Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

51 4.1K 8
Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“ Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ” là một ngành học mặc dù mới chỉ xuất hiện và phát triển hơn hai thế kỷ, nhưng nó đã được hầu hết tất cả các nước trên thế giới đón nhận nghiên cứu và vận dụng vào trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đạt hiệu quả. Ở nước ta trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước,” tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế “ ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, đây là ngành học có mối quan hệ mật thiết với địa lý kinh tế xã hội, do vậy việc nghiên cứu nó càng trở lên bức thiết hơn bao giờ hết.

Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế LỜI NÓI ĐẦU “ Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ” là một ngành học mặc dù mới chỉ xuất hiện và phát triển hơn hai thế kỷ, nhưng nó đã được hầu hết tất cả các nước trên thế giới đón nhận nghiên cứu và vận dụng vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả. Ở nước ta trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước,” tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế “ ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều. Hơn nữa, đây là ngành học có mối quan hệ mật thiết với địa lý kinh tế - xã hội, do vậy việc nghiên cứu nó càng trở lên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong khuân khổ tập bài giảng này, chúng tôi bước đầu đưa ra một số vấn đề về cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ, về tổ chức lãnh thổ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và ngành du lịch (có đề cập đến Việt Nam). Những nội dung này, được chọn lọc cho phù hợp với sinh viên khoa địa lý, đại học Sư phạm, làm cơ sở để lý giải và hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề kinh tế - xã hội. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn tập bài giảng này còn những hạn chế nhất định, nhất là nội dung chưa bao quát được mọi khía cạnh lãnh thổ của các ngành kinh tế. Do đó chúng tôi rất mong và cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và sinh viên. Huế, tháng 12 năm 2006 Tác giả 1 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC NGÀNH KINH TẾ I. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI THEO LÃNH THỔ 1. Quan niệm về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ có thể được coi là cơ sở của tổ chức không gian kinh tế nói chung và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế nói riêng. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có hoạt động sản xuất. Hoạt động này rất đa dạng, phong phú và diễn ra trên khắp hành tinh. Khái quát chung, nền sản xuất xã hội bao gồm các ngành (lĩnh vực) khác nhau và được tổ chức theo những không gian (lãnh thổ) nhất định. Như vậy, phân công lao động xã hội có hai hình thức chủ yếu: - Phân công lao động xã hội theo ngành - Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Trong quá trình sản xuất, mỗi vùng (địa phương) dựa vào những thế mạnh riêng của mình về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử.v.v để tiến hành sản xuất chuyên môn hóa nhằm, một mặt tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và mặt khác có giá thành hạ với hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành sản xuất chuyên môn hóa từng vùng là kết quả của một quá trình kinh tế và xã hội. Quá trình này được gọi là phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Vậy hiểu như thế nào là phân công lao động xã hội theo lãnh thổ? Theo Iu. G. Xauskin (1973), phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là kết quả của sự thống nhất giữa các vùng có nền sản xuất khác nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau và lôi cuốn chúng vào việc trao đổi hàng hóa. Trong quá trình phân công lao động xã hội theo lãnh thổ có sự phân hóa về chức năng giữa các vùng. Do vậy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, phân công lao động xã hội theo lãnh thổ một mặt tạo nên sự cân bằng giữa các lãnh thổ và mặt khác, cá thể hóa các lãnh thôe ấy khi lựa chọn một số ngành chuyên môn hóa. Về bản chất, phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là việc gắn các ngành vào những lãnh thổ thích hợp, đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa chúng với nhau và sự phát triển hài hòa giữa chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp, tạo ra sự kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với lãnh thổ. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ có ý nghĩa to lớn đối với địa lý kinh tế - xã hội cũng như đối với tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế. Như N.N. Baranxki đã khảng định: Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là một hệ thống trọn vẹn các khái niệm liên quan đến các ngành và các vùng. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ không phải là bất biến, mà là một phạm trù kinh tế, xã hội, lịch sử. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người vớiì tự nhiên trong quá trình sản xuất và đời sống. Các mối quan hệ này thay đổi theo thời gian và phát triển không ngừng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. 2 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế 2. Các hình thức thể hiện của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Về phạm vi không gian, phân công lao động xã hội theo lãnh thổ có thể được chia thành 6 hình thức với mức độ khác nhau: 2.1. Hình thức phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới - Hình thức phân công lao động theo dạng này chịu sự tác động mạnh mẽ của các khối (liên minh) kinh tế, chính trị. Các tập đoàn tư bản lớn luôn thâm nhập và tìm mọi cách mở rộng thị trường đầu tư và tiêu thụ. Qua đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân công lao động quốc tế. - Việc phân công lao động này dựa vào các lợi thế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, giao thông vận tải, vốn và công nghê ûcủa mỗi quốc giađể có thể sản xuất và trao đổi hàng hóa và đẩy mạnh phát triển kinh tế - Do trên thực tế không có quốc gia nào có đầy đủ các điều kiện để tự đảm bảo nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội Vì thế, việc phân công lao động quốc tế ngày càng được đẩy mạnh và nó đã trở thành nhu cầu của mỗi quốc gia, mang tính xu thế tất yếu. 2.2. Hình thức phân công lao động trong phạm vi một liên minh quốc gia - Hiện nay, xu thế chung mỗi quốc gia với những lợi thế riêng của mình đều mong muốn tham gia vào một liên minh kinh tế nào đó. - Thực tế trên thế giới đã có nhiều liên minh kinh tế ra đời, chẳng hạn như: + Liên minh châu Âu (EU), thành lập năm 1957 tại Rôma (Italia), đến nay có 27 thành viên + Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), thành lập năm 1967, hiện có 10 thành viên - Nhìn chung, phân công lao động xã hội giữa các nước tham gia liên minh kinh tế này thường bền vững hơn so với phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới. 2.3. Hình thức phân công lao động giữa các vùng trong một quốc gia - Hình thức này thường được điều chỉnh và thực hiện giữa các vùng trong nước, là cơ sở để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. - Bản chất của hình thức này là một hệ thống mở, trong đó diễn ra các mối liên hệ nội vùng và thường xuyên có sự trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin với các vùng khác. Do đó khi xem xét tổ chức lãnh thổ nền kinh tế của một vùng không thể không đề cập tới cả hai mối quan hệ nội vùng và liên vùng 2.4. Hình thức phân công lao động trong nội vùng - Đây là hình thức phân công lao động giữa các đơn vị hành chính (cấp tỉnh) trong một vùng, nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có của từng đơn vị hành chính tỉnh - Phân công lao động nội vùng phụ thuộc nhiều vào sự phân chia hành chính - chính trị 2.5. Hình thức phân công lao động trong tỉnh 3 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Đây là hình thức phân công lao động theo lãmh thổ giữa các bộ phận đã được chuyên môn hóa với nhau trong phạm vi một tỉnh hay giữa tỉnh lị với các lãnh thổ còn lại 2.6. Hình thức phân công lao động địa phương Phân công lao động địa phương là sự phân công lao động trong nội bộ một bộ phận của tỉnh, giữa thành phố và vùng ngoại ô. Các hình thức phân công lao động xã hội theo lãnh thổ nói trên được biểu hiện cụ thể trong một không gian nhất định với mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. II. MỘT SỐ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ 1. Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp của G.Thunen - G.Thunen (người Đức) đề ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởng của thành phố (trung tâm thị trường), xem địa tô chêch lệch như là một nhân tố chìa khóa dẫn đến sự phân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khác nhau. - Năm 1826, G.Thunen là người đầu tiên đưa ra các yếu tố không gian của các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng mô hình toán học về không gian của hệ thống vùng nông nghiệp đang hình thành dưới tác động của thành phố. - Theo ông xung quanh thành phố bố trí 5 vòng đai liên tục từ trong ra ngoài gồm: + Thực phẩm tươi sống; + Rừng làm chất đốt; + Trồng cỏ và lương thực cho súc vật; + Sản xuất rau; + Các bãi chăn nuôi và săn bắn lạc hậu. Mô hình 5 vành đai nông nghiệp nói trên thể hiện bước đầu về ý tưởng tổ chức lãnh thổ. 2. Lý luận khu vị luận công nghiệp của A.Weber (đầu thế kỷ XX) - Đây là lý luận giải thích sự tập trung công nghiệp vào một lãnh thổ do 3 nguyên nhân: + Chi phí vận tải rẻ nhất (nguyên nhân chính); + Chi phí nhân công thấp nhất; + Nơi có xí nghiệp tập trung nhằm sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. - Cơ sở của mô hình này dựa trên nguyên tắc “cực tiểu hóa chi phí, cực đại hóa lợi nhuận”. - Tư tưởng chủ đạo của A.Weber cũng như của G.Thunen trước đó, đều coi thành phố là những nút hay là những trọng điểm của lãnh thổ. Sức lan tỏa của nó rất lớn. 4 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế - Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ phù hợp với một nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nó có ý nghĩa trong việc xác định vai trò của trung tâm ở những khu vực có nền kinh tế còn chậm phát triển. 3. Lý thuyết về “điểm trung tâm” của W.Christaller (Mỹ, 1903) - Dựa trên những ý tưởng và mô hình của G.Thunen và A.Weber, W. Christaller đã góp phần to lớn vào việc tìm ra tính quy luật phát triển của toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất theo không gian. - Lý thuyết này cho rằng không có khu vực nông thôn nào lại không chịu sự tác động của một thành phố với tư cách như là cực hút. Sự thay đổi của chi phí dành cho kết cấu hạ tầng phụ thuộc vào vấn đề đô thị hóa. Thành phố là trung tâm đối với tất cả các điểm dân cư còn lại của vùng. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp từ thấp đến cao. Ông cũng cho rằng, thành phố có vai trò như những cực phát triển và là hạt nhân cho sự phát triển. - Lý thuyết trung tâm của W.Christaller đã được A.Loesch hưởng ứng và phát triển. Nhờ vậy, mà hai ông đã khám phá ra được tính quy luật phân bố không gian của các điểm dân cư, phát hiện ra một trật tự trong sự phân bố giữa thành thị và nông thôn. Đây là cơ sở mở đường cho việc nghiên cứu các hệ thống không gian hoặc xác định các nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định. 4. Lý thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux (Pháp, đầu những năm 50 của thế kỷ XX) - Theo thuyết này, trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian, mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm, trong khi đó các điểm khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ. - Lý thuyết này chú trọng vào những thay đổi trong khuân khổ một vùng, một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế. Trong đó công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của vùng. Đi kèm với điểm phát triển tăng trưởng là một ngành công nghiệp then chốt. - Tuy nhiên, với sự tăng trưởng chênh lệch kinh tế vùng, bên cạnh những tích cực, vẫn còn nhiều tiêu cực. Song điều quan trọng, Francoi Perroux khuyến cáo về hai loại cực: + Cực phát triển là một phức hợp, trong đó có một hoạt động động lực và các hoạt động khác xoay quanh nó, có tác động lôi cuốn đối với các khu vực xung quanh + Cực tăng trưởng là một tổng thể những hoạt động thụ động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các cực vệ tinh của cực phát triển. - Lý thuyết này đã được áp dụng rộng rãi ở châu Á, nhất là ở các nước ASEAN và qua thực tế đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích đối với những quốc gia cần huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là lý thuyết giải thích sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm. 5. Lý thuyết cơ sở xuất khẩu 5 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế - Theo thuyết này, chỉ các hàng hóa sản xuất ra phục vụ cho thị trường bên ngoài (tức hàng xuất khẩu) mới được coi là cơ sở để phát triển kinh tế của một vùng. Các hoạt động kinh tế như vậy sẽ tác động đến nhịp độ tăng trưởng việc làm và thu nhập. Từ đó, nền kinh tế của một vùng được chia thành các ngành cơ bản và không cơ bản. - Lý thuyết cơ sở xuất khẩu được phát triển ở Hoa Kỳ trước những năm 50 của thế kỷ XX. Ban đầu tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những trung tâm buôn bán, về sau được nâng lên thành mô hình phổ biến cho các nước đang phát triển. - Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết này ở chỗ đối với những vùng kém phát triển cần tìm ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc hướng ngoại. Một số mô hình hướng vào xuất khẩu theo tư tưởng này đã được thực hiện thành công ở Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan - Mặt khác, theo thuyết này trong điều kiện thế giới có sự phụ thuộc lẫn nhau, thì các nước đang phát triển chỉ có thể phát triển nhanh bằng cách dựa vào nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Từ đó sẽ phát huy được những thế mạnh của các nước đang phát triển. - Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của mô hình này, thực tiễn cũng chỉ ra rằng cái giá phải trả là sự phụ thuộc chặt chẽ vào bên ngoài, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng cả về phương diện ngành và lãnh thổ, sự phân hóa giầu nghèo gay gắt giữa các tầng lớp xã hội. 6. Các lý thuyết thuộc trường phái địa lý Xô Viết Trong số các lý thuyết địa lý thuộc trường phái Xô Viết, đáng lưu ý nhất là chu trình sản xuất năng lượng của N.N.Cơlaxopxki được đề ra năm 1947. Theo lý thuyết này, chu trình năng lượng được hình thành dựa trên cơ sở một loại tài nguyên chủ yếu kết hợp với nguồn năng lượng để tổ chức sản xuất trên lãnh thổ theo một quy trình hoàn chỉnh, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Bằng cách đó, các chu trình năng lượng ra đời mang tính quy luật, tạo nên một tổ chức lãnh thổ hiện thực của nền sản xuất xã hội và nó có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ, nghiên cứu về cơ cấu kinh tế III. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC LÃNH THỔ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển cân đối nền kinh tế theo các giai đoạn. Trước tình hình tập trung quá cao dân cư (43% dân số của cả nước) và các hoạt động kinh tế ở miền Trung Nhật bản, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trên diện rộng, tạo ra sự phân bố lại lực lượng sản xuất giữa các vùng. Đồng thời cũng đưa ra các chính sách hạn chế sự tăng trưởng và ưu thế của thành phố chính, các cực lớn, khuyến khích sự tăng trưởng ở các vùng kém phát triển, bố trí lại và "tạo lập" sản xuất một cách cân đối theo các vùng của đất nước. Khi xem xét chính sách phát triển vùng của Nhật Bản kể từ sau thế chiến II, người ta thường chỉ ra 4 giai đoạn: khôi phục kinh tế (1945-1960), tăng trưởng kinh 6 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế tế nhanh (1960-1973), ổn định sự tăng trưởng kinh tế (1975-1985) và cơ cấu lại công nghiệp (từ 1985 đến nay). 1.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945-1960): Việc tái thiết và xây dựng mới các ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn, đặc biệt vào 4 vùng công nghiệp chính là Tokyo, Osaka, Nagoya và Yokohama. Nhật Bản đã ngày càng chú ý hơn tới môi trường đô thị tại các vùng công nghiệp tập trung và đã có những qui định pháp lý hạn chế việc thành lập các nhà máy tại các trung tâm lớn; đồng thời khuyến khích sự phát triển công nghiệp tại các vùng cụ thể, chẳng hạn như luật về phát triển tổng thể lãnh thổ đất nước được Quốc hội thông qua năm 1950, tập trung vào vấn đề phân bố hợp lý công nghiệp; các luật về đẩy nhanh sự phát triển vùng Hokkaido (1950), Tohoku (1975), Kyushu (1959), v.v Các cuộc điều tra đầu tiên về xu hướng và đặc điểm xây dựng các nhà máy công nghiệp đã được tiến hành vào năm 1959. Các cơ sở pháp lý cho chính sách định hướng phân bố công nghiệp cũng đã được xây dựng trong thời kỳ này. 1.2. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh (1960-1973): Ở Nhật Bản đã sớm xuất hiện tình trạng tập trung quá cao dân số và hoạt động kinh tế trong các thành phố lớn và sự gia tăng khoảng cách về thu nhập giữa các vùng. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế việc xây dựng mới hoặc mở rộng các cơ sở công nghiệp lớn tại các quận cần kiểm tra chặt chẽ của 4 vùng công nghiệp lớn, đồng thời cổ vũ cho ý tưởng về "vành đai công nghiệp Thái Bình Dương" nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp bên ngoài vùng Tokyo. Một số cơ sở công nghiệp mới, qui mô trung bình đã được xây dựng tại các địa điểm nằm giữa bốn vùng công nghiệp lớn chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Hai sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là: việc phê chuẩn kế hoạch chi tiết về phát triển quốc gia năm 1962 và việc phê chuẩn luật khuyến khích phân bố lại công nghiệp năm 1972. Đặc biệt, lần đầu tiên những vấn đề môi trường đã được lồng vào trong chính sách công nghiệp. Kế hoạch nói trên có ý định tạo lập "sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên", bảo vệ môi trường. Một số vành đai xanh đã được tạo lập trong các khu công nghiệp, và các nhà chức trách Nhà nước từ trung ương tới các địa phương đã đề ra các đề án như các thành phố xanh, các "khu sinh sống". 1.3. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế ổn định (1975-1985): Cuộc khủng hoảng dầu mỏ cuối năm 1973 đã làm thay đổi sâu sắc các xu hướng phân bố công nghiệp: sự giảm sút nhịp độ xây dựng các nhà máy mới và làm gián đoạn các quá trình phân tán đầu tư vào các khu vực ưu tiên của các vùng; sự nhập cư từ một số vùng bị chậm lại. Sự thất bại trong khuyến khích đầu tư công nghiệp vào một số vùng xa như Hokkaiđo và một số khu vực ở Kyushu và Shikiku đã đặt ra các thách thức mới. Đáp lại, Kế hoạch thứ ba về phát triển quốc gia được phê chuẩn năm 1977 hàm chứa một kiểu mẫu kế hoạch về các khu dân cư liên kết, nhằm xây dựng một đất nước của những "thành phố công viên". Mặt khác, Luật năm 1983 về các cực công nghệ ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển vùng thông qua việc xây dựng các tổ hợp công nghiệp công nghệ cao trong những khu được chọn lọc (lúc đó đã xác định được 26 khu), luật này đã bổ sung nhiều qui định quan trọng đối với chính sách phát triển vùng nhằm khuyến khích xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn tại các vùng hấp dẫn dưới góc độ môi trường, nơi tập trung tương đối thấp các hoạt động kinh tế. Chẳng hạn những qui định khuyến khích tài 7 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế chính dưới hình thức cho vay với lãi suất thấp đối với các xí nghiệp đổi mới thiết bị hoặc áp dụng công nghệ cao, cũng như các biện pháp giảm thuế đặc biệt và cho phép khấu hao nhanh, v.v 1.4. Giai đoạn cơ cấu lại công nghiệp từ 1985 đến nay: có tình trạng tăng cường dòng di cư về thủ đô. Kế hoạch quốc gia lần thứ tư (thông qua vào năm 1987) đã đưa ra một chính sách quốc gia về phát triển lãnh thổ theo hướng đa cực, bao hàm sự tăng thêm đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đặc biệt vào mạng lưới giao dịch công nghệ tin học để uốn nắn lại xu hướng gia tăng tính đơn cực. 2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, Trung Quốc đã lựa chọn những vùng có vị trí gần đường giao thông, ven biển, gần các đô thị, có nhiều nguồn lực nhất để tập trung đầu tư, lập các trọng điểm công nghiệp với các tên gọi khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, khu du lịch, khu công nghiệp cảng v.v Năm 1979, Trung Quốc đã chọn bốn vùng đông dân ở bờ biển phía Đông Nam làm những lãnh thổ trọng điểm - đặc khu kinh tế. Những vùng này được sự ưu đãi của trung ương về chính sách thuế. Ba trong số các đặc khu đầu tiên là Thâm Quyến, Hạ Môn, Sán Dầu thuộc tỉnh Quảng Đông, khu thứ tư là Phúc Đông ở tỉnh Phú Giang, Thâm Quyến, bến phải giáp Hông Kông, hiện có khoảng 2 triệu người. Hạ Môn gần Macao và Carton, Đảo Hải Nam ở ngoài khơi Quảng Đông về phía Nam được lập thành một tỉnh tách biệt và là đặc khu kinh tế thứ năm vào năm 1988. Sau 20 năm xây dựng (thành lập 8-1980), đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã trở thành một khu công nghiệp phát triển có hơn 30 loại ngành kỹ thuật cao, sản xuất trên 1000 mặt hàng, trong đó 800 mặt hàng đang cạnh tranh có uy tín trên thế giới. Trong 10 năm, tổng giá trị công nghiệp từ 60 triệu nhân đân tệ lên 11.650 triệu (gấp 195 lần), kim ngạch xuất khẩu từ 9 triệu USD lên 2.170 triệu USD (gấp 232 lần). Đến năm 1984, sau khi giành được thành công của đặc khu kinh tế, Trung Quốc đã quyết định mở cửa 14 thành phố cảng như Đại Liên, Tần Hoàng Đảo, Thiên Tân, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Thượng Hải, Ninh Ba, ổn Châu, Quảng Châu, Trạm Giang Bắc Hải, Phúc Châu và cho các thành phố này thực hiện một số chính sách đặc thù của đặc khu kinh tế. Đồng thời Trung Quốc đã quyết định xây dựng các khu phát triển kinh tế và công nghệ (ETDZ) tại các thành phố ven biển. Sự thành công của Trung Quốc là do phát triển mạnh vùng ven biển trên cơ sở lựa chọn một số khu vực để tập trung đầu tư và đưa ra cơ chế thích hợp cho khu vực đó. Trung Quốc đã sử dụng đầy đủ lợi thế của đặc khu để huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, tạo ra hàng xuất khẩu, không chỉ trong đặc khu mà cả hàng hoá nội địa đều tránh được thuế quan, hạ giá thành, kích thích và thúc đẩy xuất khẩu, tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tạo được những vùng động lực đảm nhận vai trò đầu tầu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước. 3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc với sự kết hợp chính sách đô thị hoá và phát triển nông thôn hài hoà 8 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Để thúc đẩy phát triển vùng, Hàn Quốc coi khu vực định cư tổng thể (IRSAs) như là 1 đơn vị quy hoạch. Quy hoạch nhằm mục đích chính là làm dịu xu hướng phân cực của cơ cấu không gian và thúc đẩy sự phát triển đa trung tâm. Lãnh thổ Hàn Quốc được chia thành 28 IRSAs (bao gồm 5 thành phố lớn IRSAs, 17 địa phương IRSAs và 6 thị trấn nông thôn IRSAs). Sự phát triển của IRSAs nhằm cung cấp cơ hội việc làm và cải thiện các tiện nghi sinh sống ngày càng bình đẳng trong cả nước. Làm tốt việc này đã dẫn tới làm giảm một cách đáng kể về chênh lệch vùng và khuyến khích mọi người sống ở các khu vực địa phương của họ. Nói cách khác, chiến lược phát triển các trung tâm tăng trưởng đã được chấp nhận để quy định sự phát triển của IRSAs, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các đô thị, các khu công nghiệp, các tuyến đường quan trọng, cảng biển, trên các vùng nên đã giảm được mức chênh lệch vùng. Từ một trung tâm tăng trưởng đến nay đã có 4 trung tâm tăng trưởng với mức đầu tư kết cấu hạ tầng từ 0,61% GDP năm 1900 lên 5,26% năm 1980 và 7,29% GDP vào năm 1994. 4. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á qua chính sách xây dựng khu đô thị mới và phát triển nông thôn. Singapore, Thái Lan, Inđônêxia, Philippine đều coi trọng việc phát triển các đô thị mới trên cơ sở phát triển các khu công nghiêp, các trung tâm thương mại, các khu du lịch, Chính phủ các nước được xem là thành công ở Đông Nam Á đã phát triển kết cấu hạ tầng cứng ở nông thôn (đường sá, cầu cống, điện lực, nước và công trình vệ sinh) trong những năm đầu của quá trình biến đổi nông thôn. Hình thành những mối liên hệ thành thị - nông thôn rộng lớn hơn và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn mạnh hơn. Chính phủ cung cấp các dịch vụ cơ bản không mất tiền hoặc được trợ cấp rất nhiều, số việc làm phi nông nghiệp cho người nghèo đã gia tăng mạnh mẽ. Kết quả là các nước Đông Nam Á không những đạt được thành tựu tăng trưởng nhanh và bền vững trong khoảng 30 năm qua, mà còn giảm bớt đói nghèo một cách nhanh chóng (ví dụ ở Indonesia từ 1976-1987, số dân nghèo đã giảm từ 40% xuống 17%). IV. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LÃNH THỔ Ở VIỆT NAM Công tác phân vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Có thể nói công tác phân vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó nổi bật nhất là tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội. Quá trình nghiên cứu phân vùng quy hoạch phát triển và tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn và sau mỗi giai đoạn đều có bước phát triển mới, trình độ ngày càng được nâng cao. 1. Giai đoạn 1960-1975 Việc nghiên cứu và phân chia vùng trong giai đoạn này diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (từ Vĩnh Linh trở ra) với tư tưởng chủ đạo là phục vụ phát triển nông – lâm - ngư nghiệp. Do đó sản phẩm phân vùng lúc đó chủ yếu là các vùng nông – lâm - ngư nghiệp. Giai đoạn này có thể chia làm 2 thời kỳ: 9 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế 1.1.Thời kỳ 1960-1970: Công tác phân vùng qui hoạch trong thời kỳ này tập trung chủ yếu các lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Lúc đó, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc, chia miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hoá đến Vĩnh Linh). Tổng cục lâm nghiệp đã tổ chức điều tra rừng, xây dựng tài liệu phân vùng lâm nghiệp để làm cơ sở phát triển ngành. Năm 1968, Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước triển khai nghiên cứu qui hoạch các điểm xây dựng công nghiệp toàn miền Bắc, một số khu vực tập trung công nghiệp ra đời: gang thép Thái nguyên, hoá chất phân bón Việt Trì, than Quảng Ninh 1.2.Thời kỳ 1970-1975: Một số vùng kinh tế mới ở trung du miền núi được hình thành gắn với các vùng chuyên canh cây nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp qui hoạch một số vùng chuyên môn hoá như vùng giấy sợi, vùng gỗ trụ mỏ Trong công nghiệp tiếp tục nghiên cứu địa điểm bố trí các công trình lớn. Thời kỳ này cũng bắt đầu tiến hành qui hoạch một số huyện, thị xã trọng điểm. Công tác qui hoạch trong thời kỳ 1970 - 1975 chủ yếu đáp ứng yêu cầu tổ chức lại sản xuất nông - lâm nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ. Qui mô các vùng được qui hoạch lớn hơn thời kỳ trước. Uỷ ban sông Hồng đã đưa ra qui hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước trên cơ sở qui hoạch này, nhiều công trình như thuỷ điện, hồ chứa, đập ngăn nước, công trình thuỷ lợi đã được xây dựng không những phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, mà còn cho nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Thời kỳ này, những đề xuất về phát triển lãnh thổ, các vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội liên ngành, liên vùng đã được chú ý cả về quan điểm, nội dung và phương pháp tiếp cận. 2. Giai đoạn 1975-1980 Ngay sau khi đất nước thống nhất, một chương trình phân vùng qui hoạch đã được triển khai trên phạm vi cả nước với qui mô lớn theo quan điểm tổng hợp, kết hợp phát triển ngành gắn với lãnh thổ và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Đây là giai đoạn phân vùng nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. Để phục vụ cho công việc này, đất nước được phân chia thành 7 vùng nông nghiệp lớn. Đó là Trung du và miền núi Bắc Bộ (10 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (6 tỉnh), Khu 4 cũ nay gọi Bắc Trung Bộ (3 tỉnh), Duyên hải Nam Trung Bộ (4 tỉnh); Tây Nguyên (3 tỉnh); Đông Nam Bộ (5 tỉnh, thành phố, đặc khu); Đồng bằng sông Cửu Long (9 tỉnh). Hệ thống 7 vùng này là cơ sở cho việc phân vùng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung. Sau phân vùng nông - lâm nghiệp, công tác phân bố công nghiệp cũng được triển khai. Từ chỗ chủ yếu tìm địa điểm cho từng nhà máy, công trình riêng lẻ, đã bắt đầu nghiên cứu bố trí một hệ thống các nhà máy, xí nghiệp có tính chất liên ngành, hỗ trợ lẫn nhau, hình thành các cụm công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân vùng qui hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ, năm 1977 Uỷ ban phân vùng kinh tế trung ương đã được thành lập. Vụ phân vùng qui hoạch của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước được tách ra và đổi tên thành Viện phân vùng qui hoạch Trung ương và là cơ quan thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế trung ương. Đã hình thành hệ thống tổ chức của ngành từ trung ương đến các địa 10 [...]... hội theo lãnh thổ và việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế 3 Hãy bình luận khái quát các lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ Qua đó vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam 4 Trình bày những nhận thức về tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam 12 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Chương II TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I QUAN NIỆM VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ công... đó II ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Tổ chức lãnh thổ công nghiệp mang một số đặc điểm sau đây: 1 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự gắn bó chặt chẽ giữa khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ Trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp, ngành và lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với nhau Bởi vì: 13 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế - Nếu thiếu tri thức về những đặc trưng kinh tế - kỹ thuật và đặc... trúc và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp 14 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế 4 Tiêu chuẩn tối ưu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc giảm chi phí tới mức thấp nhất trong sản xuất, nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường III NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1 Nội dung: Từ những đặc điểm nêu trên, khái quát chung, nội dung của tổ chức lãnh thổ công nghiệp... của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp do các nhà địa lý Xô Viết đưa ra Qua đó anh (chị) có thể rút ra những kinh nghiệm gì cho việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam ? 5 Trình bày các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam theo quan niệm hiện nay Theo anh (chị) ở tỉnh nhà có những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào ? Giải thích vì sao ? 27 Tổ chức lãnh thổ các ngành. .. thổ nền kinh tế của vùng nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng V CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1 Tổng quan chung về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, giữa các nước có sự khác nhau khá xa về lý luận và thực tiễn: 1.1 Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây:... bao gồm các vấn đề chính sau đây: - Các điều kiện hình thành và phát triển của ngành công nghiệp và các kết hợp sản xuất lãnh thổ; - Cơ cấu và phân bố của các ngành công nghiệp và các kết hợp sản xuất lãnh thổ; - Hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ; - Khả năng điều khiển của các hệ thống không gian trong các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ 2 Yêu... thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có - Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là hiện tượng bất biến, mà nó có sự thay đổi Tuy nhiên, so với công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thay đổi chậm hơn nhiều II Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP - Việc xem xét tổ chức lãnh thổ nông nghiệp... THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp rất phong phú và đa dạng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nước mà có sự khác nhau Trong quá trình phát triển của 33 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế nông nghiệp, ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa, đi sâu vào thâm canh, chuyên môn hóa, nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, thì các hình thức tổ chức lãnh thổ nông... định hình và đi vào thực tiễn tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam 2.2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam Theo đề tài “ Xây dựng các mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam trong giai đoạn 1994 - 2010” của Viện chiến lược phát triển (1995), thì 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm: 2.2.1 Điểm công nghiệp 23 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Điểm công nghiệp thường... lãnh thổ các ngành kinh tế Chương III TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I QUAN NIỆM VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của việc tổ chức nền sản xuất xã hội Vấn đề này đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều nhà khoa học Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là giáo sư tiến sĩ địa lý K.I Ivanov Qua các công trình của . về tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam. 12 Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Chương II TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. QUAN NIỆM VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức. việc tổ chức lãnh thổ nền kinh tế của vùng nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng. V. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1. Tổng quan chung về các hình thức tổ chức lãnh thổ. Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế LỜI NÓI ĐẦU “ Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ” là một ngành học mặc dù mới chỉ xuất hiện và phát triển

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Huế, tháng 12 năm 2006

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan