Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 8 pptx

32 304 0
Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 8 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 225 Chương 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG RA QUYẾT ĐỊNH 8.1. Quy trình ra quyết định Nội dung của quy trình ra quyết định đã được nêu và phân tích trong chương 7. Nghiên cứu tổng quát quy trình nàycó thể chia ra thành 8 bước; tuần tự như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Hệ thống- mô tả Bước 3: Đưa ra mục tiêu Bước 4: Đề xuất phương án Bước 5: Đánh giá phương án Bước 6: Công tác lựa chọn B ước 7: Thi hành quyết định Bước 8: Điều hành quyết định Qua quy trình này người làm quyết định thực hiện các công đoạn để đưa ra quyết định cuối cùng. 8.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống là một khái niệm được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, đây là công cụ chủ chốt trong phân tích đánh giá. Tuy vậy nó không phải là công cụ toán học thuần tuý. Theo Toebes có 4 công việc chính trong phân tích hệ thống. Mô hình: Xác định v ấn đề và phạm vi hệ thống, xác định mục tiêu và các mâu thuẫn, đối tượng của phần đưa vào và kết quả. Tối ưu hoá: Khai thác, điều chỉnh các phương án quy hoạch và đưa ra một số thông số để đo lường, tính toán hiệu quả của chúng đối mục tiêu đưa ra; nghiên cứu một cách hệ thống các phương án tối ưu, xác định độ nhạy của chúng theo các thông số đưa ra. Ước lượng: Các yếu tố đầu vào và ra của phương án là rất quan trọng đối với người làm quyết định. Chúng chỉ ra tính ưu việt của phương án, chiến thuật hoạt động đưa lại yếu tố an toàn cho người làm quyết định đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Lựa chọn: Thể hiện kết quả nghiên cứu để người làm quyết định có sự l ựa chọn sáng suốt đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch hoặc quyết định không tiến hành kế hoạch này. Phân tích hệ thống cần sử dụng kỹ thuật toán học nhưng mục đích cơ bản của kỹ thuật thuật này là thể hiện phân tích số lượng. Phân tích hệ thống có quy trình giống như trong phân tích kế hoạch, điều này đã được nhiều tác giả thể hi ện quan điểm tương tự. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 226 Phân tích hệ thống và phân tích lý luận giải quyết vấn đề có điểm tương đồng về công việc. Nếu có điểm riêng thì việc phân tích hệ thống thường tập trung các hoạt động quy mô nhỏ, chỉ giới hạn trong phân tích lý luận giải quyết vấn đề. Phương pháp dựa theo sự nhận diện và phân tích hệ thống chính và phụ khi đưa ra việc mô tả số lượng các tương tác giữa hệ th ống phụ theo quan hệ số liệu đầu vào và ra và khả năng thay đổi khống chế. Trong phạm vi nội dung phân tích lý luận giải quyết vấn đề, phân tích hệ thống xác định vấn đề và mục đích khi có ý kiến ngưỡng mộ từ cộng đồng, thể hiện của hiện tại và tương lai của hệ thống. Thông qua thay đổi khả năng điều hành, chức năng của hệ thống được tối ưu hoá chiểu theo mục tiêu lựa chọn. 8.3. Phân tích đa tiêu chí 8.3.1. Thủ tục hành chính và luật pháp Việc đưa ra quyết định xây dựng dự án nhất thiết phải tuân thủ pháp luật và hệ thống các văn bản quy định. Giải pháp quy hoạch và chiến thuật trở thành vô dụng nếu chúng không phù hợp hệ thống luật pháp và quy định, hoặc nếu cơ cấu tổ chức không rõ ràng trong quản lý hệ thống vùng ven bờ. Cần có hệ thống các văn bản luật pháp xác định quyền lợi và trách nhiệm phù hợp để quản lý hệ thống tài nguyên. Các văn bản pháp luật như quy định, điều luật, lệ phí ( ví dụ ảnh hưởng môi trường) hoặc trợ giá v.v là những căn cứ cơ bản để người ra quyết định đi theo, đưa ra giải pháp thực hiện đ úng luật. Pháp luật cũng mang tính địa phương và mầu sắc chính trị. Nếu xét ở vùng nào đó nằm trọn trong một tỉnh hoặc chính quyền nhà nước địa phương, lý luận giải quyết vấn đề và quy định có thể mang tính cá biệt. Trường hợp một vùng hay lãnh thổ chịu sự quản lý của nhiều hệ thống, thì việc chấp hành quy định cũng trở nên phức tạp hơn. Xét riêng về quản lý và khai thác vùng bờ, hệ thống luật pháp và quy định người chịu trách nhiệm pháp luật giữa các nước cũng rất khác nhau. Ví dụ ở Mỹ việc quản lý vùng bờ được giao theo địa danh các bang quản lý. Nhưng ở Anh quản lý vùng bờ có điểm khác biệt. Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý công trình bảo vệ bờ, nhưng đơn vị quản lý giá trị khoa học tốt nhất vùng bờ lại chính là t ổ chức doanh nghiệp “niềm tin quốc gia”. 8.3.2. Vấn đề kinh tế Phân tích kinh tế có vị trí quan trọng trong lập quy hoạch phát triển vùng ven bờ trên nhiều mặt khác nhau. Phân tích kinh tế vi mô đi vào phân tích hành vi của người sử dụng hệ thống ví dụ trách nhiệm của phát triển công nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong lành, xử lý chất thải. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 227 Phân tích kinh tế dự án và phân tích tài chính là đánh giá mặt kinh tế khả thi và khả năng tài chính của chiến lược phát triển đề nghị. Phân tích kinh tế vĩ mô (vùng lãnh thổ hoặc quốc gia) là phân tích kinh tế tổng hợp dự án mang lại. Tất cả các vấn đề trên được mô tả tóm tắt dưới đây. Thảo luận chi tiết nội dung sẽ được thực hiện qua tổ thảo luận hoặc dưới dạng bài t ập lớn. Tổng quan Phát triển kinh tế xã hội là chỉ sự tiến bộ chung của toàn xã hội có mức sống cao và tinh thần thoải mái. Khái niệm kinh tế trong tổ hợp từ này là dịch vụ và thiết bị phục vụ cuộc sống con người, phần thứ hai “xã hội” chính là đặc điểm văn hoá xã hội phát triển cao. Mối quan hệ cơ bản giữa phát triển và tăng trưởng kinh t ế đã được xem xét nhiều và là khái niệm khá phổ biến đánh giá mức thu nhập của người dân, ví dụ như trị số GDP của một nước. Đó là thu nhập tính theo đầu người. Nếu lấy chỉ số này đem ra so sánh thì chưa hoàn toàn trả lời về chất lượng cuộc sống của người dân. Nó còn thiếu thông tin về hàng hoá, tư trang, dịch vụ. Ngoài ra những tác động xấu cũng chưa thể hiện hết được như vấn đề ảnh hưởng môi trường quan hệ tới thu nhập của người dân. Qua đây cần xem xét một số thông số liên quan như số lượng dân, tỷ lệ tăng trưởng hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế ở đây cũng có thể là việc nghiên cứu hành vi con người khi lựa chọn hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng. Khái niệm c ơ bản mang tính then chốt ở đây là: tài nguyên khan hiếm, con người mong muốn và sự lựa chọn. Tài nguyên Vấn đề tài nguyên được phân loại như sau: - Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tự nhiên như đất, nước, khoáng sản, dầu mỏ và các nguồn sinh học - Tài nguyên sức lao động: bao gồm ngươì lao động và chất xám - Tài nguyên vốn: đầu tư vào công trình phúc lợi để tăng năng suất lao động và vốn. Tài nguyên tự nhiên chính là chìa khoá c ủa quá trình phát triển chung của xã hội, tài nguyên này này bao gồm những mỏ khoáng sản, thức ăn và các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí. Một số tài nguyên tự nhiên đã có người quản lý- chủ nhân của nó ví như đất và rừng, khu vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên tài nguyên này đã mang lại lợi ích và phù hợp với thị trường. Một số tài nguyên khác thì chưa thể hiện rõ người chủ và cũng không có lu ật lệ quản lý và khai thác rõ ràng. Việc khai thác nguồn lợi Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 228 này thường không điều khiển được theo cơ chế thị trường. Vì vậy tài nguyên chung phải thuộc về quản lý nhà nước, nhà nước cho phép cá nhân hay tập thể quản lý sử dụng và khai thác theo luật bảo vệ để nhằm đưa đến hiệu quả cao nhất trong phát triển bền vững. Việc khai thác tài nguyên sẽ có thể dẫn tới cạn kiệt ví như khai thác mỏ. Nhưng cũng có một số tài nguyên có sự duy trì và h ồi phục trong quá trình khai thác, ví như đánh bắt cá, nguồn năng lượng tái sinh chu kỳ. Nhưng nếu nguồn này khai thác quá mức cũng sẽ dẫn đến tình trạng bất cân bằng, sự sút giảm trữ lượng và đi đến cạn kiệt tài nguyên. Khả năng khai thác và trữ lượng là yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước và kinh tế vùng. Phát triển phải dựa trên các tài nguyên, yêu cầu xây dựng phát triển giai đoạn hoặc các loại hình hoạt động kinh tế. Phát triển sản xuất để nâng cao đời sống người dân rõ ràng phụ thuộc vào tài nguyên tái sinh, ví như đánh bắt hải sản sản xuất nông nghiệp. Cần phải điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và thu nhập cá nhân. Rủi ro thiệt hại có thể tác động tới tài nguyên nếu quá trình khai thác quá mức hoặc chiến thuật khai thác không hợp lý. Hệ thống th ương mại Mục đích của phân phối thông qua các hoạt động khác nhau là làm thoả mãn các yêu cầu con người về ăn ở và sinh hoạt. Việc phân phối hợp lý là điều kiện thúc đẩy phát triển ổn định và gia tăng. Có ba nhóm người làm quyết định có vai trò trong hệ thống này là: Chủ sở hữu, người sản xuất và người tiêu thụ. Thị trường là môi trường liên kết tự nhiên giữa 3 đối tượng trên. Việc mua và bán các tài nguyên thông qua th ị trường và chính thị trường là nơi quyết định giá cả cho nó. Cả hai mặt cung và cầu là điều kiện cơ bản đưa đến yếu tố hình thành gía cả. Giá thành cao có tác dụng kích thích nhà sản xuất để tăng sản phẩm và ngược lại có thể làm giảm số lượng người mua. Thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng sẽ dẫn đến một giá cả vừa phả i và điều kiện sản xuất. Nhưng thị trường sẽ không bao giờ tuân thủ hoàn hảo dạng này. Người sản xuất bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như rủi ro, thiếu cạnh tranh và những quy định của nhà nước. Ví dụ như sản xuất nông nghiệp gía của mặt hàng lương thực chủ yếu và giá thành phẩm xuất khẩu lại chịu ảnh hưởng của giá khống chế và chính sách trợ giá để hạn chế sự giao động trong sản xuất bảo vệ cho nhà sản xuất và người tiêu dùng hoặc động viên xuất khẩu. Kinh tế phúc lợi chung Người tiêu thụ mua hàng hoá và dịch vụ ở thị trường lựa chọn tiêu thụ đặc biệt nguồn cần thiết làm ra chúng. Trong nhiều trường hợp thị trường không thể hiện hiệu quả mong muốn của người mua. Dịch vụ thì không thể phân chia ra nhiều và việc cung cấp dịch vụ Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 229 cho một số thì rất khó khăn trong đó số khác lại muốn nó. Gía cả không thể tăng và thiếu vai trò nhà nước thì hàng hoá sẽ không thể sản xuất tự nhiên được. Hang hoá giá trị như giáo dục, công viên công cộng phải thuộc vào nhóm này. Một ví dụ khác về thị trường triệt thoái là sự không thoả mãn của người tiêu thụ thông qua quá trình thương mại như vấn đề ô nhiễm môi trường. Dịch vụ chung thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đến thị trường. Vì lý do trên kinh tế đã sử dụng khái niệm ngoại tác động để phân tích những ảnh hưởng này tới xã hội. Trong trường hợp này, cần có sự can thiệp của nhà nước về mặt bằng chung để điều chỉnh phân bổ nguồn trong phục vụ, tránh ảnh hưởng cơ học của thị trường. Việc can thiệp này còn ph ụ thuộc vào nền chính trị và đối tượng. Can thiệp của nhà nước sẽ dẫn tới việc phân phối lại phúc lợi giữa các nhóm trong xã hội, giống như việc phân phối thu nhập giưã các cá thể hoặc giữa các vùng khác nhau. Khái niệm kinh tế tập thể đã bỏ qua những lý do khác về sự thay đổi điều chỉnh thu nhập, phân phối tối ưu sẽ phải là lợi ích cơ b ản và bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng việc này đòi hỏi một sự công bằng về thoả mãn của họ. Điều này sẽ không có thực trên lý thuyết và thực tế. Chính vì vậy không có nền kinh tế nào trả lời được mức độ phân phối thu nhập lý tưởng. Nền kinh tế có thể tham gia vào việc xác định phân phối tối ưu các nguồn theo quan điểm xã hội nếu mẫu s ố được xác định. Nếu đây là sự phân phối tốt nhất, khi nó phụ thuộc vào việc điều chỉnh và công bằng thì quyết định cuối cùng rõ ràng phụ thuộc vào công tác chính trị. Phân tích kinh tế (BCA) Phân tích kinh tế chính là công cụ giúp cho việc đưa ra quyết định chung thông qua việc phân tích kinh tế của dự án gồm cả những vấn đề không nhìn thấy trực quan được. Nguyên tắc chính và bài toán phân tích kinh tế được kiểm tra qua các câu hỏi vắ n tắt sau: 1. Vấn đề hiệu quả kinh tế nào cần đưa ra xem xét? Vấn đề này liên quan đến các mặt sau: Ảnh hưởng của khu vực, quốc gia hoặc dọc theo biên giới được xem xét, kế hoạch đã ảnh hưởng tới giá của sản xuất ngoài phạm vi dự án? Mức độ ảnh hưởng thứ cấp của phát triển kế hoạch quy hoạch như các hoạt động kinh t ế của công nghiệp? Ảnh hưởng bên ngoài như ô nhiễm nước tới các vùng trong và ngoài phạm vi dự án đề nghị? 2. Tính toán phân tích kinh tế ra sao? Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 230 Đánh giá các mặt hiệu quả mang lại và chi phí xây dựng chính là so sánh giữa hai mặt này trong trường hợp xây dựng và chưa xây dựng dự án hoặc trường hợp tình trạng hiện tại dự án. Vấn đề phát triển tự động hoá thì không đề cập trong phân tích kinh tế. Một phần hiệu quả kinh tế mang lại được thể hiện qua giá cả thị trường. Còn các mặt khác ví dụ như trợ gía công lao động của nông dân cũng cầ n phải tính toán. Đánh giá tác động môi trường là một vấn đề khó khăn khi thể hiện nó qua giá trị tiền tệ. Giá trị tương đương ví như có bao nhiêu người đón nhận sự thay đổi môi trường hoặc giá thành chi phí khi điều kiện môi trường thay đổi mà chưa thật lượng hoá ra thành số lượng cụ thể. Còn về ảnh hưởng xã hội sự thay đổi mức thu nhập của người dân khi có dự án và đặ c biệt khi họ phải dời chỗ ở cũ cho việc xây dựng dự án, những ảnh hưởng tâm lý, tinh thần và sự khó khăn khi họ phải đương đầu với môi trường ở mới Nếu việc tính toán phúc lợi hoặc mục tiêu dự án khó khăn, việc tiên đoán mức độ chất lượng môi trường, an toàn xã hội phức tạp thì việc phân tích hiệu quả kinh tế dự án cần giữ ở mức phù hợp trong đó cần xem xét kỹ giá thành của dự án. 3. Tỷ lệ tính toán phù hợp Tính toán hiệu quả kinh tế tổng hợp mang lại và chi phí hiện tại có thể phản ánh sự “ngưỡng mộ” xã hội ở thời điểm tính toán nó. Trong phân tích kinh tế giá cả thị trường, tỷ lệ lãi, chiết khấu cần tính đếm để thể hiện giá thành đầu tư. Vấn đề xã hội có thể lấy tỷ lệ thấp đánh gía về ảnh hưởng lâu dài trong toàn xã hội, bởi lẽ lạm phát là một phần của tỉ giá thay đổi thị trường và chưa được xem xét trong tính toán. Phân tích tài chính kinh tế Trên cơ sở quan điểm sử dụng trong phân tích kinh tế dự án, ta cần phân biệt hai khái niệm trong phân tích này: tài chính và kinh tế. Phân tích kinh tế là phân tích về phúc lợi mang lại và chi phí cho toàn xã hội, ngược lại phân tích tài chính thì xem xét từng cá thể mang lạ i hiệu ích và họ sắn sàng tham gia phối hợp kế hoạch xây dựng dự án. Điểm nhấn mạnh trong phân tích tài chính là xem xét hoàn vốn lại cho cá nhân hay nhóm cá thể, ngược lại phân tích kinh tế quan tâm nhiều về hiệu ích xã hội chung liên quan. Giá cả của hàng hoá sẽ khác nếu ta không đưa trợ giá và thuế vào trong phân tích kinh tế mà phần này đưa sang phần chuyển trả. Giá nhận được của nhà sản xuất sẽ cao hơn so giá nhập khẩu nếu nhà nước mu ốn động viên sản xuất trong nước thông qua lý luận giải quyết vấn đề trợ giá. Tỷ lệ chiết khấu trong phân tích tài chính thể hiện tỷ lệ lãi thị trường, ngược lại trong phân tích kinh tế tỷ lệ này thể hiện giá cơ hội tốt nhất của ngân sách nhà nước và tính thơì sự của nó. Kế hoạch (Đề án )về các hoạt động kinh tế xã hội Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 231 Kế hoạch về các hoạt động kinh tế xã hội là một phần của phân tích hệ thống. Ví dụ như dân số, số lượng nhà ở, hàng hải, các hoạt động vui chơi giải trí và công nghiệp. Qua đây thiết lập được yêu cầu tài chính về hàng hoá và dịch vụ xã hội. Thông tin chung về các mục này thường có thể khai thác được trong cơ quan quản lý trên toàn quốc cũng như nguồn trữ liệu thống kê củ a các cơ quan quản lý nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn nên phản ánh sự phụ thuộc của các bộ phận kinh tế. Mối quan hệ giữa yêu cầu tài chính, yêu cầu tổng sản lượng sản xuất và yêu cầu đầu vào cơ bản thể hiện bởi mô hình đầu vào và ra. Phương pháp phân tích này đã được phát triển bởi Leontief vào những năm 1930 và đã được áp dụng vào quy hoạch kinh tế. Phân tích yêu cầu công vi ệc lập kế hoạch tài chính của các bộ phận khác nhau và bảng chuyển giao giữa các bộ phận mô tả phần đầu vào và ra giữa các bộ phận. Mô hình có thể sử dụng để phân tích tình hình phát triển kinh tế khác nhau về những áp lực và yêu cầu. Kết quả có thể được kiểm tra theo kế hoạch đã làm của các bộ phận độc lập. Kế hoạch dân số có quan hệ mật thiết với phát triể n kinh tế khi tổng thu nhập quốc dân theo đầu người tăng thì tỷ lệ sinh và chết sẽ giảm đi. Cần phải tiên đoán khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng vùng và như vậy sẽ có thể dẫn đến việc nhập cư vào khu vực này. Kế hoạch vùng và bộ phận Kế hoạch quốc gia đã được lập và phân cấ p xuống các vùng theo địa lý. Như vậy mối quan hệ phát triển kinh tế và hệ thống tài nguyên vùng ven biển cần được phân tích, các kế hoạch hành động cho công việc phát triển này cũng cần được làm rõ. Phương pháp kế hoạch chung dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm, ngược lại tăng trưởng tổng cộng lại được phân bổ cho các bộ phận và vùng trên cơ sở của chiều hướng và khả năng phát triển kinh t ế khu vực này. Công việc trên cần có sự trợ giúp của các chuyên gia. 8.3.4 Đánh gía tác động môi trường Phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng ven bờ sẽ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của nó. Những thay đổi có thể sẽ phải được tính toán xác định thông qua việc đánh giá tác động môi trường và phải thể hiện chúng qua khái niệm tiền tệ. Đánh giá môi trường Công cụ chính nói về môi trường giúp cho các nhà phát triển đầu tư, ng ười làm quyết định và cơ quan chuyên môn nhà nước hiểu biết đánh giá đó là vấn đề đánh giá chung môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường. Như vậy có hai khái niệm về lãnh vực này cần phân biệt: đánh giá môi trường và đánh giá tác động môi trường. Đánh giá môi trường Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 232 là thể hiện quá trình đánh giá chung hay nói cách khác công nghệ sử dụng trong đánh giá. Đánh giá tác động môi trường là sử dụng công cụ và phân tích để đánh gía chính xác các yếu tố nghiên cứu so sánh với với tiêu chuẩn đặt ra. Quy trình đánh giá môi trường được sử dụng để tiên đoán ảnh hưởng của việc xây dựng dự án hoặc một chương trình phát triển tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy luật tự nhiên. Qua thời gian phương pháp đánh giá này đã được phát triển phổ biến trong phân tích xem xét các mặt kinh tế xã hội như là một phần của đánh giá tổng hợp toàn bộ. Kết quả cuối cùng của đánh giá chung môi trường sẽ là “kế hoạch quản lý môi trường” nó thể hiện các biện pháp phòng chống cần thiết và kế hoạch thực hiện để hạn chế tối đa ảnh hưởng tác động đến môi trường. Khái niệm đ ánh giá môi trường sử dụng ở đây là chỉ nội dung công việc là quá trình quản lý điều hành và phương pháp phân tích. Ta hiểu đây là quy trình vì nhà nước và chính phủ đã ban hành các luật và nghị định về quản lý môi trường, người làm kế hoạch, quy hoạch nhà đầu tư thuộc các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo để xem xét chấp thuận. Quy trình đánh giá bao gồm việc tiên đoán ảnh hưởng của dự án tới nguồn tài nguyên thiên thiên vùng ven bờ cũng như ảnh hưởng chung đến điều kiện sinh sống của người sống trong khu vực. Quy trình khi đã được quy định trong luật pháp và nghị định đưa ra thủ tục các bước, yêu cầu thể hiện các thông tin sau đây: - Đặc điểm chung của vị trí xây dựng dự án hay quy hoạch - Mô tả dự án - Mô tả về tác động môi trường về các mặt khác nhau ( xem hình 8.3). Các phương án đưa ra phải đượ c lượng hoá, so sánh và đưa ra biện pháp, giải pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động lên môi trường. Lưu ý đánh giá môi trường không chỉ là báo cáo tập hợp số liệu, mà là một quy trình trong ra quyết định. Đánh gía môi trường còn là quy trình khai thác, phân tích và phân loại đưa đến đánh gía chuẩn mực. Theo quan điểm của một số tác giả ba điều lợi ích lớn của việc đánh giá môi trường mang lại là: Qua mối quan hệ vê nguyên nhân và k ết quả có thể tiên đoán với lý do chính xác và thể hiện qua các khái niệm rõ ràng bởi người làm “chính sách”. • Qua việc tiên đoán tác động sẽ giúp cho nhà lập quy hoạch và người làm quyết định hiểu biết rõ hơn để lựa chọn giải pháp cụ thể của họ. • Nhà nước yêu cầu việc đưa ra quyết định phải đúng quy trình quy định về đánh giá môi trường. Nhưng đánh giá môi trường phả i luôn được cập nhật kỹ thuật mà không nên hạn chế cứng nhắc trong trường hợp phát triển kinh tế dài hạn. Báo cáo đánh giá môi trường phải toàn Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 233 diện, đưa ra đánh giá của tất cả các mặt khác nhau của bức tranh phát triển tổng hợp, vì vậy quyết định tối ưu có thể thu được. Đánh giá môi trường đã được sử dụng rất phổ biến trong nhiều năm qua khi phát triển các dự án vùng ven biển nhiều nước trên thế giới trong đó có In đô nê xia, Sri lanka và Malaxia. Hiện nay ý tưởng về đánh gía môi trường hiện đang sử dụ ng mẫu đánh giá của các chuyên gia Mỹ soạn thảo cuối những năm 1960 và có chỉnh sửa bổ sung chút ít. Trong khi đó ý tưởng đã phổ biến rộng rãi nhiều nước trên thế giới, phần quan trọng của quy trình vẫn được giữ nguyên. Ví dụ vấn đề cơ bản và nguyên tắc đánh giá vẫn được áp dụng ở rất nhiều quốc gia như Mê Xi Cô, Sri Lanka, Mỹ, Indonesia và Úc. Tác động kinh tế xã hội có thể không đề cập tổng quát trong đánh giá môi trường khi người tiến hành công việc đánh gía ảnh hưởng môi trường trong phạm vi nhỏ. Quản lý vùng biển sẽ làm cho nhiều quốc gia phát triển thịnh vượng lên, kết quả của phát triển kinh tế xã hội có thể tiên đoán và điều chỉnh theo chiều hướng tốt. Tương tự như khi xét về quan tâm môi trường, nhận thức về chức năng môi trường tăng lên, nâng cao th ể hiện giá trị kinh tế trong xã hội. Ví dụ như cây ngập mặn vùng ven bãi nó đã bị xem nhẹ, điều này chỉ được cải thiện khi nhìn nhận nó dưới một góc nhìn sinh thái tổng hợp nguồn tài nguyên sinh thái giá trị cao. Không chỉ riêng nhà nứớc, các doanh nghiệp, tư nhân đều phải có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường chung. Nhà nước ban hành các chính sách và quy định nhằm quản lý điều hành các hoạt động kinh tế liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp s ản xuất phải có trách nhiệm về quá trình sản xuất của mình không tổn hại tới môi trường chung. Nguồn tác động môi trường rất khác nhau và được phân loại, xác định theo nhiều phương pháp dựa theo nguồn cung cấp. Sau đây xin nêu những mục tiêu cho phân tích hiệu ích (BA). 1. Tác động nguyên nhân tự nhiên bắt nguồn từ hệ thống tự nhiên, ví dụ như thay đổi khí hậu toàn cầu, cuồng phong và áp thấp, bão, bệnh dịch có thể gây ra thi ệt hại đến hệ sinh vật mà chính con người không nhận thấy được. 2. Áp lực nhân tạo kết quả do con các hoạt hoạt động của con người tạo ra mà chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp tới hệ sinh thái, chúng bao gồm các loại sau: • Tác động trực tiếp như đánh bắt cá, khai thác hải sản quá mức, tầu thuyền đánh cá vận tốc cao, cắt cây là những ví dụ về ảnh hưởng nhìn thấy được. • Tác động vật lý- chúng có nguồn gốc tự nhiên hoặc không tự nhiên, trực tiếp và không trực tiếp, kết quả của sự thay đổi hệ sinh thái đặc biệt. Ví dụ như thả neo tầu, thuyền bè mắc cạn trên bãi san hô hoặc huỷ hoại sinh vật khi ô nhiễm nước thải. • Tác động sinh thái- có thể nguyên nhân của các loại nêu trên nhưng gắn liền với sự thay đổi lớn trong thời gian dài và có thể sinh ra thay đổi lâu dài đối hệ sinh thaí Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định 234 và chuyển đổi sinh học cơ bản. • Tác động kinh tế xã hội- Tác động của môi trường tới nền kinh tế và hoạt động xã hội, chúng có nguyên nhân từ phát triển môi trường không tốt. Chính vì mức độ khác nhau rất lớn về quy mô và dạng dự án đưa ra đánh giá, để đạt hiệu quả ta cần tập trung vào quy trình BA về dạng và mức độ của các tác động, chúng phải được thực hiện từ rất sớm ở giai đoạn thiết kế. Có thể có hai hay ba cấp đánh giá, bắt đầu từ đơn giản rồi đi đến các vấn đề phức tạp và đồng bộ. Với quy trình ba bước, mức độ đầu tiên là thoạt nhìn cơ bản để phát hiện nếu có áp lực tác động nghiêm trọng. Bước tiếp theo đi vào phân tích, hoặc kiểm tra đánh giá tác động môi trường ban đầu (IEE). Bước ba là th ực hiện đánh gía tổng hợp, rà soát từng tiêu chuẩn để xếp loại dự án nằm ở mức báo cáo đánh giá ảnh hưởng hoặc cao hơn báo cáo phân tích đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh. Trường hợp đặc biệt nếu phát triển dự án (về cả quy mô hay dạng dự án) gây ra tác động lớn cho môi trường thì quy trình đánh gía tác động môi trường có thể phải qua tất cả các bước như đánh gía sơ bộ , báo cáo ảnh hưởng và kiểm tra đánh gía theo tiêu chuẩn. Đánh gía tác động môi trường đầy đủu cần phải nêu ra hết những mâu thuẫn, tranh luận và mô tả mức độ ảnh hưởng và dạng của dự án. Đánh giá tác động môi trường không đưa ra ngay quyết định, song nó là cơ sở cho phán quyết cuối cùng. Điều này được rõ hơn thông qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá để tiên đoán ảnh hưởng khi xây dựng dự án. Nếu các tác động tiên đoán trước được thì việc thể hiện các vấn đề như kinh tế, xã hội và môi trường là rất cần thiết. Từ phân tích tác động kinh tế, nó cho phép tính toán kinh tế ảnh hưởng và có thể lượng hoá được qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá (ví dụ như tỷ số nội hoàn, phân tích kinh tế, giá thành) và các vấn đề khác thông qua kỹ thuật ước lượng đánh giá. Từ quan điểm xã hội, đ ánh giá tác động có thể xem xét đến các vấn đề như an toàn lương thực, thu nhập người dân, sở hữu đất đai, tín dụng, sức khoẻ, giáo dục, y tế và các vấn đề khác. Công việc phân tích đánh giá môi trường bao gồm các vấn đề sau: • Thu thập số liệu về đặc điểm công trình ( thiết kế, vị trí xây dựng, điều kiện môi sinh môi trường ) các phương án và nguồn tài nguyên biển có thể bị anh hưởng, kể cả việc sử dụng tài nguyên hiện tại. • Đánh giá tác động xấu tới môi trường do việc xây dựng dự án. • Xác định các phương án đưa ra vị trí xây dựng, đưa ra các chỉ dẫn hoạt động nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường. • Đưa ra biện pháp hay giải pháp để giảm nhẹ ảnh hưởng xấu đến môi trường kể cả việc phục hồi môi trường sống. • Khuyến cáo nhắc nhở nhà ra quyết định về việc chấp thuận và chưa chấp thuận dự án. Nếu chấp thuận thì giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến [...]... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÝ THUYẾT RA QUY T ĐỊNH 188 6.1 Một số khái niệm cơ bản của lý thuyết trong lập quy t định 6.1.1 Khái niệm và định nghĩa 6.1.2 Quy t định làm từ tập thể 6.2 Quá trình làm quy t định của nhóm 6.2.1 Đặc tính nhiệm vụ 6.2.2 Thủ tục làm quy t định 6.2.3 Sở thích cá nhân và quy t định tập thể 188 188 189 194 194 195 196 ii 6.3 Hoàn chỉnh công tác làm quy t định tập thể 6.3.1 Nhất trí thu... thuật – công nghệ nhóm bình thường 6.3.4 Phương pháp Delphi 6.3.5 Hệ thống trợ giúp quy t định nhóm 197 197 1 98 199 200 201 CHƯƠNG 7: QUY TRÌNH RA QUY T ĐỊNH 204 7.1 Giới thiệu 7.2 Các bước trong ra quy t định 7.2.1 Công tác ra quy t định mang tính chất của một quá trình 7.2.2 Giai đoạn và các bước trong quá trình ra quy t định 7.2.3 Các bước chính trong quá trình ra quy t định 7.2.4 Phân tích về quy trình... tích về quy trình ra quy t định 204 204 204 207 213 222 CHƯƠNG 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG KHI RA QUY T ĐỊNH 225 8. 1 Quy trình ra quy t định 8. 2 Phân tích hệ thống 8. 3 Phân tích đa tiêu chi 8. 3.1 Thủ tục hành chính và luật pháp 8. 3.2 Vấn đề kinh tế 8. 3.4 Đánh gía tác động môi trường 8. 3.5 Vấn đề xã hội 8. 3.6 Xem xét vấn đề chính trị, xã hội 8. 3.7 Các vấn đề kỹ thuật và quản lý 8. 4 Giải quy t các tồn tại... 101 110 i CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 119 4.1 Giới thiệu chung 4.2 Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng 4.2.1 Mở đầu 4.2.2 Quy trình lập quy hoạch 4.2.3 Quy trình lập quy hoạch 4.2.4 Hệ thống phân loại 4.2.5 Thi công và hướng dẫn, chỉ dẫn 4.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 4.4.1 Quy hoạch giao thông, đường sá 4.4.2 Quy hoạch nhà ở 4.4.3 Quy hoạch hệ thống vệ sinh 4.4.4 Quy hoạch thuỷ... 6 8 8 9 12 12 13 14 CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP QUY HOẠCH 16 2.1 Mở đầu 2.2 Các bước lập quy hoạch 2.2.1 Giới thiệu chung 2.2.2 Các bước lập Quy hoạch 2.2.3 Quy mô của quy hoạch 2.2.4 Mô phỏng quy hoạch 2.2.5 Người lập quy hoạch 2.2.6 Thời gian của quy hoạch thực hiện 2.2.7 Những điểm chú ý trong quá trình lập quy hoạch 2.3 Phân cấp quy hoạch 2.3.1 Quy hoạch Trung ương (nhà nước) 2.3.2 Quy. .. khi quy hoạch được thực hiện Công việc lập quy hoạch cần xem xét kỹ các yếu tố trên, tham khảo ý kiến người làm quy t định để có thể điều chỉnh các mặt cho phù hợp với hệ thống luật pháp và tránh những điều không đáng phải trả 250 Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quy t định 8. 3.7 Các vấn đề kỹ thuật và quản lý Vấn đề kỹ thuật được xem là yếu tố quan trọng và quy t định của quá trình lập quy hoạch. .. Nghệ thuật trong công tác lập và điều hành 5.3.1 Những vấn đề tồn tại của kế hoạch chung 5.3.2 Quy hoạch chiến lược 5.3.3 Các công việc chính trong quản lý chiến lược 5.4 Quy hoạch tổng thể 5.4.1 Mở đầu 5.4.2 Quy trình 5.3.3 Quy hoạch bộ phận 5.4.4 Quy hoạch tổng hợp 5.4.5 Một số điểm chú ý 164 164 164 164 165 167 169 170 172 175 176 177 179 181 181 181 182 182 185 PHẦN THỨ HAI 187 CHƯƠNG 6 : GIỚI THIỆU... lợi -nguồn nước 4.4.5 Quy hoạch cấp nước sinh hoạt 119 119 119 119 122 123 124 131 131 140 1 48 153 156 CHƯƠNG 5: ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH 164 5.1 Mở đầu 5.2 Quản lý và thủ tục hành chính 5.2.1 Giới thiệu chung 5.2.2 Các thủ tục và mô hình lập quy hoạch 5.2.3 Các bên liên quan đến việc lập quy hoạch 5.2.4 Thủ tục hưỡng dẫn 5.2.5 Làm quy t định và quản lý quy t định 5.2.6 Liên kết, phân cấp và quản... thải Vật liệu thải do nạo vét Vật liệu thải bãi Công trình Hoạt động máy xây dựng Bồi lắng Đất thải Vật chôn trong nền bãi Hoạt động tầu thuỷ Tác động tới các loài vật sinh sống Khai thác khoáng sản 237 Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quy t định Hình 8. 1: Lược đồ đánh gía tác động môi trường 2 38 Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quy t định Tác động Công việc đề nghị Thống nhất đánh gía Giai đoạn... địa phương vào công tác ra quy t định Nguyên tắc 5: Cung cấp thông tin cần thiết và hiệu quả cho người làm quy t định Mục tiêu của đánh giá môi trường là phát hiện các vấn đề môi trường, dự báo tương lai và ý kiến của người làm quy t định Để đạt mục đích này người làm quy t định phải nắm chắc những kết luận quan trọng của báo cáo đánh giá tác động môi trường Báo cáo này phải được chuẩn hoá và thể hiện . Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quy t định 225 Chương 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG RA QUY T ĐỊNH 8. 1. Quy trình ra quy t định Nội dung của quy trình ra quy t định đã được nêu và. Bước 6: Công tác lựa chọn B ước 7: Thi hành quy t định Bước 8: Điều hành quy t định Qua quy trình này người làm quy t định thực hiện các công đoạn để đưa ra quy t định cuối cùng. 8. 2. Phân. trong ra quy t định 2 38 Hình 8. 1: Lược đồ đánh gía tác động môi trường Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quy t định 239 Hình 8. 2. Đánh

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan