Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ - Chương 6 doc

20 596 2
Thiết kế đê và công trình bảo vệ bờ - Chương 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chơng vi Gia cố, Sửa chữa v xử lý sự cố đê 6-1. Khái quát Đê điều Việt Nam đợc hình thành từ đầu Công nguyên, trải qua nhiều thời đại, con đê Việt Nam trở thành hệ thống với chiều dài tổng cộng vào khoảng 8000 Km, trong đó khoảng 5600 Km đê sông và 2400 Km đê biển. Với quá trình lịch sử nh vậy, đê luôn đợc tôn cao, đắp dày, mở rộng để đáp ứng đợc nhiệm vụ ngăn lũ, bảo vệ nhân dân và tài sản cho các địa phơng. Khác với các công trình thủy lợi ngăn nớc khác, đê đợc đắp trải dài trên nền trầm tích ven theo các dòng sông, bằng công sức và kinh nghiệm, kỹ thuật thô sơ của nhân dân. Đê luôn luôn chứa nhiều ẩn họa khó lờng nh khe rãnh ngầm, lòng sông cũ, tổ mối, hang động vật, hố móng cũ, hầm lò cũ, ao hồ cũ, giếng cũ, nền và móng nhà cũ, nền đê là khối đất đắp hoặc đất san lấp Chính vì vậy, trong suốt lịch sử của mình, nhân dân ta luôn luôn đặt lên hàng đầu công tác hộ đê, phòng lụt, xử lý sự cố đê điều với phơng châm chiến lợc của quốc gia là " Thủy, hoả, đạo tặc". Những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhng cha xử lý triệt để, những đoạn đê còn có khuyết tật, ẩn họa cha đảm bảo an toàn phòng chống lũ thì cần đợc tiến hành gia cố. Những tuyến đê, đoạn đê dang sử dụng, nhng không đảm bảo điều kiện dòng chảy thoát lũ hoặc chất lợng không đảm bảo an toàn thì có thể phải tiến hành cải tạo lại. Đối với công trình đê, mọi h hỏng của thân đê, hoặc nền đê, đe doạ trực tiếp đến sự an toàn của đê đang ngăn nớc trong mùa lũ, dẫn đến nguy cơ vỡ đê, đều đợc coi là sự cố. Xử lý sự cố đê điều là giải pháp tình thế, ứng cứu, không chỉ yêu cầu biện pháp kỹ thuật đúng đắn, mà còn đòi hỏi công tác dự phòng, chuẩn bị nhân lực, vật t, thiết bị, năng lực tổ chức, chỉ huy thực hiện xử lý sự cố thắng lợi. Trong chơng này, các vấn đề chính về gia cố, cải tạo, tôn cao, mở rộng và xử lý sự cố đê điều đợc trình bày chung cho cả đê sông và đê biển. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số đặc điểm riêng của đê biển nh: Sóng là tải trọng chủ yếu và tác động thờng xuyên lên đê biển. Vì vậy khác với đê sông h hỏng phổ biến là do biến dạng thấm mạch đùn mạch sủi gây ra, đối với đê biển h hỏng phổ biến là xói lở do sóng biển gây ra. Đê sông chỉ làm việc trong thời gian ngăn lũ khi có lũ lớn, nhng có khi 5 năm đến 10 năm mới có 1 trận lũ lớn. Còn đê biển thờng xuyên phải ngăn nớc chống sóng biển 161  §ª m¸i nghiªng §ª t−êng ®øng phÝa biÓn PhÝa ®¸t liÒn PhÝa biÓn PhÝa ®¸t liÒn PhÝa biÓn H×nh 6-1: MÆt c¾t ®iÓn h×nh cña ®ª biÓn. H×nh 6-2: C¸c kiÓu h− háng cña ®ª biÓn. 162 6-2. gia cố đê Thông qua kiểm tra đánh giá chất lợng, những đoạn đê đã từng xảy ra sự cố nhng cha xử lý triệt để, những đoạn đê còn có khuyết tật, ẩn họa cha đảm bảo an toàn phòng chống lũ thì cần đợc tiến hành gia cố. Khi kiểm tra, đánh giá hiện trạng mức độ an toàn của đê cần so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn thiết kế, làm rõ các nội dung khiếm khuyết, vị trí, tính chất, mức độ và nguyên nhân gây ra mất ổn định chống trợt, ổn định thấm, ẩn họa bên trong thân đê. Cần khảo sát, thu thập tài liệu đã có về địa hình, địa chất, hồ sơ thiết kế - thi công, hoàn công, tài liệu quan trắc diễn biến công trình, thăm dò ẩn họa. Khi thiết kế gia cố đê, cần căn cứ vào đặc điểm, nội dung những vấn đề tồn tại của từng đoạn đê để lựa chọn các biện pháp gia cố thích hợp và có tính khả thi cao. Thông qua tính toán kiểm tra ổn định mái dốc, ổn định chống đẩy bục tầng phủ, ổn định thấm, và thông qua tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn phơng án hợp lý nhất. I- Đào đắp lại những chỗ sạt trợt cục bộ: Khi xảy ra sạt trợt cục bộ, nếu xác định nguyên nhân là do chất lợng đắp đê không đảm bảo, thì có thể đào hết khối đất trợt, đắp lại, đầm chặt, khôi phục lại mặt cắt cũ, hoặc đắp theo mặt cắt thiết kế mới có độ dốc mái và cơ đê phù hợp. II- San lấp ao hồ ở khu vực ven đê: Ao hồ thùng đấu ở phía sông, đóng vai trò nh "các cửa sổ thấm nớc", làm giảm hoặc cắt ngắn chiều dài tầng phủ phía sông, do đó làm tăng họat động của dòng thấm, dễ gây ra biến hình thấm cho nền đê. Ao hồ thùng đấu ở phía đồng làm mỏng tầng phủ, hoặc đục thủng tầng phủ, dễ phát sinh mạch đùn, mạch sủi, bục đất gây ra các h hỏng và sự cố đê điều. Vì vậy, những đoạn đê có ao, hồ, thùng đấu, đầm lầy nằm sát chân đê có nguy cơ đe doạ ổn định thân đê và ổn định tầng phủ nền đê thì cần phải đắp lấp lại. III- Gia cố chống thấm thân đê: Những đoạn đê đã bị thấm, rò rỉ ra mái, bị xói ngầm, bị mạch sủi thì đều phải xử lý chống thấm. Đối với thân đê, có thể sử dụng các biện pháp đắp tờng nghiêng chống thấm, phụt vữa tạo màng chống thấm, đào đắp chân khay chống thấm. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế màng chống thấm cho thân đê thực hiện theo Qui trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê 14TCN- 1-85; Tờng nghiêng chống thấm thực hiện theo qui phạm thiết kế đập đất. IV- Xử lý tổ mối: Khi thân đê bị mối làm tổ, tạo thành các hang rỗng, các rãnh ngầm thì cần phải xử lý gia cố. 163 Trờng hợp đã khảo sát xác định đợc vị trí tổ mối chính và nhiều tổ mối phụ thì có thể xử lý theo hai bớc: Bớc 1, khoan phụt thuốc diệt mối; bớc 2, khoan phụt vữa trực tiếp vào tổ chính và khoan phụt vữa theo mạng hố khoan kiểu toạ độ hoa mai vào khu vực có nhiều tổ phụ. Độ sâu hố khoan đợc xác định trên cơ sở độ sâu của tổ mối. Khoảng cách hố khoan, áp lực phụt vữa đợc thiết kế theo Qui trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê 14TCN -1-85. Vật liệu làm vữa là bột sét có trộn thêm phụ gia theo tỷ lệ 0,5 đến 1,0% vôi hoặc xi măng. Trờng hợp không xác định đợc chính xác vị trí tổ mối, có thể sử dụng nhân lực đào tìm tổ mối chính, tiến hành diệt mối đắp lấp tổ mối bằng đất á sét, với đất đắp đợc san rải thành từng lớp đầm nện chặt. V- Xử lý nứt đê: Khi đê bị nứt, cần khảo sát, thăm dò, đánh giá mức độ ảnh hởng đến an toàn đê, xác định nguyên nhân để lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Trong trờng hợp chỉ có vết nứt đơn lẻ, không hình thành cung trợt thì có thể xử lý bàng cách đào hố đào hình nêm đến hết độ sâu nứt với bề rộng đáy tối thiểu 0,5 m, đắp đất đầm chặt lại. Trờng hợp các vết nứt biểu hiện hình thành cung trợt, thì xử lý nh với trờng hợp sạt trợt cục bộ. Nếu các vết nứt nhiều và theo diện rộng, sâu hơn 1m, ngoài biện pháp đào ra đắp lại, cần chú ý có thể sử dụng biện pháp xử lý bằng khoan phụt vữa gia cố. Nếu đoạn đê bị nứt có mặt cắt thiết kế còn nhỏ hơn mặt cắt thiết kế tiêu chuẩn tơng ứng với cấp đê, cần chú ý có thể sử dụng biện pháp đắp áp trúc tờng nghiêng chống thấm, mở rộng mặt cắt đê. Nếu đê cao trên 6 m cần bố trí thêm cơ đê hạ lu. VI- Xử lý nền đê: Để xử lý nền đê cần căn cứ vào cấp của đoạn đê, chiều cao đê, điều kiện địa chất nền đê, yêu cầu phòng thấm và ổn định của đoạn đê để đề ra và lựa chọn đợc phơng án hợp lý về kỹ thuật và kinh tế. 1. Xử lý nền đê mềm yếu: Trớc hết cần khảo sát, xác định rõ loại đất nền mềm yếu thuộc loại nào trong các loại: Đát sét mềm, đất bùn hữu cơ, đất than bùn, đất sét dễ tan rã, đất sét có tính trơng nở, đất cát hạt mịn xen lẫn bùn sét dễ bị hoá lỏng. Các biện pháp xử lý gồm: a) Rải lớp đệm để tăng nhanh cố kết thoát nớc của đất nền: Lớp đệm cấu tạo bằng vải địa kỹ thuật rải lót, tầng đệm cát dày 0,5 m đến 1,0 m, tầng đệm đá dăm hoặc sỏi dày > 1 m. Biện pháp lớp đệm đợc dùng đối với đất nền là đất sét mềm, đất bùn sét chiều dày lớn không thể bóc bỏ đợc. 164 b) Khối phản áp: Khối phản áp nhằm đảm bảo ổn định khi đắp đê trên nền sét mềm, bùn sét, hoặc sét trơng nở. Chiêù cao và chiều rộng của khối phản áp xác định thông qua tính toán ổn định. c) Giếng cát, bấc thấm, dải thoát nớc bằng chất dẻo: Biện pháp này nhằm tăng nhanh cố kết thoát nớc của đất nền là đất sét mềm, đất bùn sét. Giếng cát có đờng kính ống thép từ 20 cm đến 40 cm, đợc hạ theo phơng pháp rung, hoặc xói nớc. Bấc thấm, dải thoát nớc bằng chất dẻo dùng khi chiều dày tầng đất yếu cần xử lý không lớn. d) Khống chế tốc độ thi công đắp đất: Biện pháp này nhằm tăng cố kết đất nền trong thời kỳ thi công, giảm lún, giảm nứt khối đắp. e) Đầm xung kích, đầm chấn động, dùng cọc nhồi: Các biện pháp này nhằm gia cố nền đê là nền sét mềm, bùn sét, hoặc cát hạt nhỏ pha bùn sét. 2. Xử lý nền đê thấm nớc: a- Trờng hợp lớp đất thấm nớc mạnh nằm sát mặt nền, có thể đào hào, tạo chân khay chống thấm cho đê. b- Trờng hợp lớp đất thấm nớc mạnh nằm sâu trong nền, có thể dùng biện pháp sân phủ chống thấm. c- Phụt vữa chống thấm cho nền thấm nớc mạnh là cát thô, cuội sỏi. Vật liệu làm màng chống thấm có thể là dung dịch vữa đất sét, vữa xi măng, xi măng thủy tinh lỏng, dung dịch vữa sét ben-tô-nít. 3. Xử lý nền đê nhiều lớp đất yếu: Nền đê là đất yếu nhiều lớp thờng có cấu tạo địa chất phức tạp. Trong nền thờng có nhiều lớp đất yếu xen kẽ, có các thấu kính bùn sét hữu cơ, bùn cát hạt mịn chảy lỏng xen kẹp. Tuy vậy có thể phân ra làm 2 loại dạng nền, với các biện pháp xử lý chính nh sau: a) Xử lý nền đê nhiều lớp thuộc loại đất sét mềm, bùn sét: Trong trờng hợp này, tuy nền không thấm nớc mạnh, nhng vì khả năng chịu tải của nền kém, dễ xảy ra lún, trợt vòng cung. Để xử lý, có thể sử dụng các biện pháp đã nêu ở mục xử lý nền đê mềm yếu, trong đó biện pháp tầng phản áp phía đồng và biện pháp giếng cát thoát nớc tăng nhanh cố kết của đất nền là 2 biện pháp chính. b) Xử lý nền đê nhiều lớp có tầng cát thấm mạnh: Trong trờng hợp nền đê có tầng cát thấm mạnh thông trực tiếp với sông, thờng xảy ra biến hình thấm nh lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt. Chúng ta có 165 thể sử dụng các biện pháp đã nêu ở mục xử lý nền đê mềm yếu, trong đó biện pháp khối phản áp và giếng giảm áp phía đồng là những biện pháp chủ yếu. * Tầng phản áp: Theo "Qui phạm thiết kế công trình đê số 185 - TCXD (1998)" của Trung Quốc, độ dày của tầng phản áp tại điểm tính toán thứ i sau chân đê phía đồng có thể xác định theo công thức sau: () ( ) nw isi i t.n11G.h.K T = (6-1) Trong đó : T i : Độ dày của lớp phản áp tại điểm i sau chân đê. h i : Cột nớc áp lực dới đáy tầng phủ ít thấm nớc tơng ứng với điểm i theo phơng thẳng đứng. G S : Tỷ trọng của đất tầng phủ. n : Độ rỗng của đất tầng phủ. t 1 : Chiều dày tầng phủ tơng ứng tại điểm i. : Khối kợng riêng của vật liệu tầng phản áp. n : Khối lợng riêng của nớc. K : Hệ số an toàn. Đối với nền đê mạch sủi K=1,5; Đối với cát chảy K=2,0. MNL Thân đê T i Khối phản áp Tầng phủ Tầng cát thấm nớc mạnh Hình 6-3: Khối phản áp. 166 * Giếng giảm áp: Giếng giảm áp có 2 loại: Giếng đào giảm áp, và giếng bơm. - Giếng đào tự phun có cấu tạo nh giếng nớc ăn, họat động theo nguyên tắc tự phun, nhng phải có kết cấu lọc ngợc để tránh xói ngầm và kết cấu chèn bịt kỹ thành giếng để tránh đùn sủi ở mặt tiếp xúc của thành giếng. Thông thờng, bố trí giếng thành cụm, hoặc hệ thống kiểu hoa thị. Giếng đào có u điểm cấu tạo đơn giản, dễ thi công, sử dụng đợc vật liệu địa phơng, nhng có nhợc điểm là tự phun nên năng lực hạ thấp áp lực thủy động lên đáy tầng phủ hạn chế, dễ bị tắc, họat động không đều. Tính toán lu lợng của giếng đào, tự phun, ổn định, không hoàn chỉnh theo công thức của Cô-zen-ni: += t.2 a. Cos. a r 51 r R Lg S.a.K 73,2Q o o (6-2) Trong đó: r O : Bán kính của giếng. K : Hệ số thấm của tầng cát. R : Bán kính ảnh hởng của giếng. S : Độ hạ thấp cột áp tại giếng. t : Chiều dày của tầng cát thấm nớc mạnh. a : Chiều sâu ngập của giếng vào tầng cát. R Đá Sỏi Cát t Hình 6-4: Giếng đào giảm áp. Đờng đo áp của tầng cá t S Mực nớc tràn thành giếng 2 r O a Tầng phủ Tầng cát 167 - Giếng bơm giảm áp cấu tạo bằng ống thép, có đầu lọc chống xói ngầm. Thờng bố trí giếng thành hệ thống gồm 1 hàng, 2 hàng hoặc nhiều hàng dọc theo chân đê phía đồng. Mỗi giếng đợc nối với ống thu nớc và nối vào máy bơm. Về mùa lũ, khi cần giảm áp lực thủy động lên đáy tầng phủ, vận hành máy bơm, nớc ngầm sẽ đợc bơm xả vào khu vực qui định. Thi công hạ giếng bằng phơng pháp khoan xoay kết hợp xói nớc đầu mũi khoan. Giếng bơm có u điểm là chủ động thoát nớc ngầm, giảm áp lực thủy động lên đáy tầng phủ. Năng lực thoát nớc ngầm và giảm áp cao hơn giếng tự chảy. Tuy nhiên có nhợc điểm là vốn đầu t lớn, đòi hỏi thiết bị bơm và cấu tạo giếng phức tạp hơn. Đối với giếng bơm ổn định, đơn lẻ, không hoàn thiện, có chiều sâu tầng cát thấm nớc mạnh lớn hơn chiều sâu vùng họat động của giếng, nớc thấm vào chỉ qua thành giếng, đợc xác định theo công thức: Hình 6-5: Giếng bơm giảm áp. o r a2 Ln a.S.K2 Q = (6-3) Trong đó: a : Chiều sâu ngập của giếng vào tầng cát thấm nớc mạnh. S : Độ hạ thấp của mực nớc trong giếng so với mực đo áp của dòng thấm có áp trong tầng cát thấm nớc mạnh. K : Hệ số thấm của tầng cát thấm nớc mạnh. r O : Bán kính của giếng. a 2 r O S Mực nớc t r ong giếng Bơm lên Đờng đo áp của tầng cá t Tầng phủ Tầng cá t 168 6-3. Cải tạo đê Những tuyến đê, đoạn đê đang sử dụng, nhng không đảm bảo điều kiện dòng chảy thoát lũ hoặc chất lợng tuyến đê, đoạn đê không đảm bảo an toàn thì có thể phải tiến hành cải tạo lại. Ví dụ nh: - Khoảng cách giữa hai tuyến đê quá hẹp hoặc hình thành eo thắt cục bộ, ảnh hởng đến việc thoát lũ. - Dòng chủ lu trong sông áp sát bờ, địa chất nền đê xấu, chân đê hoặc mái đê bị sạt lở, dù có gia cố cũng khó giữ cho đê đợc an toàn. - Hớng tuyến đê cũ không hợp lý, dòng chủ lu thúc thẳng vào chân đê. - Thân đê có nhiều ẩn họa, nứt nẻ nghiêm trọng, khó gia cố đợc an toàn hoặc gia cố đợc nhng giá thành quá cao. - Thân đê bằng đất chiếm nhiều diện tích, không phù hợp với kiến trúc và mỹ quan của thành phố (nh đê ven nội thành Hà Nội). Yêu cầu khi cải tạo: + Tuyến đê, đoạn đê cải tạo lại phải đợc thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đê mới, phù hợp với qui họach tổng thể của tỉnh, thành phố. + Khi kết cấu mặt cắt của đoạn đê mới khác với đoạn đê cũ, cần thiết kế đoạn chuyển tiếp giữa 2 đoạn và chú ý đảm bảo chất lợng đắp ở vị trí nối tiếp. 6-4. Tôn cao, mở rộng đê Khi cao độ đỉnh đê thấp, mặt cắt đê cha đủ yêu cầu cần thiết thì cần tiến hành thiết kế tôn cao, mở rộng đê. Phơng án thiết kế tôn cao đê, mở rộng đê cần phải dựa trên tính toán mực nớc ngăn lũ, sóng, kiểm tra ổn định chống trợt, ổn định thấm, sức chịu tải của nền, đồng thời tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật các phơng án để quyết định lựa chọn. Đối với đoạn đê có bề rộng đã lớn hơn thiết kế có thể tôn cao bằng việc thiết kế con trạch bằng đất với bề rộng lớn hơn 1 m hoặc thiết kế tờng chống sóng trên đỉnh đê. Khi mắt cắt ngang đê cha đủ, có thể kết hợp biện pháp đắp áp trúc mái đê với tôn cao đỉnh đê để đạt đợc mặt cắt thiết kế. Khi thiết kế tôn cao, mở rộng đê, đối với vị trí nối tiếp giữa công trình xuyên đê với thân đê cần chú ý thiết kế riêng một cách phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về ổn định, và phòng thấm tiếp xúc. 169 6-5. Xử lý sự cố đê trong mùa lũ Trong mùa ma lũ, đê làm nhiệm vụ ngăn nớc, bảo vệ ngời và tài sản cho các địa phơng không bị ngập lụt. Các đoạn đê có thể bị h hỏng sự cố với nguyên nhân và mức độ khác nhau. Nguyên tắc chung xử lý sự cố đê là: Trớc hết cần xác định rõ nguyên nhân, tiếp theo là xác định rõ mức độ, chọn biện pháp phù hợp có hiệu quả, và phải xử lý kịp thời, không để hiện tợng h hỏng phát triển theo chiều hớng xấu, đe doạ đến an toàn đê. I- Sạt lở mái đê phía sông: 1. Mái đê bị xói lở do sóng vỗ: Biện pháp chủ yếu là hạn chế tác động trực tiếp của sóng vào mái đê, đắp lấp lại các chỗ sạt lở. Tùy theo mức độ sạt lở, các biện pháp thờng đợc sử dụng là: Thả và neo buộc giằng các bó cành cây nửa nổi nửa chìm để ngăn tác động của sóng vỗ trực tiếp vào mái. Xếp các bao tải đất lấp chỗ sạt lở. Thả rồng đá, rồng đất để đắp vào chỗ bị sạt lở. 2. Mái đê bị xói lở do dòng chảy xiết thúc vào mái và chân đê: ở những đoạn sông cong gấp khúc, dòng chảy lũ thờng áp sát và húc vào phía bờ lõm. Khi đê giáp sông, dòng chảy có thể thúc thẳng vào làm cho mái đê phía sông bị xói lở. Tốc độ và phạm vi xói lở phát triển rất nhanh, vì vậy phải tập trung xử lý nhanh chóng kịp thời. Nguyên tắc xử lý là: - Giảm tốc độ nớc chảy và lái dòng chảy chính ra xa bờ. - Củng cố chân đê và chống xói lở hàm ếch dễ gây ra trợt mái đê qui mô lớn và nhanh chóng. - Chống sạt lở thêm chỗ đang lở. - Gia cố chân đê to hơn và chắc hơn. Các biện pháp thờng đợc sử dụng bao gồm: + Thả rồng đá hoặc rồng đất để củng cố chân đê và mái đê phía sông. Rồng đá, rồng đất có đờng kính từ 0,6 m đến 0,8 m, chiều dài từ 5 m đến 12 m, thậm chí có thể dài đến 20 m. + Thả các cụm cây, cây to vào khu vực nớc xoáy để giảm tốc độ dòng chảy. Có thể ghép 4 đến 5 cây tre tơi cả gốc, rễ, cành lá thành cụm. Mỗi cụm cây có thể buộc chặt với một rọ đá hộc có thể tích từ 0,2 m 3 đến 0,5 m 3 . Các cụm cây đợc thả theo hình hoa thị, với khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 3 đến 5 m. Loại cây dùng để thả là các cây có tán rộng, cành không giòn nh tre, nhãn, bởi, vải, duối. Không dùng các cây nh phi lao, gạo vì tán hẹp, cành giòn. 170 [...]... lên công trình Thủy lợi (do sóng và tàu) QPTL C 1-7 8 11 Quy phạm thiết kế công trình đê Nớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa GB502 869 8 (tài liệu dịch) 12 Tiêu chuẩn ngành Công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ Quy trình thiết kế 14TCN 8 4-9 1 13 Tiêu chuẩn ngành Tải trọng và tác động (do sóng và tàu) trên công trình thủy 22TCN-22 2-9 5 14 Tiêu chuẩn thiết kế đê biển (Dự thảo) Bộ NN và PTNT - 1999 15 Tiêu chuẩn thiết. .. loại công trình giảm sóng, giữ bãi 133 5-7 Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng tờng đứng 138 5-8 Thiết kế đê mỏ hàn, đê dọc xa bờ dạng mái nghiêng 151 Chơng VI: Gia cố, Sửa chữa và xử lý sự cố đê 6- 1 Khái quát 161 6- 2 gia cố đê 163 6- 3 Cải tạo đê 169 6- 4 Tôn cao, mở rộng đê. .. Lápsencốp và nnk: Công trình Thủy lợi - NXB Nông nghiệp - Matxcơva 1985 (bản tiếng Nga) 178 Mục lục Trang Chơng I: Kiến thức chung về đê và công trình bảo vệ bờ 1-1 Công trình thủy lợi và vị trí đê điều trong công trình thủy lợi 5 1-2 Tổng quan về hệ thống đê điều 7 1-3 Phân tích sự làm việc của đê, các khả năng phá hoại sự làm việc an toàn của đê 13 1-4 Các công trình bảo. .. 39 2-7 Tính toán chiều cao nớc dâng do gió .47 Chơng III: Thiết kế đê 3-1 Cấp của công trình đê và tiêu chuẩn thiết kế 50 3-2 Tài liệu cơ bản dùng để thiết kế đê 54 3-3 Tuyến và hình thức kết cấu 57 3-4 Thiết kế mặt cắt đê 59 3-5 Tính toán thấm 64 3 -6 Tính toán ổn định đê ... 105 4-7 Tính toán ổn định kè 107 4-8 Phân tích xác suất sự cố kè mái đê biển 110 Chơng V: Công trình bảo vệ bờ 5-1 Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ sông 115 5-2 Thiết kế đập mỏ hàn 117 5-4 Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ biển 127 5-5 Rừng ngập mặn chống sóng 129 5 -6 Bố trí... Thủy công Đại học Thủy lợi 1992 02 Công trình thủy lợi Các quy đinh chủ yếu về thiết kế TCVN 5 060 - 90 03 Vũ Uyển Dĩnh: Thủy động lực vùng bờ biển Bài giảng chuyên đề sau đại học Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo - Đại học Thủy Lợi 2000 04 Phạm Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Hữu Đẩu, Đinh Đình Trờng: Bể cảng và đê chắn sóng NXB Xây dựng - Hà Nội 2000 05 Lơng Phơng Hậu: Công trình bảo vệ bờ biển và. .. 3-7 Tính toán lún 90 179 Chơng IV: Kè bảo vệ mái dốc 4-1 Khái niệm 91 4-2 Yêu cầu cấu tạo, phân loại và điều kiện ứng dụng của từng loại kết cấu kè bảo vệ mái dốc 94 4-3 Sự làm việc của kết cấu kè mái 95 4-4 Thiết kế thân kè 100 4-5 Thiết kế tầng đệm, tầng lọc 105 4 -6 Thiết kế. .. 06 Nguyễn Văn Mạo: Cơ sở tính toán công trình thủy Tập bài giảng cao học và NCS Đại học Thủy Lợi 2000 07 Võ Phán, Võ Nh Hùng: Công trình chỉnh trị sông NXB Giáo dục - Hà Nội 1995 08 Nguyễn Quyền: Cơ sở nghiên cứu công trình thủy lợi Tập bài giảng cao học và NCS Đại học Thủy Lợi 1998 09 Nguyễn Quyền: ảnh hởng của dòng thấm đến công trình bảo vệ bờ Tạp chí Thủy lợi N0307, 1995 10 Quy phạm tải trọng và. .. Tiêu chuẩn thiết kế đê sông (Dự thảo) Bộ NN và PTNT - 1999 16 Ngô Trí Viềng, Nguyễn Văn Hạnh, Đỗ Khang và nnk Thủy công NXB Nông nghiệp - Hà Nội 1989 17 Tôn Thất Vĩnh Kỹ thuật thờng thức sửa chữa đê NXB Nông nghiệp - Hà Nội 1993 18 Coastal protection Design of seawals and Dikes Overvew of Revetment - by Krystian W.Dilarczyk 1991 19 Sea Dyke and Revetment - by Krystian W.Dilarczyk-19 96 20 N.P.Rôzanôp,... xúc của các công trình xuyên đê, với mức độ càng ngày càng gia tăng theo thời gian ngăn lũ Việc xử lý rò rỉ theo theo mặt tiếp xúc của các công trình xuyên đê, trong mùa lũ thờng theo các biện pháp sau: - Đắp áp trúc mái đê phía sông bằng đất sét, lấp bịt lỗ rò rỉ - Làm các khối lọc thoát nớc, hoặc rãnh lọc thoát nớc, máng đón và dẫn nớc rò rỉ ra khỏi chân đê - Tiến nhành đắp áp trúc chân đê bằng đất . III: Thiết kế đê. 3-1 . Cấp của công trình đê và tiêu chuẩn thiết kế. 50 3-2 . Tài liệu cơ bản dùng để thiết kế đê 54 3-3 . Tuyến và hình thức kết cấu 57 3-4 . Thiết kế mặt cắt đê 59 3-5 kè mái đê biển 110 Chơng V: Công trình bảo vệ bờ. 5-1 . Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ sông 115 5-2 . Thiết kế đập mỏ hàn 117 5-4 . Qui hoạch các công trình bảo vệ bờ biển 127 5-5 . Rừng. Chơng VI: Gia cố, Sửa chữa và xử lý sự cố đê. 6- 1 . Khái quát 161 6- 2 . gia cố đê 163 6- 3 . Cải tạo đê 169 6- 4 . Tôn cao, mở rộng đê 169 6- 5 . Xử lý sự cố đê trong mùa lũ 170 Tài liệu

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan