Tiểu luận về phương pháp luận

16 206 0
Tiểu luận về phương pháp luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong mấy năm gần đây, trên thế giới, người ta bắt đầu nói nhiều về một hiện tượng kinh tế mới, đó là nền kinh tế tri thức. Và cho đến nay, những cách hiểu về nền kinh tế tri thức còn rất khác nhau ở từng quốc gia nhưng có một điểm chung mà hầu hết các ý kiến đều nhất trí là nền kinh tế này là kết quả của một nền kinh tế thị trường phát triển cao với một Nhà nước pháp quyền đích thực, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với trụ cột là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ hàng không vũ trụ

Trờng đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội Khoa triết học và khoa học xã hội tiểu luận về phơng pháp luận Họ và tên sinh viên thực hiện : Lê công dơng Lớp : ĐD 15-02 - Mã SV : 10A01725NB Giáo viên hớng dẫn : Trần Ngọc Linh Hà Nội, 2010 néi dung nÒn kinh tÕ tri thøc víi sù ph¸t triÓn cña x· héi Tính cấp thiết của đề tài. Trong mấy năm gần đây, trên thế giới, người ta bắt đầu nói nhiều về một hiện tượng kinh tế mới, đó là nền kinh tế tri thức. Và cho đến nay, những cách hiểu về nền kinh tế tri thức còn rất khác nhau ở từng quốc gia nhưng có một điểm chung mà hầu hết các ý kiến đều nhất trí là nền kinh tế này là kết quả của một nền kinh tế thị trường phát triển cao với một Nhà nước pháp quyền đích thực, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với trụ cột là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ hàng không vũ trụ. Từ những năm 80 trở lại đây, do tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng…nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quá trình phát triển của nhân loại. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua là nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp và đang bước vào nền kinh tế tri thức. Khái niệm nền kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPDC nêu ra" Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". Theo định nghĩa của WBi, kinh tế tri thức là: "Nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế. Có người cho rằng: Kinh tế tri thức là hình thức phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hoá, trong đó công thức cơ bản Tiền - Hàng - Tiền được thay thế bằng Tiền - Tri thức - Tiền và vai trò quyết định của tri thức. Vậy kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo - 2 - ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Cách hiểu nền kinh tế tri thức KTTT là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Từ đó, nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD ) đưa ra khái niệm năm 1995: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống”. Kinh tế tri thức còn được hiểu là một loại môi trường kinh tế-kỹ thuật, văn hóa-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo cách hiểu này, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế tri thức không phải chỉ đơn thuần là việc phát triển khoa học-công nghệ cao mà là việc phát triển một nền văn hóa đổi mới, sáng tạo để đem lại những thuận lợi cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi loại tri thức, mọi loại hiểu biết của nhân loại. - Trong nền KTTT, các yếu vật chất cũng như hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hàm lượng tri thức, lao động chất xám, lao động trí óc tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng cao lớn trong giá trị sản phẩm. - 3 - Trong nền KTTT, các sản phẩm trí tuệ dựa vào nguồn lực hàng đầu là tri thức. Đây là nguồn vốn cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội, thay vì chỉ là đất đai, tài nguyên và vốn tiền tệ như trước đây. Thông tin, kiến thức lao động có trình độ cao được sử dụng nhiều, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Những trung tâm công nghệ cao được hình thành. Đặc biệt tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ thuật cao là thành phần quan trọng của lực lượng sản xuất, là lợi thế phát triền kinh tế. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa. Sự sáng tạo đổi mới trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người. - Cơ cấu kinh tế kỹ thuật thay đổi một cách sâu sắc, theo hướng tri thức hóa, làm thay đổi phương thức tổ chức và quản lý không chỉ trong các ngành đó mà còn tác động đến các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế. Do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế- kỹ thuật sẽ làm thay đổi về chất trong cơ cấu sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu giá trị sản phẩm; điều này tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu lao động xã hội. Nếu như trước đây, lao động nông nghiệp chủ yếu bằng tay chân tay, thì sau đó lao động sản xuất công nghiệp, lao động “ cổ xanh” hầu hết là bằng máy móc. Nhưng từ những năm 70 đến nay, do lao động và công nghệ phát triển, đã là xuất hiện một đội ngũ “ công nhân cổ trắng” và trong cơ cấu giá trị hàng hóa, lao động trí óc đã chiếm tỷ trọng lớn. - Qui trình công nghệ trong sản xuất luôn luôn được thay đổi, làm cho năng xuất lao động ngày càng tăng, cường độ lao động ngày càng giảm, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống… Sự cạnh tranh được tạo điều kiện đầy đủ, sự tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tạo ra lợi thế cho quốc gia, tác động lớn đến đời sống xã hội. - Siêu xa lộ thông tin trong hệ thống mạng toàn cầu được hình thành, có ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực khoa học, kinh tế và văn hóa, quan hệ quốc tế, - 4 - đặc biệt giúp mở rộng thị trường cho các nước… bởi vì nó đảm bảo sự tham gia đông đảo của tất cả các quốc gia trên thế giới. Siêu xa lộ thông tin sẽ tạo ra một xã hội tri thức, xã hội thông tin mà không có biên giới. Trong nền KTTT, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, lựu lượng sản xuất và các hoạt động kinh tế của mỗi con người, của mỗi quốc gia đều mang tính toàn cầu. - Trong điều kiện của kinh tế tri thức, các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin được phổ biến và ứng dụng hết sức nhanh chóng, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các ngành kinh tế được tri thức hóa đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Chỉ khi nào các ngành công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, có giá trị mới do tri thức đem lại chiếm trên 2/3 tổng giá trị thì kinh tế tri thức mới được tỏ rõ. Tiêu chí của kinh tế tri thức: hơn 70% GDP phải được tạo ra từ các ngành sản xuất dịch vụ áp dụng công nghệ cao; hơn 70% giá trị gia tăng là do trí tuệ mang lại; hơn 70% công nhân tri thức trong cơ cấu lao động; hơn 70% cơ cấu vốn là vốn con người. Nền kinh tế và xã hội luôn luôn đổi mới, cái mới ngày càng nhiều. Đó là đặc trưng của sự phát triển, của sự tiến hóa xã hội và sự phát triển từ cái mới. Nền kinh tế tri thức dựa trên 4 tiêu chí: 1. GDP, trên 70% là do các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mang lại. 2. Cơ cấu giá trị gia tăng, trên 70 % là kết quả của lao động trí óc, 3. Lao động xã hội, trên 70% lực lượng lao động là lao động trí thức 4. Vốn sản xuất, trên 70% là vốn về con người Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức - Thứ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh - 5 - các ngành kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Thứ hai là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. - Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. - Thứ tư là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản. - Thứ năm là xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp. - Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở - 6 - bất cứ đâu. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. - Thứ bảy, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm. - Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. - Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. - Thứ mười là sự thách thức đối với văn hoá. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân cũng tăng cao. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó ngăn chặn. Vai trò của nền kinh tế tri thức: - Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát - 7 - triển chưa từng thấy của nhân loại. Kinh tế tri thức có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày nay. Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai thác các ngường tài nguyên hiện hữu. - KTTT là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. TTT được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao ví dụ: Trong nông nghiệp nuôi gà ở Cây Gáo huyện Trảng Bom tự động…, Từ đó mà tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nó thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học… - Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ra tăng hàm lượng khoa học-kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp. Nó thúc đẩy trí nghiệp phát triển ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ,…với nhiều hình thức phong phú. Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn Ảnh hưởng tới các nước đang phát triển Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất - 8 - hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng. Cái khó đầu tiên trong chuyện này là nhận thức vấn đề sao cho khách quan, đúng mức và thực tế. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức. 1. Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa, cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt. 2. Vì là sự vật lộn trí tuệ nên cần có quyết tâm, dũng cảm, nhưng đầu óc và tài năng mới thật sự quan trọng. Phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy, thay đổi hẳn cách nghĩ trong hàng loạt vấn đề đời sống kinh tế, xã hội cũng như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Toàn cầu hóa chỉ mới biểu hiện tính hệ thống của thế giới trên phương diện kinh tế, thương mại. Còn có những biểu hiện khác của tính hệ thống của thế giới, nhất là trong quan hệ thiên nhiên - con người mà ta phải chú ý để đối phó kịp thời trong thời đại kinh tế tri thức. 3. Trong bối cảnh vừa có sáng có tối, có thuận có nghịch đó ta cần làm gì, cần có những cải cách gì, để mở đường cho xã hội Việt Nam gỡ lại sự chậm trễ thời gian qua, nhanh chóng tiến kịp thế giới trong kỷ nguyên trí tuệ? 4. Trong cơ chế quản lý thì bộ phận lạc hậu cần cải cách nhất là quản lý tài chính, tiền tệ và quản lý hành chính. Tài chính tiền tệ là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong kinh tế thời nay, còn hành chính là bộ máy trực tiếp hàng ngày với - 9 - người dân. Riêng đối với chúng ta, có hai căn bệnh kinh niên trầm trọng, mà nếu không khắc phục được thì có bàn tới kinh tế tri thức cũng vô ích: 5. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phải bắt đầu từ việc nâng cao sức cạnh tranh ở các lĩnh vực công nghiệp thấp và vừa của nông, công nghiệp truyền thống. Tình trạng hiện nay là ngay trong các lĩnh vực này, năng suất lao động của ta quá thấp, không đủ sức cạnh tranh với các nước vì làm ăn kém thông minh, thể hiện ở sự thiếu tính toán hiệu quả, không có tư duy so sánh (mía đường, xi-măng là thí dụ). Ta băn khoăn cân nhắc giữa tư nhân hay Nhà nước, tập thể hay cá nhân, mà không thấy điều quan trọng hơn là phân phối của cải làm ra sao cho công bằng để kích thích được kinh tế phát triển lành mạnh. 6. Phát triển kinh tế tri thức hiển nhiên đòi hỏi phải xây dựng kết cấu hạ tầng thích hợp. Tuy nhiên, đi đôi với kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật sờ mó được, và hơn nữa có tiền là xây dựng được, phải hết sức chú trọng kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, trước hết là giáo dục và khoa học, là những thứ mà chỉ có tiền thôi cũng chưa đủ để xây dựng tốt. Đối với Việt Nam 1/Quá trình phát triển của kinh tế tri thức - Từ những thập niên 60 của thế kỷ 20, kinh tế tri thức đã manh nha xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ. - Năm 1962, lần đầu tiên khái niệm kinh tế kiến thức ra đời trong một công trình nghiên cứu của Fritz Machlup với nhan đề: Sản xuất và phân phối kiến thức ở Hoa Kỳ. - Những năm 1970, nổi lên khái niệm kinh tế thông tin trong một công trình của Marc Porat khi nghiên cứu về việc phát triển của các khu vực kinh tế ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1970. - Đến năm 1990, xu hướng bắt đầu thống nhất kể từ khi Tổ chức nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm kinh tế tri thức trên cơ sở xác định - 10 - [...]... Chỳng tụi s khụng bao gi quờn bi hc ca chin lc i nhy vt" Sau ú, hi ngh ó khụng bn tip v ngh ca nc Nam u kia na c m sao phi i! - 15 - Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra Em không sao chép một nguồn khác, không sao cháp tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ - 16 -

Ngày đăng: 13/08/2014, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan