vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây

120 639 3
vị thế chiến lược của khu kinh tế - thương mại đặc biệt lao bảo trong phát triển hành lang kinh tế đông – tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời gian vừa qua, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á đã và đang có những bước chuyển mình vươn lên nhờ vào việc thành lập các khu vực tập trung thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước với những ưu đãi đặc biệt . Hòa cùng xu thế đó, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu vực ưu đãi nhằm tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế của các địa phương biên giới, giúp góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vực lân cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với mục đích đó và những mục tiêu phát triển cao hơn mang tầm chiến lược và quốc tế, ngày 12 tháng 11 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg, ngày 12/01/2005 ra Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Để tăng cường khai thác tiềm năng, lợi thế của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về phát triển so với các vùng khác trong GMS, tăng cường liên kết kinh tế trong tiểu vùng, với khu vực Asean và với các nước ngoài khu vực, Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đã ra đời. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở bờ đông của Hành lang, là cửa ngõ thông ra biển, với nguồn nhân lực dồi dào và là điểm tập trung nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Việt Nam đang nắm giữ một vai trò then chốt trên EWEC. Nói đến vai trò của Việt Nam không thể không nhắc đến vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang cũng như đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực nói chung. Là một mô hình kinh tế thí điểm với những tính chất và đặc điểm rất riêng, sau một thời gian hoạt động, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã thu được những kết Khóa luận tốt nghiệp 1 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả mà Khu đạt được vẫn dừng ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu, kế hoạch đề ra. Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định vị trí và phương hướng nâng cao khả năng khai thác EWEC của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là hết sức cần thiết. Do đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Vị thế chiến lược của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và đánh giá vị thế của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC để tìm ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vị thế chiến lược của Khu trong phát triển Hành lang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Tìm hiểu khái niệm, chức năng và vai trò của EWEC. - Tìm hiểu quá trình hình thành Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, vị thế chiến lược của Khu đối với EWEC và vai trò của Khu đối với EWEC, nền kinh tế quốc dân và tỉnh Quảng Trị. - Tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo từ khi thành lập cho đến nay (1998-2008) và đánh giá vị thế chiến lược của Khu đối với EWEC. - Đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và HLKT Đông – Tây. - Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Sử dụng số liệu thống kê từ 1998 - 2008 để phân tích hiện trạng hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, các giải pháp và kiến nghị cho giai đoạn 2008-2020. + Về không gian: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và các quốc gia trên HLKT Đông – Tây. + Về nội dung: Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ - du lịch, thực trạng hoạt động, xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp Khóa luận tốt nghiệp 2 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D cơ bản phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhằm khai thác tốt hơn nữa những cơ hội EWEC mang lại. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu, phương pháp so sánh, đánh giá và phỏng vấn chuyên gia. 6. Kết cấu của đề tài: Khóa luận gồm có 3 Chương - Chương 1: Khái quát về HLKT Đông - Tây và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo - Chương 2: Đánh giá vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 1998 – 2008 - Chương 3: Giải pháp nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020 Hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy giáo, PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải – giảng viên trường đại học Ngoại thương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như các cô chú anh chị trong Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo, Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu du lịch Quảng Trị đã góp ý và giúp đỡ nhiệt tình. Tuy nhiên, do quy mô của đề tài tương đối lớn, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi phần thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước nhằm xây dựng và phát triển đề tài hoàn chỉnh hơn, có giá trị đóng góp hơn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Trị nói riêng và nước nhà cũng như khu vực nói chung. Sinh viên, Nguyễn Thị Phương Thảo Khóa luận tốt nghiệp 3 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HLKT ĐÔNG – TÂY VÀ KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO 1.1. Hành lang kinh tế Đông – Tây: 1.1.1. Giới thiệu về HLKT Đông – Tây 1.1.1.1. Khái niệm HLKT Đông – Tây a. Khái niệm “hành lang kinh tế” Để hiểu được EWEC thì chúng ta phải đi từ khái niệm “hành lang kinh tế”. + Từ điển Oxford Advanced Learner’s dictionary tái bản lần thứ ba có định nghĩa: “Corridor: (1) A long narrow passage, from which door open into rooms. (2) a long narrow strip of land belonging to one country that passes through the land of another country”. Tạm dịch như sau: Hành lang: (1) Một đường đi hẹp, dài, từ đó có cửa mở vào các phòng. (2) Một dải đất hẹp, dài của một quốc gia đi qua phần đất của quốc gia khác. Bản thân từ "hành lang" trong “hành lang kinh tế” được khóa luận sử dụng là nghĩa thứ 2 trong cách giải thích trên, chỉ một vùng, một khu vực địa lý hẹp, dài nối liền các vùng lãnh thổ với nhau. Các vùng lãnh thổ này có thể cùng một quốc gia hoặc thuộc các quốc gia khác nhau. + Có nhiều cách hiểu khác nhau về HLKT: PGS.TS Đinh Ngọc Vượng – Viện nhà nước và pháp luật có đưa ra khái niệm HLKT: “HLKT là một khu vực, một vùng địa lý - lãnh thổ nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia với mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa - kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất cho việc lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong hành lang, cũng như các vùng kế cận”. [42] Tháng 9-1998, Hội nghị bộ trưởng lần thứ VIII về hợp tác GMS do ADB chủ trì tại Manila đã đưa ra khái niệm HLKT như sau: “HLKT là một tuyến liên kết kinh tế dựa vào địa lý giữa các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia bởi các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng liên kết”. [4] Khóa luận tốt nghiệp 4 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D Tuy nhiên, khóa luận xin được thống nhất cách hiểu như sau: Hành lang kinh tế là một khu vực, một vùng địa lý nối liền các khu vực liền kề nhau của một hoặc nhiều quốc gia với mục đích tạo các điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển người, hàng hóa; thu hút đầu tư và kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. b. Khái niệm Hành lang kinh tế Đông – Tây Chương trình hợp tác GMS được ADB khởi xướng từ tháng 10-1992, với sự tham gia của 6 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Myanmar và Trung Quốc (Vân Nam) nhằm thúc đẩy hợp tác thiết thực và hiệu quả trong khu vực. Khái niệm EWEC được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ VIII các Bộ trưởng GMS, tổ chức tại trụ sở ADB, Manila (Philipin), tháng 10-1998 và được Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 6 đưa vào chương trình hành động Hà Nội tháng 12.1998. Được quan tâm rất kỹ, lại được sự hỗ trợ một cách đắc lực về tài chính lẫn kỹ thuật của ADB và chính phủ Nhật Bản, EWEC phát triển nhanh hơn những dự án khác đang triển khai giữa các nước GMS. EWEC đã được thống nhất ưu tiên thực hiện đầu tiên trong số các hành lang đưa ra bàn thảo tại hội nghị: HLKT Bắc Nam (NSEC), HLKT Đông – Tây (EWEC), HLKT phía Nam (SEC). (Phụ lục 8) EWEC là một HLKT có chiều dài 1.450km đi qua 14 tỉnh, thành phố của lãnh thổ 4 nước trong khu vực Đông Nam Á (Myanma – Thái Lan – Lào và Việt Nam).Ơ Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo đường 9 về Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào Thừa Thiên Huế qua đường hầm Đèo Hải Vân đến Đà Nẵng. Ngoài ra, tuyến Hành Lang này còn giao với một số tuyến đường huyết mạch Bắc Nam các quốc gia trong vùng như tuyến Yangon – Dawei (Myanma), Chiang Mai – Băng Cốc (Thái Lan), đường 13 (Lào) và đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A (Việt Nam). [44] 1.1.1.2. Đặc điểm: Căn cứ vào mục đích xây dựng, người ta có thể chia ra nhiều loại HLKT như: Hành lang thương mại (trade corridors), Hành Lang kĩ thuật (technology corridors), Hành Lang cơ sở hạ tầng (infrastructure corridors), Hành Lang công Khóa luận tốt nghiệp 5 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D nghiệp (industrial corridors), Hành Lang du lịch (tourism corridors), Hành Lang phát triển (development corridors). [44] EWEC là một hành lang phát triển nên ngoài những đặc điểm của một HLKT như: Là một khu vực địa lí xác định; Nhấn mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương; Đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lí cụ thể để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất. EWEC cũng có một số đặc điểm riêng. EWEC đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Ma-lam-ông (Myanma), miền đất thấp và nhiều đồi núi phía Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng ẩm ướt, rừng và cây bụi lúp xúp Sa-va-na-khét (Lào) và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam. Hoạt động thương mại của EWEC tập trung vào 6 thành phố lớn: Ma-lam-ông, Phu-san-lốc, Khôn-ca-en, Sa- va-na-khét, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố nhỏ khác. Hầu hết các địa phương nằm trên EWEC có nền kinh tế phát triển chậm, không đồng đều, tỉ lệ đói nghèo cao, mật độ dân số còn thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, sự phát triển công nghiệp còn hạn chế, nhất là công nghiệp sản xuất và chế biến. Đồng thời, EWEC cũng giao thương với một số tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam như: Y-ăng-gun (Yangon) - Đa-ôi (Dawei), Chiềng-mai (Chiang Mai) - Băng-cốc (Bangkok), Đường 13 (Lào) và Quốc lộ 1A (Việt Nam), có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại theo hướng bắc hoặc hướng nam đến các trung tâm thương mại lớn như Băng-cốc và thành phố Hồ Chí Minh. EWEC tuy là liên vùng nghèo nhưng có tiềm năng phát triển: Miền Trung Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm giữa trục giao thông Bắc – Nam, làm cửa ngõ hành lang đường bộ xuyên Quốc gia tiến ra biển, gắn vào đường hàng hải quốc tế, có nhiều cảng nước sâu, nguồn tài nguyên biển, điều kiện phong phú phát triển du lịch; Trung và Hạ Lào có tiềm năng về đất nông lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản. Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và của Myanma có tiềm năng lớn về nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dung, vật liệu xây dựng. EWEC còn là một môi trường thử nghiệm cho một chính sách kinh tế mới, đặc biệt là với Myanma, Lào và Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp 6 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D 1.1.1.3. Chức năng: EWEC có các chức năng: Tạo động lực thúc đẩy mối quan hợp giữa các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam thông qua phát triển đầu tư, thương mại; Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; Thực hiện các phương thức nhằm giảm thiểu chi phí về giao thông trong khu vực và tạo điều kiện cho việc lưu chuyển hàng hoá và con người dễ dàng hơn thông qua việc khai thông tuyến Hành lang và nâng cấp cơ sở hạ tầng; Thông qua các chương trình phát triển KT-XH góp phần xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển cho các khu vực nông thôn và biên giới, nâng cao thu nhập cho các nhóm người có thu nhập thấp, tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ; Ngoài ra EWEC còn là môi trường thử nghiệm cho các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanma, Lào và Việt Nam. Chiến lược phát triển của EWEC sẽ góp phần quan trọng, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho các tỉnh có EWEC đi qua. 1.1.1.4. Mục tiêu của EWEC Sự ra đời của EWEC là nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và phát triển giữa 4 quốc gia trên Hành lang (Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanma), khai thác tiềm năng lợi thế cho sự phát triển chung của tiểu vùng; Giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu và đi lại của con người; Hỗ trợ cho các khu vực nông thôn và biên giới xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tạo thêm cơ hội việc làm cho các nhóm người có thu nhập thấp, giảm chênh lệch so với các vùng khác trong GMS; Phát triển du lịch, công nghiệp và nông nghiệp; Tăng cường liên kết kinh tế tiểu vùng với khu vực ASEAN và các quốc gia trong khu vực. [8] 1.1.2. Vai trò của EWEC đối với sự phát triển của các nước tham gia: EWEC đã đang và sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Cụ thể là: Khóa luận tốt nghiệp 7 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D 1.1.2.1. Kết nối giao thông, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp sự chênh lệch về phát triển so với các địa phương khác của mỗi nước và phát triển cơ sở hạ tầng. Các vùng biên giới 4 nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam có giao thông đi lại, việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, nguyên vật liệu và việc đi lại của con người gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, sự hình thành EWEC là một yêu cầu khách quan để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, đẩy nhanh việc đi lại của con người, do đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa - dịch vụ và hiệu quả trao đổi thương mại cũng như tạo điều kiện cho con người có thể lưu thông trên tuyến đường này. Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo công ăn việc làm và tạo điều kiện cho nhân dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá, đời sống góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần hữu nghị giữa các nước. 1.1.2.2. Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước. Các vùng, địa phương của mỗi nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế. Nhờ có EWEC, các địa phương này có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm mở rộng thị trường. Các tỉnh miền Trung Việt Nam nằm giữa trục giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ hành lang đường bộ xuyên quốc gia tiến ra biển, gắn vào đường hàng hải quốc tế; có nhiều cảng nước sâu, nhiều tài nguyên biển, điều kiện phong phú phát triển du lịch. Do đó, các tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam có thể đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh tế vùng thông qua mở rộng đầu tư, thương mại, dịch vụ du lịch, qua đó thúc đẩy giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các địa phương thuộc Hành lang 4 nước. Hiện nay, với các chính sách thuận lợi về thông quan cho người và hàng hóa vận chuyển trên Hành lang, hàng hóa XNK qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đang ngày càng tăng mạnh. Trung và Hạ Lào giàu tiềm năng nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản. Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh của Myanma có tiềm năng lớn về nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Chạy dọc EWEC là khu vực đa sắc tộc, Khóa luận tốt nghiệp 8 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D văn hóa đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng được quốc tế công nhận, có sức hấp dẫn về môi trường xã hội, văn hóa, du lịch 1.1.2.3. Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại EWEC không chỉ góp phần phát triển thương mại, đầu tư, du lịch giữa các quốc gia trên Hành lang mà còn thu hút FDI từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường quốc tế và với khu vực Đông Á. Do đó, EWEC sẽ trở thành hành lang hợp tác hữu nghị, cùng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam có thể trở thành trung tâm của sự hợp tác liên kết giữa các vùng, địa phương từ du lịch biển, du lịch sinh thái đến du lịch văn hoá, lịch sử Với sự phát triển của hệ thống giao thông xuyên Á (hiện nay đã có 7 tuyến đường ASEAN được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài 3.880,82km, trong đó có ASEAN 8 dài 83,4km theo trục Đông Hà - cửa khẩu Lao Bảo - Lào (6) thuộc EWEC) đã cho phép kết nối 4 di sản văn hoá thế giới của các nước trong khu vực tạo diều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của thế giới vào EWEC nói riêng và ASEAN nói chung. 1.1.2.4. Tham gia sâu hơn vào lao động toàn cầu Khu vực tiểu vùng sông Mêkông cũng như các khu vực khác đang đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, lợi thế hoá nhờ vậy có thể phân công lao động quốc tế của các khu vực có thể tham gia sâu hơn vào phân công lao động toàn cầu để từ đó có thể gắn kết thị trường khu vực này với thị thế giới từ đó giúp giải quyết các vấn đề về xã hội. 1.1.2.5. Tạo khả năng tăng cường an ninh khu vực EWEC ra đời và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo thuận lợi mới cho nền kinh tế của 4 nước phát triển. Kinh tế phát triển sẽ tạo cho an ninh có điều kiện để củng cố, tăng cường một bước, nhất là cơ sở vật chất và lòng dân. Khi EWEC đi vào hoạt động, sẽ hình thành một thị trường khu vực liền kề nhau tạo ra cho 4 nước cơ hội để phát triển kinh tế. Mặt khác, EWEC cũng sẽ tạo ra sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố lòng tin của mỗi nước. Thông Khóa luận tốt nghiệp 9 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D qua việc thu hút các nhà đầu tư của các nước trong khu vực và bằng sự đan xen lợi ích kinh tế dẫn đến đan xen lợi ích an ninh giữa các nước trong vùng, với các đối tác nước ngoài khác, có thể góp phần cải thiện môi trường an ninh biên giới trên hành lang 4 nước và khu vực. Từ đó tạo ra môi trường khu vực ổn định hơn, lợi thế hơn trong quá trình hợp tác và đấu tranh bảo vệ an ninh, góp phần giữ vững hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế mỗi nước và khu vực. Do đó, sự ra đời của EWEC là rất cần thiết, là sợi dây liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa các quốc gia và các địa phương. Đối với Việt Nam, EWEC có ý nghĩa nhiều mặt vừa giúp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo khu vực mmmiền Trung, củng cố quan hệ đặc biệt với nước bạn Lào, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước EWEC cũng như liên kết kinh tế trong Tiểu vùng Mekong, qua đó tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào khu vực ASEAN. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng, với sự hình thành của EWEC, các nước như Lào và Thái Lan có thể tận dụng cảng nước sâu của Việt Nam và đây cũng chính là con đường cho Việt Nam mở rộng đầu tư sang ba nước phía Tây hành lang. 1.1.3. EWEC đối với tỉnh Quảng Trị Quảng Trị nằm ở Miền Trung Việt Nam, là giao điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng: Quốc lộ 9, EWEC nối Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh với các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng… tạo điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa xã hội. Với vị trí là tỉnh "đầu cầu" của Việt Nam trên EWEC, từ rất sớm (1998) tỉnh Quảng Trị đã chủ động tham gia chương trình hợp tác phát triển hành lang này. Tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển KT-XH gắn với EWEC, trong đó có Nghị quyết về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế EWEC đến 2010, có tính đến năm 2015. Quảng Trị đã tập trung xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để khai thác tiềm năng lợi thế về KT-TM của các nước nằm trên EWEC, tạo cơ hội để hội nhập và phát triển. Đây là một mô hình khu kinh tế rất mới, duy nhất hiện có ở Việt Nam (sẽ trình bày ở phần tiếp theo của đề tài này). Khóa luận tốt nghiệp 10 [...]... sự phát triển của Khu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh Quảng Trị cũng như EWEC Lao Bảo là khu vực kinh tế phát triển năng động, đảm nhận được vai trò là ‘vùng động lực của tuyến động lực’ của tỉnh Quảng Trị và khu vực trên EWEC Với đặc điểm tính chất như một khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là mô hình khu phi thuế quan đặc biệt, ... tiêu của EWEC có hiệu quả tổng hợp cả chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh 1.2 Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là một mô hình rất mới, duy nhất hiện có ở Việt Nam Để hiểu hơn mô hình đặc biệt này, trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm khu kinh tế và khu kinh tế đặc biệt 1.2.1 Khái niệm khu kinh tế Theo khoản 3, điều 2 nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của. .. cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế - Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thể (Như Khu KT-TM đặc. .. mát trong chiến tranh, hiện còn khó khăn trong phát triển Khóa luận tốt nghiệp 18 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D 1.2.3.2 Đặc điểm của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được hình thành trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào Là khu vực cửa khẩu quốc tế quan trọng, khuyến khích phát triển KT-TM, có vai trò quan hệ trực tiếp giữa hai nước Việt - Lào và các nước trong. .. khẩu còn lại của các nước GMS 1.2.4.3 Vị trí kinh tế Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là khu kinh tế có diện tích rộng lớn và các khu chức năng đa dạng Đây là khu kinh tế lớn nhất cả nước với tổng diện tích 15.804 hecta, chiều rộng bình quân 1km, chiều dài 25km Theo quy hoạch đã được phê duyệt, hiện tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo có các khu chức năng chính sau: Khu công thương mại dịch vụ Lao Bảo, diện tích... thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” 1.2.3.3 Mục tiêu của việc thành lập Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo Theo Quy chế 11 về Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được thành lập nhằm: [27] − Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào với các nước láng giềng − Khai thác lợi ích kinh tế qua... đến năm 2010, trong đó xác định "Ưu tiên đầu tư Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo để mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển du lịch tăng cường dịch vụ với các nước trong khu vực… Đầu tư xây dựng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt… Ưu tiên phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây " Khóa luận tốt nghiệp 22 Nguyễn Thị Phương Thảo – A15 – K44D − Quyết... phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000 – 2010; Nhằm đón đầu xu thế hội nhập và khai thác tiềm năng lợi thế EWEC khi hành lang này hoàn thành; Kết hợp với chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị, Bộ Chính trị hai nước đã thống nhất chủ trương xây dựng khu vực Lao Bảo (Việt Nam) – Đansavẳn (Lào) trở thành một khu vực kinh tế. .. giới củaViệt Nam, Lào hiện có trong giai đoạn 1992 – 1997 và tham khảo mô hình Khu thương mại tự do Thẩm Quyến” của Trung Quốc, giữa năm 1998 đề án Khu thương mại Lao Bảo của phía Việt Nam được hoàn thiện, trình lên Chính phủ Ngày 12/11/1998, Thủ tưởng Chính Phủ đã ra quyết định số 219/1998/QĐTTg ban hành Quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo (gọi tắt là Khu TM Lao Bảo) ... loạt các hành động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động và quyết định đó Như vậy, vị thế chiến lược trong phát triển EWEC chính là vị trí quan trọng phục vụ cho chiến lược phát triển của Hành lang 1.2.4.2 Vị trí địa lý, chính trị Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được nhận định là một trong 7 “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong EWEC một phần là vì Khu có . EWEC của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là hết sức cần thiết. Do đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: Vị thế chiến lược của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang kinh tế Đông. của đề tài: Khóa luận gồm có 3 Chương - Chương 1: Khái quát về HLKT Đông - Tây và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo - Chương 2: Đánh giá vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển. Thảo – A15 – K44D CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HLKT ĐÔNG – TÂY VÀ KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO 1.1. Hành lang kinh tế Đông – Tây: 1.1.1. Giới thiệu về HLKT Đông – Tây 1.1.1.1. Khái niệm HLKT Đông – Tây

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan