NGƯỜI bị THIỆT hại DO tội PHẠM gây RA TRONG tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM

26 544 0
NGƯỜI bị THIỆT hại DO tội PHẠM gây RA TRONG tố  TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH ◘◘◘ LÊ NGUYÊN THANH NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI DO TỘI PHẠM GÂY RA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 62.38.40.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Phúc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP.HCM, vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Trường Đại học Luật TP.HCM, Thư viện quốc gia 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, địa vị tố tụng của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra là người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự. So sánh với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định bổ sung thêm một số quyền của người bị hại và nguyên đơn dân sự theo hướng nâng cao vai trò của họ trong tố tụng hình sự, như quyền phát biểu, quyền tranh luận tại phiên tòa, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Về mặt lý luận, mảng tri thức về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam hầu như còn rất hạn chế do chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Vì thế, hoạt động lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự chưa nhận được sự hỗ trợ, định hướng về mặt khoa học. Từ những hạn chế trong nhận thức và pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng gặp phải những khó khăn, sai lầm khi xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự. Tình trạng bị vi phạm quyền và không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hai chủ thể này còn xảy ra. Ví dụ, tình trạng người bị hại không được triệu tập tham gia tố tụng, triệu tập không đúng hoặc được triệu tập quá trễ; sự khó khăn trong việc chủ động cung cấp thông tin, tiếp cận vụ án, thực hiện quyền đề nghị; không được thông báo về người tiến hành tố tụng; không có người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi; kết quả điều tra không được thông báo; không có cơ hội phát biểu, tranh luận dân chủ, công khai với các bên 4 tham gia tố tụng; vấn đề bồi thường thiệt hại không được chú ý từ giai đoạn điều tra, giải quyết bồi thường theo yêu cầu không hợp lý; công tác bảo vệ người bị hại trước nguy cơ bị trả thù còn xem nhẹ; tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tiếp tục làm tổn thương người bị hại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn tồn tại. Tình trạng đó đã làm cho người bị hại và nguyên đơn dân sự thật sự gặp nhiều khó khăn khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời phần nào làm giảm hiệu quả giải quyết vụ án hình sự khi không có sự tích cực tham gia tố tụng của họ. Hiện nay, cải cách tư pháp ở Việt Nam có những phương hướng, nhiệm vụ quan trọng, đó là “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử”. Đây cũng là tiền đề tư tưởng để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến bảo vệ người bị thiệt hại do tội phạm gây ra nhằm nâng cao vị trí, vai trò tố tụng của chủ thể này trong tố tụng hình sự. Có như vậy, một mặt sẽ bảo vệ được quyền của người bị hại và nguyên đơn dân sự, mặt khác đảm bảo tranh tụng công khai, dân chủ khi có sự thực hiện đầy đủ quyền tố tụng của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Với những lý do trên, việc chọn vấn đề “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận án tiến sỹ luật học là có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Ở các nước, nạn nhân trong tố tụng hình sự được chú ý nghiên cứu từ những thập niên cuối của thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên, số 5 lượng tài liệu viết về nạn nhân của tội phạm cũng còn hạn chế so với những vấn đề khác của tố tụng hình sự. Ở Việt Nam, cũng không phải là ngoại lệ khi chậm tiếp cận và nghiên cứu về những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra (bao gồm người bị hại và nguyên đơn dân sự). Những điểm hạn chế chung trong các nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra, có thể nhận thấy như sau: - Các công trình, tài liệu nghiên cứu về người bị hại, nguyên đơn dân sự thường tìm hiểu địa vị pháp lý của họ qua hệ thống các quyền và nghĩa vụ được Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà không lý giải cơ sở của các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó. Do đó, các tài liệu chưa làm rõ được vai trò cơ bản của người bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự. - Việc nghiên cứu về người bị hại và nguyên đơn dân sự còn manh mún, chia cắt ở phạm vi khái niệm, ở những quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể, như khởi tố theo yêu cầu người bị hại, yêu cầu bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra… Do đó, không thể đưa ra những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về loại chủ thể này. - Nguyên đơn dân sự cũng là chủ thể được Bộ luật tố tụng hình sự quy định là “bị thiệt hại do tội phạm gây ra”, có hệ thống quyền và nghĩa vụ tương đương với người bị hại, có nhiều loại và rất khó xác định để đưa vào hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thế nhưng mảng tri thức khoa học về nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự còn quá ít và cũng chỉ dừng lại ở mức độ bàn về khái niệm nguyên đơn dân sự và phân biệt với người bị hại. 6 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự cùng với những bất cập của pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, từ đó đưa ra kiến nghị đối với hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm người bị hại và nguyên đơn dân sự. Những thông tin, tư liệu được sử dụng để nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ năm 2003 cho đến nay, trong phạm vi cả nước. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như sau: - Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề nhận thức về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự ở khía cạnh lý luận và pháp lý. - Tìm hiểu tư liệu lịch sử tố tụng hình sự về nạn nhân của tội phạm, đồng thời tham khảo xu hướng lập pháp và pháp luật tố tụng hình sự hiện nay của một số nước trên thế giới. - Phân tích các quyền và nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự,. - Đánh giá thực trạng áp dụng BLTTHS Việt Nam để tìm hiểu mức độ đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự. 7 - Đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị hại và nguyên đơn dân sự. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp phiếu điều tra xã hội học; phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình; phương pháp tham khảo các tư liệu trong các công trình đã công bố; phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu trong những báo cáo của ngành kiểm sát, của một số địa phương 5. Điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án nghiên cứu người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự không chỉ có người bị hại mà còn có nguyên đơn dân sự. Hai chủ thể này tuy có địa vị tố tụng khác nhau nhưng “gần” nhau và cùng bị chi phối bởi dấu hiệu đặc trưng: “bị thiệt hại do tội phạm gây ra”. Chính vì vậy, trong nội dung nghiên cứu có sự liên hệ, so sánh các dấu hiệu pháp lý giữa người bị hại với nguyên đơn dân sự, đồng thời phân biệt với các chủ thể khác trong tố tụng hình sự. Thứ hai, cách tiếp cận quyền, nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự xuất phát từ vị trí, vai trò của hai chủ thể này trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, luận án trình bày quyền, nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự theo nhóm quyền, nghĩa 8 vụ cơ bản và nhóm các quyền, nghĩa vụ khác. Mặt khác, các quyền, nghĩa vụ của người bị hại và nguyên đơn dân sự được đề cập trong luận án không chỉ trong phạm vi các Điều 51 và Điều 52 mà còn liên quan với nhiều điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự. Thứ ba, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của người bị hại và nguyên đơn dân sự, đảm bảo quyền con người, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta. Những kiến nghị này là phù hợp với xu hướng cải cách hệ thống tố tụng hình sự của các nước trên thế giới, trong đó có sự cải thiện vị trí, vai trò nạn nhân của tội phạm. Vì thế, nội dung các kiến nghị mang tính thời sự. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm phong phú thêm khoa học luật tố tụng hình sự ở nước ta. Những kiến nghị trong luận án có thể có ích cho hoạt động lập pháp hiện nay ở Việt Nam, là tài liệu tham khảo tin cậy đối với những người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luận án sẽ là nguồn tài liệu có ích cho hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy của sinh viên, giảng viên trong các trường đào tạo luật học và bạn đọc quan tâm. 7. Cơ cấu của luận án. Luận án có kết cấu gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung có 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. - Chương 1. Lý luận chung về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự. 9 - Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. - Chương 3. Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Chương 1- Lý luận chung về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự 1.1. Khái niệm thiệt hại do tội phạm gây ra và người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm thiệt hại do tội phạm gây ra Thiệt hại do tội phạm gây ra là những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, trật tự pháp luật. Đó là những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Thiệt hại do tội phạm gây ra bao gồm những thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. 1.1.2. Khái niệm người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự (TTHS): là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại đáng kể về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (THTT) công nhận. 1.2. Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 1.2.1. Người bị hại Khái niệm pháp lý về người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTHS. 10 Về mặt khoa học, ngoài cá nhân, cần thừa nhận pháp nhân và kể cả tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng là người bị hại trong trường hợp bị thiệt hại trực tiếp về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra. Dấu hiệu “đã thực tế bị thiệt hại” không phải là dấu hiệu bắt buộc của người bị hại. Chỉ cần có hành vi phạm tội đe dọa gây ra thiệt hại cho một người được xác định thì người đó là người bị hại. Thiệt hại của người bị hại là thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra. Ngoài ra, người bị hại có thể có thêm thiệt hại gián tiếp. Người bị hại được cơ quan có thẩm quyền THTT công nhận tư cách tham gia tố tụng của họ. Như vậy, người bị hại là cá nhân, tổ chức bị tội phạm trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Người bị hại được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận khi xác định có dấu hiệu thiệt hại. 1.2.2. Nguyên đơn dân sự Khái niệm pháp lý về nguyên đơn dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLTTHS năm 2003. BLTTHS không nêu rõ loại thiệt hại, nhưng về mặt khoa học, ngoài thiệt hại vật chất, cần thừa nhận thiệt hại tinh thần (uy tín), thiệt hại thể chất (nhẹ) của nguyên đơn dân sự. Thiệt hại của nguyên đơn dân sự là thiệt hại gián tiếp. Để được công nhận là nguyên đơn dân sự, cá nhân, tổ chức thực tế đã bị thiệt hại. Như vậy, nguyên đơn dân sự là cá nhân, tổ chức đã bị tội phạm gián tiếp gây ra thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. [...]... sự) Hai là, chủ thể có nghĩa vụ khai báo trung thực trong TTHS với lý do biết được thông tin về tội phạm, người phạm tội Vai trò đó giống như người làm chứng 12 1.4 Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong lịch sử tố tụng hình sự và trong luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới 1.4.1 Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong lịch sử tố tụng hình sự 1.4.2 Người bị thiệt hại do tội phạm. .. Tòa án, người bị thiệt hại do tội phạm gây ra được coi là một bên tranh tụng thực hiện quyền buộc tội, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 1.3.2 Vai trò của người bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam Là chủ thể có quyền buộc tội nhân danh cá nhân (quyền của người bị hại) đồng thời với quyền yêu cầu bồi thường, khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra (quyền của người bị hại và nguyên... thể trong TTHS chủ yếu dựa vào mục đích và định hướng tham gia tố tụng của chủ thể Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra (người bị hại, nguyên đơn dân sự) có vị trí tố tụng đối lập với nhóm chủ thể gây ra thiệt hại (bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự) Những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra có thể được coi là cùng bên với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong TTHS nhưng có cũng địa vị tố tụng. ..11 1.3 Vị trí, vai trò của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam 1.3.1 Vị trí của người bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam Thứ nhất, nếu tiếp cận vị trí của người bị hại và nguyên đơn dân sự theo pháp luật TTHS Việt Nam hiện nay thì hai chủ thể này ở vị trí của những người tham gia tố tụng Khác với nhóm cơ quan THTT, người THTT Theo cách tiếp cận... Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới Chương 2 – Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 2.1 Quyền buộc tội của người bị hại, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị hại và nguyên đơn dân sự 2.1.1 Quyền buộc tội của người bị hại Quyền buộc tội nhân danh cá nhân được coi... cầu bị can, bị cáo bồi thường thiệt hại tài sản, thể chất do tội phạm gián tiếp gây ra thiệt hại đó - Nguyên đơn dân sự là người sống phụ thuộc người bị hại (chết) yêu cầu bị can, bị cáo bồi thường thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút vì không còn trợ cấp, nuôi dưỡng của người bị hại - Nguyên đơn dân sự là người thân thích của người bị hại (chết) yêu cầu bị can, bị cáo bồi thường thiệt hại. .. các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra 3.2.1 Cải cách tư pháp ở Việt Nam với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra Tranh tụng theo chủ trương cải cách tư pháp sẽ được hoàn thiện hơn nếu có sự tham gia đầy đủ của hình thức buộc tội cá nhân bên cạnh buộc tội nhân danh nhà nước... (đồng phạm) bồi thường thiệt hại do bị can, bị cáo gây ra - Nguyên đơn dân sự là người sống phụ thuộc người bị hại (chết) yêu cầu bị đơn dân sự là cha, mẹ (hoặc người giám hộ) của bị can, bị cáo chưa thành niên bồi thường thiệt hại tài sản do mất hoặc bị giảm sút thu nhập khi không còn sự trợ cấp, nuôi dưỡng của người bị hại - Nguyên đơn dân sự là người thân thích của người bị hại (chết) yêu cầu bị đơn... điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Chương 3 – Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra 3.1 Thực trạng áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền THTT có sự vận dụng các quy định của BLTTHS về người bị thiệt. .. khái niệm người bị hại (Điều 51) và nguyên đơn dân sự (Điều 52) trong BLTTHS như sau: Điều 51 Người bị hại 1 Người bị hại là cá nhân, tổ chức bị tội phạm trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản Người bị hại được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận khi xác định có dấu hiệu thiệt hại 2… Điều 52 Nguyên đơn dân sự 20 1 Nguyên đơn dân sự là cá . tố tụng hình sự năm 2003 về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Chương 1- Lý luận chung về người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự 1.1. Khái niệm thiệt hại do tội phạm. hại do tội phạm gây ra và người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm thiệt hại do tội phạm gây ra Thiệt hại do tội phạm gây ra là những thiệt hại về thể chất,. bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự (TTHS): là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại đáng kể về

Ngày đăng: 15/08/2014, 15:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan