VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY pot

27 489 1
VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY PGS.TS. Bùi Thế Cường Viện trưởng, Viện PTBV vùng Nam Bộ Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất định, thì để nhanh chóng bắt kịp thế giới, hiện đại hóa ở Việt Nam phải bao gồm việc tiếp thu một cách sáng tạo hệ tri thức quốc tế cập nhật. Việt Nam cũng cần xây dựng một hệ giá trị và hệ chuẩn mực của tính hiện đại, trong đó luật pháp là hình thái cốt lõi. Là lối sống, văn hóa sẽ là rất khó đồng thời là rất dễ để biến đổi. Nhờ vậy, một xã hội mới có thể vừa bắt kịp thời đại vừa giữ gìn được bản sắc của mình. Mọi quá trình hiện đại hóa cho đến nay đều đòi hỏi một điều kiện tiên quyết, đó là một sự đột khởi về văn hóa. Đổi Mới là một sự đột phá về mặt văn hóa- xã hội, song để tiến nhanh đến một xã hội công nghiệp hóa đầy đủ, xã hội Việt Nam vẫn cần một tinh thần quật khởi mạnh mẽ. Theo cách nhìn xã hội học và nhân học, văn hóa có thể được xem là cấu thành của ba nội dung lớn: hệ tri thức, giá trị và chuẩn mực. Bài viết này xem xét văn hóa theo quan niệm trên trong mối quan hệ với quá trình hiện đại hóa và đặt nó vào bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm quan trọng của cách nhìn xã hội học là nó không chỉ đồng ý với quyết định luận kinh tế, mà còn thừa nhận và nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa trong tổ chức xã hội, trong tiến trình hiện đại hóa. Lý giải sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, xã hội học đã cống hiến hai cách giải thích đặc sắc: cách giải thích của Mác dựa trên cấu trúc kinh tế (một kiểu cấu trúc xã hội), và cách giải thích của Weber dựa trên văn hóa. Nói cách khác, Weber nhìn chủ nghĩa tư bản không phải chỉ là một loại hình cấu trúc xã hội, mà còn là một loại hình văn hóa. Cả hai cách nhìn này cống hiến cho chúng ta một hàm ý kép: xây dựng một xã hội hiện đại có nghĩa là (phải) kiến tạo nên một cấu trúc kinh tế-xã hội đặc thù, đồng thời cũng (phải) là kiến tạo nên một kiểu văn hóa đặc thù (Marx, 1961, 1963 và 1976. Weber, 2008). 1. VĂN HÓA NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI HÓA Xã hội công nghiệp được tổ chức theo nhiều nguyên lý trái ngược với xã hội tiền công nghiệp. Chẳng hạn, các nhà xã hội học thường đồng ý với nhau rằng xã hội công nghiệp dựa trên những nguyên lý sau đây: xã hội thay cho cộng đồng (quan hệ chức năng thay cho quan hệ sơ cấp), tổ chức quan liêu, dựa trên khoa học và công nghệ, đề cao cá nhân luận (individualism, kèm theo là quyền con người), duy lý (reason), hợp lý (rational). Một số nhà xã hội học đi theo xu hướng kiểm kê những đặc điểm khác nhau phân biệt giữa hai kiểu xã hội, cổ truyền tiền hiện đại và công nghiệp. Từ đó xây dựng những tiêu chí cho hiện đại hóa: một khi đạt được rõ nét những đặc điểm này thì được xem là đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Bảng 1 minh họa một sự so sánh khác biệt giữa hai kiểu xã hội ngăn cách nhau bởi hiện đại hóa. Có thể tạm gọi “phương pháp luận” của sự hình thành bảng này là “cách thức kiểm kê”. Cách này có ích lợi về mặt bản đồ nhận thức lẫn chính sách. Nó bắt đầu từ các biểu hiện (đặc điểm) mang tính thực chứng (trực tiếp, hữu hình, đo lường được). Từ đó người ta có thể đưa ra một hệ thống chính sách cho sự chuyển đổi và kiến tạo mới một xã hội hiện đại. Khi làm nảy sinh đầy đủ các “biểu hiện” (đặc điểm) này cho một quốc gia, ta có thể nói đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa. Xét về mặt văn hóa, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa bao gồm việc tạo dựng nên một hệ văn hoá hiện đại, mang tính công nghiệp (cả về tri thức, giá trị, chuẩn mực, và phong cách). Việc tạo dựng này sẽ là một sự đụng độ sâu sắc với hệ văn hóa tiền công nghiệp. Nhưng một nhóm người hay cả một quốc gia đi vào hiện đại hóa lại không thể vứt bỏ toàn bộ di sản văn hoá của mình. Một mặt, nó phải dùng di sản đã có này làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mặt khác, nó phải giữ di sản này để làm nên bản sắc (identity) ngay cả sau khi đã hiện đại hóa (Kidd, 2002). 2. VĂN HÓA LÀ HỆ TRI THỨC: HIỆN ĐẠI HÓA CẦN MỘT HỆ TRI THỨC QUỐC TẾ CẬP NHẬT Trong cách hiểu xã hội học và nhân học nêu trên, văn hóa trước hết bao gồm hệ tri thức. Đó là thế giới quan, nhân sinh quan, hiểu biết về công nghệ, tổ chức xã hội, v.v. Nhìn vào bề mặt đời sống xã hội người ta tưởng rằng hệ tri thức chỉ là một khối khổng lồ các dữ kiện, thông tin và tri thức. Thực ra, bên dưới biểu hiện rời rạc như vậy, chúng được xã hội liên kết và tổ chức lại với nhau. Cách liên kết và tổ chức tri thức phụ thuộc vào bản chất của nền văn hóa và cấu trúc xã hội. Trong xã hội hiện đại, hệ tri thức chủ yếu dựa trên khoa học và công nghệ, duy lý và hợp lý hóa, có tính quốc tế, được tích lũy với tốc độ nhanh chóng và thường xuyên biến đổi. Giống như các xã hội đang phát triển khác, người ta có thể tìm thấy trong xã hội Việt Nam cùng lúc mọi loại tri thức của quá khứ dân tộc cũng như của thế giới đương đại. Nhưng hệ tri thức, với tính cách là một kiểu tổ chức tri thức bị định hình bởi cấu trúc xã hội, thì về nhiều mặt hệ tri thức ở Việt Nam hiện nay tỏ ra là lạc hậu so với thời đại. Người ta đọc thấy vô số bài báo than phiền về tình trạng tri thức nghèo nàn, lạc hậu, nhiều sai lạc trong hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề và đại học. 3. VĂN HÓA LÀ HỆ GIÁ TRỊ: HIỆN ĐẠI HOÁ CẦN MỘT HỆ GÍA TRỊ CỦA TÍNH HIỆN ĐẠI Trong một xã hội tại mỗi thời điểm lịch sử đều có những điều được xã hội hoặc một số nhóm xem là "giá trị" (những cái muốn được đạt tới, theo đuổi, những cái được đánh giá cao, được xem trọng, ). Hệ các giá trị này tạo ra một môi trường định hướng tư tưởng và hành động cho con người, cho các cá nhân và nhóm, qua đó tạo ra hành động chung và liên kết xã hội. Khi hệ giá trị này hỗn loạn, không rõ ràng, đối nghịch nhau, xã hội sẽ rơi vào trạng thái "phi chuẩn mực" (anomie), ở đó các cá nhân và nhóm thiếu được định hướng trong tư tưởng, cảm xúc và hành vi. Bảng 1. Khác biệt giữa kiểu xã hội cổ truyền và xã hội hiện đại Vùng/Đặc điểm Xã hội cổ truyền Xã hội hiện đại Quy mô Nhỏ, rời rạc. Lớn, liên kết, tập trung. Kinh tế Phân công lao động đơn giản, ít năng suất, nông nghiệp, thủ công nghiệp, sản xuất hộ gia đình là phổ biến, ít lao động trí óc. Phân công lao động cao, sản xuất công nghiệp hàng loạt, năng suất và hiệu quả, công xưởng và công ty là phổ biến, tỷ lệ cao lao động trí óc. Dân số Nhỏ, rời rạc, đóng, cư trú ở nông thôn. Lớn, liên kết, di động cao, cư trú ở đô thị. Quan hệ Sơ cấp, định danh, ít riêng tư. Chức năng, vô danh, riêng tư. Phân tầng xã hội Dựa trên nhiều phân loại phi kinh tế, cứng nhắc và đóng, ít di động. Chủ yếu dựa trên kinh tế, lỏng và mở hơn, tính di động xã hội cao. Vị thế, vai trò Phổ biến vị thế gán, ít chuyên biệt hóa vai trò. Phổ biến vị thế giành được, tăng chuyên biệt hóa vai trò. Cấu trúc xã hội Khuôn Bất bình đẳng, gia trưởng, Bình đẳng hơn, nhiều tham gia ngoài gia mẫu giới bên trong gia đình. đình. Khuôn mẫu tuổi Bất bình đẳng, gia trưởng, đề cao tuổi tác một chiều. Bình đẳng hơn cả trong gia đình, tổ chức và xã hội. Nhà nước Chuyên chế, ít trách nhiệm xã hội. Dân chủ, đảm nhiệm trách nhiệm xã hội. Gia đình Gia đình mở rộng, nhấn mạnh chức năng kinh tế và xã hội hóa, bền vững. Gia đình hạt nhân, ít chức năng kinh tế, dễ biến động. Tôn giáo Là nền tảng của thế giới quan, không đa dạng tôn giáo. Nhạt đạo, đa dạng tôn giáo, không phải là nền tảng của thế giới quan. Giáo dục Hạn chế trong giới tinh hoa. Phổ cập, tiên tiến. Sức khỏe Mức sinh, mức chết cao, tuổi thọ thấp, chưa có ý niệm vệ sinh. Mức sinh, mức chết thấp, tuổi thọ cao, nếp sống vệ sinh. Truyền thông Trực tiếp cá nhân đến cá nhân. Truyền thông đại chúng. Kiểm soát xã hội Trực tiếp, phi kết cấu (informal). Hệ thống tư pháp, cảnh sát có kết cấu (formal). Hình thái tổ chức Thuần nhất, toàn trị. Khác biệt hóa cao. Tri thức Dân gian, nghèo. Dựa trên khoa học, tích lũy nhanh. Công nghệ Tiền công nghiệp, năng lượng cơ bắp con người hoặc động vật. Công nghiệp, khoa học, nguồn năng lượng cao cấp. Giá trị Thuần nhất, bị thiêng hóa, cộng đồng luận (hẹp), ít khoan dung. Đa dạng, thế tục, cá nhân luận, toàn cầu luận, khoan dung. Chuẩn mực Luật tục, cứng nhắc về phong tục tập quán. Đề cao luật pháp, khoan dung về phong tục tập quán. Văn hóa Phong cách sống Kiểu cộng đồng nông thôn. Lối sống đô thị. Định hướng Gắn với quá khứ. Gắn với hiện tại và tương lai. Biến đổi xã hội Chậm, qua nhiều thế hệ. Nhanh, ngay trong một thế hệ. Nguồn: Bùi Thế Cường phát triển thêm dựa trên sơ đồ của Macionis (1980). Khi bàn về sự thành công của các con rồng và con hổ châu Á, người ta thường nhắc đến vai trò của chính sách nhấn mạnh “giá trị quan châu Á”, đến vai trò của nền văn hóa Khổng giáo. Điều này là đúng đắn. Tuy nhiên, cần thấy một khía cạnh khác là những nước phát triển thành công ấy, trong khi đề cao các cơ sở văn hóa truyền thống, trên thực tế họ đều cam kết rất mạnh mẽ với hệ giá trị của xã hội công nghiệp. Chẳng hạn, trong nhiều thập niên, định hướng chính sách và tuyên truyền ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, ở các lãnh thổ như Đài Loan, Hongkong, đều lấy phát triển kinh tế và đời sống thịnh vượng làm trung tâm, coi trọng sản xuất và thương mại hiệu quả, đặt toàn bộ xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệ. Cuộc cải cách ở Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng năm 1978 cũng bắt đầu bằng những mục tiêu (giá trị) mới: làm giàu, để một số giàu trước, 4 hiện đại hóa, v.v. Trở lại trường hợp Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của toàn quốc gia. Đây là phương châm đã được Đảng xác định, và nhận được sự đồng thuận của hầu hết các lực lượng xã hội. Điều này phải đi vào "văn hoá" của xã hội, tức là trở thành một "giá trị". Chẳng hạn, "giàu" đã trở thành một giá trị, được phát biểu một cách chính thống trong khẩu hiệu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt quy định, thái độ, cách nghĩ và cách làm không thừa nhận và khuyến khích tinh thần nói trên ("tinh thần làm giàu"). Bản thân tinh thần đó, giá trị đó cũng không được diễn giải rõ ràng, khiến cho các cá nhân và nhóm không có những định hướng nhất quán. Sự không rõ ràng này thể hiện cả ở trong cán bộ chính trị, công chức, giới doanh nghiệp, công luận và trong đông đảo người dân. Khi nhấn mạnh đến hệ giá trị của xã hội hiện đại, điều này không có nghĩa là đề cao nó như là một cái gì tuyệt đối đẹp đẽ, không thể phê phán. Trên thực tế, hệ giá trị của xã hội hiện đại cũng là điều kiện (nhưng không phải là nguyên nhân, nguồn gốc) cho việc nảy sinh nhiều hệ quả xấu xa, tệ hại trong hành vi con người. Vấn đề ở đây chỉ là ở chỗ, để giải quyết được bài toán phát triển, hiện đại hóa, một xã hội phải được thay thế hệ giá trị cổ truyền bằng hệ giá trị hiện đại; và các thể chế sẽ là những công cụ để hạn chế những hệ quả xấu không mong đợi. Hộp 1. Định hướng giá trị “sự giàu có” trong người lãnh đạo và người dân: Phỏng vấn của VietnamNet với ông Grzegorz Kolodko, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Ba Lan. Có người cho rằng, những năm dài thực hiện mô hình kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp đã hình thành tâm lý bình quân chủ nghĩa, kỳ thị với người giàu. Theo ông, chúng ta nên giải quyết trở ngại tâm lý này như thế nào? Tôi nghĩ đó là câu hỏi đặt ra với hầu hết các nền kinh tế chuyển đổi chứ không riêng gì Việt Nam. Nếu người giàu trở nên giàu hơn trên sự thiệt thòi của những người nghèo, cần phải có sự đối thoại trong công luận và điều chỉnh chính sách. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, điều này không đúng. Thực tế là mặc dù có khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo song thu nhập của tất cả mọi người đều tăng lên. Nếu những người giàu lên một cách chính đáng nhờ khả năng quản lý, giáo dục cao thì không có vấn đề gì. Chính người nghèo lại được hưởng lợi từ đó. Nhưng nếu khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn, nhiều người nghèo hơn thì Chính phủ phải có phản ứng, có thể bằng chính sách thu nhập hay chính sách xã hội để tái phân phối của cải. Không nên tư nhân hoá ồ ạt, thiếu cân nhắc. VietnamNet. 1/6/2004. Việt Lâm- Cẩm Tú thực hiện. 4. VĂN HÓA LÀ HỆ CHUẨN MỰC TRONG ĐÓ LUẬT LÀ MỘT CỐT LÕI Có nhiều định nghĩa, cách hiểu về văn hóa. Cách hiểu của xã hội học về văn hóa có những điểm khác biệt, có thể đôi khi làm cho các nhà nghiên cứu ở những lĩnh vực khác hoặc công luận nói chung khó hình dung. Mối liên quan giữa văn hóa với luật pháp có thể là một điểm khác biệt như vậy. Phần lớn nhà xã hội học đồng ý với nhau rằng một nội dung lớn của văn hóa là hệ chuẩn mực. Nhưng có lẽ chỉ một số nhất định các nhà xã hội học tiếp tục nghĩ đến luật pháp, với tính cách là biểu hiện ở trình độ cao của hệ chuẩn mực, cũng là một bộ phận của văn hóa. Theo tôi, việc nhấn mạnh luật là một bộ phận hữu cơ của văn hóa là rất quan trọng trong việc nhận thức về chủ đề hiện đại hóa. Bởi vì một đặc trưng then chốt của xã hội hiện đại là nó vận hành trên nền tảng một hệ thống luật pháp rõ ràng, và hệ thống luật pháp này đến lượt nó lại là một biểu hiện nhất quán theo các nguyên lý tổ chức của xã hội công nghiệp hiện đại (xem Bảng 1). Điều này còn có ý nghĩa hơn nữa, khi xã hội Việt Nam của thời kỳ vừa qua và mới chỉ rất gần đây thôi, do những lý do lịch sử khác nhau, đã rơi vào một tình trạng khá phổ biến là xem nhẹ vai trò của luật pháp. [...]... trong nhà và đóng tất cả cánh cửa lại VietnamNet, 14/5/2004 11 HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HÓA: THÁI ĐỘ VĂN HÓA ĐỐI VỚI HIỆN ĐẠI HÓA Bài viết này bàn đến văn hóa như là một động lực quan trọng của hiện đại hóa và phát triển Để hiểu điều đó trong thực tế Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề nghị sử dụng khái niệm của xã hội học và nhân học về văn hóa và đặt cách hiểu đó về văn hóa dưới những áp lực của quá trình hiện. .. khâu yếu nhất hiện nay, gây trở ngại cho phát triển Công tác tư tưởng văn hóa phải tập trung vào việc tham gia vào áp dụng những hình thái định chế và tổ chức hiện đại 7 HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA: ĐIỂM NHẤN THEN CHỐT HIỆN NAY? Đồng thời với việc đề cập khía cạnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cần nhấn mạnh hơn đến khía cạnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa trong văn hoá Sự nghiệp... hôm nay Nếu có thể và cần tóm tắt lại tất cả những yếu tố khác nhau nêu trên, chúng tôi cho rằng đây chính là vấn đề của một thái độ văn hóa: hướng đến, tập trung vào mục tiêu hiện đại hóa Nói cách khác, một vấn đề bao trùm của xã hội Việt Nam hiện nay là hiện đại hóa văn hóa Và như vậy, theo logic, thì một nhiệm vụ cốt lõi của công tác tư tưởng văn hóa hiện nay chính là xây dựng được một thái độ văn. .. dung chủ chốt của văn hóa, bao gồm từ các quy tắc trong tập quán, đến phong tục, đạo đức và luật pháp, thì trong yêu cầu hiện nay, rõ ràng công tác kiến tạo văn hóa phải hết sức xem trọng luật pháp, coi đây là mắt xích then chốt Gắn với hệ giá trị và xây dựng luật pháp là việc tập trung vào xây dựng những định chế và tổ chức của xã hội hiện đại Bởi vì văn hóa là thành tố cốt lõi trong định chế còn... đạt - Muốn và chú trọng cho con cái có được mức giáo dục cao hơn - Học là một giá trị quan trọng - Văn hoá hỗn dung của Đông Á và Đông Nam Á - Có một hệ văn hoá Nho giáo, nhưng đã biến đổi theo bản địa - Có một di sản lớn văn hóa Pháp và Mỹ, đã phần nào được bản địa hóa - Di sản chủ nghĩa xã hội trong một loạt lĩnh vực: một số cơ sở vật chất-kỹ thuật quan trọng, mức đi học ở các cấp, tư tưởng và chính... nghiệp hóa hiện đại hoá xã hội sẽ không thể diễn ra nhanh chóng để đạt được mục tiêu "rút ngắn" nếu khía cạnh hội nhập quốc tế về văn hóa không được nhấn mạnh đầy đủ, thậm chí xem là khía cạnh then chốt hiện nay Hội nhập quốc tế về văn hóa chính là hội nhập về "cách nghĩ, cách làm", các giá trị và chuẩn mực, các định chế và tổ chức mang tính quốc tế, toàn cầu, nảy sinh trong một quá trình hiện đại hóa. .. hiện đại hóa đương đại mang tính toàn cầu Bằng cách như vậy, vấn đề văn hóa đã đặt ra cho chúng ta những yêu cầu và ưu tiên then chốt trong bối cảnh ngày hôm nay Đó là: 1 Việc phát triển bắt kịp các nước khác đòi hỏi thái độ tiếp nhận nhanh chóng và thực sự hệ tri thức quốc tế cập nhật Hệ tri thức của một xã hội được tổ chức theo những cách thức nhất định nào đó là một nội dung cơ bản của văn hóa của... và chuẩn mực Khổng giáo Rõ ràng, để có “thần kỳ kinh tế” một dân tộc phải xuất phát từ nền văn hóa của chính mình (Kidd, 2002) Vậy thì những đức tính văn hóa nào của con người và xã hội Việt Nam có thể phù hợp và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay? Cần phải coi đây là một trong những câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất hiện nay đối với các nhà xã hội học phát triển và. .. đối cao - Đa dạng văn hoá nhưng có mức thuần nhất tương đối cao (87% người Kinh, chung ngôn ngữ và văn hoá) - Mối liên hệ gia đình chặt chẽ, được hỗ trợ bởi nền kinh tế hộ gia đình và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Làng là thực thể và tâm linh mạnh - Quốc gia có sự liên kết và có cội nguồn - Có tính thích nghi - Dễ làm việc và sinh sống trong một nhóm nhỏ - Sẵn sàng tìm kiếm lối thoát kinh tế - Có động... trúc xã hội và văn hóa của quốc gia ấy; làm những biến đổi văn hóa- xã hội này tức là thay đổi con người của xã hội ấy mà kẻ cam kết, thiết kế và thực hiện sự thay đổi lại chính là họ Trở lại với cách giải thích của xã hội học văn hóa về nguồn gốc của thành công kinh tế, học theo Weber một số học giả đã tìm cách lý giải sự thành công của Nhật Bản và các con rồng châu Á là nhờ vào sức mạnh văn hóa truyền . VĂN HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA - NHÌN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY PGS.TS. Bùi Thế Cường Viện trưởng, Viện PTBV vùng Nam Bộ Bài viết sử dụng cách nhìn nhân học và xã hội học về văn hóa. học về văn hóa để phân tích một số vấn đề văn hóa cơ bản hiện nay ở Việt Nam trong quá trình trở nên hiện đại với bối cảnh áp lực toàn cầu hóa. Nếu văn hóa bao gồm một hệ thống tri thức nhất. trình hiện đại hóa và đặt nó vào bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm quan trọng của cách nhìn xã hội học là nó không chỉ đồng ý với quyết định luận kinh tế, mà còn thừa nhận và nhấn

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan