“Căn cứ địa” của tư duy pptx

5 268 0
“Căn cứ địa” của tư duy pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Căn cứ địa” của tư duy Các nhà nghiên cứu của Viện Thần kinh học thuộc Trường đại học London đã có thể xác định xem những ký ức của chúng ta được bảo quản ở khu vực nào của đại não và chúng được ghi lại ở đó ra sao. Giáo sư Eleonor Mawir đã kể lại cuộc thí nghiệm như sau: “Cơ sở của công trình nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp "đèn chiếu" (projecteur), khi chúng tôi với sự trợ giúp của máy Xquang cắt lớp lần đầu tiên có thể xác định một cách cực kỳ chính xác tới micron xem bộ não của chúng ta bảo quản thông tin chính ở những ngăn nào. Bản thân cuộc thí nghiệm bao gồm ba giai đoạn: Trong giai đoạn thứ nhất, chúng tôi áp dụng phương pháp cố định những ký ức tản mạn khác nhau với sự trợ giúp của hai cuốn phim ngắn mà chúng tôi chiếu cho những người được làm thí nghiệm xem. Đó là hai cuốn phim thông thường nhất kể lại những cảnh sinh hoạt chẳng có gì đáng chú ý của cuộc sống phố phường. Trong một cuốn phim, ta thấy một người đàn bà mặc áo khoác xanh sau khi uống cà phê liền ném cái cốc giấy đã qua sử dụng vào thùng rác. Trong một cuốn phim khác là một người đàn bà mặc áo khoác đỏ, thả bức thư vào hòm thư. Trong khi xem, chúng tôi kết nối hai người tình nguyện với máy Xquang cắt lớp, sau đó yêu cầu họ nhớ lại và miêu tả thật tỉ mỉ hai cuốn phim ngắn vừa được xem, còn chính chúng tôi vào thời điểm đó quan sát các vùng hoạt tính của não. Với mỗi một người tình nguyện, chúng tôi tiến hành không dưới 100 lượt chiếu bởi lẽ người được làm thí nghiệm mỗi lần đều cần nhớ lại không phải cốt truyện của cuốn phim, mà là một chi tiết tiêu biểu nào đó. Chẳng hạn anh ta phải nhớ lại và miêu tả kiểu áo khoác. Hoặc hình dáng và màu sắc của hòm thư. Hoặc hình thù bức thư. Hoặc màu sắc hoa văn trên chiếc cốc giấy. Còn chúng tôi thì với sự trợ giúp của máy Xquang cắt lớp xem những tế bào thần kinh nào thể hiện hoạt tính mạnh nhất, những quy luật nào được theo dõi trong bức tranh chung về sự kích thích của các tế bào thần kinh. Mô hình 3D của hippocampe. Tiếp theo là giai đoạn thứ hai - xây dựng mô hình không gian 3D của hippocampe (thuật ngữ chỉ khu vực của đại não nằm ở phần giữa thùy thái dương) và của những cấu trúc bao quanh nó. Chính phần bên phải và phần bên trái của hippocampe được sử dụng để bảo quản và xử lý thông tin chi tiết vốn rất cần để giải quyết những nhiệm vụ đơn giản nhất. Chẳng hạn, nếu không có hippocampe được chức năng hóa hoàn toàn thì con người bị mất phương hướng, họ có thể không nhớ là họ đã ở đâu và họ làm thế nào mà đến được nơi cần đến. Mặc dù họ nhớ rõ rằng họ là ai, tuy vậy họ hoàn toàn không thể hình dung được là họ đang làm gì và họ làm thế nào mà có mặt ở chỗ này. Chính trong hippocampe đã ghi lại được tất cả những ký ức ngẫu nhiên có tính chất tạm thời mà xem đó, theo ý muốn của con người, có thể chuyển thành những ký ức bền lâu. Song đích thị ở chỗ nào chúng được ghi lại - đó là vấn đề mà trong một thời gian dài chưa ai tìm được lời giải đáp. Để có được lời giải đáp ấy, chúng tôi đã xây dựng mô hình 3D, trong đó mỗi một tế bào thần kinh tương ứng với một vocxel (vocxel là một bộ phận của hình ảnh có thể tích được cấu tạo từ chữ volumetric - "thể tích" và pixel - bộ phận của hình ảnh số gồm hai số đó. Hóa ra, vùng phía sau bên phải của hippocampe bảo quản thông tin về việc sự cố đã diễn ra ở đâu, tức là những dữ liệu chung về một sự cố nào đấy. Những vùng biên phía trước đảm nhận vai trò hộp phiếu đặc biệt: những tế bào của khu vực này giống như những khâu của catalo thư viện, bảo quản thông tin về địa điểm, thời gian, các nhân vật và những hành động mà các nhân vật đó thực hiện. Và về việc những ký ức chi tiết hơn của một sự kiện cần thiết được bảo quản cụ thể ở đâu trong vỏ đại não. Chẳng hạn, nếu bộ não cần nhớ lại: cuốn phim thứ nhất để hình dung nó dưới dạng hình ảnh thì trong "hộp phiếu" diễn ra sự lựa chọn thích ứng - sẽ hé lộ ra những phiếu "màu xanh", "áo khoác", "rác", "cà phê", tức là những phiếu chỉ rõ địa điểm chính xác trên "cái giá" của vỏ đại não. Điều đáng ngạc nhiên là những hippocampe của những người hoàn toàn khác nhau trên thực tế đã lựa chọn những "phiếu" giống nhau và khai thác chúng ở cùng một khu vực của vỏ não. Ở giai đoạn thứ ba, những người tình nguyện được xem ba cuốn phim mà ngoài hai cuốn phim về những người đàn bà với thùng rác và bức thư, còn có thêm một cuốn phim nữa, trong đó có một nữ nhân vật chỉ uống một ly nước chanh. Cuốn phim mới này được đưa vào cuộc thí nghiệm như một tình huống được phức tạp hóa. Sau khi xem, chúng tôi lại đưa các tình nguyện viên đó vào máy Xquang cắt lớp và yêu cầu họ nhớ lại cốt truyện của ba cuốn phim vừa được xem. Mỗi người trong số đó 7 lần moi ra từ ký ức các đoạn phim ngắn mà chúng tôi yêu cầu họ nhớ lại và 10 lần moi ra bất cứ một đoạn phim nào tùy thích. Và về phần mình, chúng tôi cố xác định xem họ nhớ lại chính điều gì. Kết quả là tuy không có sự chính xác 100% nhưng có những khác biệt rõ ràng so với xác suất thống kê. Cần phải nói thêm rằng những người tình nguyện làm thí nghiệm là mấy người bạn cũ của tôi làm nghề lái xe taxi. Đó là những người có vùng hippocampe phát triển. Bởi lẽ họ phải nhớ một số lượng lớn địa điểm trong thành phố và những đoạn đường ngắn nhất giữa chúng. Tôi đã tiến hành một số cuộc thí nghiệm trong giới tài xế taxi của các thành phố khác nhau ở châu Âu và tôi nghiệm ra rằng chính những người dân London là những người sở hữu hippocampe phát triển nhất. Tại sao ư? Có lẽ bởi một nguyên do đơn giản là những người lái taxi trong phần lớn các thành phố châu Âu là những người nhập cư. Khi lái xe trong thành phố, những người này thường ít dựa vào sự hiểu biết của mình về địa hình sở tại mà thường ỉ vào thiết bị dẫn đường có định hướng. Còn London về phương diện này là một thành phố khá bảo thủ. Ở đây, những thiết bị dẫn đường trong taxi chưa được phổ biến mấy vì thế đa số dân lái taxi thuộc lòng bản đồ của thành phố”. Hiện nay, các nhà y học nghiên cứu vấn đề về những rối loạn khác nhau của ký ức, chẳng hạn do bệnh Alzheimer (bệnh teo não kèm theo sự sa sút trí nhớ) gây ra, rất chú ý đến kết quả thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc Viện Thần kinh - Trường đại học Luân Đôn. . “Căn cứ địa” của tư duy Các nhà nghiên cứu của Viện Thần kinh học thuộc Trường đại học London đã có thể xác định xem những ký ức của chúng ta được bảo quản ở khu vực nào của đại não. lại cuộc thí nghiệm như sau: “Cơ sở của công trình nghiên cứu của chúng tôi là phương pháp "đèn chiếu" (projecteur), khi chúng tôi với sự trợ giúp của máy Xquang cắt lớp lần đầu tiên. sự kích thích của các tế bào thần kinh. Mô hình 3D của hippocampe. Tiếp theo là giai đoạn thứ hai - xây dựng mô hình không gian 3D của hippocampe (thuật ngữ chỉ khu vực của đại não nằm

Ngày đăng: 13/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan