Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hậu giang

116 1.1K 7
Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN    Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được công bố. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Nếu có sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người thực hiện Nguyễn Thành Tâm 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC HÌNH 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7 PHẦN MỞ ĐẦU 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp 13 1.1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 13 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu vốn của DN 13 1.1.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 14 1.2. Thiết lập cơ cấu vốn hợp lý 19 1.2.1. Khái niệm cơ cấu vốn hợp lý 19 1.2.2. Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp 20 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của DN 25 1.3.1. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính: 25 1.3.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 26 1.3.3. Quy mô của doanh nghiệp (Size): 26 1.3.4. Cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) 27 1.3.5. Khả năng sinh lời 27 1.3.6. Cấu trúc tài sản 28 1.3.7. Lãi vay 28 1.3.8. Hình thức sở hữu 28 1.3.9. Các nhân tố khác 29 1.4. Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 29 1.5. Mô hình mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với giá trị của doanh nghiệp 34 1.5.1. Giá trị của doanh nghiệp 34 1.5.2. Mô hình mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và giá trị của doanh nghiệp 35 1.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các nghiên cứu trước đây 36 1.6.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 36 3 1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dệt may tại thành phố Đà Nẵng 37 Chương 2: Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 39 2.1. Thực trạng cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 39 2.1.1. Tình hình chung về DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 39 2.1.2 Thực trạng cơ cấu vốn của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 40 2.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008 – 2010 47 2.2. Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho DN vừa và nhỏ tại tỉnh hậu giang 60 2.2.1. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng 60 2.2.2. Xây dựng mô hình 68 2.2.3. Phân tích hồi quy 68 2.3 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 75 2.3.1. Mối quan hệ giữa Tỷ suất nợ với các nhân tố ảnh hưởng ngành sản xuất 76 2.3.2. Mối quan hệ giữa Tỷ suất nợ với các nhân tố ảnh hưởng ngành thương mại.77 2.3.3. Mối quan hệ giữa Tỷ suất nợ với các nhân tố ảnh hưởng ngành xây dựng 78 Chương 3: Giải pháp thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 80 3.1. Đề xuất mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 80 3.1.1. Đối với các DN không có chi phí lãi vay 80 3.1.2. Đối với các DN có chi phí lãi vay 81 3.2. Các giải pháp hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 85 3.2.1. Về phía các DN 85 3.2.2. Về phía nhà nước 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 97 4 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mối quan hệ giữa chi phí vốn và hệ số nợ trên VCSH 15 Hình 1.2. Quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ số đòn bẩy tài chính 17 Hình 1.3. Mô hình M&M 18 Hình 1.4. Mô hình tổng quát mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 30 Hình 3.1. Các doanh nghiệp không có chi phí lãi vay 80 Hình 3.2. Các doanh nghiệp không có chi phí lãi vay và Tỷ suất nợ < 10% 81 Hình 3.3.Các doanh nghiệp không có chi phí lãi vay và Tỷ suất nợ > 10% 82 Hình 3.4. Các doanh nghiệp có ROA > r d 83 Hình 3.5. Các doanh nghiệp có ROA < r d và ROE > 0 84 Hình 3.6. Các doanh nghiệp có ROA < r d và ROE < 0 85 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động qua các năm 39 Bảng 2.2. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách địa phương 40 Bảng 2.3. Cơ cấu các doanh nghiệp theo tỷ trọng ngành 41 Bảng 2.4. Phân loại các doanh nghiệp được khảo sát 42 Bảng 2.5. Hệ số Nợ trên Tổng vốn tổng hợp các ngành 42 Bảng 2.6. Hệ số Nợ ngắn hạn và Dài hạn trên Tổng vốn các ngành 43 Bảng 2.7. Hệ số VCSH trên Tổng vốn các ngành 44 Bảng 2.8. Hệ số Nợ trên VCSH các ngành 46 Bảng 2.9. Quy mô doanh nghiệp theo ngành 48 Bảng 2.10. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Quy mô doanh nghiệp 49 Bảng 2.11. Cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp theo ngành 49 Bảng 2.12. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Cấu trúc tài sản 51 Bảng 2.13. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp theo ngành 51 Bảng 2.14. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Khả năng sinh lời của DN 53 Bảng 2.15. Rủi ro hoạt động của các doanh nghiệp theo ngành 54 Bảng 2.16. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Rủi ro hoạt động của DN 54 Bảng 2.17. Cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp theo ngành 55 Bảng 2.18. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Cơ hội tăng trưởng của DN 56 Bảng 2.19. Tỷ suất lãi vay của các doanh nghiệp theo ngành 57 Bảng 2.20. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Tỷ suất lãi vay 58 Bảng 2.21. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp theo ngành 58 Bảng 2.22. Hệ số tương quan giữa Tỷ suất nợ và Thời gian hoạt động của DN 59 Bảng 2.23. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ngành sản xuất 61 Bảng 2.24. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ngành thương mại 62 Bảng 2.25. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ngành xây dựng 62 6 Bảng 2.26. Kết quả kiểm định của mô hình ngành sản xuất 69 Bảng 2.27. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy được lựa chọn 70 Bảng 2.28. Kết quả kiểm định của mô hình ngành thương mại 71 Bảng 2.29. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy được lựa chọn 72 Bảng 2.30. Kết quả kiểm định của mô hình ngành xây dựng 73 Bảng 2.31. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy được lựa chọn 74 Bảng 2.32. So sánh kết quả kiểm định với giả thuyết 76 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cty: Công ty DN: Doanh nghiệp DNTN: Doanh nghiệp tư nhân DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước DFL: Đòn bẩy tài chính DOL: Đòn bẩy kinh doanh ĐVT: Đơn vị tính ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định TTCK: Thị trường chứng khoán VCSH: Vốn chủ sở hữu 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hậu Giang được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ (cũ) thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Với đặc điểm là nền kinh tế nông nghiệp, Hậu Giang đã phát huy tốt thế mạnh của mình trong quá trình thực hiện kế hoạch năm 2009, nên tốc tộ tăng trưởng kinh tế đạt cao (12,58%), GDP bình quân đầu người 13,55 triệu đồng/người 1 . Những thành tựu đã đạt được có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp ở tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên nội lực của các doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang còn yếu kém so với những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nổi bật lên là hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này tập trung vào những quyết định không hợp lý, không đảm bảo mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp, trong đó quyết định nguồn vốn là đáng báo động nhất. Là một tỉnh mới thành lập, xuất phát điểm còn thấp nên việc huy động vốn cổ phần trở nên khó khăn, nếu quay lại thị trường tín dụng thì lãi suất trong năm 2009 và 2010 cũng đã gia tăng khá cao dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng không dễ dàng. Kết quả là các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư hoạt động kinh doanh chính, tài trợ cho các dự án đầu tư khả thi. Trong khi đó, số doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi cũng rất khiêm tốn. Để vay vốn lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp phải có sử dụng lao động, tài sản thế chấp, phương án kinh doanh và phải được Uỷ ban nhân dân phê duyệt. Hơn nữa, mức cho vay ưu đãi tối đa một doanh nghiệp là 500 triệu đồng là quá nhỏ so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang rất lúng túng trong việc lập phương án kinh doanh. Có khi phương án phải mất thời gian làm lại nhiều lần vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Đây là hạn chế về năng lực của hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nhu cầu vốn vay để thay đổi công nghệ lạc hậu, mở rộng quy mô phát triển kinh doanh đang là vấn đề “nóng” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu “Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa 1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 9 và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” trở nên rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Đề tài nghiên cứu khi tiến hành thực hiện cần phải đáp ứng được các mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau:  Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung của Luận văn là xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp xác định được một cơ cấu vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.  Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, Luận văn cần đề ra và giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp, phân tích những nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp và những lợi ích mang lại từ cơ cấu vốn hợp lý. - Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xác định được một cơ cấu vốn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: Câu hỏi 1: Thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang? Câu hỏi 3: Mô hình cơ cấu vốn nào là hợp lý nhằm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang? 10 Câu hỏi 4: Những giải pháp nào cần thiết hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang? 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Hậu Giang, cụ thể là doanh nghiệp phi tài chính với các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau như sản xuất, thương mại và dịch vụ. Luận văn sử dụng số liệu dựa trên các báo cáo tài chính của 309 doanh nghiệp gửi cho Cục Thuế tỉnh Hậu Giang từ năm 2008 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp quy nạp, đề tài tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các quyết định tài chính, lý thuyết cơ cấu vốn nền tảng và lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại để xây dựng nên những lý luận chung về cơ cấu vốn hợp lý. Về phương pháp cụ thể, để phân tích cơ cấu vốn và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn cũng như đề xuất mô hình cơ cấu vốn hợp lý, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phân tích hồi quy bội để xây dựng mô hình, nhằm tìm ra các đặc trưng của cơ cấu vốn và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn 5. Tình hình nghiên cứu: 5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam đã có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ cấu vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và đổi mới cơ cấu vốn doanh nghiệp như: (1) Nguyễn Thị Uyên Uyên (2002): nghiên cứu này đã có những đóng góp trong việc phân tích các yếu tố tài chính cấu thành nên giá trị doanh nghiệp, đã xây dựng các mô hình cấu trúc tài chính thích ứng cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp trong chu kỳ sống, trên cơ sở đó hoạch định nên chiến lược tài trợ tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư; (2) Trần Thị Thanh Tú (2007): kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố lãi vay, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định trong tổng tài sản, yếu tố ngành nghề được xác định là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh [...]... được kết cấu thành 3 chương sau đây: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 3: Giải pháp thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP 1.1 CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP... NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Dựa trên các lý thuyết về cơ cấu vốn và các nhân tố có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn đã nêu ở phần trên, đồng thời xét thấy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp là như nhau (25%) nên luận văn bỏ qua nhân tố thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. .. nguyên tắc xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp và những lợi ích của nó Ngoài ra đề tài cũng đã phân tích chi tiết các lý thuyết cơ cấu vốn nền tảng nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận của đề tài Về mặt thực tiễn: đề tài đã tiến hành khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, qua đó đánh giá mặt tích cực và mạnh dạn chỉ... thời gian hoạt động của doanh nghiệp đối với cơ cấu vốn, luận văn sử dụng chỉ tiêu Tuổi của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính toán như sau: Tuổi của doanh nghiệp = Năm báo cáo tài chính – Năm thành lập doanh nghiệp Hình thức sở hữu doanh nghiệp: Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tồn tại dưới các hình thức sở hữu sau đây: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, Cty... chính nói chung và quản trị nguồn vốn nói riêng Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, đề tài đưa ra giải pháp ứng dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng và các giải pháp hỗ trợ mang tầm vi mô lẫn vĩ mô nhằm đảm bảo xây dựng cơ cấu vốn hợp lý tài trợ cho hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 7 Kết cấu của luận... khoản vốn dài hạn; hoặc cơ cấu vốn nghiêng về nợ sẽ cho chi phí thấp hơn so với cơ cấu vốn nghiêng về VCSH Tuy nhiên, cơ cấu nghiêng về các khoản vốn ngắn hạn hoặc cơ cấu vốn nghiêng về nợ sẽ tiềm ẩn rủi ro khả năng thanh toán cao hơn, tính ổn định của cơ cấu tài chính kém hơn Điều này đòi hỏi nhà quản trị tài chính cần xem xét đến sự phù hợp giữa cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản  Thứ hai, cơ cấu vốn phải... mỗi doanh nghiệp trong từng từng giai đoạn phát triển cụ thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro [13 ] 20 1.2.2 Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp [14] Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh Từ những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi thiết lập được cơ cấu. .. phí vốn, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Ngoài ra, vị thế tín dụng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vị thế tín dụng của doanh nghiệp phụ thuộc vào lịch sử giao dịch của doanh nghiệp trong quá khứ, năng lực tài chính hiện tại, kế hoạch phát triển và những rủi ro có thể gặp phải 1.4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP... về cơ cấu vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn (Capital Structure) là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh Cơ cấu vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán Trong Bảng cân đối kế toán, cơ cấu vốn chỉ ra được phần nào tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn. .. chính của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ suất nợ trên VCSH, thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi VCSH: Nợ phải trả x 100% Tỷ suất nợ trên VCSH = Tổng VCSH Vì vậy, để đạt được một cấu trúc vốn hợp lý hướng đến tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp là nội dung quan trọng nhất phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp [7] 1.1.2 Các lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.1.2.1 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu . ngành xây dựng 78 Chương 3: Giải pháp thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 80 3.1. Đề xuất mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. từ cơ cấu vốn hợp lý. - Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 39 2.1. Thực trạng cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 39 2.1.1. Tình hình chung về DN vừa và nhỏ trên địa

Ngày đăng: 16/08/2014, 00:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan