Giải bài tập hóa bằng phương pháp quy đổi (có ví dụ và bài tập áp dụng)

19 1.5K 2
Giải bài tập hóa bằng phương pháp quy đổi (có ví dụ và bài tập áp dụng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI PHẦN 1 I. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP Phương pháp quy đổi là một phương pháp rất hay trong giải toán hóa học , nhờ nó mà đôi khi một bài toán rất khó lại trở lên rất đơn giản .Để hiểu được phương pháp này các em lưu ý một số điểm sau : F1. Khi quy đổi một hỗn hợp nhiều chất ( thường hỗn hợp có từ 3 chất trở lên nhưng số lượng nguyên tố ít hơn số lượng chất ) Ví dụ 1: Thường gặp là hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 số chất là 4 , số nguyên tố là 2( Fe và O ) nên để bài toán đơn giản ta thường quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp gồm 2 chất hoặc 3 chất như ( Fe và O ) ; (Fe và Fe 2 O 3 ) ; (Fe và Fe 3 O 4 ); (FeO và Fe 2 O 3 ) ; (Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 ) hoặc hỗn hợp gồm 3 chất như ( Fe , FeO , Fe 2 O 3 ) … Việc quy đổi thành hỗn hợp mới là gì thì tùy theo cấu trúc bài bài cho nhưng một điều tất nhiên là ta sẽ quy đổi thành hỗn hợp mới sao cho việc giải toán trở lên đơn giản nhất .Trong hợp này tất nhiên việc quy đổi 4 chất thành 3 chất sẽ không hay bằng quy đổi thành 2 chất . Ví dụ 2:Hỗn hợp X gồm ( Fe, FeS , FeS 2 , S) ta có thể quy đổi thành hỗn hợp gồm ( Fe và S ) ; (Fe và FeS ) ; … Kết luận : Vậy có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hoá khử nhất, để đơn giản trong việc tính toán. F2. Khi áp dụng phương pháp quy đổi chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng của hỗn hợp và các sản phẩm được tạo thành . Ví dụ : 11,36 gam ( Fe , FeO ,Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 ) + HCl -> FeCl 2 + FeCl 3 + H 2 (0,1 mol) + H 2 O . Nếu ta quy đổi hỗn hợp thành (Fe và O ) thì: 11,36 gam (Fe và O ) + HCl -> FeCl 2 + FeCl 3 + H 2 (0,1 mol) + H 2 O Nếu chúng ta hiểu là do quy đổi thành Fe nên phản ứng chi tạo muối FeCl 2 không có muối FeCl 3 là sai ! F3.Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm ( như số mol âm, khối lượng âm …) đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp, trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thoả mãn. F4. Phương pháp quy đổi mặc dù được coi là phương pháp rất hay dùng để giải quyết một số bài toán liên quan đến Fe và hợp chất của Fe … Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng phương pháp quy đổi thì ta không thể giải toán nên khi áp dụng phương pháp quy đổi ta cần phải kết hợp với các phương pháp khác như : +Định luật bảo toàn khối lượng +Định luật bảo toàn khối lượng +Định luật bảo toàn electron +Định luật trung hòa điện tích +Công thức tính nhanh : Đối với bài tập về Fe và hợp chất của Fe chúng ta thường dùng công thức Hỗn hợp X ( Fe và oxit sắt ) + HNO 3 hoặc H 2 SO 4 đặc -> Muối Fe 3+ + sản phẩm khử + H 2 O => m Fe(X) = 0,7m X + 56.n e với n e = số e trao đổi .n sản phẩm khử Ví dụ 1: Hỗn hợp X ( Fe và oxit sắt ) + HNO 3 -> Muối Fe 3+ + NO + H 2 O Số oxi hóa của N giảm 3 ( từ N +5 trong HNO 3 giảm xuống N +2 trong NO) => m Fe(X) = 0,7m X + 56.3.n NO Ví dụ 2: Hỗn hợp X ( Fe và oxit sắt ) + HNO 3 -> Muối Fe 3+ + NO 2 + H 2 O Số oxi hóa của N giảm 1 ( từ N +5 trong HNO 3 giảm xuống N +4 trong NO 2 ) => m Fe(X) = 0,7m X + 56.1.n NO2 Ví dụ 3: Hỗn hợp X ( Fe và oxit sắt ) + H 2 SO 4 -> Muối Fe 3+ + SO 2 + H 2 O Số oxi hóa của S giảm 2 ( từ S +6 trong H 2 SO 4 giảm xuống S +4 trong SO 2 ) => m Fe(X) = 0,7m X + 56.2.n SO2 1 II. BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1: Cho m gam X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M , sau phản ứng thu được 2,24l H 2 (đktc), dung dịc Y, và 2,8 gam Fe không tan. Giá trị m là. A.30,0 B.31,6 C.27,2 D.24,4 Giải n HCl = 0,4.2 =0,8(mol) ; n H2 = 2,24/22,4 =0,1(mol) Cách 1: Dùng phương pháp quy đổi .Do sau phản ứng có Fe dư ( 2,8 gam ) nên sau phản ứng chỉ có muối FeCl 2 .Do đó để cho bài toán đơn giân ta quy đổi hỗn hợp ban đầu thành (Fe và FeO ): Các phản ứng : Fe + 2HCl -> FeCl 2 + H 2 0,1mol < 0,2 mol < 0,1(mol) => n HCl phản ứng với FeO = 0,8-0,2 =0,6(mol) FeO + 2HCl -> FeCl 2 + H 2 O 0,3mol < 0,6 mol => m = m Fe dư + m Fe phản ứng + m FeO = 2,8 + 0,1.56 + 0,3.72 = 30(gam) => Đáp án A Chú ý chúng ta có thể tính nhanh không cần viết phương trình nếu sử dụng định luật bảo toàn electron và định luật bảo toàn nguyên tố . Theo bảo toàn e ta có : n Fe pư = n H2 = 0,1 mol . Theo bảo toàn nguyên tố H => 2n H2O = n HCl - 2n H2 = 0,8 -2.0,1 =0,6 => nH2O = 0,3(mol) => Theo bảo toàn nguyên tố O => nFeO = nH2O = 0,3(mol) => m = m Fe dư + m Fe phản ứng + m FeO = 2,8 + 0,1.56 + 0,3.72 = 30(gam) => Đáp án A Cách 2: Dùng phương pháp quy đổi kết với với định luật bảo toàn nguyên tố , Định luật bảo toàn nguyên tố , Định luật bảo toàn electron .Do sau phản ứng có Fe dư ( 2,8 gam ) nên sau phản ứng chỉ có muối FeCl 2 .Do đó để cho bài toán đơn giân ta quy đổi hỗn hợp ban đầu thành (Fe và O): Bài trên chúng ta có thể còn nhiều cách quy đổi , các em hãy thử làm các cách khác để xem thế nào 2 nhé! Chẳng hạn các em có thể quy đổi thành (Fe và Fe 2 O 3 ) ; ( Fe và Fe 3 O 4 ) Ngoài các phương pháp trên em cũng có thể giải ra bằng phương pháp bảo toàn khối lượng nhé! Bài 2: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 làm hai phần bằng nhau. Phần một, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 24,15 gam chất tan, đồng thời thấy thoát ra V lít H 2 . Hoà tan phần hai bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 39,93 gam muối và 1,5V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m và V lần lượt là A. 25,20 và 1,008 B. 24,24 và 0,672 C. 24,24 và 1,008 D. 25,20 và 0,672 Giải : Đối với bài toán này chúng ta dùng phương pháp quy đổi hỗn hợp đã cho thành ( Fe và O ) và kết hợp với các phương pháp khác như : Định luật bảo toàn nguyên tố , Định luật bảo toàn electron + Đặt V lít <=> a mol .Vậy 1,5V lít <=> 1,5a mol +Ta chỉ xét 1/2 hỗn hợp X .Ta có sơ đồ phản ứng . => Đáp án B 3 Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 34,8 gam hỗn hợp X ( Gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 ) cần tối thiểu Vml dung dịch H 2 SO 4 25 % (d=1,2 g/ml), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai muối có số mol bằng nhau. Giá trị của V là A.300 B.216 C.196 D.240 Giải Nếu chúng ta để ý đối với bài này chỉ tạo ra hai muối FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 và Fe 3 O 4 = FeO + Fe 2 O 3 .Chính vì vậy ta quy đổi Fe 3 O 4 thành FeO và Fe 2 O 3 .Vậy hỗn hợp X chỉ gồm (FeO và Fe 2 O 3 ) Theo bài ra ta đặt : n FeSO4 = n Fe2(SO4)3 = a (mol) Ta có : FeO + H 2 SO 4 -> FeSO 4 + H 2 O a mol < a mol < a mol Fe 2 O 3 + 3H 2 SO 4 -> Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3 H 2 O a mol < 3a mol < a mol Ta có : mX = m FeO + m Fe2O3 =72a + 160a =34,8 => a = 0,15(mol) => n H2SO4 = a +3a =4a = 4.0,15 =0,6(mol) => m H2SO4 = 0,6.98 =58,8(gam) => m dung dịch H2SO4 = 58,8.100/25 =235,2(gam ) Áp dụng công thức tính khối lượng riêng cho dung dịch ta có : d =m/V ( d là khối lượng riêng của dung dịch , m là khối lượng dung dịch , V là thể tích dung dịch ) => V =235,2/1,2 =196(ml) => Đáp án C Bài này chúng ta cũng có thể không cần viết phương trình vẫn tính được số mol H 2 SO 4 theo định luật bảo toàn nguyên tố Theo định luật bảo toàn nguyên tố Fe => n FeO = n FeSO4 và n Fe2O3 = n Fe2(SO4)3 .Theo bài ra ta lại có :n FeSO4= n Fe2(SO4)3 => n FeO =n Fe2O3 => n FeO =n Fe2O3 = 34,8/(72+160) =0,15(mol) Bảo toàn nguyên tố S => n H2SO4 = n FeSO4 + 3n Fe2(SO4)3 =0,15+3.0,15 =0,6(mol) Bài 4: Cho 26 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na 2 O tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là A. 1200. B. 1080. C. 720. D. 900. Giải Nếu chúng ta để ý kĩ một chút sẽ thấy Ca =MgO =40 .Do đó ta quy đổi MgO thành Ca .Vậy hỗn hợp A chỉ gồm Na 2 O và Ca +n NaCl = 23,4/58,5 = 0,4(mol) => Bảo toàn nguyên tố Na => 2n Na2O = n NaCl =0,4 => n Na2O =0,2(mol) => m Ca = 26-m Na2O =26-0,2.62 =13,6(gam) => nCa = 13,6 /40 =0,34(mol) Na 2 O + 2HCl -> 2NaCl + H2O 0,2 mol > 0,4 mol Ca + 2 HCl -> CaCl 2 + H 2 0,34 mol > 0,68 mol => n HCl = 0,4 + 0,68 =1,08(mol) => V = 1,08/1 =1,08 lít = 1080 ml => Đáp án B Ta cũng có thể tính HCl bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố : Bảo toàn nguyên tố Ca => n CaCl2 = nCa =0,34(mol) 4 Bảo toàn nguyên tố Cl => n HCl = n NaCl + 2n CaCl2 = 0,4 + 2.0,34 =1,08(mol) Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O 2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 10,0 B. 12,0 C. 15,0 D. 20,5 Giải : glucozơ : C 6 H 12 O 6 -> (CH 2 O) 6 fructozơ : C 6 H 12 O 6 > (CH 2 O) 6 metanal : HCHO > CH 2 O etanoic : C 2 H 4 O 2 > (CH 2 O) 2 Dễ thấy tất cả các chất trên đều có công thức đơn giản nhất là CH 2 O .Do vậy ta dùng phương pháp quy đổi , quy đổi hỗn hợp thành 1 chất duy nhất là CH 2 O +nO2 pư = 3.36/22,4 =0,15(mol) Phản ứng đốt cháy CH 2 O : CH 2 O + O 2 > CO 2 + H 2 O 0,15(mol) > 0,15(mol) CO 2 + Ca(OH) 2 -> CaCO 3 + H 2 O 0,15(mol) > 0,15(mol) => m CaCO3 = 0,15.100 = 15(gam) => Đáp án C Hoặc không viết phương trình có thể tính CaCO 3 bằng cách bảo toàn nguyên tố C => nCaCO3 = nCO2 =0,15(mol) Bài 6:Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH 3 COOH, C x H y COOH và (COOH) 2 thu được 0,8 mol H 2 O và m gam CO 2 . Cũng 29,6 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO 3 thu được 0,5 mol CO 2 . Giá trị của m là A. 44 B. 22 C. 11 D. 33. Giải : Nhận xét : Rất dễ thấy 3 chất này đều có chung nhóm chức -COOH .Hơn nữa X tác dụng với NaHCO3 thực chất là phản ứng của nhóm -COOH .Do đó ta quy đổi hỗn hợp trên thành ( COOH ; còn C và H trong gốc hidrocacbon như CH 3 - ; C x H y ta quy thành C và H ).Vậy X là ( C , H , COOH) .Kết hợp với phương pháp bảo toàn nguyên tố ,Bảo toàn khối lượng . Phản ứng của nhóm -COOH với NaHCO 3 -COOH + NaHCO 3 -> -COONa + CO 2 + H 2 O Từ phản ứng => n COOH = n CO2 = 0,5(mol) Sơ đồ phản ứng : 5 => Đáp án A Bài 7: Nung m gam bột sắt trong oxi thu đựơc 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 dư thoát ra 0,56 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là: A. 2.52 gam B. 1.96 gam. C. 3.36 gam. D. 2.10 gam. Giải Fe + O 2 -> Chất rắn X => Việc xác định thành phần chất rắn X là rất khó mà lại không cần thiết .Nhưng chắc chắn chất rắn X sẽ chứa 2 nguyên tố Fe và O .Vậy ta quy đổi chất rắn X thành (Fe và O ) và sử dụng phương pháp bảo toàn e ta sẽ giảdduwwocj bài này. => Đáp án A Đối với dạng toán : Hỗn hợp X ( Fe và oxit sắt ) + HNO 3 hoặc H 2 SO 4 đặc -> Muối Fe 3+ + sản phẩm khử + H 2 O Trên thực tế khi làm trắc nghiệm để giải ra kết quả nhanh nhất chúng ta thường dùng công thức tính nhanh m Fe =0, 7.m hh + 5,6n e => m Fe = 0,7.3+56.3.0,025 =2,52 (gam) Thế nên trong chuyên đề phương pháp quy đổi này thầy không đề cập nhiều đến dạng toán này vì thầy sẽ dành riêng một chuyên đề "Công thức giải nhanh cho bài tập về Fe và hợp chất của chúng " +Đối với bài này các em có thể tự quy đổi thành ( Fe và FeO ) ; (Fe và Fe 2 O 3 ) ; (FeO và Fe 2 O 3) rồi giải thử nhé các em .Mục đích để rèn luyện kĩ năng về phương pháp này thôi ! Chú ý : Nếu gặp dạng toán như trên các em có thể giải hệ sau : 6 Bài 8 :Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp Y vào dd H 2 SO 4 đặc, nóng thu được 6,72 lít SO 2 (đktc) và dd có chứa 72 gam muối sunfat. Giá trị của m là A. 25,6 B. 28,8 C. 27,2 D. 26,4 Giải Ta quy đổi hỗn hợp Y thành ( Fe , Cu ,O) và áp dụng định luật bảo toàn e + Định luật bảo toàn nguyên tố . => Đáp án C Bài 9 :Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS , FeS 2 , và S bằng HNO 3 nóng dư thu được 9,072 lít khí màu nâu duy nhất (đktc, sản phẩm khư duy nhất ) và dung dịch Y. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. -Phần 1 cho tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được 5,825 gam kết tủa trắng. -Phần 2 tan trong dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z, nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn.Giá trị của m và a lần lượt là: A. 5,52 gam và 2,8 gam. B. 3,56 gam và 1,4 gam. C. 2,32 gam và 1,4 gam D. 3,56 gam và 2,8 gam. Giải +Ta quy đổi hỗn hợp X thành (Fe và S) kết hợp với phương pháp bảo toàn nguyên tố + Phương pháp bảo toàn e +Khí màu nâu là NO 2 => n NO2 = 9,072/22,4 =0,405(mol) +Kết tủa trắng là BaSO 4 => n BaSO4 = 5,825/233 =0,025(mol) Sơ đồ phản ứng : 7 => Đáp án B Bài 10 :Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời Na 2 CO 3 0,5M, KOH 0,25M và NaOH 0,5M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch X, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70 B. 11,82 C. 29,55 D. 9,85 Giải : +nCO 2 = 4,48/22,4 =0,2(mol) +nNa 2 CO 3 = 0,2.0,5 =0,1(mol) +nKOH =0,25.0,2 =0,05(mol) +nNaOH =0,2.0,5 =0,1(mol) Giải giải bài này ta dùng phương pháp quy đổi . Ta quy đổi Na 2 CO 3 thành NaOH và CO 2 như sau : Na 2 CO 3 -> 2 NaOH +CO 2 ( đây là phương trình không có thật , nó dùng để quy đổi Na 2 CO 3 thành NaOH và CO 2 thôi) 0,1 mol -> 0,2 mol - -> 0,1 mol => Tổng số mol CO2 = n CO2( ban đầu ) + n CO2( quy đổi ) =0,2+0,1 =0,3(mol) và Tổng số mol OH- = n NaOH(quy đổi ) + n NaOH ( ban đầu ) + n KOH = 0,2+0,1+0,05 =0,35(mol) Sau khi quy đổi ta sẽ dùng công thức tính nhanh cho dạng toán CO 2 + OH - 8 => Đáp án D PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI PHẦN 2 Bài 1: Trộn 5,6 gam bột mắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thấy giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan Y. Để đốt cháy hoàn toàn X và Y cần vừa đủ V lít khí oxi (đktc). Giá trị của V là A. 2,8. B. 3,36. C. 4,48. D. 3,08. Giải : +n Fe = 5,6/56 =0,1(mol) +n S = 2,4/32 =0,075(mol) Nhận xét : Nếu chúng ta để ý một chút thì dễ thấy chất rắn M gồm ( FeS , Fe và S ) .FeS khi phản ứng với HCl cho khí H 2 S , còn Fe phản ứng với HCl cho khí H 2 vậy hỗn hợp khí X gồm ( H 2 S và H 2 ) .Còn chất rắn không tan Y là S . Vậy để cho đơn giản ta quy đổi X thành (H 2 và S ) do đó đốt cháy hỗn hợp X và chất rắn Y coi như đốt cháy S và H 2 .H2 được tạo ra do Fe tác dụng với HCl Fe + 2HCl -> FeCl 2 + H 2 0,1 mol > 0,1(mol) Phản ứng đốt cháy hỗn hợp X và Y S + O 2 -> SO 2 0,075 mol > 0,075(mol) 2H 2 + O 2 > 2H 2 O 0,1 mol > 0,05(mol) => Tổng số mol O2 = 0,075 + 0,05 = 0,125(mol) => V O2 =0,125.22,4 = 2,8( lít) => Đáp án A Bài này đã được thầy giải 1 cách khác theo định luật bảo toàn elctron các em xem ở chuyên đề bảo toàn e! 9 Bài 2: Cho 100ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO 2 0,3M. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được 1,02g chất rắn. Thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng là: A. 0,6 lít B. 0,5 lít C. 0,55 lít D. 0,70 lít Giải : +n NaOH = 0,1.0,1 =0,01 (mol) +n NaAlO2 = 0,3.0,1 =0,03(mol) +n Al2O3 = 1,02/102 =0,01(mol) Trong bài này ta áp dụng phương pháp quy đổi để quy đổi NaAlO 2 thành Al(OH) 3 và NaOH theo sơ đồ : NaAlO 2 > Al(OH) 3 + NaOH 0,03 mol > 0,03 mol > 0,03 mol Vậy bài toán của chúng ta thành cho hỗn hợp 2 bazơ (NaOH 0,01+0,03 =0,04 mol và Al(OH) 3 = 0,03 mol ) tác dụng với HCl trong đó 1 phần Al(OH) 3 bị hòa tan phần chưa tan hết nhiệt phân thành Al 2 O 3 2Al(OH)3 > Al2O3 + 3H2O 0,02 mol < 0,01 mol => Số mol Al(OH)3 bị hòa tan bới HCl = 0,3 -0,02 =0,01(mol) . Phản ứng của NaOH với HCl và phản ứng hòa tan Al(OH) 3 bằng HCl NaOH + HCl > NaCl + H 2 O 0,04 mol > 0,04(mol) Al(OH) 3 + 3HCl > AlCl 3 + 3H 2 O 0,01 mol > 0,03(mol) => Tổng số mol HCl = 0,04 + 0,03 =0,07(mol) => V HCl = 0,07/1 =0,07(lít) => Đáp án D Bài này thầy đã giải bằng phương pháp bảo toàn nguyên tố các em có thể xem lại ở chuyên đề định luật bảo toàn nguyên tố ! Bài 3: Khi đốt cháy hoàn toàn một polime X (tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien và acrilo nitrin) với lượng oxi vừa đủ thấy tạo thành một hỗn hợp khí ở nồng độ áp suất xác định chứa 59,1 % CO 2 về thể tính. Tỉ lệ số mol hai loại monome là A. 3/5 B.1 C. 1/3 D. 3/2 Giải Polime X là ( -CH 2 -CH=CH-CH 2 ) a (-CH 2 -CH(CN) b .Vì tỉ lệ % thể tích CO 2 không phụ thuộc vào lượng ban đầu nên ta chọn đốt chất 1 mol chất X . Ta quy 1 mol X thành 2 monome là CH 2 =CH- CH=CH 2 (C 4 H 6 ) a mol và CH 2 =CH-CN ( C 3 H 3 N) b mol .Vậy khi đốt cháy X coi như đốt cháy C 4 H 6 ( a mol ) và C 3 H 3 N ( b mol) C 4 H 6 + 11/2 O 2 > 4CO 2 + 3 H 2 O a mol > 4a mol > 3a mol 2C 3 H 3 N + 15/2 O 2 > 6CO 2 + 3H 2 O + N 2 b mol > 3b mol > 1,5b mol > 0,5b mol Trong cùng điều kiện về nhiệt độ , áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol . => %nCO2 =(4a + 3b) /(4a +3b + 3a +1,5b + 0,5b ) = 0,591 <=> a/b = 1/3 => Đáp án C Bài 4: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y ; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl 2 và m gam FeCl 3 . Giá 10 [...]... em trong việc giải nhanh toán học học .Và PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI PHẦN 3 Trước khi đọc phần 3 các em nên xem lại phương pháp quy đổi phần 1 và phần 2 Bài 1: Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl , sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2 Kim loại M là A K B Na C Li D Rb Giải : Do số... hợp X gồm MgO, CaO, Mg và Ca Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lit khí (đktc) và dung dịch Y trong đó có 12,35 gam MgCl 2 và x gam CaCl2 Giá trị x là A 15,54 B 16,98 C 21,78 D 31,08 Giải Quy đổi hỗn hợp X thành ( Mg , Ca , O ) và áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố và phương pháp bảo toàn e 14 => áp án A Bài 3 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và 2 oxit sắt cần vừa đủ... =2,52(gam) => áp án A Tóm lại đổi với bài toán dạng như trên ta có thể dùng phương pháp quy đổi chất oxi hóa như HNO3 hoặc H2SO4 đặc thành O rồi áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta sẽ tính được khối lượng Fe2O3 => mFe Đối với bài trên ta có thể bấm máy tính theo công thức : 12 Tương tự như vậy ta làm bài tập 8 nhé! Bài 8:Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O... 8,94(gam) => áp án A Bài 6:Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm cả CuS Cu 2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa Giá trị của m là A 81,55 B 104,20 C 110,95 D 115.85 Giải : + nNO = 20,16/22,4 = 0,9(mol) Ta quy đổi hỗn hợp X thành ( Cu và S ) và áp dụng định luật bảo toàn electron 11 Sơ đồ phản => áp án ứng : C Bài 7:Nung... 21,12 D 22,4 Giải nSO2 = 4,48/22,4 =0,2(mol) Ta quy đổi H2SO4 đặc thành O O =16, Cu =64 , CuO =80 Ta tính m Cu theo công thức quy đổi : => áp án D Bài 9:Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2 , FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thoát ra 4,48 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y Thêm NH 3 dư vào Y thu được 32,1 gam kết tủa Giả trị m là A 16,8 B 17,75 C 25,675 D 34,55 Giải Ta quy đổi hỗn hợp... D 34,55 Giải Ta quy đổi hỗn hợp X thành ( Fe và Cl ) và áp dụng phương pháp bảo toàn e , Bảo toàn nguyên tố => áp án D Bài 10:Hỗn hợp X có tỉ khối so với H 2 là 27,8 gồm butan, metylxiclopropan, but-2-en, etylaxetilen và đivinyl Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, tổng khối lượng của CO 2 và H2O thu được là A 34,50 gam B 36,66 gam C 37,20 gam D 39,90 gam Giải Butan -> C4H10 Metylxiclopropan -> C4H10...trị m là D 4,80 Giải : + nFeCl2 = 7,62 /127 =0,06(mol) Do Fe3O4 = FeO + Fe2O3 áp dụng phương pháp quy đổi , quy đổi Fe3O4 thành FeO và Fe2O3 vậy hỗn hợp của ta chỉ gồm ( FeO và Fe 2O3 ) FeO tạo muối FeCl2 => Bảo toàn nguyên tố Fe => nFeO = nFeCl2 =0,06(mol) => mFe2O3 = 9,12 -0,06.72 = 4,8(gam) =>... áp án C A 4,875 B 9,60 của C 9,75 Bài 5:Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO 3 , KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) Khối lượng muối KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là A 8,94 gam B 16, 7 gam C 7,92 gam D 12,0 gam Giải Dễ thấy NaHCO3 = MgCO3 = 84 Cho nên ta dùng phương pháp quy đổi , quy đổi MgCO 3 thành NaHCO3 Vậy hỗn hợp X chỉ gồm NaHCO3 và. .. và m =11,84 gam D.Fe2O3 và m =14, 4 gam Giải Quy đổi hỗn hợp A thành ( Fe , Cu ,O ) kết hợp với phương pháp bảo toàn nguyên tố +nHCl = 0,32 (mol) ; nFeCl2 = 15,24/127 =0,12(mol) 15 Sơ đồ phản => áp án ứng : A Bài 5 :Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được CO2 và H2O Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi... 0,44 D 0,23 Giải 16 Quy đổi hỗn hợp đã cho thành ( Fe , S , O) và kết hợp với các phương pháp bảo toàn nguyên tố , Bảo toàn e +nNO2 = 4,704/22,4 =0,21(mol) ; nNaOH = 0,27.1 =0,27(mol) ; nFe2O3 = 5,6/160 =0,035(mol) => áp án C Bài 7 :Một hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6 , CH4 và C2H2 trong đó số mol CH4 bằng số mol C2H2 Đem đốt cháy hòa toàn 2,8g hỗn hợp X, sau đó đêm hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng dung . PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI PHẦN 1 I. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP Phương pháp quy đổi là một phương pháp rất hay trong giải toán hóa học , nhờ nó mà đôi khi một bài toán rất khó lại. mãn. F4. Phương pháp quy đổi mặc dù được coi là phương pháp rất hay dùng để giải quy t một số bài toán liên quan đến Fe và hợp chất của Fe … Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng phương pháp quy đổi thì. D. 31,08 Giải Quy đổi hỗn hợp X thành ( Mg , Ca , O ) và áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố và phương pháp bảo toàn e 14 => áp án A Bài 3 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và 2 oxit

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan