tieuluanqtsx doc

31 224 0
tieuluanqtsx doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN MÌ, MIẾN, PHỞ TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM.  Môn: Quản trị sản xuất và dịch vụ. GV: Nguyễn Thị Tuyên Truyền. Nhóm : 2 2 Danh sách nhóm. STT TÊN MSSV 1 Nguyễn Lê Anh Thư 10241231 (NT) 2 Nguyễn Thị Cẩm Tú 10252921 3 Nguyễn Thị Hoàng Vân 10260261 4 Trần Ngọc Thiên Kim 10252641 5 Ngô Thị Mỹ Tiên 10247911 6 Hoàng Nguyễn Thảo Linh 10242541 3 ĐỀ CƯƠNG I.Lời mở đầu. • Lí do • Mục tiêu nghiên cứu • Nội dung nghiên cứu II. Ngành chế biến Mì, miến, phở trên địa bàn TPHCM và cả nước. 1.Khái quát. 2.Đặc điểm vai trò. 3.Yêu cầu sản phẩm của ngành hiện nay. a.Dinh dưỡng. b.Giá cả. c.An toàn thực phẩm. d.Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. III.Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp chế biến Mì, miến, phở hiện nay. 1.Sự phát triển chung. a.Lợi thế. b.Khó khăn. 2.Cơ hội phát triển. 3.Sức ảnh hưởng đến xã hội. 4.Trách nhiệm xã hội. • Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. • Vấn đề chất lượng cuộc sống cho công nhân. • Vấn đề môi trường, quy trình sản xuất. IV.Thương hiệu Ace-cook và sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo. 1.Thương hiệu Ace-cook. a.Sự hình thành. b.Đặc điểm của Ace-cook. c.Thực trạng phát triển. d.Trách nhiệm xã hội và lợi ích. 2.Sản phẩm Hảo Hảo. a.Hương cị các loại. b.Công nghệ sản xuất. c.Chất lượng. d.Giải thưởng. V.Quan điểm cá nhân về ngành chế biến Mì, miến, phở và sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo- Ace-cook. VI.Kết luận. 4 MỤC LỤC I.Lời mở đầu………………………………………………………………………5 • Lí do • Mục tiêu nghiên cứu • Nội dung nghiên cứu II. Ngành chế biến Mì, miến, phở trên địa bàn TPHCM và cả nước…………5 1.Khái quát………………………………………………………………………5 1.1.Khái niệm………………………………………………………………… 5 1.2.Lịch sử hình thành……………………………………………………………6 2.Đặc điểm vai trò………………………………………………………………7 2.1.Đặc điểm……………………………………………………………………7 2.1.1.Mì ăn liền……………………………………………………………………7 2.1.2.Phở……………………………………………………………………… 9 2.2.Vai trò………………………………………………………………………11 3.Yêu cầu sản phẩm của ngành hiện nay………………………………………12 a.Dinh dưỡng……………………………………………………………12 b.Giá cả…………………………………………………………………13 c.An toàn thực phẩm………………………………………….……….13 d.Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng………………………13 III.Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp chế biến Mì, miến, phở hiện nay. 1.Sự phát triển chung………………………………………………………….13 a.Lợi thế………………………………………………………………….13 b.Khó khăn…………………………………………………………….13 2.Cơ hội phát triển………………………………………………………………14 3.Sức ảnh hưởng đến xã hội……………………………………………………15 4.Trách nhiệm xã hội………………………………………………………… 15 • Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm………………………….…15 • Vấn đề chất lượng cuộc sống cho công nhân…………………………17 • Vấn đề môi trường, quy trình sản xuất………………………………15 IV.Thương hiệu Ace-cook và sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo…………………17 1.Thương hiệu Ace-cook. ………………………………………………………17 a.Sự hình thành…………………………………………………………18 b.Đặc điểm của Ace-cook………………………………………………22 c.Thực trạng phát triển…………………………………………………23 d.Trách nhiệm xã hội và lợi ích……………………………………….26 2.Sản phẩm Hảo Hảo…………………………………………………………27 a.Hương cị các loại………………………………………………………27 b.Công nghệ sản xuất……………………………………………………27 c.Chất lượng……………………………………………………………28 d.Giải thưởng…………………………………………………………….32 V.Quan điểm cá nhân về ngành chế biến Mì, miến, phở và sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo- Ace-cook…………………………………………………………….32 5 VI.Kết luận…………………………………………………………………… 32 I.Lời mở đầu. Khi nền kinh tế càng phát triển, mọi người ai cũng bị cuối theo lối sống công nghiệp, ít thời gian để tự nấu ăn trong gia đình, chính vì thế những thực phẩm chế biến ăn liền ngày càng được ưa chuộng. Tự hào là ngành thực phẩm phục vụ hơn 5 tỷ bữa ăn cho người Việt, nhiều doanh nghiệp ngành chế biến mì, miến, phở trên địa bàn Tp.HCM và cả nước đã và đang cố gắng phát triển không ngừng. Những doanh nghiệp này không những phát triển vì lợi ích cá nhân phải có trách nhiệm đối với toàn xã hội đảm bảo cho người sử dụng có được món ăn ngon hợp khẩu vị và hợp vệ sinh. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến mì, miến. phở trên địa bàn Tp.HCM và cả nước. Thực trạng phát triển của ngành hiện nay song hành cùng sự phát triển của xã hội và những vấn đề có liên quan. Nội dung nghiên cứu Những vấn đề xoay quanh trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp ngành chế biến mì, miến, phở. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp ngành chế biến mì, miến, phở hiện nay. Thương hiệu Acecook và sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo. Vấn đề chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề môi trường, công nghệ sản xuất II. Ngành chế biến Mì, miến, phở trên địa bàn TPHCM và cả nước. 1.Khái quát. 1.1.Khái niệm. Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm hay mì cua) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn 3–5 phút sau dội nước sôi lên. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dội nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba. Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị 6 của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm, Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, "Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Miến hay bún tàu là loại thực phẩm dạng sợi khô, được chế biến từ bột đậu xanh, bột dong nguyên chất hoặc từ bột sắn, bán thành từng bó khoảng 1 lạng. Sợi miến làm từ bột dong thường ngon hơn: dai, trong, không "trương" lên trong lúc ăn. Nói chung, miến là một thứ đồ ăn khô sơ chế phổ biến trong các hàng quán ăn nhanh lẫn trong gia đình Việt Nam, chỉ đứng sau bún. 1.2.Lịch sử hình thành. Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền. Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền Với giá khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam. Một bát phở bò chín ăn cùng quẩy, ở Hà Nội Một tô phở tại Sài Gòn Phở rất giống với bản điều và sa hà phấn của Trung Quốc ở mọi phương diện từ cách chế biến cho tới hình thức bên ngoài nên có nhiều người cho rằng phở bắt nguồn từ hai món ăn đó và được người Trung Quốc đưa vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20 Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc 7 này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như "pô tô phơ"). . Miến là món ăn cổ truyền của người Việt, rất được ưa chuộng. Từ những củ dong của vùng Bắc Bộ, được đem mài thành bột và qua rất nhiều khâu chế biến đã làm ra những vắt miến khô. Từ những sợi miến thô, người nội trợ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, với những hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Miến không chỉ gắn bó với các bữa ăn hàng ngày mà là món không thể thiếu trong các buổi tiệc sang trọng và bữa cơm gia đình ngày lễ Tết. 2.Đặc điểm vai trò. 2.1.Đặc điểm. 2.1.1.Mì ăn liền. Mì gói thị trường đang bùng nổ Mì ăn liền tấn công vào hầu hết các kênh phân phối, từ các siêu thị hiện đại cho đến những tiệm tạp hóa nhỏ, từ thành thị đến nông thôn. Có thể nói hầu như bất cứ người tiêu dùng Việt Nam nào cũng dùng sản phẩm này dù ít hay nhiều. Và 5 tỉ gói mì ăn liền đang lưu thông trên thị trường là một con số hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor công bố mức tăng trưởng của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam năm 2008 là 20%, đạt giá trị đến 5.754 tỉ đồng và kết luận “thị trường này đang bùng nổ”. SÔI ĐỘNG Mì ăn liền là loại hình kinh doanh triệu USD, chỉ dành cho những nhà đầu tư chịu được đầu tư đường dài. Một dây chuyền sản xuất mì ăn liền theo công nghệ châu Âu “ngốn” khoảng 20 triệu USD, mà một công ty quy mô vừa cũng phải đầu tư vài dây chuyền mới tạo sản lượng đủ để cạnh tranh. Thế nhưng, dù với mức đầu tư như vậy, vẫn có không ít nhà đầu tư tham gia. Hiện nay, có gần 50 doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào lĩnh vực này, sản xuất ra 5 tỉ gói mì/năm. Dự kiến con số này sẽ là 6-7 tỉ gói trong 3 năm tiếp theo. Mì ăn liền nói chung được phân chia thành 2 nhóm sản phẩm: gốc mì (mì đóng gói) và gốc gạo (miến, bún, phở, cháo đóng gói). Thị phần mì ăn liền gốc mì đang nằm trong tay 5 nhà sản xuất lớn và được chia sẻ không mấy đồng đều: Acecook Vietnam (khoảng 55%), Asia Food (khoảng 15%), Vifon (khoảng 15%), Masan (khoảng 10%), Saigon Ve Wong (khoảng 5%). Còn lại một thị phần rất nhỏ chia đều cho các doanh nghiệp cả mới lẫn cũ, trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, ở nhóm này, vẫn có những doanh nghiệp tiềm năng như Uni-President, Miliket, Micoem. 8 Giành từng tấc đất Không chỉ quyết liệt trong cuộc đua sản phẩm và giá cả, các nhà kinh doanh còn giành từng “tấc đất” trên “mặt trận” phân phối. Và đối với mặt trận này, các nhà sản xuất mì ăn liền đang áp dụng 2 chiến lược chính. Hai “đại gia” dẫn đầu thị trường là Acecook Vietnam và Asia Food phân phối theo hệ thống đại lý (bán sỉ). Hai doanh nghiệp này chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1) và nhiệm vụ của các nhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ. Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và 2 doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt. Ưu điểm của kiểu phân phối này là vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương hiệu mạnh, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản phẩm (chẳng hạn chất lượng sản phẩm có vấn đề), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các cấp phân phối của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm. Trong khi đó, Masan lại chọn hướng ngược lại là phân phối bán lẻ, theo cách của Unilever, P&G. Công ty này tập trung vào một số nhà bán lẻ tốt nhất, có khả năng bao phủ thị trường trên diện rộng. Với cách làm này, Masan phải đầu tư khá lớn. Nhưng bù lại, do không phải chờ đến khi có nhu cầu mới cung ứng nên khả năng đẩy hàng của Masan có thể nhanh hơn các đối thủ. Rõ ràng, đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh như mì ăn liền, chọn kênh phân phối hợp lý là điều kiện tiên quyết để giải bài toán đầu ra. Và phân phối cũng chính là trận chiến khốc liệt nhất đối với các nhà sản xuất mì ăn liền, nhất là những gương mặt mới, ngay cả đó là một đại gia nước ngoài có tài lực mạnh. Uni-President là một minh chứng cho điều này. Vốn là tập đoàn thực phẩm tên tuổi của Đài Loan, Uni-President vào Việt Nam với nhãn hiệu mì ăn liền Unif. Uni-President đầu tư khá kỹ lưỡng cho sản phẩm (lắp đặt nhiều dây chuyền sản xuất theo công nghệ châu Âu) và marketing khá “hoành tráng” như tài trợ 300.000 USD cho Seagames 22, mời đầu bếp nổi tiếng Yan Can Cook làm người bảo trợ cho nhãn hiệu mì Vua Bếp của họ với kinh phí không dưới 200.000 USD. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 500 người tiêu dùng ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng do một công ty nghiên cứu thị trường uy tín thực hiện năm 2007 cho thấy, Unif cũng được nhiều người tiêu dùng biết đến (cứ 10 người được hỏi thì 5 người biết). Nhưng tại sao từ năm 2003 đến nay Unif vẫn chưa thực sự bức phá? Nguyên nhân có lẽ là Uni-President đã chậm chân trong cuộc đua phân phối. Là kẻ đến sau, Uni-President lại chọn cách phân phối bán sỉ (vốn đã là lựa chọn của 2 đại gia dẫn đầu thị trường) nên dù được đầu tư mạnh về vốn, công nghệ và tiếp thị, Unif vẫn chưa thể có một cuộc mở rộng thị phần ngoạn mục. Trường hợp của Unif cũng gợi nhớ đến câu chuyện bia Laser một thời tiếp thị hoành tráng nhưng rồi cũng bị “xóa sổ” vì bị “khóa” kênh phân phối. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa trên thị trường này vai trò của tiếp thị bị phủ nhận. Ngược lại, đối với thị trường mì ăn liền, hoạt động tiếp thị đang thể hiện sức mạnh dẫn dắt 9 ĐUA QUẢNG CÁO Tuy thị phần của Asian Food cao hơn Masan nhưng sản phẩm Osami “đậu Hà Lan” của Asian Food vẫn chưa thể qua mặt Omachi “khoai tây” của Masan, dù 2 sản phẩm này ra đời gần như cùng thời điểm. Cũng trong cuộc khảo sát 500 người tiêu dùng nói trên, cứ 10 người được khảo sát thì có khoảng 7 người biết đến thương hiệu Omachi (qua quảng cáo) và gần 5 người đã dùng qua, trong khi chưa đến 2 người biết đến Osami. Đó chính là sức mạnh của tiếp thị. Hiện nay, các nhà sản xuất dẫn đầu thị trường vẫn là những đại gia chi “bạo tay” nhất cho tiếp thị, đặc biệt là quảng cáo. Theo thống kê không chính thức của một công ty nghiên cứu thị trường, chỉ riêng 3 thương hiệu Hảo Hảo, Hảo 100 (của Acecook Vietnam) và Gấu Đỏ (của Asia Food) đã chiếm gần 50% ngân sách quảng cáo của ngành này. Masan cũng chi hàng triệu USD cho chiến lược quảng cáo thương hiệu Omachi (từ tháng 5.2007 đến Tết Âm lịch năm 2008). Tuy nhiên, giữa lúc các kênh truyền hình liên tục được lấp đầy bởi những đoạn phim quảng cáo mì ăn liền của các đại gia thì vẫn có những nhãn hiệu chẳng thấy quảng cáo gì cũng vẫn “sống khỏe”, như Miliket chẳng hạn. Câu trả lời hợp lý nhất cho điều này có lẽ chính là lịch sử phát triển của nhãn hiệu. Ra đời từ năm 1988, Miliket (được đựng trong bao giấy có hình 2 con tôm) đã gắn liền với khái niệm “mì tôm” trong nhận thức của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam. Qua thời gian, thương hiệu này đã tích lũy được một lượng người tiêu dùng đủ lớn để tạm “sống khỏe”. Tuy nhiên, tương lai của họ sẽ thế nào khi các nhãn hiệu mì ăn liền mới liên tục ra đời và các đối thủ thì không tiếc tiền đổ vào cuộc chơi quảng cáo? Chiến lược phát triển của Miliket có nhiều điểm tương đồng với Vifon: sở hữu thương hiệu lâu đời, giá thấp (xấp xỉ 1.000 đồng/gói), ít quảng cáo nhưng có đầu ra khá tốt là thị trường nông thôn với lượng khách hàng trung thành. Miliket cũng đang mở rộng sang sản xuất những sản phẩm gốc gạo (bún, miến, phở ăn liền), tương tự như Vifon. 2.1.2 .Phở. Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động hào hùng. Phở không chỉ còn đơn thuần là một món ăn khoái khẩu mà thực sự đang trở thành “đại sứ ẩm thực” góp phần vinh danh văn hóa Việt trong lòng bạn bè quốc tế. Phở đã được người đời ca tụng bằng đủ các hình thức nghệ thuật: thi văn, hội họa, phim ảnh, kịch nghệ. Một món ăn đầy ắp “bóng dáng, hương vị quê hương”! Phở thời @ 10 Chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế Việt Nam cất cánh và hội nhập cùng thế giới. Từ sau năm 2000, bỗng xuất hiện các “nàng Phở” thời @ mơn mởn sức xuân, bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ánh sáng trang nhã, đèn màu kiêu sa, bảng hiệu đồng nhất cho cả hệ thống của Phở 2000, Phở 24, Phở 5 sao, Phở Việt ở Tp.HCM, Phở Vuông ở Hà Nội rực rỡ trên những con đường. Đặc biệt, yếu tố vệ sinh thực phẩm là không thể thiếu ở những “nàng phở thời @”. Món phở Việt đã được gia đình Tổng thống Mỹ Bill Clinton chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000. Đại diện nặng kí nhất cho phở thời @ chính là Phở 24. ánh sáng có gu, trang trí nội thất lịch lãm, máy lạnh mát rượi, các đầu bếp nấu phở đội mũ mặc áo trắng toát khả kính như các vị giáo sư đại học. Ra đời năm 2003 ở Tp.HCM, Phở 24 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lan toả ra Hà Nội, rồi Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, tới nay có chuỗi hàng chục cửa hàng bề thế. Phở 24 còn bành trướng sang Philippines , Indonesia , Singapore , Úc, Mỹ và sắp tới sẽ là Âu châu. Hành trình xuyên thế kỷ của phở đã được các bậc trưởng lão làng phở tổng kết: giai đoạn 1908-1930 xuất hiện và định hình món phở; 1930-1954 phở phát triển và đạt đến đỉnh cực thịnh. Giai đoạn 1954- 2000 ghi nhận một thời kỳ đầy biến động mang lại cho phở dung mạo đa sắc như tấm kính vạn hoa. Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ của thế hệ phở @ chính thức đánh dấu thời kỳ hoà nhập, toàn cầu hoá, công nghiệp hoá phở Việt. Thăng hoa vị phở ta. Cho đến thời điểm này, dù trên thị trường đã có nhiều nhãn hiệu cùng tham gia sản xuất phở ăn liền như Bích Chi, Acecook, Miliket… nhưng bán chạy (với số lượng lên đến hơn 6 triệu gói mỗi tháng) và được trưng bày nhiều ở các hệ thống siêu thị, cửa hàng lại là phở ăn liền Vifon. Vifon là nhà sản xuất Việt Nam tiên phong đầu tư nghiên cứu công nghiệp hoá hương vị phở truyền thống cách đây gần 17 năm, từ năm 1993. Phở ăn liền Việt Nam được xướng danh Theo thông tin từ hội Khoa học và công nghệ thực phẩm Việt Nam (VAFoST), phở ăn liền của công ty Vifon đã lọt vào top 10 hạng mục “Công nghiệp hoá món ăn truyền thống” của giải thưởng thực phẩm toàn cầu (Global Food Award). Đây là giải thưởng thuộc khuôn khổ đại hội quốc tế lần thứ 15 của liên đoàn Các hiệp hội khoa học và công nghệ thực phẩm thế giới (IUFoST) vừa diễn ra tuần qua tại Cape Town, Nam Phi. Phở ăn liền của Việt Nam đã được xướng danh tại lễ trao giải và trưng bày trong triển lãm tại trung tâm hội nghị quốc tế Cape Town, cùng với các sản phẩm đoạt giải của các nước Hàn Quốc, Singapore, Úc, Mỹ và Nam Phi.

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:20

Mục lục

  • Mì gói...thị trường đang bùng nổ

  • Acecook VN đoạt giải nhất tại hội chợ ở Đà Nẵng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan