Sứa - “vàng ròng” trong y học pps

5 251 0
Sứa - “vàng ròng” trong y học pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sứa - “vàng ròng” trong y học Trong một thời gian khá dài, con người chỉ coi sứa như một thứ rác rưởi của biển cả, phải đến khi nền y học - công nghệ sinh học có những bước phát triển nhảy vọt thì một phần trong số 900 loài sứa hiện diện trên hành tinh này mới được đánh giá và khai thác đúng mức. Nguồn protein đặc hiệu Cơ thể sứa chứa nhiều protein đặc hiệu có thể cung cấp cho những yêu cầu hết sức khắt khe của khoa da liễu, dược phẩm và mỹ phẩm. Trong 900 loài sứa, sứa rhizostoma được coi như nữ hoàng do chứa rất nhiều collagel - một loại protein rất gần với collagel có trong mô phôi thai và da non của người. Đây là chất collagel từ biển có tính chất giống với người nhất - Michel Ranson - trưởng phòng thí nghiệm Javenech, Pháp nói. Ai cũng biết collagel có rất nhiều ứng dụng trong y học, nó kích thích da ở những chỗ bị bỏng mọc trở lại. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, chuyên khoa da liễu, dược mỹ phẩm, nó đều có vai trò hết sức quan trọng. Các dạng protein. Ngoài ra, sứa còn mang một protein có hình dạng đặc biệt. Trong khi bóc tách, sàng lọc để tìm ra collagel trong sứa, các nhà khoa học đã tìm thấy một loại protein dạng sợi - loại protein cổ xưa nhất trên trái đất này, được phát hiện vào năm 1991. Vai trò của nó đặc biệt quan trọng: đảm bảo tính co giãn của các mô. Tuy các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu để tìm ra các đặc tính và phương pháp điều chế loại protein này nhưng khả năng ứng dụng đã mở ra vô cùng rộng lớn. Giáo sư Robert Garone, Viện phó Viện nghiên cứu hóa học và sinh học protein Lyon, Pháp cho biết: chúng tôi đang nghiên cứu khả năng sử dụng protein sợi để điều trị bệnh lão hóa các dây chằng của thủy tinh thể, các dây chằng này chứa nhiều protein sợi và nó bị hư hỏng dần khi tuổi tác càng cao, thiếu nó thủy tinh thể của mắt người không hoạt động bình thường được và thị giác trở lên rối loạn. Chưa hết, nguồn protein từ sứa còn mở ra những chân trời mới hết sức xán lạn cho y học hiện đại. Nó có thể giúp ngăn chặn được một số hội chứng margan, căn bệnh ảnh hưởng đến tim, mắt, phổi, xương và dây chằng. Phương pháp y học mới điều trị bệnh bằng gen cũng sẽ rất cần đến kho protein này. Đặc biệt protein sợi (còn gọi là cao su sinh học) cũng sẽ được dùng để sản xuất các mạch máu nhân tạo. Một trong những ưu điểm tuyệt vời của loại protein này là gần như loại trừ hoàn toàn nguy cơ truyền virut bằng con đường gián tiếp (tức các protein này có chất kháng virut rất mạnh). Ưu điểm này trở nên vô giá khi thị trường thế giới những năm gần đây đang thiếu collagel trầm trọng do bệnh bò điên phát triển (trước đây người ta thường chiết suất collagel từ bò). Chất gây tê và những tế bào kiểm tra siêu hạng Trên trái đất có khoảng 900 loài sứa và hiện nay chúng ta mới chỉ tìm hiểu được 20% số đó - GS. Jacquenine Goy - chuyên gia sứa hàng đầu của Viện nghiên cứu Museum, Pháp nói: hiện giờ, những con sứa có nọc độc làm chúng tôi cực kỳ quan tâm. Chúng là những loài ăn thịt, dùng các xúc tu dài để bắt mồi và làm tê liệt con mồi bằng cách phóng ra nọc độc. Chỉ cần một lượng rất nhỏ nọc độc này, con mồi đã tê liệt hoàn toàn. Đây là loại nọc độc gây tê tự nhiên quý giá, có thể sử dụng để gây tê từng vùng trong phẫu thuật ngoại khoa. Một trong những bí mật hết sức lý thú mới được khám phá là tất cả các loại sứa đều có khả năng tống ra khỏi cơ thể chúng bất kỳ loại vi khuẩn hay vật thể lạ nào nhờ vào những tế bào kiểm tra siêu đẳng. Những tế bào này loại trừ tất cả những gì mà nó cho là khác lạ, kể cả các tế bào bị phân chia sai của chính con sứa. Nghiên cứu các tế bào kiểm tra tuyệt vời này, các nhà khoa học thấy rằng chúng có thể tham gia tích cực vào cuộc chiến chống ung thư - một căn bệnh có liên quan đến những rối loạn trong quá trình phân bào. "Chúng tôi đang tìm hiểu đặc tính này bởi lẽ tế bào đó không phải chỉ có ở sứa mà còn có ở phôi người giai đoạn đầu" - Jacquenine Goy nói. Sứa - kho dược chất vô tận và vô giá từ biển cả. Enzym phát quang và những loại da nhân tạo Các nhà khoa học chiết suất ra được từ một loài sứa sống ở Australia một chất tên là aequoreine, một enzym phát ra ánh sáng. Aequoreine tỏ ra là chất dẫn đường tuyệt vời cho sự lưu thông của oxy trong cơ thể. "Đặc biệt các chất phát quang được rút ra từ động vật biển có thể sử dụng làm chất dẫn đường để "đọc" được gen và giúp "nhìn" được thấy những tế bào không bình thường, chẳng hạn tế bào ung thư" - Giáo sư Robert Garone giải thích. Ngoài cua xanh và một số loại tôm, sứa cũng cung cấp cho chúng ta một loại vật liệu cực quý: chất kitin. Những đặc tính sinh học của các phân tử kitin có khả năng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) mà không gây độc hại khiến cho nó trở thành "vàng ròng" trong y học. Người ta dùng kitin để sản xuất da nhân tạo tự tiêu, giúp cho các biểu bì mọc trở lại ở những vùng da bị bỏng, bị mất; sản xuất chất liền sẹo, sản xuất gạc phẫu thuật tự tiêu. Do khả năng chống vi khuẩn tốt, nên kitin và kitozan - một biến thể của kitin, còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: sản xuất quần áo kháng khuẩn, kem dưỡng da, dầu gội đầu, thuốc sơn móng chân tay . Sứa - “vàng ròng” trong y học Trong một thời gian khá dài, con người chỉ coi sứa như một thứ rác rưởi của biển cả, phải đến khi nền y học - công nghệ sinh học có những bước phát triển nh y. khoảng 900 loài sứa và hiện nay chúng ta mới chỉ tìm hiểu được 20% số đó - GS. Jacquenine Goy - chuyên gia sứa hàng đầu của Viện nghiên cứu Museum, Pháp nói: hiện giờ, những con sứa có nọc độc. cứu hóa học và sinh học protein Lyon, Pháp cho biết: chúng tôi đang nghiên cứu khả năng sử dụng protein sợi để điều trị bệnh lão hóa các d y chằng của th y tinh thể, các d y chằng n y chứa nhiều

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan