Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng ( monopterus albus) nuôi tại ba tri, bến tre

71 1K 3
Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và  ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng ( monopterus albus) nuôi tại ba tri, bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu là do tôi thực hiện và các số liệu trong luận văn này là trung thực, các thông tin tham khảo đều có trích dẫn nguồn tài liệu. Một số nội dung trong luận văn này có liên quan đến và là một phần của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng Monopterus albus quy mô nông hộ” do Viện Nghiên cứu NTTS 3 chủ trì mà tôi cũng là thành viên nghiên cứu và được phép sử dụng các số liệu để báo cáo. Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2008 Người viết cam đoan Hồ Thị Bích Ngân ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và những giúp đỡ hữu ích của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin được chân thành tri ân Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang và các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học NTTS 2005. Những kiến thức quý giá mà thầy cô đã giảng dạy là nền tảng để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cũng như những công việc chuyên ngành trong tương lai. Đặc biệt, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Hoàng Tùng (Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế TP HCM). Thầy đã có những hướng dẫn quý báu giúp tôi trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận văn của mình. Đề tài này nhận sự hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật từ đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng Monopterus albus quy mô nông hộ” do Viện Nghiên cứu NTTS 3 chủ trì từ nguồn kinh phí tài trợ của Dự án Hợp phần Hỗ trợ phát triển Nuôi trồng Thủy sản bền vững (SUDA). Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Viện, Ban quản lý Hợp phần SUDA, Phòng Nghiên cứu Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản và chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, tôi nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị cộng tác viên đề tài, công nhân kỹ thuật. Tôi xin chân thành cám ơn sự trợ giúp quý báo của các anh chị trong việc triển khai thí nghiệm và thu thập các số liệu. Hồ Thị Bích Ngân iii TÓM TẮT Kết quả điều tra cho thấy mùa vụ khai thác lươn giống ở Ba Tri là từ tháng 3-11 âm lịch, hoạt động khai thác lươn giống chủ yếu diễn ra vào các ngày trời có mưa. Các loại nghề khai thác lươn đang được người dân sử dụng gồm trúm, dớn, xúc ủ và xiệc điện. Trong đó, khai thác lươn bằng trúm chiếm đa số với 60% số người khai thác và 70% sản lượng lươn khai thác được. Lươn thuộc nhóm kích cỡ 20-50 g/con chiếm hơn 84% ở tất cả các loại nghề. Ngoài ra, thử nghiệm nuôi hồi phục lươn giống khai thác từ tự nhiên cho thấy chúng có tỷ lệ sống thấp hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Để nuôi được lươn giống từ tự nhiên phải qua một quá trình nuôi hồi phục với một tỷ lệ hao hụt nhất định. Nhằm xác định mật độ và loại thức phù hợp để nuôi lươn trong bể nylon có mô đất, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với bốn nghiệm thức mật độ nuôi khác nhau (0,5; 1; 2; 3 kg/m 2 - cỡ giống 40 con/kg) và ba nghiệm thức sử dụng thức ăn (thức ăn tươi, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp). Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng của lươn và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi (P<0,05). Sử dụng thức ăn tươi và chế biến đều mang lại hiệu quả về mặt sinh trưởng và kinh tế của lươn nuôi là như nhau và cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp (P<0,05). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút kết được mô hình nuôi lươn trong bể nylon có mô đất với mật độ nuôi thích hợp nhất là 1 kg/m 2 , có thể sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn chế biến. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Phần 1: TỔNG QUAN 3 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƯƠN ĐỒNG 3 1.1.1. Thế giới 3 1.1.2. Việt Nam 6 1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG 10 Phần 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LƯƠN DÙNG LÀM THÍ NGHIỆM .12 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12 2.1.2. Nguồn lươn dùng làm thí nghiệm 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 14 2.3.1. Phương pháp tìm hiểu đặc điểm nguồn lươn giống 14 2.3.2. Bể nuôi và chuẩn bị bể 14 2.3.3. Nguồn nước và chế độ thay nước 16 2.3.4. Phương pháp cho ăn và chế độ chăm sóc quản lý 16 2.3.5. Quan trắc các thông số môi trường 16 2.3.6. Phương pháp thu mẫu để đánh giá ảnh hưởng của mật độ và loại thức ăn 17 2.4. THÍ NGHIỆM NUÔI HỒI PHỤC LƯƠN ĐÁNH BẮT TỪ TỰ NHIÊN 17 a. Thí nghiệm về mật độ nuôi: 18 b. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn 18 2.5. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ 18 2.6. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN 18 2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ SỐ LIỆU 20 Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LƯƠN GIỐNG TẠI BA TRI, BẾN TRE 21 3.1.1. Mùa vụ và phương pháp khai thác lươn giống 21 3.1.2. Ngư cụ khai thác 22 3.1.3. Kích cỡ lươn giống khai thác được 24 v 3.2. KẾT QUẢ NUÔI HỒI PHỤC 25 3.2.1. Thí nghiệm về mật độ 25 3.2.2. Thí nghiệm về vật liệu trú ẩn 27 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI 28 3.3.1. Điều kiện môi trường của các bể thí nghiệm 28 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng của lươn 28 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của lươn 32 3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN 33 3.4.1. Điều kiện môi trường của các bể thí nghiệm 33 3.4.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng của lươn 34 3.4.3. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống của lươn 37 3.5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ LOẠI THỨC ĂN 37 3.5.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế 37 3.5.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả kinh tế 41 3.6. THẢO LUẬN 43 3.7. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG 45 3.7.1. Lựa chọn địa điểm 45 3.7.2. Bể nuôi và chuẩn bị bể nuôi 45 3.7.3. Nguồn nước và chế độ thay nước 46 3.7.4. Thả lươn giống 46 3.7.5. Phương pháp cho ăn và chế độ chăm sóc quản lý 47 3.7.6. Thu hoạch 47 Phần 4: KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần amino acid của thịt ốc bươu vàng tươi 9 Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường tại địa điểm nghiên cứu 12 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp và 19 Bảng 3.1. Các loại nghề khai thác lươn và sản lượng khai thác được theo nghề 21 Bảng 3.2. Kích cỡ trung bình của lươn khai thác được 24 Bảng 3.3. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. 28 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi 29 Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi 30 Bảng 3.6. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm. 33 Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của lươn nuôi 34 Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của lươn nuôi 35 Bảng 3.9. Các chỉ tiêu sản xuất. 38 Bảng 3.10. Chi phí sản xuất 39 Bảng 3.11. Doanh thu 40 Bảng 3.12. Các chỉ tiêu sản xuất 41 Bảng 3.13. Chi phí sản xuất 42 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Lươn giống 13 Hình 2.2. Dụng cụ vận chuyển lươn giống 13 Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 13 Hình 2.4. Chuẩn bị bể thí nghiệm 15 Hình 2.5. Thân chuối khô 15 Hình 2.6. Bể thí nghiệm 16 Hình 2.7. Nơi trú ẩn của lươn 16 Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm các nhóm kích thước lươn thai thác được 21 Hình 3.2. Trúm khai thác lươn 22 Hình 3.3. Dớn khai thác lươn 23 Hình 3.4. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn khai thác theo nghề 25 Hình 3.5. Tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục ở các mật độ nuôi khác nhau 26 Hình 3.6. Thời gian nuôi hồi phục lươn đến khi chúng ăn mồi 27 Hình 3.7. Tỷ lệ sống và thời gian ăn mồi của lươn nuôi hồi phục bằng 27 Hình 3.8. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các mật độ khác nhau 29 Hình 3.9. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn 30 Hình 3.10. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn lúc thu hoạch 31 Hình 3.11. Tỷ lệ sống của lươn nuôi ở các mật độ khác nhau 32 Hình 3.12. Tăng trưởng của lươn nuôi ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau 34 Hình 3.13. Hệ số biến thiên về khối lượng của lươn 35 Hình 3.14. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng lươn lúc thu hoạch 36 Hình 3.15. Tỷ lệ sống của lươn nuôi ở các nghiệm thức khác nhau 37 Hình 3.16. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ở các nghiệm thức khác nhau 40 Hình 3.17. Tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên 41 Hình 3.18. Chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận ở các nghiệm thức khác nhau 42 Hình 3.19. Tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận biên ở các nghiệm thức khác nhau 43 1 MỞ ĐẦU Lươn đồng (Monopterus albus) sống chui rúc trong bùn, phân bố tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt khắp nước ta. Đây là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu, giàu dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nuôi lươn là hoạt động sản xuất cần ít vốn đầu tư, có thể thực hiện ở nhiều loại công trình như bể ximăng, ao lót bạt hay bồn nuôi trên cạn. Ngoài ra, có thể tận dụng công lao động nhàn rỗi trong gia đình và nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền ở địa phương như tôm, cá tạp, ốc bươu vàng, phụ phế phẩm lò mổ để nuôi lươn. Nuôi lươn thích hợp với việc phát triển giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập. Vì vậy, lươn đồng được xem là đối tượng nuôi thủy sản của nông dân nghèo vùng nông thôn. Lươn đồng đã được nuôi ở một số quốc gia châu Á như Philippine, Indonexia, Trung Quốc… Ở nước ta, trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân vùng An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên cạn mang lại hiệu quả cao. Vì thế, nghề nuôi này rất được các cấp, các ngành quan tâm và khuyến khích phát triển. Ba Tri là huyện tiếp giáp với biển Đông, ba mặt còn lại giáp với huyện Thạnh Phú, Giồng Trôm và Bình Đại. Nguồn nước ngọt chủ yếu cung cấp cho các hoạt động nông nghiệp của huyện là từ sông Hàm Luông và sông Ba Lai. Huyện Ba Tri có diện tích canh tác lúa chiếm 1/2 tỉnh Bến Tre. Vì đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông nên thu nhập thấp. Do đó có thể tận dụng điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước dồi dào), nguồn lao động nhàn rỗi, nguồn thức ăn sẵn có rẻ tiền ở địa phương (ốc bưou vàng, cá tạp, phụ phế phẩm ) để phát triển nuôi lươn. Sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho lươn còn góp phần diệt địch hại cho cây lúa. Đặc biệt, Ba Tri là huyện có đàn bò nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh, chiếm 45% tổng đàn bò của Bến Tre, cho nên việc dùng phân bò để gây nuôi trùn quế làm thức ăn cho lươn xem ra rất khả thi. Với những lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy có cơ sở để triển khai thử nghiệm nuôi lươn ở Ba Tri, để người dân ở đây có thể áp dụng và nhân rộng mô hình nuôi này nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2 Được sự chấp thuận và phân công của trường Đại học Nha Trang, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng (Monopterus albus) nuôi tại Ba Tri, Bến Tre”. Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: 1. Nghiên cứu đặc điểm nguồn lươn giống tại Ba Tri, Bến Tre 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre Đề tài được thực hiện với mục tiêu là có được mô hình nuôi lươn đồng đạt hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế tại Ba Tri, Bến Tre. Ý nghĩa của đề tài: cung cấp thêm dữ liệu và thông tin thực tiễn về kỹ thuật nuôi lươn đồng. Nếu thành công, đề tài sẽ tạo ra nghề nuôi mới góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi cho địa phương. 3 Phần 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƯƠN ĐỒNG 1.1.1. Thế giới Nghề nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng nhanh nhất trong các lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,9% kể từ năm 1970 so với tỷ lệ ở khai thác là 1,2% và 2,8% ở nghề nuôi các động vật trên cạn (FAO 2004)[19]. Theo dự đoán của Ye (1999)[47] thì đến năm 2030 cần phải có 130 triệu tấn sản phẩm thủy sản cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới và nuôi trồng thủy sản sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đủ mức sản lượng này. Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng cho người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo với các đối tượng nuôi phong phú như cá chép, mè, trôi, tôm càng xanh, cá chình, cá rô phi… Lươn đồng (Monopterus albus) cũng là một đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu về lươn đồng được tiến hành từ rất sớm với nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. Các nghiên cứu về lươn (Monopterus albus) chủ yếu tập trung về hình thái, sinh lý, sinh thái, kiểm soát bệnh, di truyền ở mức độ phân tử, đa dạng nguồn gen (Chen et al. 1968, Lu et al. 2006, Tang et al. 1974, Tao et al. 1993, Wei et al. 2006…)[16, 27, 39, 40, 43]. Nghiên cứu về nuôi và sinh sản nhân tạo đối tượng này còn hạn chế do đặc tính đào hang, thở khí trời và có hiện tượng chuyển đổi giới tính trong suốt quá trình thành thục. Mặc dù vậy, lươn đã được nuôi phổ biến khắp Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua từ nguồn giống tự nhiên và sinh sản tự nhiên. Cho đến nay thì việc nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất về sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm lươn ở quốc gia này có nhiều tiến bộ đáng kể (Wei et al. 2006)[43]. Mặc dù lươn đồng (Monopterus albus) có hình dạng giống với cá chình (true eel) nhưng giữa chúng hoàn toàn không có sự liên quan. Lươn không có vảy. Vây lươn thoái hóa và chỉ có một mang hình chữ V ở phía dưới cổ khác so với các loài cá khác là có hai mang ở hai bên. Chúng còn có mõm ngắn và đuôi nhọn. Trong khi đó cá chình thuộc bộ Anguilliformes có vẩy, có hai mang, vây ở đuôi và bụng. Điểm khác nhau chính giữa hai nhóm này, ấu trùng cá chình sống trôi nổi, có dạng mảnh và trong suốt, cũng có thể có bề ngoài rất lớn giống như lá cây (www.ecologyasia.com/verts/ [...]... thông số kỹ thuật cơ bản như mật độ nuôi, thức ăn, hình thức, môi trường 10 nuôi .là rất cần thiết Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi và thức ăn đến lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre để có cơ sở xây dựng mô hình và kỹ thuật nuôi phù hợp 1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG Lươn đồng (Monopterrus albus) phân bố tự nhiên ở vùng... thống kê (P0,05) Như vậy, mật độ nuôi hồi phục lươn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn mà không ảnh hưởng đến thời gian lươn bắt đầu ăn mồi Tăng mật độ nuôi sẽ làm giảm tỷ lệ sống của lươn nuôi hồi phục Các nghiệm thức thử nghiệm nuôi hồi phục trên đều có tỷ lệ sống thấp hơn hẳn so với nghiệm thức. .. Sử dụng loài Tubifex spp làm thức ăn để ương ấu trùng cho tốc độ tăng trưởng cao hơn động vật phù du và thức ăn nhân tạo Luo (2 007)[28] nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan đến sự tiêu thụ thức ăn và sinh trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) nhằm đưa ra phương pháp quản lý chất lượng nước khoa học Phương pháp nghiên cứu của tác giả là dựa vào sự cân bằng thức ăn ở các mức oxy hòa tan khác... lươn nuôi hồi phục và không có ảnh hưởng đến thời gian lươn bắt đầu ăn mồi Tỷ lệ sống trung bình của lươn nuôi giữa các nghiệm thức mật độ 300 con/bể với 400 con/bể và 500 con/bể với 600 con/bể có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P . tài Nghiên cứu đặc điểm nguồn giống và ảnh hưởng của mật độ nuôi, thức ăn đến lươn đồng (Monopterus albus) nuôi tại Ba Tri, Bến Tre . Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: 1. Nghiên cứu đặc. đặc điểm nguồn lươn giống tại Ba Tri, Bến Tre 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của lươn đồng nuôi tại Ba Tri, Bến Tre 3. Nghiên cứu ảnh hưởng. thức ăn đến sinh trưởng của lươn 34 3.4.3. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống của lươn 37 3.5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ LOẠI THỨC ĂN 37 3.5.1. Ảnh hưởng của mật độ đến

Ngày đăng: 16/08/2014, 03:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan