Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa

78 1.4K 18
Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai không chỉ là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất mà còn là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước, không đâu là không mọc lên các nhà ở, khu đô thị mới. Cùng với quá trình tăng dân số làm tăng nhu cầu nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất vui chơi giải trí, và đất phục vụ cho các mục đích khác điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Các quỹ đất nông nghiệp đã bị thu hồi để sử dụng vào nhiều mục đích phi nông nghiệp khác nhau, đặc biệt quỹ đất trồng lúa của nước ta có biến động mạnh. Trước những hiện tượng biến động mạnh đó, ngày 11 tháng 12 năm 2012 Chính Phủ đã đưa ra nghị định “nghị định 42/2012/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa” đưa ra những điều, khoản nhằm khuyến khích cộng đồng có sự quản lý và bảo vệ quỹ đất lúa hợp lý. Trong đó, tại khoản 4 điều 13 có nội dung sau “hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trồng lúa trước ngày 31 tháng 12 năm 2015” Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho nhiều ngành trong đó phải kể đến ngành quản lý đất đai. Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information Systems) đã được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực quản lý thông tin đất, trong đó phần mềm MapInfo là phần mềm không thể thiếu trong GIS. MapInfo giúp cho người sử dụng biên tập, số hóa, tra cứu các thông tin trong thửa đất…giúp cho việc quản lý các lớp dữ liệu bản đồ thuận lợi cho việc tra cứu, cập nhật các thông tin trên thửa đất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ. Phú Ninh gồm 10 xã và 1 thị trấn; trong đó, Tam Thành là xã thuộc địa bàn huyện, có diện tích là 16,42 km 2 , xã còn gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế - xã hội như hiện nay, nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, có quỹ đất lúa tương đối lớn. Do các hoạt động phát 1 triển kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, công tác quản lý về các thông tin chưa được nắm bắt kịp thời, do khả năng áp dụng các công nghệ thông tin vào quản lý đất đai còn thấp làm quá trình quản lý gặp phải rắc rối, tranh cải, các thông tin trên giấy tờ bị lạc mất, nhòe đi không rõ ràng dẫn đến quá trình quản lý bị sai lệch. Đất lúa là quỹ đất đặc biệt quan trọng đối với người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung, là đất được sử dụng để làm ra nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin về đất đai và tăng cường công tác quản lý thông tin tại địa phương, đặc biệt là quỹ đất trồng lúa. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả quỹ đất trồng lúa trên địa bàn xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam". 1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS), đặc biệt là khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong việc xây dựng cơ sở dử liệu về đất trồng lúa trên địa bàn xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. - Nâng cao hiểu biết và sử dụng các phần mềm GIS để củng cố kiến thức chuyên ngành cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường. - Củng cố kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2013 và thực trạng quản lý đất lúa hiện nay. - Phát hiện những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và việc quản lý đất trồng lúa. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tam Thành. - Biết sử dụng các chức năng và hoạt động của phần mềm chuyên ngành có liên quan. - Ứng dụng được các phần mềm chuyên ngành vào việc thành lập và quản lý các cơ sở dữ liệu về đất lúa trên địa bàn xã Tam Thành. 2 - Dữ liệu sau khi hoàn thành phải đảm bảo chính xác, cập nhật đơn giản và nhanh chóng. - Tạo ra được kết quả nghiên cứu cụ thể từ đó phân tích tính khả thi và đề xuất mở rộng của đề tài. - Các đề xuất để bảo vệ đất lúa phải sát với thực tế và người dân có thể áp dụng được. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Quản lý Nhà nước về đất đai 2.1.1.1. Khái niệm - Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. - Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hoá. [3] 2.1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân. - Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao; giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả. - Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. - Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. 4 - Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. - Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luật về đất đai. [3] 2.1.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2003, bao gồm: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. [3] 5 2.1.2. Đất trồng lúa 2.1.2.1. Khái niệm Đất trồng lúa là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác, được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương: - Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm. - Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hàng năm chỉ trồng một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc cây hàng năm khác, hoặc có khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm. - Đất trồng lúa nương là đất nương, rẫy (đất dốc trên đồi, núi) để trồng lúa từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. [11] 2.1.2.2. Các căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất trồng lúa Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa; Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 6 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện Điều 13 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa. 2.1.2.3. Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa  Khái niệm Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là tập hợp thông tin về không gian và thuộc tính có liên quan đến đất trồng lúa. Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa là cơ sở dữ liệu thành phần, chuyên đề của cơ sở dữ liệu đất đai. [8, Khoản 6, điều 3]  Nội dung dữ liệu đất trồng lúa: - Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý, người sử dụng đất trồng lúa, người có liên quan đến các giao dịch về đất trồng lúa; - Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất; - Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất; giao dịch về đất trồng lúa; - Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi; - Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông; - Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới hành chính: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp; - Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, địa danh, xứ đồng và các ghi chú khác; - Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính; - Nhóm dữ liệu về quy hoạch liên quan đến đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường ranh giới đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ; ranh giới và mốc giới đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng; 7 - Nhóm dữ liệu về điều tra, đánh giá phân hạng đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của các khoanh đất: Loại đất, độ chua, thành phần cơ giới lớp đất mặt, độ dày tầng canh tác, địa hình tương đối, điều kiện khí hậu, điều kiện tưới, tiêu, xâm nhập mặn, loại hình sử dụng đất hiện tại, năng suất lúa trung bình 10 năm gần đây; - Nhóm dữ liệu về đánh giá chất lượng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa, ô nhiễm đất và các nguồn dữ liệu khác có liên quan. [8,Điều 14]  Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa - Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa được thực hiện dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin. - Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa dưới dạng giấy hoặc dạng số - Trách nhiệm cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa: + Đơn vị có chức năng lưu trữ thông tin đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện cung cấp thông tin tổng hợp về dữ liệu đất trồng lúa trên phạm vi cả nước; + Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 17 Thông tư này; + Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 17 Thông tư này; + Các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa phải chịu trách nhiệm đối với nội dung thông tin đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu. - Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin đất trồng lúa phải nộp tiền sử dụng thông tin và tiền dịch vụ cung cấp thông tin theo quy định. [8, Điều 18] 2.1.3. Tổng quan về công nghệ GIS 2.1.3.1. Định nghĩa về GIS GIS là tập hợp có tổ chức các phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản 8 lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. GIS có các chức năng cơ bản là thu thập dữ liệu, xử lý số liệu thô, lưu trữ và truy cập dữ liệu, tìm kiếm và phân tích không gian. [2] 2.1.3.2. Quy trình công nghệ của hệ thống GIS và các thành phần của một hệ thống thông tin GIS a. Quy trình công nghệ của hệ thống GIS Công nghệ GIS là quá trình vào ra số liệu, được cụ thể hóa trong mô hình sau: - Số liệu vào: số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi, số hóa, quét, viễn thám, ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS (global position system) và toán điện tử (total station) - Quản lý số liệu: sau khi số liệu được thu thập, tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu có hiệu quả phải đảm bảo việc bảo mật số liệu, tích hợp các số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số liệu. - Xử lý số liệu: các thao tác xử lý số liệu được thực hiện để tạo ra thông tin. Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo: xử lý số liệu, tạo ảnh báo cáo, bản đồ. - Phân tích và mô hình hóa: số liệu tổng hợp và chuyển đổi là một phần của GIS, những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính thông tin đã thu thập. Khả năng phân tích thông tin không gian để có được sự nhận thức, có khả năng sử dụng những quan hệ đã biết để mô tả đặc tính địa lý đầu ra của một tập hợp các điều kiện. - Số liệu ra: thông tin có thể được biểu thị khi nó được xử lý bằng GIS, các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị cung cấp bằng các bản đồ và ảnh ba chiều. Thông tin có thể quan sát trên màn hình máy tính, hoặc tạo ra file dữ liệu. Liên hệ trực quan là một trong những phương diện của công nghệ GIS được tăng cường bởi sự biến đổi ngược lại của các điều kiện đầu ra. [2] b. Các thành phần của GIS GIS bao gồm các thành phần cơ bản là: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp. 9 Hình 2.1. Các thành phần của một hệ GIS - Phần cứng: Thực hiện các hoạt động của GIS bao gồm thiết bị nhập số liệu (bàn phím, bàn số hóa…), thiết bị lưu trữ dữ liệu (đĩa cứng, CD, đĩa lưu động (USB)…), thiết bị xử lý số liệu, thiết bị sản xuất sản phẩm. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. - Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị CSDL; Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ hoạ. - Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu. - Con người: Hệ thống GIS cần những người có kỹ năng để điều khiển và quản lý hệ thống. Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. - Phương pháp: Các chuyên gia điều hành GIS bằng các hàm, thủ tục và các quyết định từ các phương pháp. Sự thành công trong các thao tác với GIS phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định phương pháp tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án). [2] 10 [...]... dạng dữ liệu khác, hoặc tổng hợp dữ liệu từ nguồn dữ liệu có sẳn Cập nhật dữ liệu là giai đoạn khó khăn và chiếm nhiều kinh phí nhất trong quá trình xây dựng ứng dụng GIS Dữ liệu GIS được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau [12] Hình 2.2 Các nguồn dữ liệu của GIS - Lưu trữ và truy xuất dữ liệu Dữ liệu GIS khi lưu trữ thường ở dạng cơ sở dữ liệu không gian, mỗi lớp bản đồ sẽ tương ứng với một lớp dữ liệu. .. trong cơ sở dữ liệu Mỗi lớp dữ liệu không gian chỉ thể hiện một dạng thông tin (lớp sử dụng đất, lớp nguồn ô nhiễm không khí…) Hiện nay có hai dạng dữ liệu đang được sử dụng để lưu trữ dữ liệu là file dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa lý File dữ liệu có cấu trúc gọn và đơn giản hơn, điển hình file dữ liệu này là định dạng Shapefile của ERSI (.shp), MapInfo Table của MapInfo (.tab, mif) Còn cơ sở dữ liệu. .. thống GIS lớn, Geodatabase hổ trợ khả năng kết nối từ xa, đa người dùng và có thể chứa nhiều lớp dữ liệu, kể cả dữ liệu ảnh(Raster) 11 Các phần mềm GIS thương mại đã biết tận dụng các ưu điểm của cơ sở dữ liệu quan hệ (Microsoft Access, SQL Server, Oracle…) để phát triển thành cơ sở dữ liệu địa lý Chính vì vậy, chức năng truy xuất trong cơ sở dữ liệu GIS bao gồm cả chức năng có sẵn của cơ sở dữ liệu. .. 2.1.3.4 Cơ sở dữ liệu của hệ thống GIS a Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial database) Cơ sở dữ liệu không gian là loại dữ liệu mô tả tính chất địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất hay trong lòng đất như: Kích thước, vị trí, hình dạng, diện tích của đối tượng… hay một không gian nhất định Dữ liệu không gian bao gồm: dạng Vectơ, Raster và TIN Chủ yếu sử dụng ở 2 dạng chính là Vectơ và Raster Dữ liệu. .. thống GIS a Chức năng của hệ thống GIS Hệ thống GIS gồm có 4 nhóm chức năng chính: cập nhật dữ liệu, lưu trữ và truy xuất dữ liệu, tìm kiếm và phân tích không gian, hiển thị đồ hoạ - Cập nhật dữ liệu Cập nhật dữ liệu là tiến trình thu thập và xử lý số liệu thành các định dạng mà GIS sử dụng được Chức năng cập nhật dữ liệu cho phép người sử dụng có thể nhập trực tiếp dữ liệu từ phần mềm, chuyển đổi dữ liệu. .. Thời gian sử dụng số liệu: năm 2010 - 2013 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Đánh giá tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2013 và thực trạng quản lý đất lúa hiện nay - Phát hiện những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và việc quản lý đất trồng lúa - Xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu quỹ đất trồng lúa của huyện... dạng vùng (polygon) có liên quan đến số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Dữ liệu Raster trình bày lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị thuộc tính [14] b Cơ sở dữ liệu thuộc tính (Attribute database) Cơ sở dữ liệu thuộc tính là cơ sở dữ liệu được trình bày dưới dạng các ký tự hoặc số, hoặc ký hiệu để mô tả, phản ánh các tính chất thuộc... các ứng dụng GIS Một số cơ quan đã có nguồn dữ liệu đặc thù của ngành tuy nhiên dữ liệu bản đồ chủ yếu là các bản đồ tỷ lệ nhỏ, chủ yếu qua các đề tài, dự án ở quy mô nhỏ lẻ, có các định dạng khác nhau, chưa được hệ thống hóa và chuẩn hóa theo đúng quy định Một số đơn vị cũng đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm chuyên biệt, phần mềm GIS, chủ yếu như: Mapinfo, ArcGIS nhằm xây dựng nên hệ thống cơ sở dữ. .. định áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thi hành các quy định pháp luật về đất đai, UBND xã đã quan tâm chỉ đạo các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tuy nhiên người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 trong 6 quyển chung của người sử dụng đất) ... cạnh đó, hàng năm Quảng Nam đầu tư 95 tỷ đồng xây dựng các hạng mục thủy lợi, giao thông nội đồng và cải tạo chỉnh trang đồng ruộng [16] 2.2.3 Thực trạng về ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực tỉnh Quảng Nam Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo "Xây dựng chương trình ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Quảng Nam”

Ngày đăng: 16/08/2014, 15:18

Mục lục

  •  Nội dung dữ liệu đất trồng lúa:

  • - Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý, người sử dụng đất trồng lúa, người có liên quan đến các giao dịch về đất trồng lúa;

  • - Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;

  • - Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất; giao dịch về đất trồng lúa;

  • - Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

  • - Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;

  • - Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới hành chính: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp;

  • - Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, địa danh, xứ đồng và các ghi chú khác;

  • - Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

  • - Nhóm dữ liệu về quy hoạch liên quan đến đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường ranh giới đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ; ranh giới và mốc giới đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng;

  • - Nhóm dữ liệu về điều tra, đánh giá phân hạng đất trồng lúa: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của các khoanh đất: Loại đất, độ chua, thành phần cơ giới lớp đất mặt, độ dày tầng canh tác, địa hình tương đối, điều kiện khí hậu, điều kiện tưới, tiêu, xâm nhập mặn, loại hình sử dụng đất hiện tại, năng suất lúa trung bình 10 năm gần đây;

  • - Nhóm dữ liệu về đánh giá chất lượng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa, ô nhiễm đất và các nguồn dữ liệu khác có liên quan. [8,Điều 14]

  •  Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa

  • - Việc cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa được thực hiện dưới các hình thức tra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.

  • - Thông tin được cung cấp từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa dưới dạng giấy hoặc dạng số

  • - Trách nhiệm cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu đất trồng lúa:

  • + Đơn vị có chức năng lưu trữ thông tin đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện cung cấp thông tin tổng hợp về dữ liệu đất trồng lúa trên phạm vi cả nước;

  • + Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

  • + Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa của địa phương theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 17 Thông tư này;

  • + Các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu đất trồng lúa phải chịu trách nhiệm đối với nội dung thông tin đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan