Đề tài sáng kiến xã hội hóa giáo dục mầm non hay

25 845 2
Đề tài sáng kiến xã hội hóa giáo dục mầm non hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài sáng kiến xã hội hóa giáo dục mầm non hay. Tài liệu mang tính chất tham khảo cho các bạn học sinh sinh viên đang học và chuẩn bị tốt nghiệp cũng như những đối tượng khác. Nội dung và chất lượng bài viết phục vụ từng trường hợp cụ thể

Lớp BDCBQL I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan : Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng Giáo dục mầm non, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “ Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển nền giáo dục quốc dân theo quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Trong xã hội hiện đại, giáo dục trẻ em được chuyên môn hóa thành giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội . Nghĩa là cùng lúc, trẻ em được giáo dục từ ba phía, như một tam giác, giáo dục với ba đỉnh là: gia đình - nhà trường -xã hội mà trẻ em là trung tâm Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường” Vì vậy công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường là mục tiêu mà cũng là trách nhiệm góp phần phát triển giáo dục 2. Lý do chủ quan : Thực tế ở trường mầm non Hoa Hồng 1 trong thời gian qua, công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến đáng kể nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, đề ra các biện pháp giáo dục trẻ. Mặt khác nhà trường phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan để tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; Huy động rất nhiều nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp và phát triển giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường Từ thực tế công tác và tiếp thu kiến thức đã học tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng trường Mầm Non Hoa Hồng 1-Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long phối hợp vói các lực lượng trong và ngoài nhà trường năm học 2010 - 2011” để đánh giá thực trạng và Hồ Thị Thanh Bạch Trang 1 Lớp BDCBQL đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Hoa Hồng 1, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học tới II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu : 1. Vai trò của Hiệu Trưởng trong công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường ( cán bộ giáo viên - gia đình trè, ban đại diện cha mẹ học sinh ) 2. Nghiên cứu thực trạng của Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với các lực lương trong và ngoài nhà trường, vận dụng cơ sở lý luận tiếp thu chuyên đề : “Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường” nhận định thuận lợi khó khăn, ưu điểm hạn chế, đề xuất biện pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế thiếu xót, hoàn thành nhiệm vụ năm học tới III. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài - Phân tích đánh giá thực trạng công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường ở trường Mầm Non Hoa Hồng 1 – Bình Minh, Vĩnh Long - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp và phối hợp hiệu quả tại trường IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu : Trong quá trình tiếp thu và nghiên cứu chuyên đề “Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường” quá trình công tác thực tế và năng lực của cá nhân tôi đề cập đến thực trạng công tác của Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2010-2011 V. Phương pháp : - Nghiên cứu lý thuyết , tìm hiểu văn bản - Quan sát thực tế ở trường , phân tích, đánh giá, tổng hợp CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : 1.1. Các khái niệm liên quan : - Hiệu Trưởng : Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận - Hội cha mẹ học sinh : Là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, Hội được ổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Điều lệ trường mầm non - Dân chủ hóa nhà trường : Là vấn đề tạo môi trường để thu hút tập thể giáo viên, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình quản lý nhà trường, kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh có hiệu quả phát huy sức mạnh tổng hợp của hội đồng giáo dục các cấp nhằm phát huy hết tiềm năng của từng người, từng Hồ Thị Thanh Bạch Trang 2 Lớp BDCBQL lực lượng giáo dục góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà trường và cho sự phát triển cho sự nghiệp giáo dục - Phối hợp : Là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung . - Phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh : Là huy động ý kiến đóng góp và các nguồn lực từ phía gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh dựa trên mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào việc xây dựng và phát triển của nhà trường : từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học, chăm lo đời sống cho giáo viên tạo môi trường giáo dục thồng nhất giữa nhà trường –gia đình – xã hội ,… đến việc tham gia giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh : 1.2.1 Vai trò của Hiệu Trưởng : - Trong mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng có vai trò là người đại diện cho nghành giáo dục, cho giáo viên, nhân viên nhà trường , là người bảo vệ quyền lợi cho học sinh, dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng riêng của Cha mẹ học sinh; là người tổ chức việc tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh vào hỗ trợ nhà trường ; Tổ chức thông tin đến Cha mẹ học sinh ( bằng cách tạo ra những tiếp xúc đều đặn, liên tục với các gia đình qua Giáo viên chủ nhiệm, qua Ban đại diện Cha mẹ học sinh , chủ động thường xuyên liên lạc với Ban đại diện ) 1.2.2 Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng: - Tổ chức phối hợp để đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với CMHS đó là : - Thống nhất quan đểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trẻ - Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục : Xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường Để dạt được diều đó Hiệu trưởng phải : - Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh - Phải đặt đúng vị trí của Hội Cha mẹ học sinh trong tương quan với các lực lượng xã hội khác mà nhà trường có quan hệ - Nâng đỡ, ủng hộ sang kiến của Ban đại diện - Nâng cao nhận thức của từng gia đình về giáo dục - Chủ động tồ chức giải quyết khó khăn lớn nhất của các gia đình là sự lúng túng về phương pháp giáo dục, nói chung là về trình độ văn hóa sư phạm 1.3. Hiệu trưởng có trách nhiệm : a) Tổ chức tốt Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học : gồm 3 bước • Bước 1 : Công tác chuẩn bị : Hồ Thị Thanh Bạch Trang 3 Lớp BDCBQL - Họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhằm thảo luận và quyết định về mục đích yêu cầu nội dung chuẩn bị nhân sự thời gian mở hội nghị Cha mẹ học sinh lớp và trường : + Nội dung : Hiệu trưởng thông báo ngắn gọn những kết quả mà trường đã đạt được, những khó khăn đã vượt qua, những vấn đề còn tồn tại, những nét cơ bản về phương hướng nhiệm vụ năm học này cho Ban đại diện biết . Đại diện Cha mẹ học sinh tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong hoạt động của Ban địa diện , việc tham gia vào các công tác đã định . Cả hai bên thống nhất đánh giá các kết quả cụ thể đã dạt được, khẳng định những kinh nghiệm đã có, những việc cần cải tiến . Thảo luận các vấn đề, phương hướng nhiệm vụ trong năm tới . Chuẩn bị nhân sự cho Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong năm học mới - Chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên phụ trách lớp : + Phổ biến kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh ở các lớp nhằm làm cho Hội nghị Cha mẹ học sinh ở lớp có kết quả : Bảo đảm số lượng tham dự , khai thác được các tiềm năng sẵn có + Nhận thức được tầm quan trọng của Hội nghị Cha mẹ học sinh lớp đó là phương tiện có nhiều điều kiện thuận lợi mà qua đó người giáo viên có thể động viên Cha mẹ trẻ em tích cực tham gia công việc giáo dục ở trường và ở gia đình ; Giúp Cha mẹ học sinh phương pháp giáo dục và theo dõi con em ở nhà ; Giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ công việc chăm sóc, giáo dục của nhà trường và yêu cầu của việc học tập rèn luyện đối với con em họ để họ tổ chức cho học sinh giải trí và hoạt động tại gia đình - Chỉ rõ các nội dung, thủ tục của Hội nghị Cha mẹ học sinh lớp - Đảm bảo cho giáo viên phụ trách lớp thực hiện các nhiệm vụ : Ghi và gởi giấy mời kịp thời; Chuẩn bị cho cuộc họp có nội dung phong phú, thiết thực, hấp dẫn và tiến hành khéo léo; Nắm được tình hình lớp , hiểu sâu sắc từng trẻ ; Ghi các ý kiến đóng góp các nguyện vọng của cha mẹ các cháu của lớp trong Hội nghị để nhà trường tổng hợp xem xét • Bước 2 : Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh của lớp . Hội nghị này do giáo viên phụ trách lớp triệu tập theo kế hoạch chung của trường - Thành phần : Tất cả cha mẹ các cháu ở lớp và giáo viên phụ trách lớp - Nội dung : Thông báo cho Cha mẹ trẻ biết về + Tình hình trường lớp đầu năm , chủ trương, đường lối phát triển giáo dục mầm non, quy định của Nhà nước ( Chính phủ, Bộ, Sở, trường ) + Yêu cầu về 5 mặt phát triển của trẻ + Những biện pháp chăm sóc giáo dục cụ thể của nhà trường + Mức độ và thời gian thu các khoản học phí, xây dựng, … + Thời gian , chế độ sinh hoạt của trẻ + Các chủ trương của trường , của lớp ( sửa chữa, xây dựng gì, nhờ Ban đại diện hỗ trợ những gì ,…) Nội quy của trường + Nhắc lại nhiệm vụ, quyền hạn của cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong quan hệ với nhà trường theo quy định của Điều lệ trường Mầm non, Nói rõ những hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình Hồ Thị Thanh Bạch Trang 4 Lớp BDCBQL + Tổ chức thảo luận để cha mẹ trẻ góp ý thống nhất chương trình công tác + Bầu Ban đại diện Cha mẹ học sinh ở lớp ( Chi hội trưởng ) + Lập biên bản hội nghị tổng hợp mọi vấn đề trình Ban giám hiệu chuẩn bị cho Hội nghị Cha mẹ học sinh cấp trường • Bước 3 : Tiến hành Hội nghị Cha mẹ học sinh cấp trường : - Thành phần : Ban giám hiệu nhà trường ,Chi hội trưởng các lớp , các giáo viên phụ trách lớp - Nội dung : + Hiệu trưởng thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường, các khả năng và điều kiện thực hiện, các biện pháp tổ chức thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ, các yêu cầu đối với gia đình và đối với các cháu; Báo cáo tóm tắt tình hình chăm sóc giáo dục trẻ và kết quả của trường tình hình công tác với Ban địa diện trong năm học trước; Đề xuất các phương hướng công tác với Ban đại diện Cha mẹ học sinh với gia đình trong năm học này + Đại diện cha mẹ học sinh báo cáo về : Công tác của Ban đại diện năm qua, các vấn đề như xây dựng và sử dụng hội phí ,…; Việc thực hiện trách nhiệm của gia đình đối với giáo dục con em và đối với công việc nhà trường ,… + Hiệu trưởng và Ban đại diện Cha mẹ học sinh giải thích, trả lời rõ ràng tước Hội nghị tất cả những câu hỏi, kiến nghị của cha mẹ các cháu về những mặt hoạt động của nhà trường, của Ban đại diện, những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ ( nếu có ). Hiệu trưởng hướng dẫn thảo luận những vấn đề quan trọng có liên quan đến công tác phối hợp trong cả năm . Những vấn đề do hội nghị thảo luận và nhất trí được xem như nghị quyết của hội nghị + Bầu ban đại diện Cha mẹ học sinh năm học mới b) Hiệu trưởng xây dựng Ban đại diện Cha mẹ học sinh cấp trường/ cấp lớp : Việc xây dựng, củng cố tốt, định hướng đúng các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Ban đại diện Cha mẹ học sinh thì có tác động lớn đến việc giáo dục ở gia đình đồng thời huy động được lực lượng mạnh về nhiều mặt từ phía Cha mẹ trẻ tham gia chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường - Thành phần Ban đại diện Cha mẹ học sinh cần nhiệt tình, có biểu hiết công tác giáo dục, có uy tín ở địa phương, có khả năng vận động các lực lượng khác, có địa vị xã hội, có khả năng đóng góp vật chất cho trường càng tốt, đảm bảo tính kế thừa - Về số lượng và cơ cấu : Theo điều lệ trường từ 3 đến 5 thành viên trong đó có 1 trưởng ban và 1đến 2 phó ban (do các Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp cử ra ) - Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên phụ trách lớp xây dựng Ban đại diện lớp ( Giáo viên cần thăm dò trước hội nghị Cha mẹ học sinh ở lớp để nắm được những Cha mẹ trẻ có khả năng để mời vào Ban đại diện ) đề ra tiêu chuẩn thống nhất ; phân công vị trí : một trưởng ban, một phó ban, một thư ký , để đại diện tham gia vào Ban đại diện Cha mẹ học sinh cấp trường - Tổ chức thực hiện có nền nếp những hình thức phối hợp : Hồ Thị Thanh Bạch Trang 5 Lớp BDCBQL + Định kỳ 2 tháng 1 lần để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai tài chính, thực hiện tốt thông tin 2 chiều, đảm bảo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, khi cần thiết có thể họp đột xuất giải quyết kịp thời + Mời Ban đại diện Cha mẹ học sinh tham dự các cuộc họp Hội đồng giáo dục nhà trường và các buổi lễ : khai giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết, … + Thực hiện có nền nếp các hình thức phối hợp với gia đình trẻ ở lớp như : sổ liên lạc, thăm gia đình ,… + Tổ chức họp các Cha mẹ học sinh có chất lượng - Tạo điều kiện cho Ban đại diện Cha mẹ học sinh hoạt động tốt như : + Trao điều lệ Hội cho Ban đại diện Cha mẹ học sinh để Ban đại diện nắm được chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và phương pháp công tác, cách sử dụng nguồn quỹ, …và nhờ phổ biến Điều lệ tới các thành viên khác + Gợi ý những việc cần làm như : xây dựng kế hoạch, phát huy vai trò của Đại diện Cha mẹ học sinh + Cung cấp thông tin về diễn tiến tình hình chăm sóc giáo dục, sức khỏe trẻ cho Ban đại diện nắm + Lắng nghe ý kiến đóng góp của Cha mẹ trẻ giải thích thỏa đáng các câu hỏi, thảo luận giải quyết các vấn đề mà Cha mẹ trẻ đặt ra một cách đúng đắn + Động viên, khuyến khích, đề nghị khen thưởng, biểu dương, ghi nhận những cống hiến của các bậc Phụ huynh hoạt động tích cực c) Hiệu trưởng định hướng cho Ban đại diện xây dựng và quản lý quỹ Hội và thu hút các nguồn hỗ trợ khác  Xây dựng và quản lý các nguồn quỹ Hội : - Quỹ hội có từ sự ủng hộ, đóng góp của cá nhân, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, … cho sự nghiệp giáo mầm non và sự trợ cấp của chính quyền địa phương. Chi cho các khoản : Xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện dạy học, hỗ trợ ch hoạt động giáo dục- học tập cho trẻ; Hỗ trợ, chăm lo đời sống cho cán bộ giáo viên - Yêu cầu khi sử dụng và quản lý các quỹ hội : Trưởng Ban đại diện Cha mẹ trẻ làm chủ tài khoản, thực hiện theo đúng quy định, Hiệu trưởng là người tư vấn có kế hoạch thu chi, quản lý việc tạo quỹ ở từng lớp, đảm bảo tính hợp lý, có hiệu quả, công khai, không phí phạm  Hỗ trợ các nguồn lực khác: - Cụ thể như :công lao động, huy động sức người trong việc tu sửa, trang trí trưng bày các lễ hội, …  Tham gia chăm sóc giáo dục trẻ : - Huy động trẻ đến trường, duy trì sĩ số, phổ cập trẻ 5 tuổi - Giúp đỡ trẻ khó khăn , hoàn cảnh nghèo - Tác động đến các bậc cha mẹ để thống nhất các tác động giáo duc, nâng cao nhận thức về giáo dục, về ngành học Mầm non - Kiến nghị với chình quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Hồ Thị Thanh Bạch Trang 6 Lớp BDCBQL - Phối hợp với các lực lượng khác như y tế, thông tin, công an,… hỗ trợ công tác tuyên truyền, chăm sóc giáo dục trẻ - Phối hợp với nhà trường tồ chức các buổi sinh hoạt nhằm trang bị kiến thức về nuôi con theo khoa học, về giáo dục cho các Cha mẹ trẻ 1.4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình trẻ : Chỉ đạo những nội dung : 1.4.1 Đảm bảo cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác với gia đình : - Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường-gia đình - Làm cho Cha mẹ học sinh nắm được mục đích giáo dục chung, mục tiêu giáo dục, các chuẩn kiến thức, kỹ năng trẻ cần đạt được từng độ tuổi - Nắm chắc đối tượng học sinh - Hiểu rõ tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh khả năng của các bậc phụ huynh, tổ chức tốt các cuộc họp Cha mẹ học sinh, tạo niềm tin từ phía phụ huynh về bản thân giáo viên, về lớp, về trường, thu hút Cha mẹ trẻ vào các công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ; Biết định hướng và gợi ý hoạt động của lớp và tổ chức các hoạt động các biện pháp phối hợp với Ban đại diện theo phương hướng và kế hoạch chung của trường - Giao tiếp có văn hóa với Cha mẹ trẻ, đối xử công bằng với trẻ 1.4.2 . Làm cho Giáo viên nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình hoc sinh : - Ghi sổ liên lạc là hình thức thông tin viết quan trọng để thông báo kịp thời về: kết quả các mặt phát triển của trẻ sau mội chủ đề, tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng của trẻ, ; những lời nhận xét, trao đổi, cần Cha mẹ trẻ phối hợp giáo dục tốt hơn; Những công việc cấn thiết có sự cộng tác của Cha mẹ trẻ mà nhà trường đang tiến hành - Thăm gia đình trẻ với mục đích tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc giúp cha mẹ trẻ làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Mời Cha mẹ trẻ tới trường, đến lớp khi cần thiết - Theo kế hoạch chung của trường định kỳ tổ chức các cuộc họp Cha mẹ học sinh ở lớp như: tọa đàm tập trung bàn sâu , bàn kỹ về biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ 1.4.3 Nâng cao năng công tác của giáo viên để họ có khả năng vận động, thuyết phục Cha mẹ trẻ và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp : - Hiệu trưởng phải làm cho giáo viên hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện Cha mẹ học sinh; Nắm vững các chủ trương chung của nhà trường, nắm vững và thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình 1.5. Một số biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với gia đình và Ban đại diện CMHS : - Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất tùy theo tình hình thực tế của trường, địa phương, theo kinh nghiệm của tập thể sư phạm nhằm đảm bảo các giáo viên phụ trách thực hiện các hình thức phối hợp có nền nếp Hồ Thị Thanh Bạch Trang 7 Lớp BDCBQL - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên với Ban đại diện Cha mẹ học sinh - Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác - Kiểm tra công tác phối hợp với với gia đình trẻ của giáo viên nhằm làm cho giáo viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với gia đình trẻ; thục hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định của trường trong công tác phối hợp với gia đình trẻ; khắc phục những trường hợp giáo viên có biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với gia đình trẻ - Xem xét hồ sơ giáo viên, nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ phại làm, các yêu cầu cần đạt, quy định cần tuân theo 1. 6. Vai trò của gia đình, Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục : 1.6.1. Vai trò, khả năng của gia đình trong giáo dục : Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, là môi trường xã hội vi mô. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân: là đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống; Gia đình là một chủ thể giáo dục là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, là môi trường để trẻ thực hành nghững điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi, kỹ năng cho trẻ; Ành hưởng của giáo dục gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc cho con người đến lúc trưởng thành - Cha mẹ trẻ có trách nhiệm : + Nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điểu kiên cho trẻ được học tập; giáo dục trẻ trong gia đình; Xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện cho trẻ + Phối hợp với nhà trường : Giữ mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên với nhà trường; Tham dự đầy đủ các cuộc họp do nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ trẻ tổ chức; Tích cực tham gia xây dụng, đóng góp các ý kiến về các chủ trương, biện pháp của nhà trường + Chấp hành Điều lệ hội, thực hiện có hiệu quả các qui định, các nghị quyết của Hội nghị cha mẹ học sinh và của Ban đại diện 1. 6.2. Vai trò và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong giáo dục: - Ban đại diện cha mẹ trẻ có tầm quan trọng đặc biệt là một trong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục : + Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức của cha mẹ trẻ ở địa phương, có đại diện ở Hội đồng giáo dục nhà trường, tham dự lễ hội nhà trường hàng năm, + Là cầu nối giữa nhà trường - gia đình – các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường , - Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh: + Tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương, chính sách giáo dục cho các hội viên nhằm làm cho họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong quan hệ với nhà trường , phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện trẻ Hồ Thị Thanh Bạch Trang 8 Lớp BDCBQL + Vận động Cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường trong giáo dục, góp phần tạo môi trường lành mạnh trong-xung quanh trường và ở địa bàn, huy động trẻ đến trường, duy trì sĩ số, … + Vận động Cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên; khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh nghèo + Đóng góp ý kiến với nhà trường về các chủ trương, biện pháp giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ ; Đề xuất với nhà trường những công tác cần thiết của Hội và những biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện có hiệu quả Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục, Luật bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em 2 . Cơ sở pháp lý : Trong luật giáo dục năm 2005 khẳng định : - Điều 12 : Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục : Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn - Điều 93 : trách nhiệm của nhà trường : Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục Trong điều lệ trường Mầm non ( Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ) - Điều 16: mục 4 . nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng : f. ) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ g.) Thực hiện xã hội hóa giáo dục phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng - Điều 47 : Trách nhiệm của gia đình : 1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,…để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 1 1, Đặc điểm tình hình : - Năm học 2010 – 2011 : Tỉ lệ huy động trẻ đến trường là : 305 cháu ( nhà trẻ : 55/79 cháu, tỉ lệ : 56,9 %, mẫu giáo : 250/304 cháu, tỉ lệ : 82,8 % ) + Tỉ lệ bé sạch : 100% + Tỉ lệ bé chăm : 98% Hồ Thị Thanh Bạch Trang 9 Lớp BDCBQL + Tỉ lệ bé ngoan : 98.5% + Tỉ lệ bé đạt kênh A : 98,6 % + Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ là : 305/305 cháu đạt tỉ lệ 100% - Tổng số giáo viên là : 20 trong đó : + Giáo viên giỏi Tỉnh : 16 + Giáo viên giỏi Huyện : 3 + Giáo viên giỏi trường : 1 - Tổ chức và tham gia tốt các hội thi, phong trào của ngành, của trường như : + Ngày Hội dân gian + Hội thi Bé khỏe bé ngoan cấp trường + Tham dự hội thi Bé khỏe bé ngoan cấp Huyện + Tham dự hội giảng cấp huyện + Hội thi đồ dùng dạy học cấp trường + Tham dự hội thi đồ dùng dạy học cấp Tỉnh - Năm học 2009 - 2010 trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 2. Những thuận lợi- khó khăn : 2.1. Thuận lợi : - Trường Mầm Non Hoa Hồng 1 là trường trọng điểm của huyện nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn cái vồn cạnh trục lộ nên việc đưa đón cháu dễ dàng , thuận lợi - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương - Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh - Đội ngũ giáo viên đông đảo, tập thể giáo viên có tay nghề cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn - Cơ sở vật chất khá đầy đủ 2. 2. Khó khăn : - Độ tuổi của giáo viên không đồng đều - Khả năng giao tiếp ở một vài giáo viên còn hạn chế - Tâm lý ngại khó và chậm đổi mới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo viên (nhất là lực lượng lớn tuổi ) - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của một trường trọng điểm . Hiện tại trường được xây cất tạm thời chờ xây dựng trường đạt Chuẩn ( khuôn viên nhỏ hẹp, diện tích phòng học chật hẹp, xây dựng tạm thời dạng tiền chế vừa thấp vừa nóng ) Hồ Thị Thanh Bạch Trang 10 [...]... cao chất lượng giáo dục mầm non Tỉnh nhà Hồ Thị Thanh Bạch Trang 22 Lớp BDCBQL TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Chun đề “ Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường”- Trường cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh 2 Luật và các văn bản pháp qui làm cơ sở cho cơng tác thanh tra giáo dục mầm non – Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II 3 Điều lệ trường Mầm non 4 Điều lệ... các câu hỏi, thắc mắc thường găp,… để giáo viên thảo luận, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất Hồ Thị Thanh Bạch Trang 17 Lớp BDCBQL - Rèn luyện cho giáo viên mới, rụt rè bằng cách tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tiếp xúc với phụ huynh trong các lễ hội, phong trào ngoại khóa của trường, thảo luận các vấn đề về chăm sóc giáo dục trẻ,… - Đưa nội dung xã hội hóa giáo dục vào chỉ tiêu thi đua để khuyến... lượng chăm sóc giáo dục trẻ - Thống nhất mục tiêu, quan điểm và phương thức phối hợp, đảm bảo thực hiện các hình thức phối hợp • Hạn chế : - Hiệu trưởng chưa phân cơng Phó hiệu trưởng trong cơng tác phối hợp - Hiệu trưởng chưa đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đúng tầm, tương xứng với vị trí, với xu thế giáo dục hiện nay cho nên chưa huy động được tổng hợp các nguồn lực khác - Còn một vài giáo viên... chép, cập nhật dầy đủ để có hướng chăm sóc giáo dục phù hợp, vận động, huy động hiệu quả - Chỉ đạo giáo viên thơng tin về mục tiêu, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phương pháp giáo dục, kỹ năng-mục tiêu từng lĩnh vực phát triển của trẻ cho phụ huynh thơng qua bản tun truyền, sổ liên lạc,… hàng tháng, từng chủ đề kịp thời chính xác để phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tồn diện b) Phân tích... cấp uỷ đảng, chính quyền, sở giáo dục đầu tư kịp thời tạo điều kiện cho trường có cơ sở trường lớp ổn định, trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho trẻ + Mở các lớp bồi dưỡng chun mơn, mở chun đề nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên - Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long : + Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để cung cấp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm... lệ trường Mầm non 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh 5 Luật giáo dục 6 Kế hoạch hoạt động năm học 2010-2011 của Hiệu Trưởng Truong2 Mầm Non Hoa Hồng 1 – Bình Minh, Vĩnh Long 7 Nội dung Hội nghị cha mẹ học sinh trường Mầm non Hoa Hồng 1 năm học 2010-2011 Hồ Thị Thanh Bạch Trang 23 Lớp BDCBQL MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trang I Lý do chọn đề tài : 1 Lý do chủ quan : 2 Lý do khách... phối hợp với gia đình trẻ - Còn một vài giáo viên chưa có kỹ năng giao tiếp tốt với phụ huynh - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức tới ngành học mầm non - Giáo viên chưa nhệt tình • Đề xuất khắc phục những hạn chế : - Hiệu trưởng cung cấp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho giáo viên trong các cuộc họp hội đồng, thảo luận, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo viên trong trường như : đưa ra... Hạn chế : - Thời gian tổ chức hội nghị trễ - Khâu tổ chức chưa chu đáo - Hiệu trường chưa phân cơng các thành viên hợp lý khi tổ chức hội nghị Hồ Thị Thanh Bạch Trang 13 Lớp BDCBQL - Số phụ huynh đi dự hội chưa đủ còn vắng nhiều do chưa nhận thức được tầm quan trọng của hội nghị, tâm lý ngại hoạt động xã hội - Hiệu trưởng chưa kiểm tra khâu tổ chức hội nghị cấp lớp : một số giáo viên chưa khéo léo xử... mới, chuẩn bị nhân sự,… - Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phụ trách lớp học tập, nhận thức được tầm quan trọng của Hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp đầu năm học là tiền đề và là điều kiện thuận lợi mà qua đó giáo viên có thể tìm hiểu, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức và biện pháp giáo dục thích hợp đối với trẻ ở lớp mình - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ghi chép lý lịch trẻ ở lớp mình đầy đủ, rõ... cứu : IV.Giới hạn đề tài : V.Phương pháp ngiên cứu : PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài 1.Cơ sở lý luận 1.1.Các khái niệm liên quan 1.2.1.Vai trò, tách nhiệm và quyền của gia đình trong cơng tác giáo dục : 3 Vai trò, tách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong cơng tác giáo dục : 4 Vai trò, tách nhiệm . triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Trong xã hội hiện đại, giáo dục trẻ em được chuyên môn hóa thành giáo dục gia đình, giáo dục. và giáo dục xã hội . Nghĩa là cùng lúc, trẻ em được giáo dục từ ba phía, như một tam giác, giáo dục với ba đỉnh là: gia đình - nhà trường -xã hội mà trẻ em là trung tâm Điều 12 Luật giáo dục. công tác giáo dục : 1.6.1. Vai trò, khả năng của gia đình trong giáo dục : Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, là môi trường xã hội vi mô.

Ngày đăng: 15/08/2014, 08:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :

  • CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan