Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot

55 590 1
Đề tài " Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 1  ĐỀ TÀI Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam Giáo viên h Giáo viên h ướng dẫn ướng dẫn : Nguyễn Ngọc Tuấn : Nguyễn Ngọc Tuấn Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Tú Văn : Huỳnh Thị Tú Văn SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 2 SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 3 SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề Trong thời đại hiện nay, khi mà hầu hết các nước trên thế giới đang hướng đến một nền kinh tế năng động và phát triển, nền kinh tế đa thành phần đang là một ưu thế. Ở nền kinh tế đa thành phần đó luôn tồn tại hai khu vực: “khu vực kinh tế Nhà nước”( khu vực công) và khu vực kinh tế Tư nhân( khu vực tư). Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ lực và kinh tế tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế. Hai khu vực kinh tế này chính là hai nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, cũng như chiếm một tỉ trọng rất cao trong GDP và trong việc Và bao giờ cũng vậy, để phát triển kinh tế thì không thể không nói đến yếu tố “nguồn lao động”. Rõ ràng, đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Nếu nguồn lao động có chất lượng cao thì quá trình phát triển kinh tế cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một thực tế đang trở thành vấn nạn hiện nay đó chính là sự di chuyển của các nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng ( lực lượng tri thức). Ở phạm vi trong nước, đó chính là sự di chuyển của lực lượng lao động từ khu vực này sang khu vực khác, hay từ ngành này sang ngành khác. Nổi bật nhất vẫn là sự di chuyển của các nguồn lực lao động từ khu vực công ( khu vực kinh tế nhà nước) sang khu vực tư ( khu vực kinh tế tư nhân) hoặc ngược lại. Có thể hiểu vấn đề trên là một hệ quả tự nhiên của sự phát triển. Tất cả chúng ta bao gồm cán bộ công nhân viên chức đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được phát triển, đóng góp nhiều cho xã hội, vì vậy ở đây không có gì là sai khi họ rời khỏi nhà nước để tạo điều kiện sống tốt hơn cho mình. Nhưng nếu việc làm này ngày càng phổ biến, đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong Nhà nước có nguy cơ bị thiếu hụt hay không đảm bào chất lượng thì nó sẽ trở thành một vấn đề lớn cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Vì vậy chúng ta phải tự hỏi: tại sao họ lại chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ? Những yếu tố nào đã tác động đến họ? Đặc biệt, hiện tượng này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang tồn tài SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 5 vấn nạn này? Để từ đó xem xét xem có giải pháp và chính sách nào để có thể hạn chế hiện tượng này? Để có câu trả lời, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài: “ Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư ở Việt Nam” . 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận nhằm hiểu một cách sâu sắc hơn các vấn đề cụ thể như sau:  Cơ sở lý luận chung và thực trạng của thị trường lao động trong nước  Phân biệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước trong nền kinh tế.  Thực trạng dao động cung cầu giữa các khu vực kinh tế, cũng như những tác động do sự di chuyển từ khu vực Nhà nước sang các khu vực ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đóng góp về hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư, đảm bảo cân đối giữa các khu vực kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là thực trạng tình hình di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang các khu vực khác và những tác động do sự dao động trên đối với nền kinh tế chung. Phạm vi nghiên cứu: đi sâu vào thực trạng cụ thể tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có sử dụng kiến thức thông qua việc nghiên cứu các loại tài liệu, nghiên cứu bằng các phương pháp như: phương pháp trao đổi trực tiếp, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích số liệu. 5. Nguồn số liệu Nguồn số liệu được thu thập dựa trên : • Báo cáo thường niên của Bộ Lao Động, Thương Binh-Xã hội về số lao động di chuyển giữa các khu vực kinh tế. SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 6 • Nguồn ADB do Bộ Tài Chính cung cấp về mức thu nhập giữa các khu vực kinh tế. • Các số liệu khác thu thập trên các website có liên quan. 6. Kết cấu Với đề tài nghiên cứu cụ thể về sự di chuyển lao động giữa khu vực Nhà nước sang các khu vực ngoài, đồng thời trong phạm vi nghiên cứu học tập nên bài tiểu luận gói gọn trong phần nội dung gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận chung.  Chương 2: Thực trạng sự di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang các khu vực Tư nhân.  Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang các khu vực khác. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG  1. Một số khái niệm SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 7 1.1. Khu vực Nhà nước (Khu vực công) Khu vực Nhà nước được xem là một khái niệm quan trọng trong các học thuyết kinh tế-chính trị. Xét ở góc độ kinh tế thì khu vực Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó bao gồm các bộ phận sản xuất và phân phối được tài trợ bởi các cơ quan Nhà nước. Xét ở góc độ chính trị thì khái niệm “công” thường liên quan đến các hoạt động hoặc các đặc điểm của Nhà nước nói chung, đặc biệt là Chính phủ. Xét theo nghĩa này thì khu vực Nhà nước bao gồm chính quyền Trung Ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước. Tóm lại, có thể nói khu vực Nhà nước là tổng thể các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước đầu tư, cấp phát tài chính toàn bộ hay bộ phận quan trọng nhất, do Nhà nước trực tiếp quản lý, tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất-tinh thần, những dịch vụ công cộng phục vụ đời sống nhân dân và lợi ích toàn xã hội . 1.2. Khu vực ngoài Nhà nước (Khu vực tư) Khu vực ngoài Nhà nước bao gồm tất cả các nhà cung cấp, các công ty, dịch vụ đã tồn tại ở bên ngoài khu vực Nhà nước. Hiện nay, kinh tế tư nhân được hiểu là một nhóm các thành phần kinh tế, bao gồm cơ sở sản xuất, hộ nông nhân cá thể và tiểu chủ, hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại ở thành thị; doanh nghiệp tu nhân. Kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là bộ phận hợp thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế của các quốc gia và ngày càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị trường. Ba hình thức tham gia của khu vực tư nhân tồn tại đó là : cho lợi nhuận, không phải cho lợi nhuận và doanh nghiệp xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, khu vực kinh tế tư nhân không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Quá trình phát triển đa dạng các thành phần kinh tế ngày càng được mở rộng thì tất yếu nó sẽ gây ra một số trở ngại nếu như nền kinh tế SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 8 không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta phủ nhận vai trò không kém phần quan trọng của khu vực kinh tế này. 2. Các tiêu chí phân biệt khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân Có 3 tiêu chí phân biệt giữa hai khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân:  Chế độ sở hữu  Mục đích hoạt động  Nguồn vốn  Chế độ quản lý STT Tiêu chí Khu vực kinh tế Nhà nước Khu vực kinh tế tư nhân 1 Chế độ sở hữu Sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện Sở hữu tư nhân 2 Mục đích hoạt động Vì lợi ích toàn dân Vì lợi nhuận của chính doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… 3 Nguồn vốn Thuế, ngân sách Nhà nước Từ nguồn vay, tích lũy tự có… 4 Chế độ quản lý Chế độ công quản, mệnh lệnh hành chính… Tự quản lý, điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp Khu vực Nhà nước bao gồm : Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, khinh doanh và dịch vụ, hay doanh nghiệp công tư hợp doanh với người nước ngoài…; các tổ chức tài chính tín dụng công đặc biệt là ngân sách Nhà nước và các Ngân hàng Nhà nước; các tổ chức, cơ quan làm công tác liên quan đến tài nguyên đất nước, khoáng sản, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; các cơ sở văn hóa-xã hội công; hệ thống về tổ chức các hoạt động của bộ máy Nhà nước… Khu vực kinh tế tư nhân chính thức và không chính thức bao gồm : Các tổ chức, tổng công ty, các cá nhân cung cấp dịch vụ; các hiệp hội chuyên nghiệp, bên cạnh đó còn có quốc gia và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và một số tổ chức từ thiện… SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 9 Trong nền kinh tế của một quốc gia, bên cạnh khu vực kinh tế Nhà nước thì khu vực kinh tế tư nhân là một thành phần không thể thiếu được. Cả hai khu vực kinh tế đều là hai cánh tay đắc lực, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đưa nền kinh tế đất nước đi lên. 3. Các lý thuyết về di chuyển nguồn nhân lực 3.1. Mô hình Lewis Theo mô hình của Lewis, nền kinh tế được chia thành hai khu vực đối lập nhau là nông nghiệp (khu vực truyền thống) và công nghiệp (khu vực hiện đại) và ông chủ yếu nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực trên. Trong đó, khu vực nông nghiệp là khu vực lạc hậu, dư thừa lao động, có năng suất biên bằng không còn khu vực công nghiệp lại thiếu lao động. Vì vậy, khu vực công nghiệp phải lôi kéo lao động từ nông thôn bằng cách trả mức lương cao hơn mà theo Lewis thì mức tiền lương phải trả cao hơn khoảng 30% so với mức tiền lương tối thiểu. Việc lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp không làm giảm tổng sản phẩm nông nghiệp. Mô hình hai khu vực của Lewis cho thấy, mức chênh lệch tiền lương thực tế là nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển lao động giữa hai khu vưc và nhu cầu thu hút lao động lao động của khu vưc công nghiệp là theo khả năng tích lũy vốn của khu vực này. 3.2. Mô hình Haris-Todaro Đây là mô hình đầu tiên giải thích tại sao tình trạng thất nghiệp lại tồn tại ở các nước đang phát triển và tại sao người dân từ nông thôn vẫn chuyển tới thành thị dù thất nghiệp ở thành thị vẫn cao. Giả định chính của mô hình là dân di cư tiềm năng là những người ra quyết định hợp lẽ và phản ứng theo những động cơ kinh tế. Họ quyết định di cư do sự khác biêt về tiền lương giữa nông thôn và thành thị. Khả năng tìm được việc làm ở thành thị cũng liên quan trực tiếp đến tỷ lệ việc làm ở thành thị. Như vậy, vấn đề di cư ra thành thị có thể mang lại lợi ích cá nhân cho người nhập cư. Nếu mức thu nhập của họ lớn hơn thu nhập thực tế ở nông thôn thì họ vẫn di cư dù cho ở thành thị đang tồn tại tỷ lệ thất nghiệp cao. Xác suất tìm được việc ở thành thị tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Lý thuyết di dân của Harris- Todaro còn cho rằng khi chênh lệch giữa hai khu vực này tương đối lớn thì tỷ lệ di dân sẽ vượt quá tốc độ tăng trưởng việc làm ở thành thị. SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 10 3.3. Lý thuyết “mới” về di dân Katz và Start (1986) giải thích quá trình di dân như là một phương thức để giảm thiểu rủi ro. Tại các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn ở nông thôn so với thành thị, đặc biệt là thị trường vốn, do đó người dân muốn di cư ra thành thị để giảm thiểu những rủi ro do sự yếu kém của nông thôn mang lại. Hai ông đưa ra khái niệm “sự thua thiệt tương đối” để phân tích hiện tượng di dân ở các nước đang phát triển. Một người có động cơ mạnh mẽ khi di cư từ nơi này sang nơi khác sẽ nhận thấy sự thua thiệt tương đối giảm xuống và mức độ hài lòng về nơi ở mới tăng lên. Động cơ sẽ không lớn nếu sự hài lòng và thua thiệt tăng lên hay giảm xuống cùng mức. Di dân cũng là một cách đa dạng hóa rủi ro. Khi mức thu nhập ở các vùng là khác nhau, một gia đình có thể giảm tổng rủi ro bằng cách gửi một thành viên đến một nơi khác. 4. Di chuyển lao động trên thị trường lao động Việt Nam 4.1. Các yếu tố tác động đến việc di chuyển nguồn nhân lực Hoạt động của cung cầu lao động trên thị trường lao động thúc đẩy di chuyển lao động, làm thay đổi cung cầu lao động trên các loại thị trường khác nhau. Các dòng di chuyển lao động trên thị trường có tính quy luật, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: • Môi trường làm việc: ở đâu môi trường làm việc tốt, thoải mái, giá trị lao động cao, phù hợp với năng lực và trình độ của mình thì ở đó thu hút lực lượng lao động tới. • Nhân tố việc làm: nơi nào kiếm được việc làm dễ dàng thì chắc chắn lực lượng lao động sẽ tập trung cao hơn. • Khả năng phát triển trong tương lai: Nơi nào bảo đảm cho người lao động có khả năng thăng tiến dễ dàng hơn, thuận lợi cho cuộc sống trong tương lai thì có luồng di chuyển nhân lực đến. • Thu nhập: Nơi nào cáo mức lương và thu nhập cao, đảm bảo cho cuộc sống thì lao động tập trung cao. • Điều kiện tự nhiên: Là những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện… SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG [...]... Di chuyển lao động Bắc -Nam là hiện tư ng có tính quy luật, do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động quyết định Quy mô và mức độ sôi động của dòng di chuyển lao động này phản ánh mức độ phát triển và năng động của thị trường lao động 4.2.4 Dòng di chuyển lao động từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế khác Dòng di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang các khu vực kinh tế khác di n ra... sang khu vực tư, hay chúng ta hay gọi nó dưới cái tên Sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư Vậy quá trình này thức chất là như thế nào? Tại sao lại có sự di chuyển như vậy? Nếu để hiểu một cách giản đơn, chúng ta có thể cho rằng đây là hiện tư ng mà một số các người lao động trong khu vực nhà nước- những người được gọi là “ công nhân viên chức” rời bỏ vị trí, công việc của mình ở các... di chuyển Bắc -Nam Dòng di chuyển lao động từ miền Bắc vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc khá phát triển từ 1991 trở lại đây Nguyên nhân thúc đẩy dòng di chuyển này do: mức tiền lương, thu nhập ở miền Nam cao hơn; tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất tại miền Nam nhiều hơn; đối với miền Bắc thì phát triển một số ngành nghề mới nên cũng thu hút một lượng lao động miền Nam ra làm việc Di chuyển. .. TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 28 người lao động như bảo hiểm xã hội, lương hưu…của các công ty tư nhân không bằng ở các công ty thuộc khu vực công Họ cảm thấy được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi làm cho các công ty công hơn là công ty tư Như vậy, rõ ràng, với vấn đề lương hướng chưa được giải quyết tốt cho người lao động, các doanh nghiệp thuộc khu vực công đang gặp bất cập rất lớn cho vấn đề lao. .. BV công, song nguồn thu nhập chính lại từ BV tư Như vậy, rõ ràng, tình trạng di chuyển lao động nói chung và di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân nói riêng ở nước ta đang di n ra hết sức phức tạp, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà cơ cấu kinh tế khá linh hoạt và đa dạng hơn các nơi khác thì tình trạng này càng di n ra phổ biến hơn 3.3 Phân tích thực trạng rời bỏ khu vực. .. tăng trưởng kinh tế Khu vực công có vai trò rất lớn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như chúng ta đã biết, khu vực công bao gồm nhiều khu vực khác nhau trong đó bao gồm SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 15 khu vực tài chính Khu vực kinh tế công thông qua các khu vực khác nhau đó kể cả khu vực tài chính sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo quan... vào sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại; một số doanh nhân chưa tuân thủ đúng pháp luật và hưởng thụ quá sớm…” 3 Thực trạng di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân hiện nay Như phân tích ở trên ta thấy, rõ ràng khu vực công và khu vực tư có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế Chúng ta không thể nào đứng ở một góc độ nào đó mà quá đề. .. sang các khu vực kinh tế khác di n ra khá sôi động, bắt đầu trong những năm 1990-1996 Trong đó dòng di chuyển với quy mô lớn hơn là sang khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có nguồn vốn đầu tư nước ngoài Từ 1986 trở lại đây, dòng di chuyển này có cường độ thấp hơn do quy mô lao động trong khu vực Nhà nước thu hẹp và bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước nâng cao được tiền lương,... lượng lao động đến đây  Người lao động: vì một số lý do cá nhân, gia đình hoặc sở thích… nên di chuyển đến nơi khác làm việc 4.2 Các dòng di chuyển cơ bản trên thị trường lao động trong nước 4.2.1 Dòng di chuyển lao động nông thôn đi xây dựng kinh tế mới Trước những năm 90, dòng di chuyển dân cư và lao động lớn nhất là dòng di chuyển theo các chương trình của Chính Phủ đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền... cao được hiệu quả hoạt động SV: Huỳnh Thị Tú Vân THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVBM:Nguyễn Ngọc Tuấn Trang 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TỪ KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG KHU VỰC TƯ NHÂN  1 Ảnh hưởng của khu vực Nhà nước đến phát triển kinh tế đất nước 1.1 Vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước Từ xưa đến nay, nền kinh tế nhà nước luôn là một thành phần kinh tế vô cùng quan trọng ở bất cứ một quốc gia nào . lao động từ khu vực này sang khu vực khác, hay từ ngành này sang ngành khác. Nổi bật nhất vẫn là sự di chuyển của các nguồn lực lao động từ khu vực công ( khu vực kinh tế nhà nước) sang khu vực. chuyển từ khu vực Nhà nước sang các khu vực ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đóng góp về hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư, đảm bảo cân đối giữa các khu vực. Cơ sở lý luận chung.  Chương 2: Thực trạng sự di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang các khu vực Tư nhân.  Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang

Ngày đăng: 14/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan