Baì tiểu luận về tài nguyên nước pps

27 2K 4
Baì tiểu luận về tài nguyên nước pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG NƯỚC Mục lục A/PHẦN MỞ ĐẦU Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành tinh. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Trong những trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước . Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên nước nay đã trở thành một trong các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang can thiệp mạnh mẽ và các hoạt động cả cá nhân và tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước.Việc bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước bằng pháp luật là một biện pháp quan trọng và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai và thực hiện. Chính vì vậy, với nội dung của bài tiêu luận này mong muốn tìm hiểu thêm về những văn bản pháp luật hiện hành quy định về việc kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước cũng như thực trạng áp dụng những văn bản này ở Viêt Nam ta. B/NỘI DUNG CHÍNH 1.Hiện trạng môi trường nước 1.1.Hịên trạng môi trường nước ở việt nam a /tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam Đầu tiên là về ô nhiễm biển.Điển hình như ở cảng Hải Phòng, bình quân hằng năm có tới hơn 1.500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng từ 5 m 3 đến 10 m 3 . Như vậy, hàng nghìn m 3 dầu cặn qua sử dụng cùng với rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã xả tự nhiên theo nhiều cách xuống biển. Tiếp theo là tình trạng ô nhiễm mguồn nước ở một số con sông ở nước ta: Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Môi trường nước mặt (sông, ao, hồ) ở Hà Nội cũ, Hà Đông, Sơn Tây và các làng nghề của Hà Tây ô nhiễm trầm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Theo bộ Tài nguyên - Môi trường, hầu hết các con sông thuộc nội thành Hà Nội đều nhiễm khuẩn hữu cơ vượt gấp từ 3 tới 5 lần mức cho phép; đối với nước thải sinh hoạt thì mức độ vượt tiêu chuẩn vượt tới hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ của Hà Nội vốn là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của Hà Nội, nay biến thành kênh thoát nước thải chưa được xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép đối với nước loại B nhiều lần, mặt nước biến thành màu đen, các khí NH3, CH4, H2S bốc mùi hôi rất khó chịu. Nhiều hồ của Hà Nội, trước đây cũng là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc nay tiếp tục bị ô nhiễm nặng. Ngay cả Hồ Tây, hàm lượng BOD đạt 4 - 25 mg/l. Hồ Bảy Mẫu là 26 - 30mg/l, hồ Trúc Bạch 20 - 42mg/l. Chất lượng nước sông Hồng đi qua Hà Nội, trước đây đạt loại A, trừ hàm lượng chất lơ lửng (phù sa), nay hàm lượng BOD cực đại lên tới 10 - 16mg/l. Nước sông Tích (Hà Tây) trước đây đạt tiêu chuẩn loại A, đến nay đã có một số chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn loại A, như BOD = 8,3 (tiêu chuẩn A là £ 4 mg/l). Chỉ còn sông Bùi là tương đối sạch, BOD xấp xỉ bằng 4 mg/l. Sông Đồng Nai : Vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với sông Sài Gòn), ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 -6 mg/l, BOD = 4 - 8 mg/l) nhưng hầu như không đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, phenol, PCB… chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Vùng thượng lưu nước có chất lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng cao của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng Nai khá tốt. Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 5,5 mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hoá nặng do nước phèn ở đoạn Hốc Môn - Củ Chi(pH=4,0-5,5). Từ năm 2007 đến nay, tình hình ô nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên sông Sài Gòn - Đồng Nai, đặc biệt tại các trạm quan trắc nguồn nước cấp cho thành phố như: Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường, Hóa An Trong năm 2007, độ pH tại các trạm Bến Súc, Thị Tính, Phú Cường dao động từ 5,61-5,82 không đạt tiêu chuẩn cho phép (6-8,5). Hàm lượng DO (nồng độ oxy hòa tan) thấp hơn tiêu chuẩn 1-1,7 lần, nồng độ coliform vượt tiêu chuẩn 3,5-31 lần. Đặc biệt trong năm 2007 ghi nhận có sự xuất hiện của dầu trong nước nguồn (tiêu chuẩn không cho phép). Như vậy, so với năm 2006 hàm lượng DO tăng 1,2 lần, nồng độ dầu tăng hai lần, coliform tăng 2-10 lần. Chưa dừng lại ở đó, trong sáu tháng đầu năm 2009 ghi nhận nhiều chỉ tiêu ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Cụ thể như hàm lượng DO tại các trạm Bến Củi, Bến Súc, Phú Cường và Hóa An tiếp tục tăng 1,02-1,08 lần. Nồng độ coliform tại trạm Phú Cường và kênh N46 tiếp tục tăng 3,26-11,95 lần. Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên , chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B. Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2- và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôxy hòa tan đạt giá trị thấp nhất (0,4 - 1,5 mg/l), BOD5, COD rất cao (>1000mg/l); Colifom ở một số nơi khá cao, vượt quá tiêu chuẩn A tới hàng chục lần. Hàm lượng NO2 > 2,0 mg/l và dầu > 5,5 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn B tới 20 lần. Sông Nhuệ - sông Đáy: Theo thống kê của Bộ TN&MT, hệ thống sông Nhuê - Đáy có 700 nguồn nước thải đổ vào với khối lượng 800.00m3/ngày. Chỉ riêng cụm làng nghề dệt nhuộm tập trung ven quận Hà Đông: lụa Vạn Phúc, Xí nghiệp Len, nhuộm in hoa Hà Đông. Sản phẩm chính là các mặt hàng từ tơ tằm sản xuất thủ công và bán thủ công, sản lượng hàng năm 2,5 triệu mét. Quy trình sản xuất sử dụng nhiều than đá, dầu mỡ, thuốc nhuộm, hóa chất và nước. Hằng ngày Vạn Phúc thải ra khoảng 1.000m3 nước thải, chứa các tạp chất tự nhiên tách ra từ vải sợi, chất bẩn, dầu, hợp chất chứa nitơ, péctin, hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HC… các loại thuốc nhuộm, hóa chất trơ. Khoảng 30% thuốc nhuộm và 85 - 90% hóa chất nằm lại trong nước thải chảy vào kênh mương và đổ trực tiếp ra sông Nhuệ. Do sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề, khu công nghiệp ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, hai con sông này đã ô nhiễm nặng. Kết quả khảo sát và quan trắc cho thấy, nguồn nước tại hai dòng sông trên không thể dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp (không đạt tiêu chuẩn B1). Hàng chục kênh mương trên hệ thống sông này đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước ô nhiễm chảy đến đâu, cá tôm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) trên hệ thống này đã bị giảm sút do vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt. Điển hình là các vụ cá lồng chết hàng loạt vào năm 2002, 2003, 2005. Sông Tô Lịch đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, vào mùa khô mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng. Kết quả kiểm tra gần đây cho thấy lượng ôxy hòa tan (DO) đạt rất thấp. Lượng ôxy hóa học trong nước vượt từ 7 tới 8 lần; ôxy sinh học vượt 7 lần. Lượng khuẩn coliform trong nước cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước ở sông Tô Lịch có màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở sông Tô Lịch chính là tốc độ tăng dân cư quá nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xuống sông. Chỉ với một đoạn ngắn từ đường Bưởi tới Cầu Giấy có hơn trăm cống xả lớn, nhỏ đổ xuống con sông Tô Lịch. Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần. b/ Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Ở nước ta, nước sử dụng cho sinh hoạt là 70 % nước mặt và 30 % nước ngầm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do khai thác quá mức nên mạch nước ngầm tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ và gây sụt lún. Ở các vùng ven biển nước giếng khoan đã hóa mặn và tình trạng nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Theo các tài liệu quan trắc mực nước từ năm 2000 đến nay, mực nước trong các tầng chứa nước ngày càng hạ thấp, đây là nguy cơ cạn kiệt tầng chứa nước. Mực nước hạ thấp kéo theo sự xâm nhập mặn và các chất ô nhiễm vào tầng chứa nước, nguy cơ sụt lún mặt đất do tầng chứa nước bị tháo khô. Nước ngầm ở các trạm quan trắc Trường Thọ, Linh Trung bị nhiễm sắt vuợt tiêu chuẩn cho phép và cao hơn 6 tháng đầu năm 2005. Nghiêm trọng hơn, mực nước ngầm ở tầng nông tại trạm Bình Hưng đã bị nhiễm phèn nặng. Cũng theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc mới đây, độ ôxy hóa trong nước giếng khoan trên địa bàn Hà Nội đã vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép, nhiều nơi cao hơn từ 20 đến 30 lần. Điển hình là xã Pháp Vân, phường Tương Mai, phường Trung Hòa, xã Tây Mỗ, xã Trung Văn Hiện bản đồ nguồn nước ngầm nhiễm bẩn đã lan rộng trên toàn thành phố. Nhiều hộ dân khoan giếng bằng những thiết bị không đúng tiêu chuẩn, nước bẩn trên bề mặt thấm theo đường khoan đi vào lòng đất. Cùng với đó là rác thải công nghiệp, rác thải ở nhiều khu dân cư không được thu gom và xử lý, đã tác động xấu tới nguồn nước, làm ô nhiễm nước ngầm. Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm Asen và vật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự nâng cao của nồng độ Asen trong nguồn nước ngầm không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở các nơi khác như Hà Nam, TP.HCM… Các thành phần hóa học khác như NH4, NO2 cũng có sự biến động rõ rệt. Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10 -25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều lần. Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón… Về cơ bản nguồn nước ngầm tự nhiên ở Hà Nội là sạch dù lượng sắt và mangan trong nước ở Hà Nội khá lớn. Điều quan tâm nhất hiện nay về mặt nước nhiễm bẩn ở Hà Nội là hàm lượng asen (còn gọi là thạch tín), amôni (NH4), sinh ra từ các vật chất hữu cơ, xác động vật, chất thải lỏng và rắn…, trong nước quá cao. Những điểm ô nhiễm asen đáng lưu ý mà Liên đoàn ghi nhận được là ở Đan Phượng (Hà Tây cũ) với mức 0,4 microgram/lít – cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép là 0,01 microgram/lít). Một số khu vực ở Hà Nội cũng bị xếp vào diện phải báo động như khu vực Nam Dư thuộc huyện Thanh Trì với những điểm ô nhiễm Hoàng Mai, Quỳnh Lôi…ở mức 0,1 đến 0,2 microgram/lít (cao gấp 10 đến 20 lần so với mức cho phép). Một số điểm khác mức ô nhiễm chừng 10 lần so với mức cho phép cũng được ghi nhận như khu vực ven sông Hồng. Khu vực phía Bắc Hà Nội không có ghi nhận hiện tượng nhiễm asen. Nhìn chung ô nhiễm nguồn nước ngầm do nhiễm mặm,nhiễm arsennic, nhiễm nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh học (BOD5 ) và Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật 1.2.Hiện trạng môi trường nước trên thế giới Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu càng ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước. Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đại diện nhiều nước châu Phi báo động về thảm cảnh khan hiếm nước tại lục địa này. Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất thừa và bị ô nhiễm nặng nề do rác thải và sử dụng các chất hóa học vô tội vạ. trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 tỷ tấn nước thải và 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp vào các nguồn nước sinh hoạt. Trên toàn thế giới, tình trạng ô nhiễm sông ngòi là khá nghiêm trọng, những dòng sông bị ô nhiễm nặng nề nhất là những dòng sông chảy qua các khu vực dân cư đông đúc vốn thường tập trung ở khu vực cửa sông. Những khu vực đầu nguồn như thượng nguồn sông Amazon chính là nơi có mức độ ô nhiễm nước thấp nhất Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên. Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên. Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m 3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m 3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5. 1.3. Đánh giá tác động của thế giới đến môi trường nước ở Việt Nam Thông qua tác động của biến đổi khí hậu điển hình là sự nóng lên toan cầu: Sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê đây là những nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn cầu trong đó có Việt Nam. - Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung. Cụ thể như: + Thay đổi khoảng thời gian mưa và khu vực mưa. Sự thay đổi này có thể làm giảm hoặc tăng lượng mưa tại một số khu vực. + Bão lụt và hạn hán khắc nghiệt xuất hiện thường xuyên, kết quả của sự tăng/giảm tổng lượng mưa. + Những vấn đề về chất lượng nước tại các khu vực nơi có ít dòng chảy do ô nhiễm nguồn nước do thiên nhiên và con người gây ra */ Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường nước trên thế giới: - Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. -Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas. */ Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở Việt Nam Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100,mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập.Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở, từ đó làm gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm. Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông. 2. Hệ thống văn bản pháp quy Để các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước có hiệu quả Nhà nước ta đã đưa ra hệ thống các qui định cụ thể của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước . Quốc hội ban hành - Luật Tài nguyên nước (TNN) ngày ban hành 20/05/1998 số 08/1998/QH10 - Luật bảo vệ môi trường Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 sửa đổi năm 2010 về xử lý vi phạm tài nguyên nước Chính phủ ban hành - Nghị định số 179/1998/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành luật Tài nguyên nước - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày ban hành 27/07/2004 quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày ban hành 17/03/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước - Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày ban hành 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường -Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi nghị định số 67/2003/NĐ- CP 16/03/2003 về thu phí bảo vệ môi trường Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành: - Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ - Thông tư số 05/2005/ TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng". - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn việt nam về môi trường. - Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ. 2.1. Luật Tài nguyên nước Luật gồm 9 chương 71 điều bao gồm các nội dung: - Những qui định chung: quy định hình thức sở hữu, đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ về tài nguyên nước đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm - Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong khai thác sử dụng, sản xuất, sinh hoạt bao gồm cả vấn đề xả nước thải vào nguồn được đề cập đến trong chương này. - Khai thác sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau. - Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra (chương IV): bao gồm 11 điều (điều 36 – 46) liên quan đến các vùng ĐNN do lũ lụt, lưu vực sông, ao, hồ. Chương này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, lập phương án, quy hoạch dân cư, phân lũ, huy động lực lượng. Phần này cũng xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây nên. Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi: xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác, bảo vệ. Nội dung này quy định rõ các tổ chức, cá nhân được giao quản lý phải xây dựng phương án bảo vệ, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều; các điều nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng được nêu ra. [...]...- Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đất nước, hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên, và giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế - Quản lý nhà nước về tài nguyên nước: quy định nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước (xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật,... lợi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về TNN được giao Thứ sáu: theo quy định tại khoản 1 Điều 2 LuậtTNN thì: Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa được quy định tại các văn bản pháp luật khác Nước khoáng, nước nóng thiên... cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước Theo điều Điều 15 Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước thì mức phạt tối thiểu là phạt tiền từ 100.000 đồng và tối đa 8.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành Theo... quốc gia về tài nguyên nước - Quy định về thể chế thanh tra chuyên ngành nước Tới nay mới chỉ thực thi được một phần những cải cách mà luật này đem lại Hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực thi luật còn đang trong quá trình xây dưng (cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, các giới hạn thải, v.v.)Điểm đặc biệt của luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước. .. hiện nay pháp luật về TNN mới chỉ có các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưói đất mà chưa đề cập đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên Nên công tác quản lý nhà nước về nước ở nước ta chưa mang tính toàn diện và thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên... dụng nước trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn nước biển, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên nhằm thống nhất quản lý toàn bộ nguồn TNN nằm trong lãnh thổ Việt Nam C/KẾT LUẬN Nước là tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng không phải là vô tận .Tài nguyên nước có tính tuần hoàn.Vòng tuần hoàn nước. .. thải vào nguồn nước bao gồm 4 chương 25 điều Nghị định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Đối tượng thực hiện là mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Nghị định... hiệu lực quản lý nhà nước về TNN Cụ thể: - Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký, kê khai, cấp phép và gia hạn khai thác, sử dụng nước ngầm, nước mặt và xả nước thải; - Thiếu các quy định về mẫu đơn xin đăng ký, kê khai và sử dụng các nguồn nước; thiếu các mẫu giấy phép về khai thác, sử dụng các nguồn nước; thiếu các quy định về tiêu chuẩn, định mức xả nước thải; - Thiếu các... đảm nhiệm trên hai phương diện: (i) Cục Quản lý tài nguyên nước (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nước dưới góc độ tài nguyên, môi trường nhằm bảo vệ bền vững TNN; (ii) Cục quản lý công trình thuỷ lợi (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác, sử dụng nước nhằm phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông,... dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật thì mức phạt tối thiểu là phạt tiền 200.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên Theo Điều 9 Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì mức phạt tối . bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước. Việc bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. và các mối quan hệ về tài nguyên nước đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm - Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, các tổ chức,. tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và

Ngày đăng: 13/08/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan