Coi chừng lây nhiễm vi khuẩn từ... sao Hỏa doc

5 210 0
Coi chừng lây nhiễm vi khuẩn từ... sao Hỏa doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Coi chừng lây nhiễm vi khuẩn từ sao Hỏa Sống không cần nước, chịu được nhiệt độ cao, có sức đề kháng rất mạnh với đủ các loại chất độc hay tia cực tím, trơ lỳ với môi trường axít hay những liều phóng xạ cực mạnh - đó là những thế mạnh của các loại vi khuẩn sống trong vũ trụ. Nếu dự đoán của các nhà khoa học đúng thì nguy cơ vi khuẩn từ vũ trụ tấn công trái đất là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Có hay không sự tồn tại của vi khuẩn trên sao Hỏa? Ai cũng biết tiểu thuyết Sao Hỏa tấn công của nhà văn Michael Crichton nói về khả năng trái đất bị hủy hoại do các loại virut từ sao Hỏa chỉ là một câu chuyện hư cấu. Tuy nhiên, câu chuyện này vẫn dựa trên một nguyên tắc đúng: cơ thể con người rất mong manh trước mọi cuộc tấn công của virut hay vi khuẩn, đặc biệt là các loại virut, vi khuẩn lạ. Mặc dù cho đến nay, vấn đề có hay không sự sống trên sao Hỏa vẫn còn đang được tranh cãi nhưng với nhiều nhà khoa học, sự tồn tại của một số loại virut, vi khuẩn đặc biệt trên sao Hỏa là hoàn toàn có thể khi người ta đã tìm thấy dấu vết của chúng ở một số tảng thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa (như tảng thiên thạch ALH8400). Một nhóm các nhà khoa học Nga, đứng đầu là giáo sư Anatoli Pavlov của Viện Hàng không quốc gia Nga, trong một bản báo cáo đưa ra năm 2002 đã khẳng định rằng: Sự tồn tại của vi khuẩn trên sao Hỏa là có thật. Đó là một loại vi khuẩn thuộc dạng kháng phóng xạ (Deinococcus radiodurans - DR), có biệt danh "Conan the Bacterium”. Vi khuẩn kháng phóng xạ DR được nhà bác học Arthur W.Anderson (Mỹ) phát hiện năm 1956 trong lúc làm vô trùng các đồ hộp thịt bò bằng cách chiếu tia bức xạ gamma cực mạnh. Ông đã tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy có một loài vi khuẩn không chết dưới mức độ bức xạ này. Đã thế, chúng còn có khả năng chịu được sự ôxy hóa hay tia cực tím cao gấp hàng trăm lần so với các liều gây chết người. Sách kỷ lục Guinness cũng ghi nhận DR là loại vi khuẩn sống dai và mạnh nhất: nó có thể chịu nổi lượng phóng xạ 5 triệu rads (con người khoẻ mạnh chỉ chịu nổi 1.000 rads). Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều dùng DR để thử nghiệm những loại vũ khí hóa học và tia phóng xạ có sức huỷ diệt cao. Theo lập luận của nhóm GS. Pavlov, bề mặt sao Hoả thường được xem là khô cằn nhưng lại chứa nhiều oxit sắt (Hematit). Chất này có khuynh hướng kết hợp với những vật thể sống trong môi trường nóng. Sao Hỏa cũng không có bầu khí quyển che chở khỏi những tia cực tím của mặt trời. Nhưng DR lại chịu được tia cực tím ở liều cao, nghĩa là bất cần tầng ozon. Về khả năng chịu đựng sự mất nước, DR cũng là cao thủ. Với những đặc tính đó, vi khuẩn dạng DR thừa sức chịu đựng những thử thách khắc nghiệt của môi trường sao Hỏa. Ngay cả NASA cũng đã từng 3 lần tạo ra môi trường y như môi trường của sao Hỏa (trong phòng thí nghiệm) và thả DR vào đó. Kết quả, DR vẫn chịu đựng được. Như vậy, lấy gì đảm bảo rằng vi khuẩn DR sẽ chịu thua trước mọi điều kiện sống khắc nghiệt của sao Hỏa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, DR có mặt trên sao Hỏa từ hàng triệu năm trước là hoàn toàn có cơ sở. Vi khuẩn Deinococcus radiodurans. Nguy cơ lây nhiễm là có thật GS. Pavlov từng tiến hành rất nhiều thử nghiệm về sức chịu đựng của vi khuẩn E.Coli trước các tia phóng xạ và nhận thấy rằng, chúng có thể “rèn luyện” khả năng chịu đựng trước sự thay đổi của môi trường. Càng về sau, các thế hệ vi khuẩn càng có khả năng chịu đựng tốt hơn gấp nhiều lần so với cha mẹ chúng và càng trở nên nguy hiểm. Trong khi đó, lượng phóng xạ trên sao Hỏa rất cao và nhiều vi khuẩn lại ngủ yên từ hàng trăm nghìn năm nay. Vậy chúng sẽ nguy hiểm đến cỡ nào? Sự quay của sao Hỏa cũng tạo ra những sự biến thiên về khí hậu (y như trái đất), sẽ tạo điều kiện “ngủ đông” cho đủ loại vi khuẩn. Đến một lúc nào đó, nhiệt độ tăng cao sẽ làm vi khuẩn thức tỉnh và sinh sôi dữ đội. Khi đó, trái đất có nguy cơ lãnh đủ mọi nguồn lây nhiễm. Chúng có thể lây nhiễm sang trái đất trong quá trình con người đi lại giữa trái đất và sao Hỏa hay lấy những mẫu đất đá từ sao Hỏa đem về phục vụ quá trình nghiên cứu. Chúng cũng có thể đến từ những thiên thạch và chạm vào sao Hỏa, sau đó lang thang trong vũ trụ rồi rơi xuống trái đất Có một điều mà các nhà thiên văn cảnh báo: các trận mưa thiên thạch xuống các hành tinh (kể cả trái đất) diễn ra ngày càng nhiều hơn, do sự thay đổi của hệ mặt trời. Những tế bào sống bám vào các thiên thạch có thể chịu đựng nổi nhiều cuộc du hành khủng khiếp và sinh sôi nảy nở một khi rơi xuống hành tinh chúng ta. Nhiệt độ thấp trong không gian, nhiệt độ cao khi va chạm, nước quá mặn hay không có nước, tia cực tím hay tia vũ trụ đều chẳng là gì so với những loại vi khuẩn như DR. Người ta từng ngạc nhiên vì những loại vi khuẩn xuất khẩu từ trái đất đã sống được trên mặt trăng. Trong các lò phản ứng hạt nhân, có những nơi nóng ẩm và trở thành nơi trú ngụ ưa thích của DR. Môi trường sao Hoả - trong chừng mực nào đó - giống như vậy. Đây cũng có thể là môi trường trú ngụ ưa thích của DR. Nhiều loại vi khuẩn cũng đã được đưa vào tro núi lửa - thậm chí nham thạch núi lửa Hawaii - để xem khả năng tồn tại ra sao. Vài loại vi khuẩn, trong đó có DR đã sinh sôi mạnh hơn trước. Đối với vi khuẩn E. Coli, trong môi trường ẩm và có nhiệt độ 37oC, nó chỉ cần 20 phút để phân chia. Như vậy với DR, điều gì sẽ xảy ra nếu nó gặp nhiệt độ lý tưởng? Dù sao, nhiều lý thuyết quan trọng về sao Hỏa đã ra đời, trong đó có giả thuyết cho rằng sự sống (hoặc ít ra là môi trường sống) của hành tinh đỏ rất giống với môi trường sống của trái đất. Nếu sự sống đã phát sinh trên sao Hỏa cách đây vài tỷ năm thì sao? Điều đó có nghĩa là: vi khuẩn DR và những “đồng sự” của nó hoàn toàn có thể chờ thời cơ! Trước nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn lạ từ sao Hỏa, một ủy ban có tên rất kỳ lạ đã được thành lập: Ủy ban quốc tế chống khứ hồi mẫu vật lây nhiễm (ICAMSR), nhằm lý giải và nghiên cứu rõ ràng mọi dạng sinh vật sống trên sao Hỏa. ICAMSR cũng liên tục đưa ra cảnh báo rằng những câu chuyện trong phim viễn tưởng khoa học rất có thể sẽ thành sự thật một khi các máy móc và con người từ sao Hỏa quay về. Vi khuẩn sẽ bám vào và hạ cánh dễ dàng xuống trái đất. Khi đó, hành tinh xanh sẽ bị vi khuẩn DR (và nhiều loại khác) tàn phá dữ dội . sinh trên sao Hỏa cách đây vài tỷ năm thì sao? Điều đó có nghĩa là: vi khuẩn DR và những “đồng sự” của nó hoàn toàn có thể chờ thời cơ! Trước nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn lạ từ sao Hỏa, một. rằng vi khuẩn DR sẽ chịu thua trước mọi điều kiện sống khắc nghiệt của sao Hỏa. Điều này cũng đồng nghĩa với vi c, DR có mặt trên sao Hỏa từ hàng triệu năm trước là hoàn toàn có cơ sở. Vi khuẩn. nguy cơ lãnh đủ mọi nguồn lây nhiễm. Chúng có thể lây nhiễm sang trái đất trong quá trình con người đi lại giữa trái đất và sao Hỏa hay lấy những mẫu đất đá từ sao Hỏa đem về phục vụ quá trình

Ngày đăng: 13/08/2014, 20:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan