Bài tiểu luận về hoạt động thi trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam ppt

32 1.9K 3
Bài tiểu luận về hoạt động thi trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM MÔN TÍN DỤNG 1 LỚP NH_T03 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh GVHD: THS. BÙI DIỆU ANH NHÓM THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH TRẦN NỮ QUẾ NHI THẠCH THỊ YẾN NHI TẠ HỒNG QUANG NGUYỄN QUỐC THẮNG LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của NHNN vì thế lại càng trở nên quan trọng. Để có thể điều tiết cung cầu tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền thì CSTT phải đúng hướng và phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô. Trước đây, việc điều hành CSTT tập trung chủ yếu vào các công cụ trực tiếp. Ngày nay, các công cụ gián tiếp như lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng tỏ ra hiệu quả. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở giữ vị trí quyết định. Thông qua việc mua vào, bán ra các GTCG, NHNN kiểm soát nguồn cung tiền tệ trên thị trường, tác động trực tiếp đến dự trữ ngân hàng, tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó quản lý, chi phối thị trường, làm cho CSTT được thực hiện theo đúng mục tiêu. Nghiệp vụ thị trường mở khắc phục được hạn chế của lãi suất tái chiết khấu và ngày càng trở nên đắc lực khi thị trường tài chính phát triển, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, khi áp dụng ở Việt Nam, do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, nghiệp vụ thị trường mở chưa phát huy được hết tác dụng của mình. Trong phạm vi ngắn gọn, bài tiểu luận này sẽ điểm qua các diễn biến tiêu biểu của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam trong thời gian qua, xác định những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân, đồng thời từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam. 2 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh NHÓM THỰC HIỆN 3 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 MỤC LỤC 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 7 1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 7 1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 7 1.2. Cơ chế tác động của OMO 8 1.2.1. Tác động về mặt lượng (cơ số tiền tệ) 8 1.2.2. Tác động mặt giá (lãi suất) 8 1.3. Thành viên tham gia thị trường mở 9 1.3.1. Ngân hàng trung ương 9 1.3.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương 9 1.4. Các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở 10 1.4.1. Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN 10 1.4.2. Điều kiện để các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở:11 1.5. Cơ chế hoạt động của thị trường mở 11 1.5.1. Các phương thức mua hoặc bán GTCG 11 1.5.2. Phương thức đấu thầu GTCG trong nghiệp vụ thị trường mở 12 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 13 2.1. Doanh số giao dịch 13 2.2. Tần suất giao dịch 14 2.3. Thực tế tình hình giao dịch trên thị trường mở từ đầu năm 2011 15 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 19 3.1. Những thành tựu đã đạt được 19 3.2. Hạn chế 22 3.3. Nguyên nhân 24 4 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN 32 5 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTW: Ngân hàng Trung ương NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD: Tổ chức tín dụng GTCG: Giấy tờ có giá TPKB: Tín phiếu kho bạc CSTT: Chính sách tiền tệ OMO: Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations) BoE: Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) MS: mức cung tiền (Money Supply) 6 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nghiệp vụ thị trường mở (OMO - Open Market Operations) được áp dụng đầu tiên bởi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE - Bank of England) từ những năm 30 của thế kỷ 19. Vào thời gian này, lãi suất chiết khấu của BoE được sử dụng như một công cụ chủ yếu để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, nó tỏ ra kém hiệu lực khi khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm liên tục vượt khỏi sự chi phối của lãi suất chiết khấu. Do đó BoE phải tìm kiếm công cụ hiệu quả hơn để diều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn. Cách thức đầu tiên được áp dụng nhằm tăng lãi suất trên thị trường là: Bán chứng khoán Chính phủ đồng thời hứa mua lại nó vào một nó vào một ngày xác định trong tương lai; vay trên thị trường được đảm bảo bằng chứng khoán Chính phủ; bán hẳn các chứng khoán Chính phủ; vay trực tiếp từ các NHTM. Bằng cách này, lượng tiền trên thị trường giảm đi tương ứng với khối lượng vay hoặc bán chứng khoán, vì thế làm tăng lãi suất thị trường. Vào năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sử dụng OMO như một công cụ bổ sung cho chính sách tái chiết khấu. Tuy nhiên, trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, OMO được sử dụng để huy động nguồn lực tài trợ cho chi phí quân sự và khắc phục tổn thất. Đến năm 1920, OMO vẫn được xem là công cụ bổ trợ cho lãi suất tái chiết khấu. Nhưng hiệu quả và tầm quan trọng dần tăng lên và ngày nay OMO đã trở thành một công cụ đắc lực của Chính phủ khi điều tiết nền kinh tế. Điều này xuất phát từ : hạn chế của lãi suất tái chiết khấu; sự mở rộng và hoàn thiện của thị trường tài chính; sự gia tăng về lượng của chứng khoán Chính phủ và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. 1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở Tùy theo quy định mà mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về OMO, nhưng nói chung OMO là hành vi giao dịch các chứng khoán của NHTW trên thị trường mở. Tuy nhiên, khác với các khái niệm có phạm vi và công cụ giao dịch rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về các loại giấy tờ và thời hạn của chúng. Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm chứng khoán nợ ngắn hạn và chỉ có các TCTD được phép tham gia. Như vậy, ở Nhật thị trường mở là một 7 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh bộ phận của thị trường tiền tệ. Ngược lại ở Mỹ và Đức cho phép giao dịch cả chứng khoán dài hạn. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN, nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN thực hiện việc mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng (TCTD). 1.2. Cơ chế tác động của OMO 1.2.1. Tác động về mặt lượng (cơ số tiền tệ) Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay, cuối cùng tác động đến mức cung tiền. 1.2.2. Tác động mặt giá (lãi suất) Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau: Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế cũng được xác định. Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu 8 NHTW bán Dự trữ NHTM giảm Khả năng cho vay giảm Khối lượng tín dụng giảm MS giảm Cung TPKB tăng NHTW bán TPKB Dự trữ NH giảm Đầu tư giảm Cung của quỹ cho vay giảm Lãi suất ngắn hạn tăng Lãi suất thị trường tăng Giá TPKB giảm Lãi suất thị trường tăng tăng Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng. Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường. Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm. Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. 1.3. Thành viên tham gia thị trường mở 1.3.1. Ngân hàng trung ương NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua bán các loại GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu. NHTW cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó. 1.3.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương 1.3.2.1. Các ngân hàng thương mại Các NHTM chiếm phần lớn trong số các thành viên của thị trường mở và là đối tác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các NHTM tham gia thị trường mở nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. 9 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh Sự tham gia của các NHTM trên thị trường mở có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện CSTT vì các nguyên ngân sau: - NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng khắp. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển - NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ. 1.3.2.2. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG. 1.3.2.3. Các nhà giao dịch sơ cấp Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc. Tại Việt Nam, các đối tác của NHNN chính là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD có đủ các điều kiện sau: - Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố). - Có đủ phương tiện cần thiết để tham gia OMO gồm máy FAX, máy tính có nối mạng internet. - Có giấy đăng ký tham gia OMO. NHNN cấp giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở cho các TCTD đáp ứng đủ các điều kiện. 1.4. Các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở 1.4.1. Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN - Tín phiếu NHNN 10 [...]... bội chi ngân sách có xu hướng gia tăng qua các năm đã tác động, làm hiệu quả của chính sách tiền tệ bị sụt giảm 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM a) Bổ sung thêm hàng hoá giao dịch trên thị trường mở Để hoạt động trên thị trường thực sự sôi động thì một trong những điều kiện cần thi t là phải bổ sung thêm các loại hàng hoá... cao tần số dự báo hơn 28 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS Bùi Diệu Anh l) Xây dựng thị trường tiền tệ năng động, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng Đây là cơ sở để nghiệp vụ thị trường mở hoạt động hiệu quả Hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước cần được đẩy mạnh hiện đại hóa để tăng cường khả năng điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng khuyến khích các ngân hàng vay lẫn nhau và NHNN... 15 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS Bùi Diệu Anh Bảng 2.3 Tình hình hoạt động thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Qua bảng 2.3 cho thấy trong tháng 4/2011, NHNN cũng đã bơm ra thị trường mở 519.695,7 tỷ đồng và hút về 453.002,7 tỷ đồng Mức bơm ròng là 66.693 tỷ đồng Trong 2 tuần đầu tháng 4/2011 (từ 4/4 đến 15/4), sau khi nâng lãi suất thị trường mở. .. cho kho bạc nhà nước với mức lãi suất nào thì sẽ mua lại ngay với mức lãi suất đó Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, NHNN đã huy động được trên 50.000 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ thông qua đấu thầu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 3.1 Những thành tựu đã đạt được Thứ nhất, cơ chế và quy trình hoạt động OMO không... NXB Lao Động 3 Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương (2006), Học viện Tài chính, NXB Tài chính 4 Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam (2004 – 2009) 5 Bản tin thị trường mở hàng tuần của Công ty chứng khoán Habubank 6 TS Hà Thị Sáu và Thân Thị Vi Linh, Bàn về nghiệp vụ thị trường mở trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng (Số 16/2011) 7 8 Website của NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn http://www.kienthuckinhte.com/tai-chinh/chung-khoan/1047-... 402 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN chủ yếu thực hiện các giao dịch nhằm cung ứng vốn khả dụng cho TCTD Các phiên giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa của hệ thống ngân hàng được tổ chức rất ít, điều này xuất phát từ thực tế của hệ thống ngân hàng là thường xuyên thi u hụt vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và thanh toán của nền kinh tế 2.3 Thực tế tình hình giao dịch trên thị trường mở từ đầu năm... Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thông qua hoạt động OMO, NHNN không chỉ mua GTCG để bơm thêm vốn khả dụng khi thị trường thi u hụt vốn khả dụng và mà còn bán GTCG để hút tiền nhàn rỗi khi thị trường dư thừa vốn nhằm thực hiện mục tiêu CSTT 13 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS Bùi Diệu Anh Doanh số trúng thầu OMO tăng mạnh qua các năm, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của. .. của các TCTD đó 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Bắt đầu từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ OMO vào hoạt động Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT của NHNN theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, để phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển của đất nước Công cụ OMO liên tục được NHNN cải tiến trong những... việc hàng loạt các nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công Tình hình trên đã tác động không ít đến Việt Nam Giá cả biến động, lạm phát tăng cao, giá vàng tăng nhanh, đồng tiền mất giá, người dân đang đổ xô tìm kiếm một kênh an toàn hơn để “ẩn mình” Số dư tiền gửi tại các ngân hàng (nhất là ở các ngân hàng vừa và nhỏ) liên tục giảm làm cho ngân hàng khó lòng đảm bảo được khả năng thanh khoản của. .. các tổng công ty lớn của Nhà nước được phép giao dịch trên thị trường mở Việc đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở sẽ thúc đẩy các NHTM đầu tư vào các GTCG này, từ đó tăng thêm tính thanh khoản của các GTCG này và thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán trái phiếu b) Đa dạng hoá các kỳ hạn giao dịch và tiến tới giao dịch nhiều kỳ hạn trong một phiên 25 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: . GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 3.1. Những thành tựu đã đạt được Thứ nhất, cơ chế và quy trình hoạt động OMO không ngừng được cải tiến và hoàn thi n Dưới. nhân 24 4 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25 KẾT LUẬN 30 TÀI. 32 5 Tiểu luận môn Tín dụng 1 GVHD: ThS. Bùi Diệu Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTW: Ngân hàng Trung ương NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP:

Ngày đăng: 14/08/2014, 03:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

    • 1.1. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở

      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

      • 1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở

      • 1.2. Cơ chế tác động của OMO

        • 1.2.1. Tác động về mặt lượng (cơ số tiền tệ)

        • 1.2.2. Tác động mặt giá (lãi suất)

        • 1.3. Thành viên tham gia thị trường mở

          • 1.3.1. Ngân hàng trung ương

          • 1.3.2. Các đối tác của ngân hàng trung ương

          • 1.4. Các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở

            • 1.4.1. Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN

            • 1.4.2. Điều kiện để các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở:

            • 1.5. Cơ chế hoạt động của thị trường mở

              • 1.5.1. Các phương thức mua hoặc bán GTCG

              • 1.5.2. Phương thức đấu thầu GTCG trong nghiệp vụ thị trường mở

              • 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

                • 2.1. Doanh số giao dịch

                  • Năm

                  • 2.2. Tần suất giao dịch

                  • 2.3. Thực tế tình hình giao dịch trên thị trường mở từ đầu năm 2011

                  • 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

                    • 3.1. Những thành tựu đã đạt được

                    • 3.2. Hạn chế

                    • 3.3. Nguyên nhân

                    • 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan