/difference/Goal_vs_Objective Trang 3 • Được thể hiện qua những câu phát biểu chi tiết, phản ánh kết quả cần đạt được, thời điểm người thực hiện có thể đo lường được; • • • Liên quan đến kết quả cuối cùng; Không là những hoạt động chiến lược; Liên hệ chặt chẽ với những mục đích. b. Tính đa hướng, tầm quan trọng, mức độ ưu tiên, yêu cầu của mục tiêu, mục tiêu thực sự, mục tiêu phát biểu: b.1 Tính đa hướng của mục tiêu Một doanh nghiệp khi hoạt động đều đặt nhiều mục tiêu để phấn đấu cho từng giai đoạn, dài hạn lẫn ngắn hạn với số lượng trung bình từ 5 – 6 mục tiêu và những mục tiêu này thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Một số doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu và cho thấy được mối liên hệ giữa chúng trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Cụ thể, doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu về lợi nhuận, mức tăng trưởng, thị phần, trách nhiệm xã hội, phúc lợi cho nhân viên, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa, hiệu suất và tất cả chúng đều có mối liên hệ lẫn nhau trong từng giai đoạn. Khi đặt ra yêu cầu về mức lợi nhuận, doanh nghiệp cũng sẽ đặt ra mục tiêu về thị phần. Nếu thị phần tăng thì uy tín của doanh nghiệp cũng cao lên buộc họ phải đặt ra những mục tiêu thiên về xã hội như trách nhiệm xã hội và nâng cao phúc lợi cho nhân viên. Mục đích nâng cao phúc lợi nhằm giúp nhân viên hăng hái khi làm việc cho công ty. Điều này tác động trở lại làm lợi nhuận ngày càng tăng và chất lượng sản phẩm cũng dần được cải thiện, kèm theo đó là việc sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Một khi doanh nghiệp ổn định chi phí quản lý và lợi nhuận thì nhà quản trị sẽ mở rộng sang thị trường khác và cần nhận biết thị trường nào nên hoặc không nên thâm nhập. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục biến đổi đầu vào làm giảm chi phí để sản phẩm có giá thành thấp nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Tiếp tục xoay vòng những mục tiêu có mối liên hệ như trên tạo thành một khối thống nhất giúp doanh nghiệp phát triển. b.2 Mụ c tiêu phá t biể u và mụ c tiêu thự c sự - Mụ c tiêu phá t biể u là nhữ ng phát biểu chính thức của một tổ chức để làm cho công chúng tin vào đó là mục tiêu của tổ chức nhằm giải thích, thuyết minh, tuyên truyền cho tổ chức. - Mục tiêu thực sự là những gì mà tổ chức phát biểu và thực làm cho từng giới như cổ đông, khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Mục tiêu thực sự được đặt ra thường là lợi nhuận dài hạn, là những điểm vượt trội, cơ sở của chiến lược cạnh tranh. Trang 4 Mặc dù mục tiêu phát biểu có thể cũng chính là mục tiêu thực sự của tổ chức, không hiếm trường hợp một tổ chức tuyên bố một mục tiêu phát biểu và lại cố gắng vận hành để đạt được một mục tiêu khác.5 b.3 Tầm quan trọng của mục tiêu: Tầm quan trọng của mục tiêu thể hiện ở việc: • Mục tiêu là cái đích cụ thể mà ta nhắm đến và cần thực hiện được trong một khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Mục tiêu còn đảm bảo tư cách pháp lý và nâng cao hình ảnh của tổ chức đối với khách hàng và đối tác. • Mục tiêu là thước đo thành quả cho chúng ta biết được ta đã thực hiện công việc như thế nào, có hoàn thành tốt những mục tiêu được đề ra không. Chắc hẳn rằng khi đánh giá lại các mục tiêu đã, ta sẽ biết được thành quả của mình đạt được trong thời gian qua là bao nhiêu. • Mục tiêu giúp đẩy mạnh cam kết. Một khi cấp trên đề ra mục tiêu cho cấp dưới thì để thực hiện tốt công việc được giao, cấp dưới sẽ nêu cao uy tín của mình bằng cách đặt ra những cam kết với nhau và giữa cấp trên và cấp dưới. Cũng chính mục tiêu thúc đẩy cho sự cam kết được thực hiện và đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm, sự uy tín của cấp dưới. • Mục tiêu tăng cường động viên. Bên cạnh việc cam kết, để thực hiện mục tiêu thành công, cấp trên cũng phải biết động viên cấp dưới mau chóng hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, khi công ty đang theo đuổi một hoặc nhiều mục tiêu thì sự động viên của sếp đối với các nhân viên cũng sẽ được tăng lên. • Mục tiêu giúp gắn kết tổ chức tạo thành khối thống nhất. Mọi nhân viên và nhà quản trị các cấp khi đã có chung mục đích và mục tiêu thống nhất sẽ cùng nhau hành động trong một khối thống nhất, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ, từ đó đạt được mục đích và mục tiêu của tổ chức. b.4 Mức độ ưu tiên của mục tiêu Mức độ ưu tiên của mục tiêu chính là chỉ ra mục tiêu nào quan trọng hơn và sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào cho phù hợp. Mức độ ưu tiên của mục tiêu có thể được thể hiện thông qua ma trận xác định mức độ ưu tiên. Từ đó, ta đưa ra quyết định cuối cùng rằng mục tiêu này nên thực hiện trước, mục tiêu nào nên thực hiện sau.6 Bằng cách liệt kê những mục tiêu dài hạn của tổ chức theo thứ tự ưu tiên, lãnh đạo cấp cao có thể quyết định việc phân bổ nguồn lực như thời gian, tài chính, nguồn nguyên vật liệu, nhân tài, một cách hợp lý. Hệ thống mức độ ưu tiên A – B – C:7 Jawahar, Overview of System Analysis & Design Tham khảo trực tuyến tại: http://www.ddegjust.ac.in/studymaterial/msc-cs/ms-04.pdf Robert Heller (2007), Cẩm nang quản lý hiệu quả - Kỹ năng ra quyết định, NXB Tổng hợp TP.HCM, Kim Phượng, Lê Ngọc Phương Anh (dịch) Robert Kreitner (2006), Management Trang 5 • • • A là những mục tiêu “phải làm”; B là những mục tiêu “nên làm”; C là những mục tiêu “làm thì tốt”; Trong hệ thống này, mục tiêu cấp cao hơn là mục đích cho các mục tiêu cấp dưới còn mục tiêu của cấp dưới là phương tiện để hoàn thành các mục tiêu cấp cao hơn. b.5 Yêu cầu của mục tiêu: Mục tiêu cần đáp ứng được các yêu cầu sau:8 •Đảm bảo tính liên tục và kế thừa: những mục tiêu đều phải được đặt ra một cách liên tục trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp hoặc trong một công việc mang tính liên tục. Một mục tiêu khi được đặt ra phải mang tính kế thừa của mục tiêu trước đó và đảm bảo thực hiện chúng một cách liên tục. •Phải rõ ràng và mang tính định lượng: khi đã đề ra mục tiêu thì ta phải giới hạn một khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện nó. Đồng thời, mục tiêu được đặt ra cũng phải rõ ràng, không nói chung chung mà phải nói rõ ra mục tiêu đó muốn hướng đến điều gì và thường mục tiêu càng rõ ràng thì mang tính định lượng càng cao. •Phải có thách thức để thể hiện được sự phấn đấu của các thành viên: mục tiêu được đặt ra không được quá dễ cũng không được quá khó mà chúng ta phải đặt ra được một mục tiêu mang tính vừa tầm tức là không dễ nhưng phải có độ khó một chút. Điều này giúp cho chủ thể thực hiện mục tiêu cần phải nỗ lực phấn đấu hơn bình thường để đạt được mục tiêu đề ra. •Xác định rõ thời gian thực hiện: đây là một phần của nguyên tắc SMART(ER) mà ta sẽ đề cập đến ở những phần sau đây. Việc xác định rõ thời gian thực hiện là việc chúng ta xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời gian thực hiện mục tiêu là bao lâu. Chia nhỏ công việc ra để thực hiện trong nhiều khoảng thời gian sẽ đảm bảo được việc hoàn thành mục tiêu. •Có kết quả cụ thể chính là yêu cầu quan trọng nhất khi đề ra mục tiêu, vì khi thực hiện mục tiêu, cái chúng ta cần đạt được đó chính là kết quả, không có kết quả cụ thể thì chắc hẳn sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu đề ra. 3. Mố i qua n hệ giữ a mụ c đíc h và mụ c tiêu : Một số thuộc tính để phân biệt giữa mục đích và mục tiêu như sau:9 • • • Mục đích thường rộng và tổng quát hơn ; mục tiêu thì hẹp và cụ thể hơn Mục đích là ý định chung; mục tiêu thì rõ ràng Mục đích thì không đo lường được; mục tiêu thì đo lường được TS. Phan Thị Minh Châu (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 113 Diffen, Goals vs Obiective Tham khảo trực tuyến tại: www.diffen.com/difference/Goal_vs_Objective Trang 6 • Mục đích thì mang tính lý thuyết và trừu tượng; mục tiêu thì rõ ràng. Sau đây là bảng so sánh giữa mục đích và mục tiêu:10 Như vậy, mục đích là việc ta phải làm, còn mục tiêu là thứ ta cần đạt được để từng bước hoàn thành nhiệm vụ phải làm do mục đích đề ra. M ục tiêu chia nhỏ mục đích ra thành các phần nhỏ hơn, và có thể cung cấp chỉ dẫn làm thế nào để hoàn thành mục đích.11 Ví dụ: Trong công tác chuẩn bị cho một dự án, mục đích được nêu lên ngay từ đầu. Mục đích thường trả lời cho câu hỏi “tại sao”, nhằm giải thích nguyên nhân ẩn sau sự việc. Tuy nhiên, mục đích khá bao quát và không dễ dàng nhận được sự tán thành từ nhiều phía cho đến khi đạt được. Trong quá trình tiến đến mục đích, sẽ có những mục tiêu có vẻ như đi ngược lại định hướng ban đầu, thậm chí sẽ có mục tiêu mang tính “hy sinh”, làm đòn bẩy cho các mục tiêu khác để “lùi một tiến ba”. Vấn đề là làm thế nào đề ra được những mục tiêu tốt, nhắm thẳng đến mục đích. Một mục tiêu phải bắt nguồn từ mục đích, có cùng dự tính như mục đích, nhưng cụ thể hơn, xác định được số lượng và xác minh rõ ràng hơn mục đích. Vì vậy, muốn mục đích tốt thì các mục tiêu cũng phải tốt. [...]... cấp hoạch định được nêu trên, ta chú trọng và phân tích cấp hoạch định chiến lược (quản lý cấp cao) vì hoạch định chiến lược là một phần không thể thiếu khi nhà quản trị thực hiện công tác quản trị chiến lược cho doanh nghiệp Ngoài ra, khi tìm hiểu về hoạch định chiến lược sẽ tạo tiền đề cho ta trả lời câu hỏi về sự cần thiết của công tác hoạch đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay 2.1 Hoạch định. .. là kế hoạch được trình bày rõ, chi tiết phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược Mối quan hệ giữa kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược là kế hoạch tác nghiệp đưa ra những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược II Cơ sở lý thuyết về hoạch định 1 Tác dụng, những điều cốt lõi của hoạch định a Tác dụng của hoạch định Hoạch định có... doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay 2.1 Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược liên quan đến việc xác định những mục tiêu dài hạn, bao quát toàn bộ tổ chức và chiến lược hành động để thực hiện mục tiêu, căn cứ hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường.53 Hoạch định chiến lược còn là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng... http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Trang 22 Hai cấp hoạch định trên xác định mục tiêu có tính chất khác nhau, cấp hoạch định chiến lược thì mục tiêu mang tính định hướng và cấp hoạch định tác nghiệp thì mục tiêu mang tính định lượng Do đó, trong cùng một thời gian, mỗi cấp quản lý có thể đưa ra chương trình hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau mà không sợ trùng lắp, tuy nhiên... mạng của tổ chức theo Mintzberg là Một sứ mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hóa và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó.”52 Bản tuyên bố sứ mạng diễn tả một cách khái quát về khách hàng của doanh nghiệp, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, định hướng của doanh nghiệp trong một giai đoạn 2 Hoạch định chiến lược Trong... đáng kể, nhà quản trị áp dụng chiến lược này khi hài lòng với thành quả của tổ chức và môi trường ổn định, ít thay đổi.59 Đối với chiến lược ổn định, doanh nghiệp vẫn tiến hành cung cấp sản phẩm, phục vụ khách hàng, thực hiện phúc lợi xã hội cho nhân viên, công tác hoạch định chiến lược cũng không thay đổi nhiều Tuy nhiên, chiến lược ổn định có điểm yếu là khó làm cho một nhà quản trị chấp nhận, vì... trường, tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo, … Lợi thế cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu khi các nhà quản trị muốn tạo ra chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức Một trong những quá trình quản trị chiến lược chính là phân bổ và phân tích nguồn lực của tổ chức, 44 đó chính là những lợi thế mà tổ chức có thể dùng để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy, xác định đúng đắn... thế mà tổ chức có được sẽ là bước quan trọng giúp tổ chức xác định đúng đắn chiến lược cần thực hiện trong tổ chức dựa trên những điểm mạnh mà ta có được Câu hỏi 03: Bạn ủng hộ quan điểm nên làm công tác hoạch định hay không nên làm công tác hoạch định cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay? Hãy giải thích sự chọn lựa của bạn Để biết được công tác hoạch định có nên hay không nên thực hiện cho các... hiện tại của tổ chức • Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu • Xây dựng bảng kế hoạch hoặc hệ thống các chương trình hoạt động để đạt được mục tiêu • Thực hành việc hoạch định Ta thấy rằng quá trình cơ bản của hoạch định gắn liền với các mục tiêu, vì mục tiêu chính là nền tảng của hoạch định Vì vậy, để công tác hoạch định thành công thì từng bước trong quá trình đều phải... xác định phải đạt yêu cầu của một mục tiêu tốt 2 Cấp hoạch định Có hai cấp hoạch định: 49 Hoạch định chiến lược: xác định mục tiêu và những việc lớn cần làm trong thời gian dài, với giải pháp lớn (mang tính định hướng) để đạt tới mục tiêu trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có và có thể có 50 Cấp hoạch định này dành cho quản lý cấp cao với chức vụ như: Chủ tịch, Phó chủ tịch, CEO, Tổng . 23 1. Hoạch định 23 2. Cấp hoạch định 24 II. Cơ sở lý thuyết 24 1. Tác dụng và những điều cốt lõi của hoạch định 24 2. Hoạch định chiến lược 26 III. Giải quyết vấn đề - Doanh nghiệp với công tác hoạch. chức để làm cho công chúng tin vào đó là mục tiêu của tổ chức nhằm giải thích, thuyết minh, tuyên truyền cho tổ chức. - Mục tiêu thực sự là những gì mà tổ chức phát biểu và thực làm cho từng. thế cạnh tranh 15 2. Tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận 16 II. Lợi thế cạnh tranh trong các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận 20 1. Trong tổ chức lợi nhuận 19 2 Trong tổ chức phi lợi nhuận 20 III.

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan