CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ppsx

6 369 0
CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI A. CẤU TẠO TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI –DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI I. CÂU HỎI GIÁO KHOA: 1) Tại sao kim loại có tính chất dẫn điện 2) R có Z = 26, dựa vào cấu tạo nguyên tử của R hãy xác định R là kim loại hay phi kim ? Vì sao ? 3) Cho ion dương kim loại có điện tích 3 +, có cấu hình electron giống với khí hiếm 10 Ne. Cấu hình electron . Cấu hình của kim loại là : a. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 b. 1s 2 2s 2 3p 6 3p 1 c. 1s 2 2s 2 2p 6 3s23p3 d. 1s 2 2s 2 2p 6 4) Tìm mệnh đề không đúng a) Trong 1 chu kỳ nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính lớn hơn nguyên tử của nguyên tố phi kim b. Hầu hết kim loại đều có ánh kim. c. Nguyên tử của nguyên tố kim loại chỉ có 1 hoặc 2 hoặc 3e ngoài cùng d. Liên kết kim loại là do tương tác tĩnh điện giữa các ion dương KL và các electron tự do. 5) Kim loại R có Z = 19. Cấu hình e của R là: a. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 1 b. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 4s 2 c. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 d. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 3d 2 6) Kim loại nhẹ nhất và kim loại nặng nhất theo thứ tự là: a. Li, Os b. Li, Pb c. Al, Os d. Al, Pb 7) Trong các kim loại sau: Cu, Al, Pb, Fe, người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt : a. Chỉ có Cu b. Chỉ có Cu, Al c. Chỉ có Fe, Pb d. Chỉ có Al 8) Natri được dùng làm chất vận chuyển nhiệt trong các lò hạt nhân là do: (1) Kim loại natri dễ nóng chảy (2) Natri dẫn nhiệt tốt (3) Natri là kim loại có tính khử rất mạnh Chọn lí do đúng : a. (2) b. (1) c. (1) và (2) d. (2) và (3) 9) Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của kim loại thay đổi theo chiều: a. Tăng b. Giảm c. Không thay đổi d.Vừa tăng vừa giảm 10) So sánh và giải thích độ dẫn điện của kim loại thay đổi theo chiều: a. Độ dẫn điện bằng nhau vì chúng đều có liên kết kim loại. 7 b. Độ dẫn điện của kim loại nguyên chất kém hơn hợp kim vì trong hợp kim có thêm liên kết cộng hóa trị nên mật độ e tự do lớn hơn trong kim loại nguyên chất. c. Độ dẫn điện của kim loại nguyên chất tốt hơn hợp kim vì trong hợp kim có thêm liên kết cộng hóa trị làm giảm mật độ e tự do so với kim loại nguyên chất. d. Không so sánh được. 11) Cho 4 loại kim loại Mg, Al, Zn, Cu chọn kim loại có tính khử yếu hơn H 2 a. Mg và Al b. Al và Zn c. Zn và Cu d. Chỉ có Cu 12) Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử : a. Al, Fe, Zn, Mg b. Ag, Cu, Mg, Al c. Na, Mg, Al, Fe d. Ag, Cu, Al, Mg 13) Trong dãy điện hóa của kim loại, giữa 2 cặp oxy hóa khử, phản ứng sẽ xảy ra theo chiều: a. Chất oxy hóa mạnh nhất tác dụng với chất khử yếu nhất. b. Chất oxy hóa mạnh nhất tác dụng với chất khử mạnh nhất c. Chất khử mạnh nhất tác dụng với chất oxy hóa yếu nhất d. Chất khử yếu nhất tác dụng với chất khử yếu nhất. 14) Kim loại trong dãy điện hóa khó bị oxy hóa nhất a. K b. Al c. Au d. Ca 15) Trong dãy điện hóa của kim loại, ion kim loại dễ bị khử nhất a.K + b. Ca 2+ c. Fe 3+ d. Au 3+ 16) Tính chất hóa học chung của kim loại là : a. Tính oxy hóa b. Tính khử c. Dễ tác dụng với nước d. Dễ tác dụng với dung dịch kiềm 17) Nguyên nhân gây ra tính khử của kim loại là do: a. Nguyên tử kim loại thường có số e ngoài cùng ít b. Bán kính nguyên tử kim loại tương đối lớn c. Năng lượng ion hóa nhỏ. d. Cả a, b, c đều đúng. II. SỬ DỤNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC, DÃY ĐIỆN HÓA VIẾT PTPƯ: 1) Viết PTPƯ: Fe  Fe(NO 3 ) 2  Fe(NO 3 ) 3  Cu(NO 3 ) 2  Cu 2) Tại sao khi đốt Au, Pt trong không khí thì khối lượng chất rắn không đổi, còn nếu thay bằng Fe, Cu thì khối lượng chất rắn thay đổi. Viết PTPƯ. 3) Ngâm một lá Ni trong các dd sau, hãy cho biết với muối nào thì có PƯ: MgSO 4 , NaCl, CuSO 4 , AlCl 3 , ZnCl 2 , Pb(NO 3 ) 2 . Giải thích và viết PTPƯ. Xác định vai trò các chất PƯ. 4) Hãy cho biết vị trí của cặp Mn 2+ /Mn trong dãy điện hóa. Biết rằng ion H + oxi hóa được Mn. Viết PTPƯ dạng ion. 8 5) Có thể dự đoán được PƯ gì xảy ra khi nhúng lá Mn vào các dung dịch sau AgNO 3 , MnSO 4 , CuSO 4 , FeCl 3 , Viết PTPƯ, ion nếu có ? 6) Cho các kim loại sau : Mg, Fe, Cu, Ag lần lượt vào các dd muối sau: Mg 2+ , Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + . a. Viết PTPƯ và xác định vai trò các chất PƯ b. Sắp xếp các cặp oxi khử trên theo 1 thứ tự tự chọn, Cho cặp oxy hóa khử của kim loại M n+ /M đứng trước cặp 2H + /H 2 . Vậy a. M khử được H + trong dd HCl b. M không khử được H + trong dd HCl c. M khử được Cu 2+ trong dd CuSO 4 (M không pư với nước ở nđộ thường) d. Cả a, c đều đúng 7) Dựa vào dãy điện hóa của kim loại hãy cho biết Zn khử được tất cả các ion trong nhóm nào sau đây: (biết ion kim loại ở trong dd muối) a. Mg 2+ , Al 3+ , Fe 2+ , Cu 2+ b. Fe 2+ , Ag + , Pb 2+ , Al 3+ c. Fe 2+ , Ag + , Pb 2+ , Cu 2+ d. Fe 3+ , Ag + , Mg 2+ , Pb 2+ 8) Tìm trường hợp không có phản ứng xảy ra: a. Cho Cu vào dd HNO 3 loãng. b. Cho Fe vào dd Fe(NO 3 ) 3 c. Đun nóng hỗn hợp bột Fe với S. d. Cho Pb vào dd Fe(NO 3 ) 2 9) Trong các kim loại: Al, Fe, Ni, Ag. Kim loại phản ứng được dd muối sắt (III) là : a. Al b. Al, Fe c. Al, Fe, Ni d. Ag 10) Trong số các kim loại ở câu 9 kim loại đẩy được Fe ra khỏi dd Fe(NO 3 ) 3 là: a. Al b. Ni c. Al, Ni d. Ag 11) Ngâm hỗn hợp bột (Fe, Fe 2 O 3 ) lấy dư vào dd HCl phản ứng hoàn toàn được dd A. Dung dịch A có chứa a. FeCl 2 , FeCl 3 b. FeCl 2 c. FeCl 3 d. FeCl 2 , FeCl 3 , HCl 12) Ngâm bột Fe vào dd HNO 3 loãng đến khi phản ứng xong ta thu được dd A, chất tan trong dd A có thể là: a. Fe(NO 3 ) 3 , HNO 3 dư b. Fe(NO 3 ) 3 , Fe(NO 3 ) 2 c. Fe(NO 3 ) 2 , HNO 3 dư d. Cả a,b có thể đúng 13) Cho Na lấy dư vào dd HCl, sau phản ứng được dd A. Chất tan trong A là: a. NaCl b. NaCl và NaOH c. NaOH d. NaCl, HCl 14) Cho kali kim loại vào dd CuSO 4 thì : a. Kali đẩy đồng ra khỏi dd muối. b. Kali chỉ tác dụng với nước của dung dịch 9 c. Kali tác dụng với nước của dung dịch tạo bazơ, bazơ tạo ra phản ứng với dd CuSO 4 III. BÀI TẬP 1) Có dung dịch FeSO 4 lẫn tạp chất là : CuSO 4 , bằng phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ tạp chất: a. Cho Cu vào dung dịch lấy dư b. Cho Fe lấy dư vào dung dịch c. Đun nóng dung dịch c. Cho dung dịch NaOH dư vào dd. 2) Ag có lẫn tạp chất là Zn, Cu, Pb. Bằng phương pháp hóa học để thu được Ag nguyên chất : a. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HNO 3 dư b. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư c. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch AgNO 3 dư d. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư. 3)Trình bày phương pháp tách Ag ra khỏi hỗn hợp Cu, Ag, Fe ở dạng bột mà chỉ dùng 1 dung dịch chứa 1 hóa chất và không làm thay đổi lượng Ag trong hỗn hợp ban đầu (Khối A -02) IV. TOÁN 1) Cho dần dần bột sắt kim loại vào 50ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 0,2M đến khi dung dịch mất hết màu xanh, lượng mạt sắt đã phản ứng là: a. 5,6g b. 0,56g c. 0,056g d. 1,12g 2) Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 400ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, nhận thấy khối lượng sắt tăng lên 1,6g a. Viết ptpư dưới dạng phân tử và ion rút gọn. b. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng c. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO 3 ) 2 đem dùng. 3) Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 gam dung dịch AgNO 3 10% khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 1,7%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. 4) Ngâm 1 lá kẽm nặng 5,85g vào 100ml dung dịch CuSO 4 1M, sau 1 thời gian lấy lá kẽm ra, rửa sạch, sấy khô thấy lá kim loại nặng 5,82g. a. Tính nồng độ mol/lít các muối trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không đổi. b. Đem hòa tan lá kim loại sau phản ứng ở trên hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO 3 1M. Tính thể tích dung dịch HNO 3 tối thiểu phải dùng ? Biết rằng phản ứng chỉ tạo NO. 5) Một tấm platin bên người có phủ 1 lớp mỏng kim loại có hóa trị 2, ngâm tấm kim loại này vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 có dư cho đến kết thúc phản ứng thì khối lượng tấm kim loại tăng thêm 0,8g. Nếu không ngâm tấm kim loại vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 mà ngâm vào dung dịch Hg(NO 3 ) 2 có dư thì khi kết thúc phản ứng, khối 10 lượng của tấm tăng thêm 3,54 gam. Xác định tên kim loại và khối lượng của kim loại đã phủ lên tấm bạch kim ? 6) Ngâm 1 lá kẽm trong dung dịch có hòa tan 8,32g CdSO 4 , phản ứng xong thấy khối lượng lá kẽm gia tăng 2,35 %. Khối lượng lá kẽm trước khi phản ứng là: a. 26g b. 110,64g c. 80g d. 188g V. TOÁN TỔNG HỢP 1) Ngâm 1 thanh sắt nặng 100g vào 500ml dung dịch FeCl 3 0,4M. Sau phản ứng xong, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, sấy khô cân lại thấy khối lượng là : a. 105,6g b. 94,4g c. 88,2g d. 111,2g 2) Cho 2,8 g Fe vào 160ml dd HNO 3 1M phản ứng chỉ tạo NO. Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa: a. 0,04mol Fe(NO 3 ) 3 b. 0,04mol Fe(NO 3 ) 2 c. 0,02 mol Fe(NO 3 ) 3 và 0,03mol Fe(NO 3 ) 2 d. 0,03 mol Fe(NO 3 ) 3 và 0,02mol Fe(NO 3 ) 2 3)Ngâm 3,28g hỗn hợp bột Fe và Fe 2 O 3 trong 86,67ml dung dịch HNO 3 1M đem phản ứng hòa tan thu được dd A và còn lại 0,56g Fe dư (phản ứng khử tạo NO) a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b. Tính C M chất tan trong dung dịch A ? Coi Vdd không đổi. 4) Ngâm, 9,6 g bột đồng vào 200ml dung dịch Fe(NO 3 ) 3 1M đến phản ứng kết thúc thu được chất rắn có khối lượng là: a. 3,2g b. 6,4g c. 18g d. 8,8g 5) Cho 4,6g Na vào 500ml dung dịch HCl 0,2M sau phản ứng được dung dịch A có chứa: a. 0,1 mol NaCl b. 0,1 mol NaCl và 0,1 mol NaOH c. 0,2 mol NaCl d. 0,2 mol NaOH VI. BÀI TẬP ĐẨY KÉP 1) Cho bột kẽm vào dung dịch FeSO 4 và CuSO 4 sau phản ứng thu được dung dịch có chứa 2 muối. Chất rắn thu được sau phản ứng là: a. Cu b. Cu, Fe c. Fe d. Cả a,b đều có thể đúng. 2) Cho 9,75 gam bột kẽm vào 200ml dd CuSO 4 0,5M và FeSO 4 0,5M khi phản ứng kết thúc phản ứng thu được dung dịch A (Coi Vdd không đổi). Tính nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch A ? 3) Ngâm 8,4g bột sắt vào 400ml dung dịch hỗn hộp gồm Fe(NO 3 ) 3 0,5M và Cu(NO 3 ) 2 0,25M. Khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn nguyên chất thu được là : a. 9,2g b. 6,4g c. 3,2g d. Không thu được chất rắn VII. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ CHƯA BIẾT 1) 1,2gam 1 kim loại hóa trị II tácdụng vừa đủ với 200ml dung dịch H 2 SO 4 0,25M. Tên của kim loại đó là : 11 a. Fe b. Zn c. Mg d. Pb 2) Hòa tan hoàn toàn 1 kim loại hóa trị II bằng dung dịch H 2 SO 4 đđ dư đun nóng sau phản ứng thu được dd có 16 gam muối sunfat và có 0,1 mol khí SO 2 bay ra. Kim loại đó là : a. Mg b. Cu c. Zn d. Sn 3) 3,6 gam 1 kim loại hóa trị II nung nóng trong bình kín có chứa 4,48 lít Cl 2 đkc (clo lấy dư 25 % so với lượng đem dùng). Kim loại đó là : a. Ca b. Zn c. Fe d. Mg 4) Cho 1,98 g 1 kim loại hóa trị III tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư được 0,896 lít đkc hỗn hợp N 2 O và NO có số mol mỗi khí bằng nhau. Kim loại đó là: a. Al b. Fe c. Cr d. Sc 5) 1 kim loại M được chia làm 2 phần : Phần 1tác dụng với khí clo được muối A Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl được muối B Cho kim loại M tác dụng với muối A được muối B. Tìm kim loại ? VIII. TOÁN HỖN HỢP Chia 14,88 g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu ra làm 2 phần bằng nhau :  Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl được 4,032 lít H 2 đkc.  Phần 2 cho tác dụng vừa hết với dung dịch HNO 3 1,6M được 3,584 lít NO đkc. a. Tính % khối lượng kim loại trong X b. Tính thể tích dung dịch HNO 3 1,6 M đã dùng ? HỢP KIM I. CÂU HỎI GIÁO KHOA 1) Trong hợp kim có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học thì kiểu liên kết hóa học chủ yếu là: a. Liên kết kim loại b. Liên kết cộng hóa trị c. Liên kết ion d. Cả a,c đều đúng 2) Trong hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp hoặc tinh thể dung dịch rắn thì kiểu liên kết hóa học chủ yếu là: a. Liên kết kim loại b. Liên kết cộng hóa trị c. Liên kết ion d. Cả b,c đều đúng 3) Thông thường tính dẫn điện dẫn nhiệt của hợp kim so với các kim loại cấu tạo ra hợp kim : a. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim cao hơn b. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim thấp hơn. c. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của hợp kim bằng KL ban đầu 12 d. Tính dẫn điện của hợp kim cao hơn và tính dẫn nhiệt của hợp kim thấp hơn. 4) Thông thường độ cứng và độ dòn của hợp kim so với kim loại tạo ra hợp kim đó thì: a. Hợp kim cứng hơn và kém dòn hơn. b. Hợp kim dòn hơn và kém cứng hơn c. Hợp kim cứng và dòn hơn d. Hợp kim kém cứng và kém dòn hơn II. TOÁN HỖN HỢP 1) Hòa tan hoàn toàn 4,22g hợp kim X gồm Zn và Al vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư được 16,7g hỗn hợp 2 muối. Tính % khối lượng muối kim loại trong X ? 2) Hòa tan hoàn toàn 6,4g hỗn hợp 2 kim loại thuộc II A bằng dung dịch HCl dư thu được 4,48 l H 2 đkc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan 2./1 Giá trị của m là : a. 20,6 g b. 13,5g c. 9,95g d. 16,6g 2./2 Số mol của HCl đã phản ứng là : a. 0,05 mol b. 0,1 mol c.0,3 mol d. 0,4 mol 2/.3 Biết 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau. Vậy 2 kim loại đó là: a. Be, Mg b. Mg, Ca c. Ca, Sr d. Sr, Ba 3) 7,8 gam hỗn hợp 2 kim loại cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H 2 đkc và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được m gam muối khan m có giá trị là: a. 14,9g b. 18,45g c. 36,2g d. 22 g 4) Một loại đồng thau có 60% Cu và 40% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học. Xác định công thức hóa học của hợp chất. a. Cu 2 Zn b. CuZn 2 c. Cu 2 Zn 3 d. Cu 3 Zn 2 III. ĂN MÒN KIM LOẠI 1) Trong các kiểu ăn mòn sau đây, trường hợp nào là ăn mòn hóa học: a. Ở bếp dầu đang sử dụng b. Các thiết bị của lò đốt. c. Các chi tiết của động cơ d. Cả a,b,c 2) Trường hợp nào sau đây là ăn mòn kim loại theo kiểu ăn mòn điện hóa: a. Phần vỏ tàu chìm trong nước biển b. Các ống hợp kim đặt trong lòng đất c. Lưỡi cày để trong không khí ẩm c. Cả a,b,c 3) Các điều kiện cần và đủ để xảy ra sự ăn mòn điện hóa là: a. Các điện cực phải khác chất nhau b. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau c. Cặp cực phải cùng tiếp xúc với 1 dung dịch chất điện li d. Tất cả các điều kiện trên. 4) Bản chất của sự ăn mòn hóa học là gì : a. Kim loại bị khử và oxi của môi trường bị oxy hóa. b. Kim loại bị oxi hóa và oxi của môi trường bị khử 13 c. Kim loại bị khử và nước bị oxi hóa. d. Là quá trình oxi hóa-khử trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng. 5) Ở quá trình ăn mòn điện hóa tại cực âm xảy ra: a. Ion dương kim loại bị khử b. Kim loại bị oxi hóa c. Ion H + bị khử d. O 2 bị khử 6) Có một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) nếu trên bề mặt vật đó có vết xây xát sâu vào lớp sắt bên trong, nếu để trong không khí ẩm thì: a. Sắt bị ăn mòn nhanh b. Thiếc bị ăn mòn nhanh c. Sắt và thiếc bị ăn mòn d. Sắt và thiếc không bị ăn mòn. 7) Cột sắt ở Newdheli (Ấn Độ) trên 1500 tuổi, không bị ăn mòn là do: a. Được chế tạo từ hợp kim bền của sắt b. Được chế tạo bởi sắt tinh khiết. c. Được bao phủ bởi 1 lớp oxit bền vững. d. Chưa có lời giải đáp thỏa đáng. 8) Thí nghiệm 1: ngâm lá nhôm vào dung dịch HCl Thí nghiệm 2: Ngâm lá nhôm vào dung dịch HCl, rồi thêm vài giọt dung dịch CuCl 2 Trong 2 trường hợp, trường hợp vào nhôm bị ăn mòn nhanh hơn ? a. Thí nghiệm 1 nhôm bị ăn mòn nhanh hơn b. Thí nghiệm 2 nhôm bị ăn mòn nhanh hơn c. Thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 nhôm bị ăn mòn với tốc độ như sau d. Lúc đầu ở thí nghiệm 2 nhanh hơn sau đó chậm hơn. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI I. VIẾT PTPƯ – ĐIỀU CHẾ 1) Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO ? a. Fe, Al, Cu b. Zn, Mg, Fe c. Fe, Mn, Ni d. Ni, Cu, Ca 2) Cho các kim loại: Ba, Cu, Ag, K kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện: a. Ba, Cu b. Ba, K c. Cu, Ag d. K, Ag 3) A  Na : A là : a. NaCl b. NaOH c. NaBr d. Cả a,b,c 4) A  Na B (B trong dung dịch) A là : a. NaCl b. NaOH c. Kali d. Cả a,b,c +H 2 O dư +O 2 t o 14 5) FeS 2 A  Fe A là : a. FeO b. Fe 2 O 3 c. Fe 3 O 4 d. Cả a,b,c 6) Từ FeCO 3 viết các ptpư điều chế Fe 7) Từ hỗp hợp MgCO 3 và BaCO 3 viết các ptpư điều chế các kim loại riêng rẽ 8) Từ MgO viết ptpư điều chế Mg 9) Từ hỗn hợp Na 2 CO 3 và MgCO 3 điều chế 2 kim loại Na và Mg riêng rẽ 10) Từ hỗp hợp Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 điều chế 2 kim loại riêng rẽ 11) Từ hỗp hợp CuO và FeO viết các ptpư điều chế 2 kim loại riêng rẽ II. TÁCH 1) Tách riêng hỗn hợp Fe, Cu 2) Tách riêng hỗn hợp MgO và CuO 3) Tách riêng hỗn hợp NaCl và BaCl 2 mà không làm thay đổi khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu. III. TOÁN HỖN HỢP 1)32 gam hỗn hợp CuO, MgO và Fe 2 O 3 cho tác dụng với CO dư cho toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH) 2 dư được 40 gam kết tủa. Hỗn hợp rắn còn lại cho vào dung dịch HCl lấy dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít H 2 đkc. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ? 2) 16 g hỗn hợp A gồm MgO và CuO tác dụng với H 2 dư ở t 0 cao được chất rắn B. B tác dụng vừa đủ 1 lít dd H 2 SO 4 0,2 M. Tính % khối lượng hỗn hợp A ? 3) Nung nóng 20 gam Fe 2 O 3 rồi cho CO đi qua, sau phản ứng cho toàn bộ khí qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 15 g . Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là : a. 17,6g b. 15,2g c. 14 g d. 13,4g IV. 1) Viết pt điện phân ở các điện cực và pt điện phân tổng quát khi điện phân các dung dịch sau ( điện cực trơ) a. dd Cu(NO 3 ) 2 b. dd CuCl 2 c. dd NaCl d. dd HCl e. dd H 2 SO 4 f. dd KOH 2) Viết phương trình phản ứng điện phân dung dịch FeCl 3 , và CuCl 2 3) Tìm ptpư viết sai a. Cu + 4 HNO 3 đđ = Cu(NO 3 ) 2 + 2 NO 2 + 2H 2 O b. 2Fe + 3Cl 2 0 t  2FeCl 2 c. 2NaCl ñpdd  2Na + Cl 2 d. CuCl 2 ñpdd  Cu + Cl 2 4) Có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO 3 bằng phản ứng nào sau đây : a. Cu + 2AgNO 3 = 2Ag + Cu(NO 3 ) 2 b. 4AgNO 3 + 2H 2 O ñp  4Ag + 4HNO 3 + O 2 15 c. 2AgNO 3 0 t  2Ag + 2NO 2 + O 2 d. a,b,c đều đúng 5) Khi điện phân dung dịch CuSO 4 , xảy ra phản ứng sau đây: a. 2 CuSO 4 + 2H 2 O = 2Cu + 2H 2 SO 4 + O 2 b. 2H 2 O = 2H 2 + O 2 c. CuSO 4 + H 2 O = CuO + H 2 SO 4 d. CuSO 4 + H 2 O = CuO + SO 3 + H 2 O 6) Khi điện phân dung dịch CuCl 2 tại catot và anot theo thứ tự thu được là: a. H 2 và Cl 2 b. H 2 và O 2 c.Cu và Cl 2 d.Cu và O 2 7) Khi điện phân dung dịch NaOH tại catot và anot theo thứ tự thu được là: a. Kvà O 2 b. H 2 và O 2 c.K và H 2 d. K, H 2 và O 2 8) Điện phân dung dịch NaCl và HCl có pha vài giọt dung dịch quỳ tím. Màu của dung dịch biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân: a. Đỏ sang tím b. Đỏ sang tím rồi sang xanh b. Đỏ sang xanh d. Chỉ một màu đỏ. V. TOÁN ĐIỆN PHÂN 1) Điện phân nóng chảy 1 muối clorua kim loại thuộc PNC II. Khi ở catôt thu được 8 gam kim loại thì anôt có 4,48lít khí bay ra ở đkc. Tìm công thức của muối. 2) Điện phân 200ml dd CuSO 4 với điện cực trơ với dòng điện 1 chiều có I = 1A đến khi ở catôt bắt đầu có bọt khí bay ra thì ngừng điện phân. Để trung hòa axít tạo ra cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 0,1M (hiệu suất điện phân100%) a. Viết pt điện phân b. Tìm C M CuSO 4 . Tính thời gian điện phân. 3) Cho thanh Cu vào 0,5 lít AgNO 3 1M sau một thời gian PƯ lấy thanh kim loại ra, cân lại thấy khối lượng thanh đồng tăng 30,4g. a. Tính số mol mỗi chất trong dd sau PƯ b. Điện phân dd với cực trơ bằng dòng điện một chiều có I =3A trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tính khối lượng kim loại thoát ra ở cực âm. 4) Cho 0,64g bột đồng vào 0,4 lít dd Fe 2 (SO 4 ) 3 0,05M. Sau khi PƯ hoàn toàn thu được dd A. a. Tính số mol chất thu trong A. b. Điện phân dd A với các điện cực trơ với cường độ dòng điện =1A trong thời gian 48 phút 15 giây. Tính số mol chất tan trong dung dịch thu được ? 5) Điện phân 200ml dd CuSO 4 0,1M đến khi ở catôt bắt đầu có bọt khí bay ra thì ngừng điện phân (điện cực trơ). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là: a. 0,64g b. 1,28g c. 0,96g d. 0,32g 6) Điện phân dd AgNO 3 với cường độ dòng điện I = 9,65A (điện cực trơ) trong thời gian 100s thì vừa hết ion kim loại trong dung dịch. Số mol AgNO 3 trong dung dịch là: a. 0,01mol b. 0,015 mol c. 0,02 mol d. 0,1 mol 16 7) Điện phân 100ml dung dịch CuSO 4 0,2M và AgNO 3 0,1M với dòng điện có I = 3,86A. Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám trên catot là 1,72g. a. 250s b. 1000s c. 500s d. 750s . 6 CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI A. CẤU TẠO TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI –DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI I. CÂU HỎI GIÁO KHOA: 1) Tại sao kim loại có tính chất dẫn điện . tố kim loại có bán kính lớn hơn nguyên tử của nguyên tố phi kim b. Hầu hết kim loại đều có ánh kim. c. Nguyên tử của nguyên tố kim loại chỉ có 1 hoặc 2 hoặc 3e ngoài cùng d. Liên kết kim. của kim loại nguyên chất tốt hơn hợp kim vì trong hợp kim có thêm liên kết cộng hóa trị làm giảm mật độ e tự do so với kim loại nguyên chất. d. Không so sánh được. 11) Cho 4 loại kim loại

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan