giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng

68 808 5
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế với các nước trên thế giới . Đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) thì sự phát triển kinh tế là rất nhanh. Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của các Công ty nước ngoài là sự ra đời hàng loạt các ngành nghề kinh doanh khác nhau, tạo ra một bức tranh đa màu sắc các ngành nghề. Lúc này, các Công ty trong nước không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ở các nước và khu vực khác nhau. Sự cạnh tranh này diễn ra ngày càng gay gắt, vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì mới tồn tại và phát triển bền vững được. Kinh tế ngày càng phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng không ngừng được cải thiện, yêu cầu về công nghệ và trình độ công nghệ ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng đã ra đời và hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó đã tạo được nhiều hình ảnh, uy tín lớn trên thị trường công nghệ nói riêng cũng như thị trường kinh tế nói chung, đang và sẽ ngày càng có triển vọng phát triển mạnh mẽ. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng, cùng với việc nâng cao kiến thức thực tế cho mình, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng”, nhằm góp phần hoàn thiện thêm vào các giải pháp mà Công ty đang thực hiện. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng. Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 1 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG I. Tổng quan về Công ty 1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng Tên Tiếng Anh: Consultant design technology construcction joint stock company Tên giao dịch viết tắt: CDTC.,jsc Địa chỉ: Số 4 C4 Nguyễn An Ninh - Tương Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại : 04.6624960 Văn phòng giao dịch: Số 602, Nhà CT 3-3 khu đô thị mới Mễ Trì Hạ - Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại : 04.2185885 Fax : 04.5658591 Tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam : 001.100.0749657 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103003435 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. 2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng được sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 30 tháng 12 năm 2003 với ngành nghề kinh doanh là: - Khảo sát, tư vấn đầu tư, thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nội ngoại thất công trình - Xây dựng công trình kỹ thuật, công trình dân dụng, công trình, công nghiệp, công trình giao thông, cơ sở hạ tầng Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 2 Chuyên đề tốt nghiệp - Lắp đặt: Ăngten truyền hình, cáp và mạng thông tin; hệ thống điện thoại trong nhà; thang máy, cầu thang, băng chuyền tự động; hệ thống điều hoà không khí; hệ thống chống sét; thiết bị âm thanh, ánh sáng; thiết bị camera bảo vệ, báo động; hệ thống phòng, báo, chữa cháy nổ, đường dây và trạm biến thế đến 35 KV; ống cấp nước, thoát nước, bơm nước, các thiết bị xây dựng - Kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện máy, điện thanh, điện lạnh, tin học, viễn thông, truyền hình - Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế; - Sản xuất, buôn bán phần mềm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; - Kinh doanh bất động sản; - Kinh doanh lắp đặt hệ thống khí sạch, khí y tế, thiết bị thí nghiệm, thiết bị xử lý môi trường; Triết lý kinh doanh của công ty: Công ty lấy trách nhiệm và chất lượng làm mục tiêu cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, từ khi thành lập công ty đã đang ngày càng phát triển về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và nhân sự. Điều này đã giúp công ty ngày càng có uy tín và có chỗ đứng trên thị trường đồng thời tạo rất nhiều thuận lợi trong các mối quan hệ với các đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước. Nhờ đó công ty có thể nắm bắt được những công nghệ mới, những công nghệ tiên tiến một cách kịp thời và hiệu quả để phục vụ tốt hơn cho các dự án của mình. Công ty đã thực hiện thành công nhiều dự án, được chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước đánh gía rất cao như thiết kế thi công và lập dự toán hệ thống trình chiếu camara, hệ thống âm thanh hội nghị và ánh sáng cho trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh, UBND Tỉnh Quảng Ninh; Hệ thống công nghệ thông tin Bệnh viện Quảng Ninh; Hệ thống điều hoà không khí và thông gió trung tâm thương mại Móng Cái; Hệ thống điện nhẹ Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ, Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 3 Chuyên đề tốt nghiệp Nam Trung Yên, Mỹ Đình. Thi công hệ thống công nghệ thông tin điện nhẹ tại trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Trung tâm Lưu trữ Hà Nội. 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng 3.1 Sản phẩm và thị trường Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm xây lắp và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Bên cạnh đó Công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại như buôn bán các vật liệu, máy móc thiết bị khác nhưng chủ yếu là để hỗ trợ cho sản phẩm xây lắp. Vì vậy các sản phẩm của công ty có những đặc điểm sau : Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được đặt theo yêu cầu của Chủ đầu tư thông qua hồ sơ mời thầu hoặc yêu cầu cần đạt được khi đưa vào sử dụng. Sản phẩm xây lắp được đưa vào thi công theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư mà cơ sở là bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán được lập trước với mục tiêu: Hoàn thành dự án trong phạm vi thời gian và giá thành quy định; công trình phải đạt chất lượng tiêu chuẩn; đảm bảo an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng cho người sử dụng. Sản phẩm xây lắp rất đa dạng có quy mô lớn, thời gian thi công khá dài, yêu cầu về chất lượng cao. Đối với các sản phẩm thương mại,Công ty nhập của những hãng uy tín và trực tiếp phân phối theo yêu cầu của chủ đầu tư và khách hàng. Những sản phẩm này phải đáp ứng được đúng mẫu mã và chất lượng mà chủ đầu tư hoặc khách hàng yêu cầu. Còn sản phẩm là các dự án, công trình do được cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương nên máy móc, thiết bị, nhân công thường phải di chuyển theo công trình. Đây là tính chất đặc thù của sản phẩm xây lắp, điều này làm phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí bảo quản máy móc thiết bị Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp và thiết kế, hoạt động kinh doanh thương mại nên thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng. Vì vậy, để có thể nắm bắt được thị trường Công ty cần chú trọng đến vấn đề marketing để có thể ký kết được những hợp đồng lớn. Trong thời gian qua công ty đã tạo được hình ảnh và uy tín lớn đối với khách hàng thông qua những công trình, dự án có giá trị lớn, chất lượng cao như khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì Hạ, Nam Trung Yên ( Hà Nội ); bệnh viện các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, khu công nghiệp Nam Định, trung tâm thương mại Móng Cái, cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Bệnh viện đa khoa Hải Dương Hiện nay, công ty đang theo đuổi những dự án lớn. Đặc biệt công ty đang chú trọng đến những dự án thuộc khu chung cư mới ở Hà Nội và các dự án ở miền Trung 3.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện dự án Các giai đoạn của một dự án xây lắp: Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc dự án Đối với dự án mà công ty làm nhà thầu tư vấn thiết kế: Đối với dự án mà công ty là nhà thầu thi công Nguồn : Phòng Dự Án Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 5 Lập báo cáo khả thi Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thu và quyết toán Lập báo cáo khả thi Thiết kế bước một Thiết kế bước hai Nghiệm thu và quyết toán Mua hồ sơ mời thầu lập hồ sơ đấu thàu Đấu thầu Thi công Nghiệm thu và quyết toán Chuyên đề tốt nghiệp Để tham gia vào một dự án Công ty phải thực hiện các bước: Ban đầu phải lập một báo cáo khả thi với các nội dung: Những mục tiêu cần đạt được của dự án, danh mục nhu cầu đối với dự án, mức độ quan trọng, phạm vi của nó; các tiêu chuẩn về sức khoẻ, an toàn môi trường và các tiêu chuẩn khác được dùng. Bản dự toán chi phí của các giai đoạn với những chú thích rõ ràng về tính rủi ro và độ tin cậy; Báo cáo thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt thiết kế, nội dung cơ bản của điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công trình khi hoàn thành…. Với các dự án mà Công ty là nhà thầu tư vấn thiết kế thì phòng thiết kế của công ty tiến hành khảo sát mặt bằng, lập hồ sơ thiết kế bước một (đưa ra các phương án thiết kế hợp lý và lập khái toán). Khi khách hàng (chủ đầu tư) đã chấp thuận một phương án nào đó thì phòng thiết kế mới tiến hành thiết kế bước hai: Hoàn thiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và lập dự toán chi tiết để làm căn cứ tính toán được giá báo thầu xây dựng công trình. Với các dự án mà Công ty là nhà thầu thi công thì: Phòng dự án của công ty thu thập thông tin mời thầu, mua hồ sơ mời thầu. Trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật thi công của hồ sơ mời thầu, phòng thiết kế tiến hành kiểm tra, bóc tách lại khối lượng công việc sẽ phải thực hiện. Dựa vào kết quả đó, phòng dự án tiến hành lập hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nếu trúng thầu, phòng kỹ thuật thi công sẽ lập phương án thi công, lên danh mục vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cần thiết trong thi công và kế hoạch sử dụng. Cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình. Kết thúc giai đoạn này công trình sẽ được đưa vào hoạt động. 3.3 Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn cung ứng Do loại hình kinh doanh của Công ty rất rộng nên các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng như nguồn cung ứng là khá đa dạng và phức tạp. Trong các văn phòng: máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ . Tất cả Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 6 Chuyên đề tốt nghiệp các cán bộ, nhân viên làm việc trên máy tính và các máy được nối mạng LAN để truyền đạt thông tin giữa các phòng ban được dễ dàng, mỗi phòng ban đều có một máy in laze khổ A4, riêng phòng thiết kế có thêm 1 máy in khổ A3 và 1 máy in khổ A2. Công ty có 2 máy photo dùng chung cho các phòng gồm 1 máy A3 và 1 máy A2. Các công cụ, dụng cụ văn phòng được đáp ứng đầy đủ theo số lượng yêu cầu của các phòng ban và theo định kỳ, được cung cấp bởi phòng hành chính- nhân sự. Trong công trường, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho công trình được cung cấp đầy đủ theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị được tập trung tại các kho của Công ty. Với những công trình lớn, Công ty có các kho dự trữ riêng để phục vụ thi công tại chỗ vì vậy giảm thiểu được chi phí vận chuyển nhưng lại gặp khó khăn trong công tác bảo quản, quản lý Vật tư,nguyên vật liệu, máy móc thiêt bị thi công chủ yếu là dây điện các loại, ống nhựa PVC, cáp điện thoại, truyền hình, thang máy, máy điều hoà, máy phát điện, máy tính, hệ thống âm thanh, camera, các thiết bị trong lĩnh vực y tế và môi trường Một số dụng cụ thi công chính như : Búa, Cưa, Dây hàn, Kìm bấm, Mỏ lết, Càlê, Mặt nạ hàn, Khoan, … 3.4 Tình hình tài chính Mặc dù là công ty cổ phần nhưng khả năng tài chính của công ty vẫn còn hạn chế, chủ yếu được cấp từ các nguồn sau: - Một là: Vốn góp của các cổ đông - Hai là: Vốn vay từ các ngân hàng - Ba là: Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi thì ngoài phần vốn góp của các cổ đông, công ty vẫn phải vay của các ngân hàng. Do đó mà chi phí sử dụng vốn chiếm đáng kể nên ảnh hưởng tới lợi Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 7 Chuyên đề tốt nghiệp nhuận hàng năm của công ty. Sau đây là báo cáo tài chính với các số liệu cụ thể của công ty : Bảng 1 : Báo cáo tài chính của công ty năm 2006 ( ĐVT : Triệu đồng ) Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn 3628 5742 Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 6396 10527,5 B. Tổng cộng tài sản 10024 16269,5 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 1700 3819,5 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 8324 12450 Tổng cộng nguồn vốn 10024 16269,5 Nguồn : Phòng kế toán Công ty luôn làm tốt công tác quản lý tài chính từ cơ quan đến các đơn vị cơ sở, thực hiện nghiêm khắc các chế độ báo cáo tài chính, quyết toán tài chính. Chú trọng xử lý công nợ tồn đọng, tăng cường kiểm tra giám sát, hạn chế tới mức thấp nhất công nợ ở người mua và không để xảy ra hiện tượng rủi ro khó đòi. Chủ động tạo ra các nguồn vốn kinh doanh cho Công ty. 3.5 Tình hình sử dụng lao động Nhìn chung lao động của công ty trong những năm qua không có sự biến động nhiều, thể hiện qua bảng cơ cấu lao động của công ty như sau : Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty 2004 2005 2006 LĐ gián tiếp 32 23,36% 35 22,6% 40 20% LĐ trực tiếp 105 76,64% 120 77,4% 160 80% Tổng 137 100% 155 100% 200 100% Nguồn : Phòng Hành Chính Nhân Sự Hàng năm công ty đều có một lực lượng lớn lao động thường xuyên và mùa vụ nhưng chủ yếu là hai loại: Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 8 Chuyên đề tốt nghiệp Lao động gián tiếp: Là những người làm việc trong văn phòng, được đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong mỗi phòng ban. Công ty luôn chú trọng đến việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động này. Năm 2004 lực lượng lao động gián tiếp chiếm 23,26% tổng số lao động nhưng đến năm 2005 thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 22,6% và đến năm 2006 giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ bộ máy quản lý ngày càng được tinh giảm và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trong đó có khoảng trên 80% lao động đã tốt nghiệp cao học, đại học và cao đẳng nên có kiến thức và năng lực rất vững vàng. Tuy nhiên cũng có một vấn đề cần đặt ra đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ thì rất nhiệt tình và sáng tạo nhưng vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm, luật pháp nên ảnh hưởng đến khả năng tham gia và thực hiện các hợp đồng và dự án phức tạp. Lao động trực tiếp: Là những người thuộc ban chỉ huy công trường, các cán bộ, công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao được đào tạo tại các trường kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của công ty. Ngoài ra, công ty còn có chính sách thuê mướn lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Số lượng lao động trực tiếp năm 2004 chiếm 76,64% tổng số lao động nhưng những năm sau thì tỷ lệ này tăng dần để đáp ứng yêu cầu của công trình. Trong số lực lượng lao động trực tiếp thì tỷ lệ tốt nghiệp đại học kỹ thuật chiếm khoảng 30%, còn lại là các công nhân kỹ thuật đã được đào tạo. Bảng 3 : Chất lượng lao động năm 2006 2005 2006 Trình độ Cao học Đại học CĐ, TC Công nhân Cao học Đại học CĐ, TC Công nhân Số lượng 2 62 35 56 3 77 50 70 Tổng 155 200 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự 3.6 Cơ cấu tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của công ty bao gồm giám đốc, các phó giám đốc và các phòng banđược tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, ta có sơ đồ: Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 9 Chuyên đề tốt nghiệp Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Lãnh đạo cao nhất là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty. Giám đốc là người trực tiếp điều hành và quản lý công ty. Vì vậy giám đốc có quyền ra các quyết định liên quan đến công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị trong quyền hạn và trách nhiệm của mình. Các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc và thay mặt cho giám đốc khi giám đốc uỷ quyền hoặc đi vắng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty trong quyền hạn và trách nhiệm của mình. Ngoài ra mỗi phó giám đốc còn có những quyền và nghĩa vụ sau * Phó giám đốc kinh doanh : - Hỗ trợ giám đốc điều hành doanh nghiệp. Đỗ Thị Phượng Lớp: QTKD TH45B 10 Giám đốc công ty Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật P Dự án P kinh doanh P Thiết kế P. Kỹ thuật P. Hchính - Nhân sự P. Kế toán Ban chỉ huy công trường [...]... đề tốt nghiệp CHƯƠNG II PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 1 Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng 1.1 Nhân tố kinh tế Trong những năm gần đây, tốc độ tăng GDP ở nước ta là khá cao, trung bình tăng 7,5 % / năm, đạt mục tiêu đề ra GDP cao thể hiện thu nhập bình quân đầu người tăng, GDP tính... thi công mạng điện thoại, các đội thi công mạng truyền hình, các đội thi công hệ thống chống sét, các đội thi công lắp đặt các hệ thống công nghệ khác II Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng 1 Về sản phẩm và thị trường Kể từ khi thành lập cho đến nay, số lượng công trình mà Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng thực hiện ngày càng tăng cả về... lượng công trình, đặc biệt là những công trình lớn, phức tạp Nếu Công ty không có biện pháp, chính sách hợp lý thì khó có thể đảm nhận được các công trình lớn và mở rộng phát triển thị trường Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty trong lĩnh vực này phải kể đến hai công ty là Công ty Cổ phần Công nghệ Quốc gia, Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại 3C Có thể coi đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công. .. cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết bị Xây dựng 2.1 Đánh giá về sản phẩm và chất lượng các công trình Ngày nay trên thị trường công nghệ xây dựng cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, không chỉ cạnh tranh về chủng loại,giá cả sản phẩm mà cạnh tranh về chất lượng, hình thức sản phẩm, thời gian tiến độ hoàn thành công trình,…Môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp một mặt khiến cho Công ty phải... và tiềm ẩn, ngành xây dựng cũng vậy Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang rất cao nên số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây lắp là rất lớn Các đối thủ cạnh tranh với công ty CDTC là những đối thủ rất mạnh trong hoạt động đấu thầu, xây lắp như Công ty cổ phần công nghệ quốc gia, công ty cổ phần thương mại 3C, công ty VTC,…Các công ty này thường có quy mô và năng lực không chênh lệch... chủ đầu tư và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của mình trên thị trường Hiện nay, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta đang rất lớn, đây là điều kiện rất tốt để Công ty có thế phát triển và mở rộng thị trường Tuy nhiên, vì quy mô và năng lực còn hạn chế nên Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng thực hiện chiến lược: đi vào thị trường ngách Ngoài những công trình lớn mà Công ty kí được... lớn nhất của Công ty CDTC trong thời điểm hiện tại Trong nhiều dự án đấu thầu mà Công ty CDTC tham gia, đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Công ty với Công ty Cổ phần Công nghệ Quốc gia và Công ty Công nghệ Thương mại 3C Không ít lần, nhiều công trình đấu thầu mà Công ty tư ng như đã nắm chắc phần thắng thì lại bị trượt thầu Ngược lại, đối với nhiều công trình, các đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu... nhiều các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ khiến cho cường độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay, gắt khốc liệt hơn, khả năng thắng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu các dự án, công trình khó hơn Hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ, giải pháp hiệu quả mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện trong tư ng lai đó là... kỹ thuật – công nghệ Nhân tố kỹ thuật – công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá thành, chất lượng, tiến độ thi công của các công trình Hiện nay trên thế giới và cả ở trong nước đã xuất hiện nhiều công nghệ mới trong xây dựng, từ công nghệ sản xuất nguyên vật liệu là sắt, thép, xi măng,… đến các máy móc công nghệ phục vụ thi công xây dựng và lắp... công ty * Phòng thiết kế: - Nhận yêu cầu của chủ đầu tư, phối hợp với phòng dự án và phòng kỹ thuật thi công lựa chọn phương án kỹ thuật thi công, lựa chọn vật tư, thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng, kinh phí của chủ đầu tư để thiết kế kỹ thuật thi công Trên cơ sở đó viết thuyết minh kỹ thuật thi công - Bảo vệ phương án thiết kế trước chủ đầu tư và hội đồng thẩm định - Mua hồ sơ mời thầu thiết kế, . Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng. Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng 1. Về sản phẩm và thị trường Kể từ khi thành lập cho đến nay, số lượng công trình mà Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng. cùng với việc nâng cao kiến thức thực tế cho mình, tôi chọn đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng , nhằm góp phần hoàn thiện

Ngày đăng: 13/08/2014, 18:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

    • I. Tổng quan về Công ty

      • 1. Thông tin chung

      • 2. Quá trình hình thành và phát triển

      • 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng

        • 3.1 Sản phẩm và thị trường

        • 3.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện dự án

          • 3.3 Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn cung ứng

          • 3.4 Tình hình tài chính

          • Bảng 1 : Báo cáo tài chính của công ty năm 2006 ( ĐVT : Triệu đồng )

            • 3.5 Tình hình sử dụng lao động

            • Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty

            • Bảng 3 : Chất lượng lao động năm 2006

              • 3.6 Cơ cấu tổ chức quản lý

              • Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

                • II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng

                  • 1. Về sản phẩm và thị trường

                  • Bảng 4 : Một số công trình mà công ty đã, đang tham gia thực hiện

                    • 2. Về doanh thu và lợi nhuận

                    • Bảng 5: Bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2005

                    • Bảng 6: Bảng hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 - 2006

                      • 3. Về thu nhập bình quân của người lao động.

                      • Bảng 7 : Thu nhập bình quân đầu người

                      • Biểu đồ 3 : Thu nhập bình quân

                        • 4. Vấn đề đóng góp ngân sách

                        • Bảng 8: Đóng góp Ngân sách của Công ty

                        • CHƯƠNG II

                        • PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

                          • 1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng.

                            • 1.1 Nhân tố kinh tế

                            • 1.2 Nhân tố chính trị Pháp luật

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan