Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu

83 736 5
Điều tra hiện trạng  kỹ thuật và đánh  giá hiệu quả kinh tế    xã hội của nghề nuôi  hầu (crassostrea  belcheri  sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa  –vũng tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI HẦU (Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) THƯƠNG PHẨM Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản Mã số: 60. 62. 70 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ ANH TUẤN Nha Trang - 2011 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo iii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và quý thầy cô Khoa Nuôi trồng thuỷ sản và phòng đào tạo đại học và sau đại học – Trường đại học Nha Trang đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Ngô Anh Tuấn đã định hướng, tận tình giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu hải sản, Ban lãnh đạo Phân viện nghiên cứu hải sản, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Uỷ ban nhân dân xã Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu, Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong thời gian làm luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình các hộ nuôi hầu đã thu xếp thời gian và cung cấp thông tin trong luận văn này. Xin cảm ơn các anh chị lớp Cao học Nuôi trồng thuỷ sản 2009 đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn này. Nha Trang, tháng 3 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tình hình nghiên cứu hầu trên thế giới 3 1.1.1 Hệ thống phân loại 3 1.1.1.1 Hầu Châu Âu ( Tên tiếng Anh: European Flat Oyster) 3 1.1.1.2. Hầu Bồ Đào Nha (Tên tiếng Anh:Portuguese Oyster) 4 1.1.1.3. Hầu Mỹ (Tên tiếng Anh: American Oyster) 4 1.1.1.4. Hầu California (Tên tiếng Anh Olympia oyster) 5 1.1.1.5. Hầu ống (Tên tiếng Anh: Pacific oyster, Pacific cupped oyster) 5 1.1.1.6. Hầu kumamoto (Tên tiếng Anh: Kumos oyster) 6 1.1.1.7. Hầu Slipper cupped (Hiutre creuse Chausson) 7 1.1.1.8. Hầu Châu Á 7 1.1.2. Sản lượng hầu thế giới và tình hình xuất nhập khẩu hầu 7 1.1.2.1. Các loài hầu nuôi chính trên thế giới 7 1.1.2.2. Sản lượng hầu thế giới 8 1.1.3. Đặc điểm sinh học của hầu 10 1.1.3.1. Đặc điểm phân bố 10 1.1.3.2. Phương thức sống 12 1.1.3.3. Thức ăn và phương thức bắt mồi 12 1.1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng 13 1.1.3.5. Đặc điểm sinh sản 13 1.1.3.6. Địch hại và khả năng tự bảo vệ 14 1.1.4. Kỹ thuật nuôi hầu 14 1.1.4.1. Chọn bãi nuôi 14 1.1.4.2. Nguồn giống 14 1.1.4.3. Lấy giống và nuôi lớn 16 1.1.5. Quản lý, chăm sóc 18 1.1.6. Thu hoạch 19 1.2 Tình hình nghiên cứu hầu trong nước 19 v 1.2.1. Định loại loài hầu phân bố ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 19 1.2.2. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 19 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái 19 1.2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng 21 1.2.2.3. Đặc điểm sinh sản 22 1.2.3. Các hình thức nuôi hầu 23 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về hầu 24 1.3. Một số khái niệm trong nghiên cứu 26 1.3.1. Hiệu quả kinh tế 26 1.3.2. Hiệu quả kỹ thuật 26 1.3.3. Hiệu quả xã hội 26 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1.Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 29 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 29 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 29 2.2.3.1 Xử lý số liệu. 29 2.2.3.2 Phân tích số liệu 29 2.2.4. Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế - xã hội 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 3.1. Điều kiện tự nhiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu có ảnh hưởng đến nghề nuôi hầu 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nghề nuôi hầu 34 3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của hộ nuôi hầu thương phẩm 35 3.2.1. Thông tin về chủ hộ nuôi hầu 35 3.2.2. Thông tin về hộ nuôi hầu 37 3.2.3. Điều kiện xã hội của của xã Long Sơn 38 3.3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi hầu thương phẩm 39 3.3.1. Hình thức nuôi 39 3.3.2. Đặc điểm thiết bị nuôi 40 3.3.2.1. Hình thức nuôi giàn 40 vi 3.3.2.2. Hình thức nuôi bè 41 3.3.2.3. Hình thức nuôi lồng 42 3.3.3. Đặc điểm vùng nuôi 43 3.3.4. Hầu giống 44 3.3.5. Thời vụ nuôi hầu thương phẩm 44 3.3.6. Thức ăn 44 3.3.7. Quản lý và chăm sóc 45 3.3.8. Các loại bệnh thường gặp và vấn đề phòng trị bệnh cho hầu 45 3.3.9. Thu hoạch 45 3.3.10. Thị trường 45 3.3.11. Sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương với hộ nuôi hầu 46 3.4. Kiến nghị và phương hướng phát triển của các hộ nuôi hầu 47 3.4.1. Khó khăn của các hộ khi nuôi hầu 47 3.4.2. Phương hướng phát triển của các hộ nuôi hầu 47 3.4.3. Kiến nghị của các hộ nuôi hầu 48 3.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội 49 3.5.1. Sản lượng, năng suất, giá thành và giá bán hầu thương phẩm 49 3.5.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi hầu thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 49 3.5.3. Hiệu quả về mặt xã hội 50 3.6. Giải pháp phát triển nghề nuôi hầu 51 3.6.1. Giải pháp kỹ thuật 51 3.6.2. Giải pháp khuyến ngư 51 3.6.3. Giải pháp về chính sách và quản lý 51 3.6.4. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại 52 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53 4.1. Kết luận 53 4.2. Đề xuất ý kiến 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 60 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loài hầu nuôi chính và sản lượng 7 Bảng 1.2: Sản lượng hầu lớn Thái Bình Dương qua các năm 8 Bảng 1.3: Sản lượng hầu thu được ở các quốc gia từ 1978 – 1983 9 Bảng 1.4: Vùng phân bố của các loài hầu trên thế giới 11 Bảng 3.1: Độ tuổi của người nuôi hầu……………………………………………………35 Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi hầu 36 Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của chủ hộ 36 Bảng 3.4: Trình độ chuyên ngành học của chủ hộ 37 Bảng 3.5: Phân bố lao động trong gia đình hộ nuôi hầu 37 Bảng 3.6: Diễn biến các hình thức nuôi hầu qua các năm 39 Bảng 3.7: Các loại giàn nuôi hầu 40 Bảng 3.8: Các loại bè nuôi hầu 41 Bảng 3.9: So sánh các ưu điểm và nhược điểm của các hình thức nuôi 43 Bảng 3.10: Diện tích nuôi hầu qua các năm (Đơn vị tính: m 2 ) 43 Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hầu thương phẩm 46 Bảng 3.12: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với nghề nuôi hầu thương phẩm 46 Bảng 3.13: Khó khăn gặp phải trong nuôi hầu hiện nay 47 Bảng 3.14: Phương hướng phát triển của hộ nuôi hầu 48 Bảng 3.15: Một số kiến nghị của hộ nuôi 48 Bảng 3. 16: Sản lượng, năng suất, giá thánh và giá bán hầu thương phẩm 49 Bảng 3.17: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của 1ha nuôi hầu 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ vị trí triển khai đề tài 28 Hình 2. 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài 28 Hình 3.1: Diễn biến các hình thức nuôi hầu qua các năm……………………………… 39 Hình 3.2: Cấu trúc giàn nuôi hầu 40 Hình 3.3: Cấu trúc bè nuôi hầu 42 Hình 3.4: Cấu trúc lồng nuôi hầu 42 1 MỞ ĐẦU Toàn thế giới có 32 nước nuôi hầu thương phẩm với tổng sản lượng khoảng 4 triệu tấn (năm 2000), trong đó riêng các loài hầu biển - đối tượng được nuôi phổ biến đã đạt tới 3,9 triệu tấn. Ở hầu hết các nước phát triển, nghề nuôi hầu thương phẩm rất được coi trọng và đạt sản lượng cao: Nhật Bản 221.000 tấn; Hàn Quốc 209.000 tấn; Pháp 33.000 tấn/năm Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu thế giới về hầu nuôi thương phẩm với 3,3 triệu tấn (năm 2000). Theo báo cáo của FAO, nghề nuôi hầu đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, không phải cho ăn, quy mô đa dạng, sức sinh sản lớn là yếu tố quan trọng để sản xuất giống đại trà. Ngoài ra hầu có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ vực, nó có tác dụng làm sạch môi trường nước tốt. Hầu Crassostrea belcheri là đối tượng nuôi chính của ngư dân ở xã Long Sơn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong nhiều năm qua. Theo các nhà nghiên cứu, nguồn dinh dưỡng có trong con hầu ở Long Sơn được đánh giá là cao nhất Việt Nam: thịt hầu có 57% protit, 7-11% lipid, 19-30% gluxit, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, D và E và so với nhiều nước như Úc, Canada, Mỹ, Pháp… thì ở Việt Nam rất thuận lợi để phát triển nuôi hầu vì chu kỳ đời hầu ở các nước này khoảng 3 năm còn ở Việt Nam chỉ khoảng 10 – 12 tháng. Xã Long Sơn có điều kiện rất lớn để phát triển nghề nuôi hầu, nhưng sản lượng hầu thu hoạch trong năm qua chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Sản lượng hầu nuôi ở đây chưa đủ lớn để có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu sang các nước khác. Thị trường tiêu thụ hầu chủ yếu vẫn là các nhà hàng và các chợ trong và ngoài tỉnh, giá bán còn khá rẻ so với các loại khác. Nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển nghề nuôi hầu ở Long Sơn là do thiếu sự quản lý chặt chẽ, để có thể phát triển nuôi hầu bền vững. Tình trạng phát triển tự phát đã làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Người nuôi không đăng ký khu vực nuôi cũng như diện tích nuôi, nên dễ nảy sinh dịch bệnh. Bên cạnh đó người nuôi chưa hiểu rõ đặc điểm sinh học của hầu, trình độ kỹ thuật còn thấp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên khi môi trường thay đổi bất thường, dịch bệnh 2 xảy ra họ chưa có biện pháp khắc phục. Do đó, việc thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi hầu (Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất cần thiết. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các cơ sở khoa học cho việc xây dựng một mô hình nuôi phù hợp với điều kiện ngư dân, nhằm góp phần nâng cao thu nhập và giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi hầu. - Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các thông số kỹ thuật về nuôi hầu và các giải pháp khắc phục khó khăn trong nuôi hầu hiện nay ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi hầu mang lại cho người nuôi. - Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài thực hiện nhằm bổ sung, hoàn thiện phương pháp điều tra và xử lý các số liệu trong thống kê kinh tế, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi hầu cho tỉnh. Cơ sở để xây dựng qui hoạch phát triển nuôi hầu, tránh tác động tiêu cực về môi trường sinh thái, bảo đảm tính ổn định lâu dài khi mở rộng diện tích nuôi hầu. - Nội dung nghiên cứu: 1) Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi hầu thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các chỉ tiêu: đặc điểm vùng nuôi, mùa vụ nuôi, hình thức nuôi, đặc điểm thiết bị nuôi, chăm sóc và quản lý, thu hoạch. 2) Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của nghề nuôi hầu thông qua các chỉ tiêu: năng suất và sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, giá thành, lợi nhuận. 3) Đề xuất một số giải pháp: giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp khuyến ngư. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu hầu trên thế giới 1.1.1 Hệ thống phân loại Ngành: Mollusca Lớp : Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Bộ: Ostreoida Họ: Ostreidae Giống: Crassostrea Ostrea Saccostrea Trên thế giới đại diện những loài sau: [45] 1.1.1.1 Hầu Châu Âu ( Tên tiếng Anh: European Flat Oyster) Tên khoa học Ostrea edulis, có hình dạng thuôn oval hay dạng trái lê tương đối đẹp. Vỏ thô, bề mặt nhám, có dạng tròn trịa, kích thước tương đối đều hơn loài hầu Bồ Đào Nha. Hai mảnh vỏ có hình dạng khác nhau, không đều : vỏ bên trái cong và bám vào vật bám, trong khi đó vỏ bên phải phẳng có viền nhám, được dùng như nắp đậy. Mặt trong của cả hai vỏ đều mịn và óng ánh, màu trắng hay xanh nhạt pha xám. Hai vỏ được giữ lại với nhau bằng một sợi gân co giãn được. Bên ngoài vỏ có màu trắng đục, vàng nhạt hay kem vỏ trái có những rãnh hướng tâm màu nâu nhạt hay xanh nhạt. Thịt có màu từ kem đến xám nhạt, vị hơi mặn, khá chắc. Hầu Châu Âu có thể lớn trên 20 cm và sống đến 20 tuổi Ostrea edulis phân bố từ ven biển Na Uy xuống đến Maroc, qua Địa trung hải vào đến Biển Đen. Tại Châu Âu có khá nhiều địa phương đã trở thành nổi tiếng do các loài hầu sinh sản tại chỗ như hầu 'natives' ở Anh và Belons de Bretagne ở Pháp. Tại Anh, vùng Colchester ở Essex, có đặc điểm địa chất của London với những lớp đất sét trải dài khắp vùng hạ lưu, cửa sông, là nơi sinh sản của loài hầu nổi tiếng Pyfleet. Vùng duyên hải Pháp, Bỉ và Hà Lan dọc Đại tây dương là nơi cư ngụ của một số loài hầu nổi tiếng, và vùng biển phía Nam Ái Nhĩ Lan là một trong những vùng sản xuất hầu quan [...]... động điều tra Điều kiện tự nhiên Hiện trạng kỹ thuật Điều kiện kinh tế xã hội Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hình 2 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài 29 2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu đã được công bố của chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phòng Nông Nghiệp và phát... điều tra [phụ lục] để đánh giá hiện trạng nghề nuôi hầu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có duy nhất xã Long Sơn nuôi hàu Từ danh sách 202 hộ nuôi hàu của xã Long Sơn năm 2010 chọn ra ngẫu nhiên 100 hộ nuôi để phỏng vấn và điều tra, thỏa mãn yêu cầu số mẫu của cuộc điều tra thống kê 2.2.3 Xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1 Xử lý số liệu Số liệu thu được được mã hóa và được xử lý theo... 1.3.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chia ra các quan hệ về lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và ngược lại Hay nói cách khác, tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá. .. thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi có hiệu quả và ngược lại sẽ không tăng hiệu quả [22] 1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây nhằm giúp cho nông hộ có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và học hỏi kỹ thuật nuôi từ các nhà khoa học, từ đó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật này sẽ đạt... trong khi đó hầu Châu Âu (Ostaea edulis) có giá 4,5 đôla/kg và hầu Úc giá là 3,1 đôla/kg [23] 1.1.2.2 Sản lượng hầu thế giới Hầu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Mặc dù hầu có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi nhưng nghề nuôi hầu chỉ phát triển ở vài quốc gia vùng nhiệt đới Sản lượng hầu thu được chủ yếu là khai thác từ tự nhiên Các loài hầu hiện nay 9 được nuôi và khai thác bao... sinh trưởng của hầu rất nhanh và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm Ở vùng ôn đới hầu có sinh trưởng thì chỉ diễn ra trong mùa xuân - hè và mùa thu – đông hoặc gần như không sinh trưởng Sự sinh trưởng của hầu khác nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau và do đặc tính riêng của từng loài Một đặc điểm nổi bật của hầu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất... bãi vẫn còn đủ số lượng hầu bố mẹ sinh sản nhằm phục hồi quần thể [12] 1.2 Tình hình nghiên cứu hầu trong nước 1.2.1 Định loại loài hầu phân bố ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Theo tài liệu phân loại của Hylleberg & Richard N Kilburn (2003) thì hầu phân bố ở xã Long Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là loài Crassostrea belcheri Sowerby, 1871 [35] Tên tiếng Việt: + Ở miền Bắc gọi là hầu + Ở miền Nam gọi là hào, hàu... kg hầu thương phẩm/ lồng Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hầu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô của Thừa Thiên Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu [11] 1.2.4 Các công trình nghiên cứu về hầu Có khoảng 21 loài hầu phân bố ở các vùng sông, ven biển, vùng đảo từ Bắc vào... [7] Ở vùng Đầm Thị Nại, Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh Bình Định đã tiến hành nuôi nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi hầu muỗng bị cạn kiệt do khai thác quá mức Kết quả hầu nuôi sinh trưởng khá nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4 g/tháng, tỷ lệ sống sau 4 tháng nuôi đạt 93% [15] Tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, từ năm 1994-1995 ngư đân đã tiến hành nuôi hầu bằng dàn tre ở vùng cửa sông Rạng thuộc xã. .. 20012005 đã đặt vị trí trở lại cho nghề nuôi hầu và đề xuất nội dung nghiên cứu cụ thể là “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu (hầu sông) thương phẩm [4] Lê Minh Viễn (2004) đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công hầu giống bám đơn (C belcheri) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo Hình thức này đã mang lại hiểu quả kinh tế gấp nhiều lần so với hình thức nuôi hầu bằng phương pháp thu . kinh tế - xã hội 49 3.5.1. Sản lượng, năng suất, giá thành và giá bán hầu thương phẩm 49 3.5.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi hầu thương phẩm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 49. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI HẦU (Crassostrea belcheri. khăn trong nuôi hầu hiện nay ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi hầu mang lại cho người nuôi. - Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Ngày đăng: 16/08/2014, 00:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan